Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Các loại thức ăn đặc biệt dành cho cá bột nhỏ

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá betta' bắt đầu bởi vnreddevil, 20/1/07.

  1. hocnuoica

    hocnuoica New Member

    bác vnreddevil ơi cho em hỏi.trùng cỏ 1 lần ngâm như vậy có thể sử dụng bao lâu hay cứ châm nước vào rồi sử dụng lâu dài.lăng quăng có ăn trùng cỏ không?
     
  2. the-centaur

    the-centaur Active Member

    VNRD cho mình hỏi muốn tạo trùng cỏ giồng thì có cần phải cả cỏ tươi ko hay chỉ cần rơm là đủ hả bạn .Mình tạo trùng cỏ bằng rơm đã để khô lâu rồi liệu có tạo ra được trùng cỏ ko vậy mình sợ để rơm lâu rồi nên ko có trùng cỏ
     
  3. laotieuphumeca

    laotieuphumeca Active Member

    con đó giống bo bo quá vậy :D phải bo bo ko
     
  4. the-centaur

    the-centaur Active Member

    nó ko phải bobo đâu bạn ạ nó nhỏ hơn bobo nhiều phải dùng kính lúp mới soi rõ được
    Mà sao mình hỏi mãi ko thấy bác VNRD trả lời vậy nhỉ sốt ruột quá
     
  5. laotieuphumeca

    laotieuphumeca Active Member

    nếu vậy thì em ngâm xà lách toi công rồi, :( nức thúi rình lên táấy ghê quá mai đổ bỏ luôn :(
     
  6. tritbtphcm

    tritbtphcm New Member

    Đừng bỏ xà lách thối rửa khoảng 2 ngày là nó chìm, bạn tiếp tục múc nước cốt ra xô khác vò xà lách bỏ vô tiếp, khi nào nó chìm dùng muỗng múc nước có trùng cỏ cho ăn.
     
  7. Tony_Bao

    Tony_Bao New Member

    hồi xưa em nuôi cá xiêm độ cá vừa đẻ là em đã cho ăn bo bo rùi bây giờ nuôi cá này cực ghê.
     
  8. ng60tu

    ng60tu New Member

    vnreddevil nhà bạn ở đâu để mình đến xin trùng cỏ giống
     
  9. kennywave

    kennywave New Member

    bài viết này hay quá rất hữu ích
     
  10. Messi

    Messi New Member

    vay la co them kinh nghiem choi ca' roi hehhe
     
  11. cuocdoigiankho

    cuocdoigiankho New Member

    Cho mình hỏi tí về cách nuôi cá bột : mình ép ra 3 bầy cá bột nhưng mình không cho ăn gì cả, kết quả
    + bầy 1 còn ~ 30 con : 2 tháng = đầu đũa. Nuôi trong chậu cây kiểng.
    + Bầy 2 còn ~ 30 con : 1 tháng = chân nhang. Nuôi trong lu nước.
    + Bầy 3 mới được 1 tuần : khoảng > 500 con. Nuôi trong can nhựa 20l.
    trong lúc nuôi cá bột lớn lên thì trong hồ nuôi cá của mình sinh ra rất nhiều riêu bám vào thành hồ : vậy nó có sinh ra trùng cỏ không ?
    trong lúc nuôi cá bột lớn lên thì trong hồ nuôi cá của mình sinh ra rất nhiều sinh vật bơi trong nước có kích thước lớn hơn cá bột. Và có thêm 1 loại nữa, loại này thì chỉ bò trên mặt nước và lá bèo của mình thôi.

    MÌNH LÀ THÀNH VIÊN MỚI, NẾU CÓ GÌ SAI THÌ MỌI NGƯỜI BỎ QUA.
    THANKS​
     
  12. vinabetta

    vinabetta Active Member

    Luân Trùng ( Rotifera)

    LUÂN TRÙNG (ROTIFERA)

    Luân trùng là những động vật xoang giả, có kích thước hiển vi. Hầu hết luân trùng có chiều dài từ 0,1 – 0,5 mm, phổ biến trong các thủy vực nước ngọt, bên cạnh đó có một số loài sống ở nước mặn.
    Luân trùng, tên gọi của chúng bắt nguồn từ tên Latin có nghĩa là bánh xe “wheel-bearer”; chúng cũng được gọi là wheel animalcules - sinh vật hiển vi có dạng hình bánh xe. Thuật ngữ này xuất phát từ việc quanh sát cái gọi là "vành miệng" (corona) bao gồm một vài búi tơ xung quanh miệng có chức năng vận động giống như một bánh xe đang quay. Chúng tạo ra một dòng nước cuốn thức ăn vào trong miệng, ở đó thức ăn được nghiền bởi một hầu chuyên hoá (còn được gọi là Mastax) có chứa những chiếc hàm răng nhỏ xíu. Ờ bọn sống tữ do, phần lớn bọn chúng đều có các cặp chân hậu để gắn chúng vào giá thể trong khi dinh dưỡng.

    Hình dạng của luân trùng rất đa dạng. Lớp biểu bì của chúng phát triển tốt, lớp này có thể dày và cứng làm chúng có dạng như một cái hộp (box-like shape) hoặc mềm dẻo trông như những con giun (worm-like shape); Những dạng luân trùng trên được gọi là luân trùng có mai (loricate) hoặc luân trùng không có mai (illoricate). Nhiều loài luân trùng có khả năng bơi và một số dạng luân trùng không có mai di chuyển theo cách giun bò trên các cơ chất. Các loại luân trùng khác không có cuống, chúng sống bên trong các vỏ bằng gelatin. Có khoảng 25 loài có dạng sống tập đoàn, các loại khác sống trôi nổi (planktonic). Cũng như nhiều động vật có kích thước hiển vi khác, luân trùng trưởng thành có một số lượng tế bào cố định đặc trưng cho loài.

    Hầu hết luân trùng mang giới tính đực thường rất ít, thậm chí có thể biến mất trong trường hợp sinh sản đơn tính (parthenogenesis). Ở một số loài, quá trình sinh sản đơn tính tạo ra hai loại trứng; một loại trứng phát triển thành con cái bình bường trong khi loại còn lại phát triển thành một dạng con đực thoái hoá, chúng thậm chí không dinh dưỡng và chỉ tồn tại để sinh ra tinh trùng. Những trứng được thụ tinh tạo thành dạng hợp tử có sức đề kháng (resistant zygote) có khả năng sống sót trong điều kiện khô hạn của các ao hồ, chúng chỉ phát triển thành thế hệ con cái (female generation) khi các điều kiện sống thuận lợi trở lại. Thời gian sống của con cái trong khoảng 1 – 2 tuần. Luân trùng là một trong nhiều dạng động thực vật có thể sống sót sau một thời gian dài.khô hạn và các điều kiện bất lợi khác. Điều kiện như vậy được gọi là xerobiosis (hạn sinh), và những sinh vật có khả năng chịu đựng được điều kiện như vậy được gọi là xerobionts. Khi điều kiện môi trường trở nên bất lợi, luân trùng kết bào xác dạng trứng, khi gặp môi trường nước chúng thoát ra trở thành dạng sinh vật bơi tự do. Ở dạng bào xác, chúng có thể sống thiếu nước trong một thời gian dài, có thể là sống tiềm sinh vô hạn. Sự kích thích do nước thường diễn ra rất nhanh, thường không đầy 2 giờ đồng hồ. Quá trình sinh hoá này được hoàn thành đồng thời với khả năng tạo ra đường trehalose (một dạng đường kiểu 1-alpha) của luân trùng để tạo ra pha dạng gel (gel-like phase) hỗ trợ cho các cơ quan nội bào tránh được những hư hỏng bởi quá trình mất nước này. Quá trình này cũng thấy ở nhiều sinh vật khác như bọn bò chậm (tardigrades), giáp xác Artemia salinis.

    Phân loại

    Có khoảng 2.000 loài luân trùng, thuộc 3 lớp. Bọn đầu móc (Acanthocephala) cũng có thể coi là thuộc bọn luân trùng. Những ngành này thuộc nhóm động vật được gọi là động vật dạng dẹt (Platyzoa).
    Giới: Animalia - Động vật
    Ngành: Rotifera – Luân trùng/Trùng bánh xe

    LUÂN TRÙNG thường được dùng để nuôi cá bột (mới nở) của các loài cá trong nuôi trồng thủy sản. Và cá Betta cũng không ngoại lệ.
    Điều khó khăn ở đây là nuôi luân trùng hơi phức tạp, đòi hỏi phải biết kĩ thuât.
    Mình đã nuôi loài này và cho ăn cá con rất mạnh khoe và tỉ lễ sống rất cao. Và thấy có hiệu quả hơn so với dùng trùng cỏ hoặc con mẻ. Cho cá con ăn khi bắt đầu bơi ngang và sau 10 ngày thì cho ăn bo bo kèm theo vì lúc này cá lớn rồi.
    Đây là những gì mình đã thí nghiêm và đã thành công, mong đóng góp thêm vào diễn đàn làm phong phú thêm thức ăn cho cá con ( BETTA).

    vinabetta
     
  13. loveArowana

    loveArowana New Member

    thak you nhiu nha
     
  14. loncon31

    loncon31 New Member

    minh cung tung nuoi ca cach day kha lau roi.....co ai dam cho con an mở không? ca lon mau lam do......nhung it thoi
     
  15. vuvantuan

    vuvantuan New Member

    cho e hỏi mấy a ơi sao em làm cơm mẻ mà cơm mẻ cái e mua về rồi bỏ vào như lời mấy a chỉ mà sao hơn 1 tuần rồi mà sao chưa lên con mẻ vay xjn chj dùm : baby_n0l0v3_1993 cứu e
     
  16. duyduy167

    duyduy167 Active Member

    Anh vina betta ơi cho em hỏi luân trùng kiến đâu ra anh ? em đọc mà ko hiểu :(
     
  17. twanjung

    twanjung Active Member

    hình như bác ý Giới Thiệu về luân trùng :D Nói rõ cho anh em cách nuôi hoặc làm sao có được Luân trùng đi bác Vinabetta ơi ;)
     
  18. vuchilan

    vuchilan New Member

    mấy anh ơi cho em hỏi cá mấy ngỳa tuổi thì cho ăn bobo dc vậy?
     
  19. KanIsaiah

    KanIsaiah Active Member

    à sẵn cho hỏi,em cho nó thả bã mía vào,cá con ăn các chất tiết ra từ bã mía dc hok
     
  20. nh0xhunt3rz007

    nh0xhunt3rz007 Active Member

    từ nay mình bik cho cá bột ăn ji la tot nhất gòy
     

Chia sẻ trang này