Cá gì ko biết tên, sống tại mương rạch, ở Bến tre, sống theo bầy, nên câu được một con ở đâu thì cứ câu tại đó là hốt hết , rất háu ăn, ko kén mồi, câu bằng trùn đất với lưỡi câu cá sặc Cá bạc đầu Cá trống có 2 kỳ màu vàng và viền đuôi rất rõ Cá mái thì 2 kỳ ko có màu và đuôi ko có viền và đây là một cặp vài hình khác Cá bóng mắt tre, ngọai hình như cá nemo nhưng khac màu, nhìn giống cọp, lẩn trong hồ thủy sinh như cọp đang rình mồi clip tòan hồ cá tạp đang cập nhật...
loại cá cúi cùng mua cá chăm thường hay lẫn vào 1 vài bé .... mấy loại cá này đẹp đó , nhà ở gần sôn thì sướng khỏi tốn tiền mua cá vẫn có 1 số cá đệp để nui
Cá gì ko biết tên, sống tại mương rạch, ở Bến tre, sống theo bầy, nên câu được một con ở đâu thì cứ câu tại đó là hốt hết , rất háu ăn, ko kén mồi, câu bằng trùn đất với lưỡi câu cá sặc con này là cá bống xệ đó anh ! cá này thường sống ở gần vùng nước lợ, nhìn đẹp lắm. theo như em biết thì nó cũng thộc họ cá killi đó, đẻ trứng vùi trong đất sình (đã có sửa đổi bổ sung bên dưới) quê nội và quê ngọai em đều ở Bến Tre, mỗi lần về vớt mấy lọai cá này nhiều lắm ^^
em này ở quê em kêu là cá bống tre, lọai này thì phổ biến, hầu như ở mương nước nào củng có. ở SG đi mua tép rong làm mồi cho cá lớn thì hay dính chung mấy em này. lúc trước em cũng thử nuôi vài cặp trong hồ nhỏ thì thấy tụi nó đẻ luôn: con cái đẻ trứng trên viên sỏi nhỏ, con đực nằm trên ổ trứng canh chừng 24/24, con mắt ngó nghiêng tức cười lắm. tuy nhiên trứng hư ko thấy nở cá con. sau này em tìm hiểu mới biết là nó đẻ nước hơi lợ, tức là phải có tí xíu muối vô ^^
em này là cá bạc đầu - 1 lọai cá killi của Việt Nam đấy ! ở Tiền Giang quê em có 1 "đại ca" sản xuất cá bống tượng thương phẩm - bác 8 Tiếu (người từng lên VTV2 hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi cá ống tượng): Trích dẫn: www.vietlinh.com.vn Bí quyết mới nuôi cá bống tượng - Cho ăn một lần cá "nhịn" ba tháng Cá bống tượng được xem là đối tượng nuôi đạt hiệu qủa kinh tế cao, giá cả thương phẩm thường ở mức cao, loại 300-400g/con được các vựa thu mua giá trên 100.000 đồng/kg, loại từ 0,5kg/con trở lên giá 160.000-240.000 đồng/kg tùy theo thời giá. Loài cá này rất dễ nuôi, tùy điều kiện chăm sóc, sau 15 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 0,5-0,8kg/con. Tuy nhiên vấn đề mà người dân còn ngại nhất là trong ba tháng đầu rất khó kiếm thức ăn cho cá, nay vấn đề này đã được "Vua" cá Tám Tiếu (Tiền Giang) giải quyết hiệu qủa bằng bí quyết thật đơn giản: Nuôi cá bạc đầu làm mồi. Cá bạc đầu có rất nhiều trong tự nhiên, sống tập trung thành đàn, cá sinh sản rất nhanh và liên tục. Nếu nuôi trong ao có cho thức ăn như cám, cặn bã... sau hai tháng nuôi, 300 con giống ban đầu sinh sản đủ nuôi 1000 con cá bống tượng trong 2-3 tháng. Cá bạc đầu là thức ăn được cá bống tượng ưa thích, với mồi ăn này sau ba tháng nuôi cá đạt trọng lượng trên 100g/con. Quy trình nuôi cá bạc đầu làm mồi cho cá bống tượng thực hiện như sau: Trước khi thả nuôi cá bống tượng, thả cá bạc đầu xuống ao trước. Ao 100m2 có thể thả khoảng 1kg cá bạc đầu làm giống (Nếu muốn rút ngắn thời gian nuôi cá bống tượng có thể thả cá bạc đầu với số lượng lớn cho mau sinh sản), khi cá sinh sản dày đặc bắt đầu thả cá bống tượng vào nuôi. Ban đầu cá bống tượng chỉ ăn được cá bạc đầu con, khi ăn được cá bạc đầu bố mẹ thì cá bống tượng đạt trọng lượng khoảng 100g, giai đoạn này cá bống tượng đã qua giai đoạn khó nuôi và khó tìm mồi. Trước đây người nuôi cá bống tượng vất vả giai đoạn ba tháng đầu, phải tìm nguồn thức ăn là trùn chỉ, tép xay chi phí cao nhưng cá phát triển không đều. Như vậy từ nay người nuôi cá bống tượng có giải pháp mới tiết kiệm chi phí, cá phát triển ổn định trong ba tháng đầu, lại khỏi bỏ công tìm thức ăn (chỉ cho ăn một lần trong ba tháng!). Ông Tám Tiếu cho biết: "Khi phát hiện ra cá bạc đầu là nguồn thức ăn cá bống tượng ưa thích, dễ tìm, tui đã cho không và chỉ cách bà con nuôi thử rất kết qủa. Hiện giờ tui cũng chuẩn bị giống cá bạc đầu đề cung cấp cho bà con nuôi cá bống tượng có nhu cầu"
tầm hiểu biết về cá của bạn rộng quá, ngay cả những người ở dưới mà còn ko bết nó là cá gì, vì ở dưới họ làm vườn là chính. Tết này về kiếm vài chục em nữa để đổi cá với người khác chơi cho vui.
anh quá khen ! em cũng giống như anh em thôi - cá là niềm đam mê bất tận... nói về họ cá bống thì ở Bến Tre hơi bị nhiều: bống dừa, bống cát, bống trứng, bống mít, bống tre, bống xệ, bống kèo (là cá kèo nấu lẩu đó), bống sao (gần giống với bống kèo nhưng nhỏ con hơn, cách nó xây hang cũng khác),... mấy lọai này ở nhà ngọai em đều có hết ! lúc nhỏ về ngọai ở Bình Đại tát mương bắt cá bống xệ này nhiều vô kể, bỏ vô nồi kho ăn ko hết. giờ thì ở dưới lọai này còn ít thấy - tuy nhiên ở bên nội Giồng Trôm thì còn nhiều lắm.
Đính chính lại 1 số thông tin về cá bống tre và cá bống xệ vừa tra cứu được: Nguồn: www.google.com 1/ cá bống xệ: thường sống ở vùng cửa sông, nơi thủy triều lên xuống; sống trong nước lợ (pha 1 muỗng cafe muối/20l nước), pH 7.5-8.0, nhiệt độ 25-28 độ C; cá sống ở tầng đáy nhưng thích bơi lên sinh họat ở tầng giữa hồ; yêu cầu: hồ nuôi bố trí nhiều hang hốc; thức ăn: ăn tạp; sinh sản: đẻ khỏang 1.000 trứng bám trên trần của hang, cá bố mẹ chăm trứng từ khi mới đẻ cho tới khi cá con bơi được; cá con rất nhỏ và khó cho ăn cho nên khó khăn trong việc gây giống. 2/ cá bống tre: nơi sinh sống tự nhiên là ở vùng nước lợ, nước hơi cứng và kiềm (pH tối thiểu 6.5); trong hồ nuôi cần bố trí nhiều chỗ ẩn nấp: bụi cây, hốc đá, gỗ lũa,...; nên nuôi số lượng nhiều vì chúng thích sống và sinh họat theo đàn; ngòai thiên nhiên cá đẻ vào mùa mưa, vì vậy cần thay nước mới có nhiệt độ thấp hơn để kích thích cá đẻ; cá mái đẻ khỏang 200 trứng trong các hốc đá hoặc dính vào rễ của những bụi cây, con đực sẽ thụ tinh và canh chừng trứng trong khỏang 4-5 ngày đến khi cá con nở và bơi lội tự do. Xong... Anh em nào có hứng thú thì nuôi chơi và cho đẻ thử, cũng thú vị đấy !