Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

vài câu hỏi về cá chọi?

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá đá - cá chọi' bắt đầu bởi thaivansung, 13/10/11.

  1. thaivansung

    thaivansung Active Member

    1-cá có thể lặn sâu tối đa bao nhiêu mét
    2-một bầy có nết căn giống nhau(ví dụ cắn bụng)khi giao phối cân huyết sẻ bảo toàn được lối đá đó.nếu 2 bầy khác nhau cùng 1 lối đá thì lối đá con lai có biết trước không
    3-cá bị cắn trúng điểm nào mau xuông sức nhất
    4-tang đá có bị ki rơ ko
    5-tháng tuổi nào đạt đỉnh cao phong độ và tháng tuổi nào mới có thể sổ thử để đánh giá chinh xác
    6-bố và mẹ hai màu và hai bầy khác nhau (ví dụ bố xanh lá mạ.mẹ tím đỏ) thì cá thể con một phần màu sắc giống bố nhiều hơn.1 phần thì giống mẹ nhiều hơn.1 phần trung tính thì chất lượng cắn sẻ khác nhau(không nói tính nổi trội của cá thể mà nói nội trội theo màu sắc)?--cái này tui được anh nuôi cá truyền đạt nhưng còn nghi nghờ tính chính xác
    7.cá trông thụ thai bằng cách bắn tinh trùng vào cá cái hay tình trùng lơ lửng trong nước thụ thai với trứng
    8. nhiều động vật trong tự nhiên giao phối theo mùa.mùa nào tốt nhất cho cá sinh sản?
    9.mật độ nuôi cá thích hơp khi đã 2 tháng tuổi
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/10/11
  2. Liathiaruong

    Liathiaruong New Member

    -Cá có thể lặn sâu tối đa rất nhiều m tùy vào bể, hồ nuôi sâu bao nhiêu m,nó có thể lặn xuống tới đáy nếu sức khỏe tốt.
    -Nếu 2 bầy khác nhau có cùng 1 lối đá thì con lai biết chắc được 50% sẽ có cùng lối đá với cá bố mẹ,50% còn lại tùy vào các ghen lặn nếu phát huy thì sẽ có những lối đá khác nữa.
    -Cá bị cắn trúng nách hoặc bụng thì mau xuống sức nhất( làm chậm chuyển động của cá và bị đối phương áp đảo)
    -Tang bị đá có bị kị rơ: vd 2 con cá đá nhau cùng bị thương ở một chỗ trên cơ thể như nhau như cùng bị cắn hậu hay cùng bị cắn mỏ hoặc nách nhưng nếu con nào chịu được những tang trên thì sẽ lấn lướt đối phương và giành phần thắng sau cùng.
     
  3. thaivansung

    thaivansung Active Member

    thank.nhưng câu 1 chưa thỏa vì nó cũng có phạm vi giới hạn
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/10/11
  4. thongvictory

    thongvictory Active Member

    Trên thực tế mình chưa thấy ai thí nghiệm thử, việc này bạn có thể thí nghiệm để biết(tốn sức và thời gian)
    Trên thực tế ít ai lai cận huyết, chỉ số ít. Nếu 2 bầy khác nhau thì có thì có thể bít trước được 50%
    Cá bị cắn trúng bầu trùng, vùng bụng là mau xuống sức nhất
    Tang đá không có bị kị rơ, mà quan trọng là con cá nó có chịu tang không?
    6 tháng tuổi bạn có thể đánh giá chú cá chính xác, cá 9-11 tháng có thể đạt đỉnh cao
    Nếu nghi ngờ tính chính xác bạn có thể lại tao, làm những thí nghiệm thực tế để được kết quả như ý muốn...!
    Theo mình thì khì khi quá trình ép xảy ra xong, cá trống đã phun trứng lên bọt, cá mái chạy ra 1 góc lúc này cá trống mới tiết ra tinh trùng để thụ tinh ^!^

    Chúc may mắn...!
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/10/11
  5. dthong

    dthong Moderator

    tối đa thì không biết vì phải thử, nhưng sâu nhất mà mình thấy là 2m . Cá luyện ống jantur của Indo có chiều cao 2m .

    http://www.youtube.com/watch?v=uRpnu8YJDZs&feature=mfu_in_order&list=UL

    không hiểu rõ câu này lắm . Có phải ý bạn nói là cá A đá đuôi ăn cá B đá bụng nhưng lại kị rơ nên thua cá C đá mặt trong khi cá B đá ăn cá C ?

    Mỗi bầy có 1 độ tuổi khác nhau . Có bầy phải thật già trên 1 năm tự nhiên hay ra . Còn đa số vì kinh tế người ta thử cỡ 6-7 tháng .

    Cái này nghe nói tới nhiều là trong 1 bầy thường sẽ có một màu là trội nhất hay hơn các màu khác trong cùng bầy. Mình ép nghiệp dư thì không thấy hiện tượng này .

    Cá trống bắn tinh trùng trong lúc cuốn cá mái và sẽ thụ tinh đám trứng đang được xịt ra . Cái này bạn có thể nhìn thật kỹ vào đốm trắng ở bụng cá trống sẽ thấy tinh trùng bắn ra và tan thật nhanh . Bạn có thể thử cho con cá trống bự con đá với ngón tay của bạn và kẹp nó lại, nó sẽ phản ứng cuộn ngón tay của bạn và sẽ dễ quan sát hơn .
     
  6. JackyPro

    JackyPro Active Member

    Em nghĩ cái này dân đá cá như anh phải rành lắm chứ ! Theo em nghĩ khi trống cuộn mái lại thì lúc đó trống sẽ phủ tinh lên trứng liền , vì em thấy cá dĩa hay la hán đều lướt liền chứ không có để khi nào mái đẻ xong rồi mới lướt .
    Nếu như anh nói thì cá trống không cần cuộn cá mái lại chi cho mắc công , đợi cá mái đẻ xong rồi phóng tinh cho khoẻ . Em thấy lúc cá mái đẻ xong thì trứng nằm trên tổ bột hết rồi mà bộ phận sinh dục của cá ở dưới thì sao mà lướt được trứng ở trên mặt nước ? Không lẽ nó lướt theo kiểu bơi ngửa ? Cho nên theo em cách anh nói rất khó xãy ra .
     
  7. lilrooy

    lilrooy Active Member

    Đồng quan điểm....
     
  8. thongvictory

    thongvictory Active Member

    Cá trống không cuộn thì sao cá mái tự đẻ được em, động tác cuộn giống như lấy tay bóp cho nó chạy trứng ra vậy. Còn về việc phóng tinh, thì anh có suy nghĩ hơi quái chiêu tý hehe...!
     
  9. JackyPro

    JackyPro Active Member

    Tại em thấy nhiều con mái tự xã trứng lun không cần cá trống :D .
     
  10. thaivansung

    thaivansung Active Member

    câu 4 bạn hiễu ý mình đó
     

Chia sẻ trang này