Lai dòng như thế nào? Chris Yew - http://www.bettas4all.nl/viewtopic.php?f=7&t=7717#.Wa08lsgjGM8 Tôi chắc là hầu hết chúng ta đều đã nghe nói về lai tuyển chọn (selective breeding) hay lai dòng (line breeding), nhưng chúng ta hiểu các thuật ngữ này đến đâu… Suy nghĩ ban đầu của tôi chỉ đơn giản là việc chọn cá đực và cái tốt nhất từ một bầy, và cản chúng (anh x em) với nhau hay cản chúng với cha mẹ của mình. Đến khi tôi đọc bài viết của Chuck Wolff trên Hal's Betta Club Forum, tôi mới nhận ra rằng nó còn nhiều hơn thế. Để bắt đầu Lai Dòng, chúng ta phải đảm bảo rằng mình có thời gian (chuẩn bị mất khoảng 2 đến 3 năm), không gian (có đủ hồ ép v.v.) và dĩ nhiên cả sự kiên nhẫn nữa. Bằng việc Lai Dòng, bạn sẽ hiểu tại sao một dòng mới hay một con cá đẹp thì không bao giờ “rẻ”! Bạn có thể áp dụng Lai Dòng để phát triển một dòng mới hay cải thiện một dòng hiện hữu. Sự thực về Lai Dòng đó là nó sẽ khuyếch đại những đặc điểm tốt cũng như những đặc điểm xấu. Vì vậy, đề nghị phải có tối thiểu 3 hay 4 phân dòng (line) quan hệ gần (closely related) của bất cứ dòng (strain) nào mà bạn đang cố đạt hay cải thiện. Trước khi bạn bắt đầu, bạn phải quyết định xem mình mong muốn lai tạo theo Dạng và Vây (Form and Finnage) trước hay theo Màu Sắc (Colour) trước. Dù bạn chọn cái nào, hãy tự đặt ra một mục tiêu và theo đuổi một cách kiên định. Thật buồn để nói rằng, nhằm đạt được mục tiêu của mình, bạn phải thanh lọc không thương tiếc và loại bỏ bất kỳ con nào không đạt tiêu chuẩn của mình (lai tuyển chọn). Bây giờ, bạn phải có ít nhất 2 cá đực tốt (có quan hệ, như anh em) và 2 cá cái tốt (có quan hệ, như chị em). Hãy đặt tên chúng như sau: Cha mẹ Đực - Y Anh em với Y - Yb Cái - X Chị em với X - Xs Phân Dòng 1 Cha mẹ: Y x X -> F1 (bao gồm cá cái - F1a và cá đực – F1b) Phân Dòng 1A : Cha Y x Con gái F1a -> F2 (bao gồm cá cái - F2a và cá đực - F2c) Cha Y x Cháu gái F2a -> F3 (bao gồm cá cái – F3a và cá đực - F3c) Phân Dòng 1B : Mẹ X x Con trai F1b -> F2 (bao gồm cá đực - F2b và cá cái - F2d) Mẹ X x Cháu trai F2b -> F3 (bao gồm cá đực – F3b và cá cái – F3d) Phân Dòng 1C : F3c (cá đực từ Phân Dòng 1A, F3) x F3d (cá cái từ Phân Dòng 1B, F3) -> F4 Phân Dòng 1D : F3b (cá đực từ Phân Dòng 1B, F3) x F3a (cá cái từ Phân Dòng 1A, F3) -> F4 Phân Dòng 2 Cha mẹ : Yb x Xs -> F1 (bao gồm cá cái - F1e và cá đực – F1f) Phân Dòng 2A : Cha Yb x Con gái F1e -> F2 (bao gồm cá cái - F2e và cá đực - F2g) Cha Yb x Cháu gái F2e -> F3 (bao gồm cá cái - F3e và cá đực – F3g) Phân Dòng 2B : Mẹ Xs x Con trai F1f hay F2 (bao gồm cá đực - F2f và cá cái- F2h) Mẹ Xs x Cháu trai F2f hay F3 (bao gồm cá đực – F3f và cá cái – F3h) Phân Dòng 2C : F3g (cá đực từ Phân Dòng 2A, F3) x F3h (cá cái từ Phân Dòng 2B, F3) -> F4 Phân Dòng 2D : F3f (cá đực từ Phân Dòng 2B, F3) x F3e (cá cái từ Phân Dòng 2A, F3) -> F4 Phân Dòng 3 Trước khi bắt đầu Phân Dòng 3, bạn phải kiểm tra các bầy F4 ở cả hai Phân Dòng 1 và 2 xem chúng có đạt mục tiêu của mình không. Từ các bầy F4, bạn phải thấy sự cải thiện và đồng đều về Dạng và Vây/ hay Màu Sắc so với cá gốc của mình. Nếu bạn hài lòng với các bầy F4, bạn có thể làm tiếp Phân Dòng 3 bằng cách pha F4 từ Phân Dòng 1 và Phân Dòng 2, trong khi vẫn giữ tiếp Phân Dòng 1 và Phân Dòng 2 của mình. Vào lúc này, bạn phải đạt được cá betta chất lượng ở các bầy F4 của mình vốn vượt xa cá gốc, và chúng về cơ bản là di truyền đồng hợp ở các tính trạng tốt mà bạn mong muốn. Do vậy, Lai Dòng sẽ giúp bạn phát triển dòng cá riêng của mình. *Lời khen ngợi dành cho Mr.Chuck Wolff vì đã chia sẻ bài viết của mình “Line Breedings for Beginners”. Hãy học hỏi bằng đầu óc cởi mở, không có gì là tuyệt đối. Tôi xin được cảm ơn những ai đã chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết của mình cho tôi. Nguồn: www.guppiesonli.com - Betta Article section
Đúng, 4 con đều chung bầy. Đây là cách lai dòng (line breeding) để giữ dòng cá. Bạn chỉ có thể áp dụng trong trường hợp có sẵn 2 cặp cá lấy từ một dòng hoàn chỉnh và nhiệm vụ là giữ sao cho dòng không bị suy. Thực tế không đơn giản như vậy vì ít khi bạn có đủ cả trống lẫn mái, bạn phải làm công đoạn tạo dòng trước.
Nhưng a ơi, làm như thế liệu cá mẹ hoặc cha còn đủ sức ko? vì tính theo thời gian sinh trưởng của cá betta thi.... hơi khó. vả lại nếu làm được thỉ phải có kinh nghiệm lai tạo, nuôi dưỡng cũng khá,để cá con khoảng 3 tháng tuổi là cho lai tạo típ. mong a giải thích rõ hơn, thanks a nhiều!
Vẫn trong khả năng mà bạn, giả sử bắt đầu lai ở 3 tháng tuổi--> F1, 6 tháng tuổi thì lai với đời con (F1)--> F2, 9 tháng tuổi lai với đời cháu (F2) --> F3 (nếu nuôi thật kỹ bạn có thể giữ cá gốc sống mạnh khỏe lâu hơn nữa). Vấn đề là bạn phải nuôi thiệt nhiều cá thể. Mỗi đời bạn giữ 2 cặp (1 chánh, một dự phòng) thì 4 đời (F0-F3) bạn giữ đến 8 cặp. Rồi lại chia thành hai dòng thì số lượng tăng lên thành 16 cặp --> 32 con! Đa số người chơi bình thường không theo nổi cách này đâu. Mà người kinh doanh cũng ko làm vì ko có lợi về mặt kinh tế!
Anh vnreddevil cho em hỏi, giả sử tạo ra dòng cá C từ 2 dòng A và B. Nếu dòng C được tạo ra từ 2 dòng trên một cách chắc chắn, mà không phải loại hiếm, thì ta có thể tạo ra dòng C' từ 2 dòng A' và B' (tức A',B' hoàn toàn khác bầy A,B). Từ đó, ta đem lai dòng C và C' ...để duy trì dòng cá mong muốn mà không phải trùng huyết, như vậy gien cá sẽ rất mạnh, loại bỏ được những khuyết điểm từ việc lai trùng hoặc cận huyết. Khó ở chỗ nếu dòng C không phải dễ dàng có được từ 2 dòng A,B như lí thuyết thì việc lai dòng như bài viết giới thiệu là hoàn toàn bắt buộc nếu muốn giữ dòng cá, chẳng hạn như việc phát hiện ra gien Marble hay Mustard Gas vv...
Chào bạn, về mặt lý thuyết thì những gì bạn mô tả là lai cận huyết, và việc bạn phân ra càng nhiều "dòng" thì sẽ càng làm chậm quá trình thoái hoá. Tuy nhiên trên thực tế không mấy ai có động lực làm như vậy vì số lượng cá thể cần giữ là rất nhiều. Về mặt kinh tế cũng ko mấy có lợi. Về mặt thú chơi thì khi giữ cả trăm cá thể giống nhau các bạn sẽ chán ngay. Mình coi lại không thấy bài viết có câu "bắt buộc" vì còn nhiều cách khác nữa.
Cám ơn anh ! Đúng là việc phân ra nhiều dòng không cận huyết là rất mất công sức tiền bạc, tuy nhiên nếu ta phát hiện ra công thức lai tạo ra 1 dòng mới thì đây có lẽ là biện pháp để giữ dòng mà tránh sự thoái hóa, vì như 2 bài viết về lai dòng và lai tuyển chọn dường như quá đề cao việc lai cận huyết để củng cố giống đa phần vẫn lẩn quẩnh trong mấy thế hệ, tuổi thọ betta không dài, lẽ nào cứ lai dòng và tuyển chọn như thế, liệu rằng bọn cá có chịu nổi ? Nếu đây không phải là giống hiếm mà có thể làm đúng như công thức đại loại như A + B + C + D = E chẳng hạn thì không nhất thiết phải cận huyết quá nhiều, việc lai xa vào thì dễ làm mất giống. Các dòng ra tạo ra, muốn giảm số lượng cá chỉ việc cho cá mái ít trứng ép, 1 bầy chừng 30 con có lẽ không quá nhiều, nhưng càng ít cá thể lại càng ít xuất hiện các cá thể xuất sắc như mong muốn. Trong bài lai dòng em có hơi thắc mắc, việc tạo dòng thứ 2, nôm na là bắt đầu lại như dòng một nhưng thay vào đó là cá trống (là anh em dòng 1), cá mái (là chị em dòng một). Song! các cá thể cùng bầy thì kiểu gen cũng như nhau, nói cách khác thì giống nhau 100%, nên việc tạo ra dòng thứ 2 liệu có quá dư thừa, lại còn tăng thêm các gien lặn có hại ! Anh giải thích giúp em với.
Các tác giả chỉ trình bày quan điểm và chia sẻ kinh nghiệm. Mình không thấy họ nói đó là con đường "bắt buộc" phải theo hay đề cao phương pháp của bản thân vì trên thực tế có nhiều phương pháp khác nhau. Nếu phương pháp của bạn hiệu quả thì bạn cứ tiếp tục làm theo cách của mình. Không thể có 2 cá thể nào giống nhau 100%. Cho dù bầy cá có thuần đến đâu chăng nữa thì giữa các các thể vẫn có sự khác biệt (cả kiểu hình lẫn kiểu gien). Việc chia làm 2 "phân dòng" chỉ nhằm mục đích hạn chế thoái hóa cận huyết. Nếu bạn không ủng hộ việc lai cận huyết thì bạn sẽ chẳng bao giờ phải lo lắng về vấn đề này.