Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Khai thông xuất khẩu cá cảnh sang Mỹ

Thảo luận trong 'CLB Cá Dĩa Sài Gòn' bắt đầu bởi CLB_CDSG, 26/6/10.

  1. CLB_CDSG

    CLB_CDSG Active Member

    Hiệu quả kinh tế thu được từ việc xuất khẩu cá cảnh rất lớn.
    Cá chép cảnh thuộc vào hàng hiếm, giá bán lên tới vài ngàn USD/con. Hai năm qua, cơ quan chức năng và cơ sở nuôi cá đã quyết tâm phải xuất khẩu cá chép trở lại bằng được.

    Mới đây, Công ty cổ phần Sài Gòn Cá Kiểng (huyện Củ Chi), cơ sở cá cảnh Võ Văn Sanh (quận 9) và cơ sở cá cảnh Châu Tống (huyện Củ Chi) vừa được Sở NN&PTNT TP.HCM,

    Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) công nhận đủ điều kiện xuất khẩu cá chép, cá vàng sang Mỹ. Giấy chứng nhận chất lượng đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ có giá trị trong hai năm.

    Việc chinh phục một thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng như Mỹ đã mở ra hướng thuận lợi cho nghề nuôi cá cảnh trong nước.

    Một con cá chép giá vài ngàn USD

    Ông Tống Hữu Châu, chủ cơ sở cá cảnh Châu Tống, cho biết hai năm qua cá chép chỉ có thể tiêu thụ tại thị trường trong nước chứ không thể xuất khẩu ra nước ngoài. Bởi trước đó, loài cá này bị phát hiện mắc phải dịch bệnh virus mùa xuân (SVC), có nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người.

    Việc bị cấm nhập đã ảnh hưởng rất lớn tới kinh doanh của nhiều cơ sở nuôi cá bởi đây là loài cá có lượng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ, cá cảnh bảy màu nuôi trong vòng 3-4 tháng chỉ bán được 1.000-1.500 đồng/con nhưng đối với cá chép nuôi chừng ấy thời gian có thể bán được 10.000-15.000 đồng/con. Chưa kể là cá chép cảnh thuộc vào hàng độc, hàng hiếm thì giá bán lên tới vài ngàn USD/con.

    Công ty cổ phần Sài Gòn Cá Kiểng được thành lập năm 1999. Đến nay công ty đã triển khai nuôi hàng trăm loài cá cảnh rất đẹp mà thị trường xuất khẩu rất hút hàng. Đó là cá dĩa, cá chép Nhật, cá ông tiên, cá bảy màu, cá Neon, cá ngựa... đã thuần chủng. Đến nay, công ty xuất khẩu cá cảnh với doanh số đạt một triệu USD/năm.

    Nhận thấy giá trị kinh tế rất lớn từ việc xuất khẩu cá chép nên từ khi hay tin bị cấm nhập, hai năm qua cơ quan chức năng trong nước và cơ sở nuôi cá đã quyết tâm phải xuất khẩu trở lại bằng được loài cá này.

    Tại TP.HCM, Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã bắt tay thực hiện chương trình xây dựng cơ sở nuôi an toàn dịch bệnh SVC trên các loài cá có khả năng cảm nhiễm. Song song đó, một số cơ sở nuôi có năng lực được tập huấn thường xuyên, từ con giống, ao nuôi, thức ăn, cách chăm sóc để tránh dịch bệnh.

    Kiểm soát chặt chất lượng

    Sau khi trao quyết định cơ sở đạt chuẩn, trong vòng một tháng, Cục Thú y sẽ thông báo với phía Mỹ danh sách cơ sở đạt yêu cầu kèm theo giấy chứng nhận. Sau đó, cơ quan kiểm dịch Mỹ sẽ thông báo cho các nhà nhập khẩu biết nhằm nối lại quan hệ kinh doanh sau một thời gian dài mất liên lạc. Phía Mỹ sẽ chỉ cho phép nhập cá chép của những cơ sở đạt yêu cầu trên một số đường bay vào Mỹ để dễ quản lý, kiểm soát.

    Theo ông Tống Hữu Châu, từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận cho đến khi cá chép dễ bề “đi lại trên đất Mỹ” cũng phải mất chừng vài tháng nữa. Về đầu vào của cá, trước mắt các cơ sở phải tự nhân giống. Sau này, khi việc xuất khẩu đạt được thuận lợi sẽ tăng lượng hàng bằng cách kết hợp với trại nuôi vệ tinh nếu bên nhập đồng ý. Tuy nhiên, về chất lượng, chủ cơ sở phải tuân thủ đúng yêu cầu của cơ quan chức năng hai nước cũng như nhà nhập khẩu. Mỗi cơ sở có bao nhiêu con cá giống đều được công bố để nhà nhập khẩu cập nhật, lên danh sách. Cơ sở nuôi chỉ được phép xuất khẩu trong khả năng của lượng cá giống sinh sản được.

    “Về chất lượng hàng, chúng tôi buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt. Chỉ cần một cơ sở có vấn đề về chất lượng thì nước nhập khẩu sẽ cấm nhập các cơ sở còn lại” - ông Châu nói.

    Ông Lê Hữu Thiện, Giám đốc Công ty cổ phần Sài Gòn Cá Kiểng, cho biết Mỹ là nước có yêu cầu khá khắt khe trong việc nhập khẩu cá cảnh nhưng còn kém nếu so với các nước châu Âu. Cơ quan kiểm dịch Mỹ thường sẽ công nhận sau khi nhận được thông báo từ cơ quan chức năng Việt Nam bởi trước đó phía Mỹ đã có yêu cầu xây dựng vùng an ninh sinh học liên quan đến cá chép. Phía Mỹ chỉ hậu kiểm khi phát hiện chất lượng hàng có vấn đề. Còn đối với châu Âu, dù đã có công nhận từ phía nước xuất khẩu vẫn cử một phái đoàn sang kiểm tra với quy trình rất chặt chẽ.

    Ba cơ sở được trao chứng nhận đều khẳng định trước mắt phải quyết tâm xâm nhập thành công thị trường Mỹ, sau đó 1-2 năm mới tính đến thị trường châu Âu.

    Một thông tin có lợi cho các cơ sở nuôi cá cảnh là nước có thị phần xuất khẩu cá cảnh tương đối lớn trên thế giới là Malaysia mới đây cũng bị phát hiện dịch bệnh SVC trên cá chép y như Việt Nam cách đây hai năm.



    Nuôi cá cảnh để xả stress

    Chỉ riêng TP.HCM hiện có 287 cơ sở sản xuất cá cảnh, trong đó có 10 đầu mối xuất khẩu. Hàng năm xuất khẩu trung bình từ 3,5 triệu con cá cảnh sang các thị trường châu Âu (60%), Mỹ (25%)... Hai tháng đầu năm 2009 đã xuất khẩu được 1,1 triệu con cá cảnh ra nước ngoài. Bình quân mỗi tuần Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM kiểm dịch trên 100 ngàn con cá cảnh để xuất khẩu.

    Một nguyên nhân khiến xuất khẩu cá cảnh tăng, ngay cả trong giai đoạn kinh tế suy thoái được chỉ ra là do nhiều người nuôi cá cảnh để bớt căng thẳng hay xả stress.

    theo phapluattp.vn
     
  2. success2690

    success2690 Active Member

    ai cho mình xin trang web của Công ty Cổ phần Sài Gòn Cá kiểng dc không
     

Chia sẻ trang này