Thấy Anh em thắc mắc nhiều về vấn để nuôi đẻ SW, mặc dù đây là vấn đề không mới vì Bác Moneyless (PF) đã truyền đạt cho Anh em ở VN chúng ta từ 2-3 năm về trước và mình đã thử nghiệm và có ít kinh nghiệm chia sẽ như sau : 1/ Tìm mua một ít sâu trưởng thành, càng to càng tốt ( 5,5 - 6cm ), nếu không có khi mua sâu nhỏ hơn nên cần bồi bổ cho chúng thêm một thời gian, nhằm tạo lứa bọ giống lớn có năng suất tối ưu. 2/ Khi đạt độ trưởng thành, cho chúng vào các lọ phim chụp hình nhớ đụt lổ thông hơi trên nắp lọ ( màu đen càng tốt, vì nhanh chuyển hóa thành bọ hơn thôi ), không cần cho ăn uống gì cả trong suốt quá trình chuyển hóa. Sau khoảng 20 - 25 chúng sẽ chuyển thành bọ đen, trong khoảng thời gian này không cần kiểm tra hằng ngày, chỉ 5-7 ngày đầu cần kiểm tra xem có em sâu nào hy sinh không thì loại bỏ vì chúng sình lên có mùi "hấp dẫn" lắm, sau đó cứ để thế đến ngày thứ 18 nên kiểm tra thường xuyên để tách riêng vào khay giống các em đã chuyển hóa xong và nên cho rau củ vì các em mất sức + nước khá nhiều trong suốt quá trình ( không cần mua mới, chỉ cần tận dụng những gì người nhà làm bếp thảy ra, cắt bỏ bớt những phần dập úng )vào để cung cấp nước cho chúng, thế là OK. Nếu không có lọ phim, ta có thể dùng ống nước 27 (nếu sâu giống dài 5,5 - 6cm ) cắt thành từng đoạn dài 6cm, dùng keo dán nhiều ống vào bìa cứng, đụt lổ dưới đáy mỗi ống tạo thành một vỉ ống, ta chồng nhiều vỉ lên nhau (nhằm hạn chế diện tích nơi chuyển hóa (nếu làm cùng lúc nhiều con giống). Dùng tăm bông bắt bọ lên khi đã chuyển hóa xong và cho ra khay giống. 3/ Khay đựng bọ giống cần có nắp đậy (có lổ thông thoáng), nếu không bọ sẽ " phi thân " ra ngoài, vừa tổn hao con giống vừ ảnh hưởng sự sống còn các loại cây xanh ngoài môi trường đấy Anh em ạ ( lủ này tàn sát nhanh lắm vì nhằm tạo môi trường để đẻ và xoay vòng chu kỳ sự sống giống loài theo tự nhiên mà )! Bên trong khay, ta nên trải một lớp cám gà con ( đừng mua cám chim, mắc lắm ) dày khoảng 2 - 3cm, bên trên lớp cám đặt mốt tấm lưới bằng với lòng trong khay giống, có lổ nhỏ hơn con bọ nhằm tránh không cho bọ chui xuống dưới ăn trứng sau khi đẻ ( đây là nguyên nhân một số Anh em nuôi đẻ nhưng không có năng suất cao ). Bổ sung rau củ ( tận dụng ) hằng ngày, trên mặt lưới nên đặt một vài khay đựng cám cho bọ ăn cùng với vài nơi trú ẩn cho chúng làm " chuyện ấy " khi cần ( khay đựng trứng bằng giấy bồi, xé theo chiều ngang hoặc dài bỏ vào ). Sau 15 ngày, ta di chuyển bọ sang khay giống khác để tiếp tục đẻ, nhằm cho lứa sâu phát triển đều hơn, nhở giủ các loại rau - củ cỏn lại củng như các khay giấy bồi vào cám trong khay để tận dụng sâu hoặc trứng sót lại ( mình làm một hộp nhỏ hơn khay giống một ít, có đáy là mặt lưới để tiện khi di chuyển bọ giống ). Phần cám và trứng trong khay đầu cứ để yên, đừng xáo trộn tránh làm hư trứng; khoảng 7 ngày sau, khoát khoát lớp mặt cám nếu để ý thấy có sâu con thì bổ sung ít rau - củ cung cấp nước cho chúng phát triển. Từ sâu con, mình nuôi khoảng 40 - 45 ngày trong môi trường có bổ sung tảo + vitamin +khoáng chất, các em nó có thể được chọn làm giống tiếp tục. Quy trình chỉ có thế, hy vọng các bạn thành công mỹ mản ! ! ! * Chú ý : Nơi chuẩn bị chuyển hóa con giống, nuôi dưỡng sâu cần thông thoáng ( nhằm để chúng ta không hít phải mùi cám + phân + nước tiểu của chúng ), tránh kiến và thằn lằn ( nếu lở phát hiện em thằn lằn nào trong ổ sâu, Anh em nên truy bắt bằng được để Rồng xơi nhé " ăn khế, trả mạng " mà ! ! ! Nếu Anh em cần môi trường vitamin + khoáng chất + tảo, mình sẽ cung cấp cho : 120,000vnđ / kg ( 0903.840.848 QUỐC )
sâu này là loại sâu mà cá cảnh chim cảnh người ta hay bán đó phải hok a.Nhìn nó bò nhoi nhoi như con dòi vậy đó phải hok
Không phải bạn ơi, loại đó người ta thường gọi là sâu gạo ( mealworm ) còn loại mình nói là Superworm ( lớn gấp cả 100 lần loại kia ), anh em chơi cá Rồng thường chơi loại này, ngoài ra nó vẫn tốt cho các loại chim kiểng có vóc dáng lớn như : Khướu, hoạ mi, chích choè, chào mào, gà kiểng . . . ! ! !
@qt cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin hữu ích. có lần mình cũng thử gầy nuôi sw theo chỉ dạy của anh MNL nhưng thấy khó thành công quá. tụi sw sẽ ăn thịt lẫn nhau khi chúng bị thiếu nước (dù chỉ 1 ngày thiếu nước).
ủa minh thấy tui nó lột vỏ rất nhiều,ko biết phải do ăn thịt lẫn nhau hay là chỉ lột vỏ thôi,mình cũng it khi cho ăn thức ăn cung cấp nước cho tụi nó
thức ăn tươi sống giúp cá rồng dễ tiêu hoá, hấp thu dinh dưỡng, lên màu tự nhiên 100% tép trứng tươi sống còn nhảy được cấp đông Tép trứng là loại thức ăn bổ dưỡng và khá phổ biến chứa rất nhiều Calci, Astaxanthin và Carotene Tham khảo các loại thức ăn tươi sống Đại Học Cần Thơ dành cho cá rồng từ nhỏ đến khi trưởng thành tại: http://thucantuoisong.com/thuc-an-tuoi-song-cao-cap-tu-khi-moi-sinh-den-truong-thanh/