Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Bệnh của cá bảy màu

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá bảy màu' bắt đầu bởi lamsgs, 17/2/11.

  1. lamsgs

    lamsgs New Member

  2. ddavu

    ddavu Active Member

  3. mh_minhhoang

    mh_minhhoang New Member

    Gửi các bạn, mình dân không chuyên nên nếu có gì sai sót xin mọi người vui lòng chỉ giáo.

    [Trang 1 - 3]

    HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ BỆNH THEO TỔ CHỨC IGEES

    Bảng Nội Dung

    Nguyên nhân gây bệnh - 2
    Các căn bệnh thường gặp - 9
    Các phương pháp điều trị - 28
    Ba bước của chương trình điều trị - 39
    Điều trị cá Guppy bị stress - 41

    Lời mở đầu

    [​IMG]
    Guppy với bệnh vây đuôi khép hình trụ

    Mặc dù việc điều trị các căn bệnh cho cá và tránh các nguyên nhân gây tử vong là điều nên làm nhưng trong thực tế lại không đơn giản như vậy.

    Nếu một chú cá Guppy bị mắc kẹt trong máy lọc và bị phân hủy thì sớm muộn các chú cá Guppy còn lại trong hồ sẽ biểu hiện tình trạng kiệt sức do số mầm bệnh trong hồ làm đảo lộn khả năng cân bằng giữa bệnh tật và tình trạng khỏe mạnh.

    Người nuôi có thể tránh những cái chết hàng loạt bằng cách loại bỏ những chú cá Guppy lai cùng dòng có tình trạng sức khỏe yếu ớt và mắc bệnh khi chúng còn nhỏ.

    Trong quyển hướng dẫn này, chúng tôi sẽ mô tả các điều kiện dẫn dến bệnh tật và làm cách nào để điều chỉnh lại các điều kiện đó, cách phát hiện bệnh trước khi chúng tàn phá hồ cá và cách điều trị chúng khi xuất hiện.

    Quyển hướng dẫn này do Philip Shaddock thực hiện. Rất vui lòng nhận các đóng góp từ độc giả để hoàn thiện hơn các phiên bản sau này của quyển sách. Xin gửi các bài bình luận và lời đề nghị trên diễn đàn IGEES hoặc trên trang facebook của IGEES. Chúng tôi rất mong muốn nhận được các lời chia sẻ từ các bạn.

    (Tiếp theo)
    [Trang 4]

    1) Nguyên Nhân Gây Bệnh

    Các mầm bệnh đều hiện diện trong mọi hệ thống sinh thái và là cuộc chiến lâu đời nhất vẫn luôn tiếp tục giữa các kẻ thù siêu nhỏ và các loài động vật bậc cao cho tới ngày nay. Thật ra hệ thống miễn dịch của chúng ta luôn kích thích sự hiện diện của các mầm bệnh và nếu chúng ta tồn tại trong một môi trường vô trùng hoàn toàn thì ngay khi chúng ta rời bỏ điều kiện môi trường đó thì sẽ cực kỳ dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh.

    Một số người nghĩ rằng hồ cá thủy tinh được vệ sinh sạch sẽ và có hệ thống sinh thái khép kín cùng với hệ thống lọc vệ sinh sẽ không có bệnh tật, nhưng đây lại là một khái niệm sai lầm. Để hiểu thêm điều này, đầu tiên chúng ta nên biết rằng hồ cá vốn dĩ là một bất lợi đối với môi trường nuôi dưỡng trong sinh thái tự nhiên. Số lượng cá sinh sống trong hồ luôn nhiều hơn mật độ cá trong tự nhiên và tổng số cá sinh sống trong hồ lại phụ thuộc vào việc bạn cho ăn như thế nào và hệ thống vệ sinh trong hồ hoạt động ra sao.

    Vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng đều hiện diện trong mọi hồ cá thậm chí ở nơi sạch sẽ nhất, chúng có thể tồn tại trong lớp vảy của cá Guppy hay trong hệ thống ruột tiêu hóa, hoặc bám vào tay hay lưới vợt của người nuôi. Một số loại thức ăn tươi và đông lạnh (chẳng hạn như trùn đỏ) cũng có thể làm gia tăng rủi ro mang đến các mầm bệnh, vốn dĩ những loài cá Guppy vẫn chưa thể miễn nhiễm khỏi chúng. Thậm chí ngay ở các loại thức ăn khô mà bạn vẫn hay rắc trên bề mặt nước vẫn có thể chứa các mầm bệnh và có thể bùng phát bất kỳ lúc nào.

    Do đó, Chương Trình Quản Lý Bệnh của cá Guppy sẽ không liệt kê việc điều trị các căn bệnh mà đầu tiên sẽ đề cập việc ngăn ngừa mầm bệnh. Còn khi nếu cá đã mắc bệnh thì xem như đã quá trễ để có thể điều trị. Cơ sở quan trọng của bất kỳ chương trình nào giúp mang lại sức khỏe cho cá Guppy là cách quản lý chất lượng nguồn nước, cẩn thận cho các chú Guppy làm quen với hồ mới, điều kiện vệ sinh riêng và cung cấp các nguồn thức ăn dinh dưỡng một cách khôn ngoan.

    Không có bất kỳ viên đạn thần dược nào giúp ngăn ngừa bệnh tật. Một vài người tìm cách sử dụng công nghệ tiệt khuẩn như hệ thống tiệt khuẩn bằng tia tử ngoại nhưng hầu hết đều không hoàn toàn thành công. Việc sử dụng thuốc hay các chất hóa học để ngăn ngừa bệnh tật thường gây tác động bất lợi tới chu kỳ sinh học, dễ dẫn đến cá bị ngộ độc chất Nitrát và Amoniac.

    Một khi cá Guppy xuất hiện các triệu chứng căn bệnh thì người nuôi thường điều trị bằng cách sử dụng thuốc hay các chất hóa học vốn dĩ là các biện pháp nhất thời trong khi cá Guppy lại dùng chính hệ thống miễn dịch để loại bỏ các căn bệnh, các loài cá hay sinh vật thủy sinh khác thì lại bị suy giảm do sự thay đổi của môi trường. Người nuôi thường nghiên cứu kỹ các loại thuốc để điều trị và tìm cách loại bỏ các căn bệnh nhưng chính điều này lại làm đảo lộn chu kỳ sinh học và môi trường sống của Guppy, tạo điều kiện bùng phát các căn bệnh mới. Cứ như một cái vòng luẩn quẩn.

    (Tiếp theo)
    [Trang 4 và một phần trang 5]

    Nếu người nuôi có bất kỳ cơ hội nào để điều trị bệnh cho Guppy thì nên thực hiện trong khoảng thời gian từ 2 tới 3 ngày đầu tiên kể từ khi xuất hiện các triệu chứng. Phải cố gắng siết chặt các mầm bệnh vì đôi khi có thể chữa trị hiệu quả cho Guppy nếu bạn biết nắm bắt căn bệnh một cách nhanh chóng. Sau 3 ngày, nếu việc điều trị căn bệnh không có tiến triển khả quan thì người nuôi có lẽ nên thực hiện những cái chết êm ái cho những cư dân trong hồ và tẩy rửa hồ cá.

    Để phát hiện sớm các căn bệnh, người nuôi cần kiểm tra cá khi cho ăn hoặc khi vệ sinh hồ. Sau đó, người nuôi liệt kê một số triệu chứng chung. Tuy nhiên, nếu người nuôi giữ được những chú cá Guppy sống càng lâu thì càng dễ dàng phát hiện và chuẩn đoán chính xác các mầm bệnh. Chẳng hạn như điều kiện môi trường sống trong hồ (nước đục) có thể giúp bạn biết trước các rủi ro.

    [​IMG]
    Cá Guppy bị Stress

    Người nuôi Guppy có nhiều phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Vài căn bệnh có các triệu chứng rõ ràng cho nên người nuôi có thể dễ dàng điều trị. Tuy nhiên, hầu hết các căn bệnh lại không như thế, tức các triệu chứng rất khó nhận biết. Chẳng hạn như một chú cá Guppy bị trương phình thường gặp các vấn đề về bệnh táo bón. Theo tiến sĩ Jim Alderson, bác sĩ thú y và là nhà vô địch nuôi Guppy, thì ông đề xuất một loại thuốc từ hoa quả để điều trị hiệu quả Guppy vốn đã thực hiện thành công khi chữa trị cho ngựa. Lợi ích của thuốc chế biến từ hoa quả là nó cho phép các chuẩn đoán bệnh của người nuôi có thể có nhiều chỗ sai sót. Thậm chí khi người nuôi có chuẩn đoán đúng đi nữa thì một số chủng vi khuẩn đã phát triển khả năng kháng thuốc.

    Một số Guppy có thể bị chết do các điều kiện bẩm sinh trong hồ. Người nuôi thỉnh thoảng tìm thấy các xác cá Guppy nhưng lại không biết nguyên nhân gây ra. Việc mất 1 hay 2 Guppy trong căn phòng có 60 hồ cá thì không cần quá bận tâm. Bệnh tật là chuyện thường gặp của người nuôi Guppy nên cho dù người nuôi quản lý và chăm sóc hồ cẩn thận thế nào đi nữa mà nguồn thức ăn bị nhiễm bệnh thì người nuôi cũng không cần quá ngạc nhiên tại sao cá lại mắc bệnh. Trong chương này, chúng tôi sẽ cảnh báo người nuôi một số triệu chứng bệnh của cá, cung cấp các kết luận chuẩn đoán nguyên nhân gây ra và đề xuất các cách điều trị. Tuy nhiên, nếu người nuôi gặp các rắc rối kinh niên đối với bệnh của Guppy thì việc đầu tiên cần tìm hiểu là kiểm tra chất lượng nguồn nước. Và mối nghi ngờ hàng đầu nữa là nên xem lại nguồn thức ăn của cá.

    [Một phần trang 5]

    Sức Đề Kháng Của Guppy

    Theo các giai thoại thì cá Guppy ngày nay có sức đề kháng khá kém so với nhiều thập kỷ trước. Có ba nhân tố chính làm suy sụp sức đề kháng của Guppy trong hơn một thập kỷ qua.

    Một là việc giao phối cận huyết quá nhiều. Những chú cá Guppy được chọn để lai tạo thường chỉ được đánh giá qua diện mạo bên ngoài và không có khả năng chống lại bệnh tật. Trong thế giới tự nhiên, những chú cá Guppy hoang dã yếu ớt và dễ mắc bệnh sẽ nhanh chóng trở thành mồi ngon cho các loài sinh vật khác. Chính vì điều đó mà chúng hiếm khi sống đủ lâu trong môi trường tự nhiên để đóng góp cho nguồn tổ hợp Gen quý giá. Vì vậy, người nuôi Guppy thường sử dụng các loại thuốc để chữa trị cho các chú cá Guppy dễ mắc bệnh nhưng vốn được đánh giá cao, cho phép chúng có thể tồn tại đến thế hệ sau.

    Một nhân tố thứ hai nữa làm giảm mạnh sức đề kháng của Guppy là việc quá tin tưởng cách sử dụng thuốc để giải quyết các căn bệnh của Guppy. Đối với con người cũng thế. Chúng ta thường nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc để chữa trị và ngăn ngừa các căn bệnh. Và chính điều này dẫn đến một trong các hậu quả mới của việc lạm dụng thuốc quá liều là các thể vi khuẩn và ký sinh trùng cực kỳ độc hại và có khả năng kháng thuốc ra đời.

    Nhân tố thứ ba là việc toàn cầu hóa sở thích nuôi lai tạo Guppy và vận chuyển Guppy bằng đường hàng không. Những chú cá Guppy từ những vùng xa xôi vốn mang trong mình các loài virút và vi khuẩn lại được các người nuôi Guppy gây giống và lai tạo mà không hề biết rằng chúng không có khả năng phát triển hệ thống miễn dịch và sức đề kháng đối với các mầm bệnh. Rất nhiều các căn bệnh cực kỳ độc hại mà người nuôi thường thấy hiện nay đến từ các vùng nhiệt đới với các chủng vi khuẩn, virút và ký sinh trùng ở xứ bản địa.

    Việc giữ cá Guppy được khỏe mạnh là một bước quan trọng của những người nuôi Guppy mới bắt đầu. Thậm chí những người vốn đã thành công trong việc nuôi dưỡng và lai tạo các loài cá khác đều có thể thấy rằng việc gia tăng chế độ dinh dưỡng cho Guppy là một vấn đề cực kỳ khó khăn. Việc cố gắng gia tăng kích thước của Guppy bằng cách cho ăn vượt quá khả năng tiêu hóa và nhu cầu phát triển của chúng lại vô tình để tồn động chất thải vào hồ cá làm ô nhiễm nguồn nước và trở thành môi trường lý tưởng cho các mầm bệnh bộc phát. Việc xử lý chất thải sẽ là vấn đề chính yếu quyết định số phận của Guppy. Và hậu quả nếu xử lý kém là cá Guppy sẽ bị các tác động mạnh gây sốc, biến dạng hoặc tử vong. Vì vậy các chú cá Guppy cần được chăm sóc đặc biệt và thường xuyên.

    Hệ Thống Miễn Dịch Của Guppy

    Cá Guppy có khả năng miễn dịch tự nhiên chống lại một số căn bệnh.

    1. Hệ thống viêm nhiễm thông thường bảo vệ cơ thể Guppy chống lại các mầm bệnh vi khuẩn, virút và ký sinh trùng thông qua một phản ứng tế bào có thể nhận biết qua các vùng phồng lên màu đỏ. Những mầm bệnh sẽ được bao quanh và bị cách ly. Mang cá là khu vực quan trọng dễ bị nhiễm bệnh và thường cung cấp manh mối cho phép nhận biết cá Guppy bị stress nhờ xuất hiện hiện tượng sưng tấy ở vùng mang.

    2. Kháng thể là một loại phản ứng giáo dục để chống lại các sự xâm nhập của protein hoặc mầm bệnh. Khi cá Guppy lần đầu tiếp xúc, nó tiết ra các phân tử đặc biệt để chống lại những kẻ xâm nhập. Nó lưu giữ các kháng thể và huy động chúng trong suốt quá trình xâm nhập tiếp theo. Đây là lý do quan trọng tại sao không được phép tạo ra các điều kiện tiệt khuẩn cho Guppy. Vì vậy mà chúng cần có sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh nhưng ở mức thấp để chúng có thể tiết ra các kháng thể.

    guppy_86 Xin phụ bạn mh_minhhoang dịch tiếp: (tiếp theo phần Hệ thống miễn dịch của Guppy do bạn mh_minhhoang dịch)

    3. Cá bảy màu có một lớp chất nhờn trên cơ thể dùng để cung cấp lớp ngoài cùng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lây bệnh. Nó bao gồm lysozymes (enzyme) và miễn dịch globulin (kháng thể) có tác dụng tiêu diệt những mầm bệnh xâm nhập. Ngoài ra, nó cũng thực hiện chức năng thẩm thấu, nó giúp duy trì hệ thống cân bằng điện giải thông thường (natri, kali, clorua). Các lớp chất nhờn cũng giúp cá bảy màu trơn trong khi bơi. Các sản phẩm như Kordon của PolyAqua, hoặc các sản phẩm khác có tác dụng kích thích hoặc bảo vệ lớp chất nhờn của cá, có giá trị nâng cao sự bảo vệ tự nhiên của lớp chất nhờn này.

    4. Vảy và da hoạt động như một rào cản đối với môi trường , có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Các dược phẩm sản cho cá cảnh chứa Melafix là sự bổ sung đáng giá cho tủ thuốc cá bảy màu vì nó giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương bên ngoài, nơi cung cấp hệ thống ngăn chặn tác nhân gây bệnh.Một hệ thống miễn dịch không có ở cá bảy màu là khả năng đối mặt với những điều kiện gây hại hệ thống miễn dịch của nó, chẳng hạn như mức độ chất độc cao trong nước.

    Cá bảy màu bị stress

    Khi cá bảy màu khỏe mạnh, giống như những người khỏe mạnh, dễ bị virus và các bệnh truyền nhiễm mà họ không có khả năng miễn dịch, hầu hết các căn bệnh gián tiếp gây ra bởi căng thẳng. Căng thẳng dẫn đến sự suy yếu các hệ thống miễn dịch bệnh tật thông thường của guppy. Căng thẳng có thể được định nghĩa là một trạng thái sinh lý mà cá biểu hiện chuẩn bị chống lại tình huống đe dọa. Tình huống đe dọa có thể là các chất độc, âm thanh lớn, hoặc mật độ mầm bệnh cao của trong hồ cá. Hệ thống sản xuất hormone giúp cá bảy màu chống lại tình huống đe dọa, nhưng nó không có nơi nào để chạy.
    Điều gì xảy ra khi cá bảy màu bị căng thẳng?

    1. Các tuyến trên thận bắt đầu bơm hormone để tạo điều kiện tăng lượng đường trong máu. Đường được chuyển hóa để tạo ra năng lượng dự trữ cho hành động bất ngờ.

    2. Hồng cầu dự trữ được đẩy vào trong dòng máu.

    3. Hô hấp tăng, huyết áp tăng.

    4. Sự trao đổi chất khoáng phá vỡ mối quan hệ thông thường giữa cơ thể và môi trường. Việc gián đoạn trong thẩm thấu làm cho cá bảy màu hấp thụ nhiều nước hơn -> sự hydrat hóa cao -> cố gắng để bù đắp.

    5. Phản ứng kích thích bị chặn bởi hormone của các tuyến thượng thận tạo ra, làm giảm phòng thủ của cá bảy màu với các mầm bệnh. Cá bảy màu có thể không biểu hiện căng thẳng ngay lập tức, vì nó dựa trên năng lượng dự trữ để duy trì trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, các nguồn dự trữ sớm cạn kiệt nhanh chóng và cá bảy màu bắt đầu công khai dấu hiệu lâm nguy. Đây là lý do tại sao cá bảy màu nên được giảm stress nhanh nhất có thể. Cá không cân đối với môi trường của nó và không thể duy trì chức năng sinh lý bình thường.

    (còn tiếp)
     
    Last edited by a moderator: 20/3/11
  4. lamsgs

    lamsgs New Member

    Rất cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn! Mong sớm được đọc tiếp những trang sau!
     
  5. AnhPhuongXa

    AnhPhuongXa Active Member

    đọc tới đọc lui chưa hiểu cho lắm ^^!
     
  6. citronvn

    citronvn Active Member

    uh, hôm trước đọc trên web của Nhật. Cũng có đầy đủ thông tin về phân loại cá và cách bệnh thường gặp của cá, cách chữa... Mình tính dịch cho bà con đọc chơi, mà không biết up hình. Từ từ rảnh rỗi sẽ dịch chơi cho bà con tham khảo...
     
  7. mh_minhhoang

    mh_minhhoang New Member

    [Trang 4]

    1) Nguyên Nhân Gây Bệnh

    Các mầm bệnh đều hiện diện trong mọi hệ thống sinh thái và là cuộc chiến lâu đời nhất vẫn luôn tiếp tục giữa các kẻ thù siêu nhỏ và các loài động vật bậc cao cho tới ngày nay. Thật ra hệ thống miễn dịch của chúng ta luôn kích thích sự hiện diện của các mầm bệnh và nếu chúng ta tồn tại trong một môi trường vô trùng hoàn toàn thì ngay khi chúng ta rời bỏ điều kiện môi trường đó thì sẽ cực kỳ dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh.

    Một số người nghĩ rằng hồ cá thủy tinh được vệ sinh sạch sẽ và có hệ thống sinh thái khép kín cùng với hệ thống lọc vệ sinh sẽ không có bệnh tật, nhưng đây lại là một khái niệm sai lầm. Để hiểu thêm điều này, đầu tiên chúng ta nên biết rằng hồ cá vốn dĩ là một bất lợi đối với môi trường nuôi dưỡng trong sinh thái tự nhiên. Số lượng cá sinh sống trong hồ luôn nhiều hơn mật độ cá trong tự nhiên và tổng số cá sinh sống trong hồ lại phụ thuộc vào việc bạn cho ăn như thế nào và hệ thống vệ sinh trong hồ hoạt động ra sao.

    Vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng đều hiện diện trong mọi hồ cá thậm chí ở nơi sạch sẽ nhất, chúng có thể tồn tại trong lớp vảy của cá Guppy hay trong hệ thống ruột tiêu hóa, hoặc bám vào tay hay lưới vợt của người nuôi. Một số loại thức ăn tươi và đông lạnh (chẳng hạn như trùn đỏ) cũng có thể làm gia tăng rủi ro mang đến các mầm bệnh, vốn dĩ những loài cá Guppy vẫn chưa thể miễn nhiễm khỏi chúng. Thậm chí ngay ở các loại thức ăn khô mà bạn vẫn hay rắc trên bề mặt nước vẫn có thể chứa các mầm bệnh và có thể bùng phát bất kỳ lúc nào.

    Do đó, Chương Trình Quản Lý Bệnh của cá Guppy sẽ không liệt kê việc điều trị các căn bệnh mà đầu tiên sẽ đề cập việc ngăn ngừa mầm bệnh. Còn khi nếu cá đã mắc bệnh thì xem như đã quá trễ để có thể điều trị. Cơ sở quan trọng của bất kỳ chương trình nào giúp mang lại sức khỏe cho cá Guppy là cách quản lý chất lượng nguồn nước, cẩn thận cho các chú Guppy làm quen với hồ mới, điều kiện vệ sinh riêng và cung cấp các nguồn thức ăn dinh dưỡng một cách khôn ngoan.

    Không có bất kỳ viên đạn thần dược nào giúp ngăn ngừa bệnh tật. Một vài người tìm cách sử dụng công nghệ tiệt khuẩn như hệ thống tiệt khuẩn bằng tia tử ngoại nhưng hầu hết đều không hoàn toàn thành công. Việc sử dụng thuốc hay các chất hóa học để ngăn ngừa bệnh tật thường gây tác động bất lợi tới chu kỳ sinh học, dễ dẫn đến cá bị ngộ độc chất Nitrát và Amoniac.

    Một khi cá Guppy xuất hiện các triệu chứng căn bệnh thì người nuôi thường điều trị bằng cách sử dụng thuốc hay các chất hóa học vốn dĩ là các biện pháp nhất thời trong khi cá Guppy lại dùng chính hệ thống miễn dịch để loại bỏ các căn bệnh, các loài cá hay sinh vật thủy sinh khác thì lại bị suy giảm do sự thay đổi của môi trường. Người nuôi thường nghiên cứu kỹ các loại thuốc để điều trị và tìm cách loại bỏ các căn bệnh nhưng chính điều này lại làm đảo lộn chu kỳ sinh học và môi trường sống của Guppy, tạo điều kiện bùng phát các căn bệnh mới. Cứ như một cái vòng luẩn quẩn.

    (Tiếp theo)
     
  8. mh_minhhoang

    mh_minhhoang New Member

    [Trang 4 và một phần trang 5]

    Nếu người nuôi có bất kỳ cơ hội nào để điều trị bệnh cho Guppy thì nên thực hiện trong khoảng thời gian từ 2 tới 3 ngày đầu tiên kể từ khi xuất hiện các triệu chứng. Phải cố gắng siết chặt các mầm bệnh vì đôi khi có thể chữa trị hiệu quả cho Guppy nếu bạn biết nắm bắt căn bệnh một cách nhanh chóng. Sau 3 ngày, nếu việc điều trị căn bệnh không có tiến triển khả quan thì người nuôi có lẽ nên thực hiện những cái chết êm ái cho những cư dân trong hồ và tẩy rửa hồ cá.

    Để phát hiện sớm các căn bệnh, người nuôi cần kiểm tra cá khi cho ăn hoặc khi vệ sinh hồ. Sau đó, người nuôi liệt kê một số triệu chứng chung. Tuy nhiên, nếu người nuôi giữ được những chú cá Guppy sống càng lâu thì càng dễ dàng phát hiện và chuẩn đoán chính xác các mầm bệnh. Chẳng hạn như điều kiện môi trường sống trong hồ (nước đục) có thể giúp bạn biết trước các rủi ro.

    [​IMG]
    Cá Guppy bị Stress

    Người nuôi Guppy có nhiều phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Vài căn bệnh có các triệu chứng rõ ràng cho nên người nuôi có thể dễ dàng điều trị. Tuy nhiên, hầu hết các căn bệnh lại không như thế, tức các triệu chứng rất khó nhận biết. Chẳng hạn như một chú cá Guppy bị trương phình thường gặp các vấn đề về bệnh táo bón. Theo tiến sĩ Jim Alderson, bác sĩ thú y và là nhà vô địch nuôi Guppy, thì ông đề xuất một loại thuốc từ hoa quả để điều trị hiệu quả Guppy vốn đã thực hiện thành công khi chữa trị cho ngựa. Lợi ích của thuốc chế biến từ hoa quả là nó cho phép các chuẩn đoán bệnh của người nuôi có thể có nhiều chỗ sai sót. Thậm chí khi người nuôi có chuẩn đoán đúng đi nữa thì một số chủng vi khuẩn đã phát triển khả năng kháng thuốc.

    Một số Guppy có thể bị chết do các điều kiện bẩm sinh trong hồ. Người nuôi thỉnh thoảng tìm thấy các xác cá Guppy nhưng lại không biết nguyên nhân gây ra. Việc mất 1 hay 2 Guppy trong căn phòng có 60 hồ cá thì không cần quá bận tâm. Bệnh tật là chuyện thường gặp của người nuôi Guppy nên cho dù người nuôi quản lý và chăm sóc hồ cẩn thận thế nào đi nữa mà nguồn thức ăn bị nhiễm bệnh thì người nuôi cũng không cần quá ngạc nhiên tại sao cá lại mắc bệnh. Trong chương này, chúng tôi sẽ cảnh báo người nuôi một số triệu chứng bệnh của cá, cung cấp các kết luận chuẩn đoán nguyên nhân gây ra và đề xuất các cách điều trị. Tuy nhiên, nếu người nuôi gặp các rắc rối kinh niên đối với bệnh của Guppy thì việc đầu tiên cần tìm hiểu là kiểm tra chất lượng nguồn nước. Và mối nghi ngờ hàng đầu nữa là nên xem lại nguồn thức ăn của cá.

    (Tiếp theo)
     
  9. zenchou

    zenchou Active Member

    Cám ơn bác đã dịch giúp tư liệu tham khảo cho ae, hi vọng bác sẽ tiếp tục phát huy :d
     
  10. DuyDT

    DuyDT Active Member

    Càng ngày box Guppy càng có nhiều bài hay rùi. Những bài như thế này rất bổ ích, xin bác hi_box đưa lên đầu. Cám ơn bạn mh_minhhoang nhiều lắm.
     
  11. Sophie

    Sophie Active Member

    :( hix! Vốn em đã sợ nguồn thức ăn lây bệnh cho cá rồi.. đọc đến đây lại thấy chắc cho cá ăn rong đã rửa bằng nước máy không khử clo mất thôi :( hay cho ăn bánh mì, ăn cơm nhỉ :(
     
  12. mgz

    mgz Active Member

    quá hay, hay hơn trang guppydesigner mà mình hay tham khảo, rất chuyên sâu...

    tí ghé tiệm thuốc mua thuốc dự trữ thôi
     
  13. lamsgs

    lamsgs New Member

    Rất nôn nóng được đọc tiếp các trang còn lại! Nhất là bệnh ăn mòn đuôi, bệnh này gây cho mình tổn thất lớn lắm!
     
  14. hi_box

    hi_box Active Member

    ghép các bài lại với nhau cho dễ đọc hen mh_minhhoang
     
  15. zenchou

    zenchou Active Member

    Đúng là đối với bệnh này hiện tại rất khó để chữa khi đã mắc phải, e cũng bị rất nhiều lần, và thiệt hại rất nhiều, hi vọng là ở trong bài viết tới có 1 phương pháp đặc hiệu để điều trị vì 7màu vốn rất yếu, nếu dập thuốc quá mạnh thì sức đề kháng ko đủ, có khi còn ra đi nhanh hơn ( đối với các loại thuốc trị nấm như tetra nhật, blue methylen, thuốc nấm ... )
    Sau nhiều lần thiệt hại thì e đã rút kn là phải quản lý nguồn nước thật kỹ, mỗi sự thay đổi nhỏ đều phải được ghi lại: vd như thay nước lần nào, nguồn nước để bao lâu, thời tiết hôm đấy thế nào, nhiệt độ là bao nhiêu, cá chết bao nhiêu con, trước đấy có sự thay đổi gì không, thời gian phát hiện ra bệnh, thời gian từ lúc bệnh đến lúc tử vong. ( thường là 1-2 ngày ) và kịp thời phát hiện ra cá bệnh thì cách ly và điều trị riêng. sau đấy kiểm tra lại các thông số để đưa cá về mức cân bằng trước thời gian bị bệnh.
    đó là những điều e quan sát được, hi vọng sẽ nhận được nhiều sự chia sẻ kn của các bác :D
     
  16. mh_minhhoang

    mh_minhhoang New Member

    Cảm ơn hi_box nhiều :)

    đã add lên trên
     
    Last edited by a moderator: 20/3/11
  17. mh_minhhoang

    mh_minhhoang New Member

    Dạo này nhà mình đang dọn chỗ mới + Tập trung ôn thi cho kỳ thi liên thông 20/3 nên có phần chậm trễ. Mọi người thông cảm. Hẹn gặp mọi người sau 20/3 nhé, chúc cả nhà vui vẻ :)
     
  18. hi_box

    hi_box Active Member

    sao không viết tiếp bài của mình luôn rùi up bài lên, có lẹ hơn không,

    Trình độ English cao siêu quá , :)
     
  19. guppy_86

    guppy_86 Active Member

    Anh hi_box add tiếp dùm em:

    Hiệu chỉnh hững điều kiện căng thẳng

    Hầu hết tất cả các bệnh của cá bảy màu đều có thể ngăn ngừa, ngay cả những bệnh truyền nhiễm tấn công những con khỏe mạnh. Trong phần này chúng ta sẽ xem xét các điều kiện phổ biến nhất mà con cá bảy màu tiếp xúc với bệnh.

    Các nguyên nhân gây căng thẳng đặc trưng cho cá bảy màu bao gồm:

    Thay đổi đột ngột điều kiện nước

    Cá bảy màu thích nghi với nhiều điều kiện nước, bao gồm cả thông số như độ pH và GH, cũng như điều kiện nước không thuận cho các loài khác, chẳng hạn như các chất ô nhiễm hữu cơ cao. Tuy nhiên, khi điều kiện không được lý tưởng, khả năng kháng bệnh của cá bảy màu được hạ xuống và bất kỳ thay đổi đột ngột có thể nhanh chóng mang về một dịch bệnh. Thay đổi điều kiện nước phải được thực hiện rất chậm. Cá bảy màu đến từ các điều kiện nước khá khác biệt so với điều kiện địa phương của bạn nên được giữ trong điều kiện nước ban đầu của nó và dần dần thích nghi với các điều kiện nước mới trong quá trình một tháng. Điều này đặc biệt đúng khi điều chỉnh giá trị xuống, chẳng hạn như pH 7,9 xuống pH 7,2. Nói chung, việc thay đổi điều kiện trở về giá trị mà cá bảy màu thích nghi được có thể được thực hiện nhanh hơn so với thay đổi giá trị khác các giá trị đó.

    Thay đổi nước quá mức luôn luôn mang lại căng thẳng cho cá. Theo quy định, thay nước nên bị giới hạn 30%/ngày, một hoặc hai lần một tuần. Thay 10% nước một ngày sẽ không làm hại con cá bảy màu. Nước thay thế nên giống với các thông số của các nước hiện có. Nước từ vòi nước phải được điều hòa, thông khí trong một ngày.

    Tác nhân gây stress sinh học


    Cả sinh vật gây bệnh và không gây bệnh đều có thể gây căng thẳng sinh học. Theo thời gian, cá bảy màu trong bể của bạn được tạo khả năng miễn dịch tự nhiên đối với các tác nhân gây bệnh mà từng có trong các bể. Cho cá bảy màu mới vào bể cá nhà bạn cũng tức là mang tác nhân gây bệnh mới, và các phiên bản mới của các tác nhân gây bệnh hiện có.

    Những thành viên mới được cho vào bể cá cần được cách ly nghiêm ngặt. Đặt chúng trong bể, và tránh bàn tay của bạn ướt nước chứa trong bể mới. Việc vệ sinh bể cần được tiến hành với các thiết bị riêng biệt và bạn nên rửa tay trước khi làm sạch các bể khác. Một số ký sinh trùng, vi rút hoặc vi khuẩn có thể lây lan trong một giọt nước.

    Khi cho cá vào bể, chúng ta tuân theo một quy trình chuẩn cho việc làm quen của cá với bể mới của nó, sẽ được mô tả ở phần sau của tài liệu này. Nếu điều kiện nước trong bể nhà bạn khác với điều kiện nước cũ của cá thì dẫn đến nguy cơ là cá sẽ bị căng thẳng liên tục trong tháng đầu tiên. Nó sẽ dễ bị vi khuẩn hoặc ký sinh trùng mà theo cùng nó, hoặc vi khuẩn hoặc ký sinh trùng từ bể cá của bạn hoặc trong thực phẩm mà bạn cho cá ăn. Cho cá ăn ít và thường xuyên, thay đổi thêm nước để đảm bảo nó có cơ hội sống sót trong thời kỳ nó phải thích ứng với các thông số nước của bạn.

    Thời hạn cách ly nên là một tháng.

    Tác nhân gây bệnh hiện diện trong mỗi hồ cá. Khi nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ tăng cao, các tác nhân gây bệnh được nuôi và nhân lên. Cuối cùng chúng trở nên quá nhiều, có thể vượt qua sự kháng bệnh tự nhiên của cá bảy màu.

    Tác nhân gây stress hóa học

    Ô nhiễm hóa học có thể hoặc là giết chết ngay tức thì cá của bạn khi cá trong giai đoạn thích nghi, hoặc dần dần làm giảm khả năng chống lại bệnh. Bao gồm trong tài liệu này là giới thiệu các bài thuốc được thiết kế giúp chữa trị cho cá bảy màu. Chúng tôi đưa phần này vào đây bởi vì chúng thường tác hại lớp chất nhờn của cá bảy màu, loại bỏ lớp đầu tiên của cá chống lại bệnh tật. Đây là lý do tại sao thuốc nên được sử dụng ít và chỉ như là một phương sách cuối cùng. Việc tập trung là phòng bệnh hơn là chữa bệnh.

    Các loại hoá chất nhân tạo rất khó phát hiện vì chúng có thể do không khí hoặc trong nước với nồng độ cao. Chúng có thể đến từ những vật dụng mới mà bạn đã cài đặt trong bể của bạn hoặc hệ thống nước. Nếu bạn sử dụng nước giếng, các chất gây ô nhiễm có thể đến từ ruộng của một nông dân ở gần đó. Đột ngột và tử vong không rõ nguyên nhân thường gây ra bởi các tác nhân hóa học. Thuốc xịt côn trùng hoặc chất làm sạch ammonia là các ví dụ của các yếu tố gây stress hóa học.

    Không bao giờ cho các vật hoặc các chất lỏng mà bạn không biết rõ thành phần vào hệ thống nước của bạn. Ví dụ, đá có thể chứa các khoáng chất hòa tan hoặc các kim loại từng bước làm tăng mức độc hại. Rửa tay kỹ trước khi cho hoặc làm sạch các bể chứa. Để một bể chứa nước và cho thông khí khoảng 24 giờ trước khi cho cá vào. Điều này đảm bảo rằng các loại khí dễ bay hơi ra khỏi nước trước khi cá bảy màu được đặt trong đó.

    Chúng tôi sử dụng chất xử lý nước, mặc dù nó không phải là cần thiết, ví dụ như khử clo trong nước có ngậm khí 24 giờ. Tại sao chúng ta lại để nguy hiểm cho sức khoẻ của cá bảy màu trong khi chỉ tốn một ít tiền.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/3/11
  20. lamsgs

    lamsgs New Member

    Bạn nào biết tiếng Anh phụ giúp thêm một tay nào!
     

Chia sẻ trang này