Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

[Dịch] Bắt đầu tạo một hồ cá

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá bảy màu' bắt đầu bởi dsymphony, 25/5/10.

  1. dsymphony

    dsymphony Active Member

    Quá trình bắt đầu 1 bể cá thường được gọi là quá trình “Cycling”, tuần hoàn hay ổn định hồ, là quá trình “giới thiệu” một chiếc bể với các loại vi sinh (Bacteria), chúng sẽ xử lý Amonia và Nitrite (đều độc hại cho cá) được tạo ra bởi chất thải của cá. Bản chất của quá trình là giảm lượng Amonia và Nitrite trở thành Nitrate, là chất không độc hại đối với cá. Chu trình này trung bình thường tốn 30 ngày sau khi chúng ta thả cá vào hồ. Nó có thể chỉ tốn 21 ngày, hay tới 60 ngày mà không vì một lý do cố định nào. Ngoài thị trường hiện đang có bán các loại Bacteria có sẵn nhằm giúp cho quá trình Ổn định này xảy ra nhanh hơn. Các sản phẩm này hoạt động được khi lượng vi sinh trong hồ đã có thể tồn tại và phát triển, nhưng việc tiếp tục thả cá vào cũng cần được thực hiện một cách từ từ.

    Các bước sau đây được đề nghị dựa vào việc bắt đầu 1 hồ trong khi vẫn giảm thiểu sự vội vàng và trở ngại:

    Việc quan trọng nhất là nước, bạn sẽ chọn cách thức ổn định nước như thế nào (điều này sẽ đc đề cập ở các bài sau)

    Hồ của bạn có kích thước như thế nào? Bạn muốn loại hồ đó là loại gì?

    Lựa chọn loại lọc mà bạn muốn dùng, bạn có thể chọn lựa từ lọc đáy (under-gravel filters), lọc thác (hang – on – back filter), lọc tràn (overflow filter) hay một số loại lọc kết hợp từ các loại lọc này. Hỏi người bán để họ hướng dẫn kỹ về lựa chọn các loại lọc này.

    Lắp vào bể tất cả các loại vật liệu và vật dụng cho bể và đổ nước vào. Điều này có nghĩa là tạo nền, lắp lọc, dùng sưởi (hay chiller – máy làm mát) …

    Để chúng hoạt động từ 2 – 4 ngày, và bắt đầu bỏ cá vào sau 1 tuần.

    Dùng 1 số cá “kích hoạt” để bắt đầu chu trình. Một số loài rất tuyệt vời cho quá trình này như: sọc ngựa (Danios), cánh buồm đen (Black tetra), Kim tơ (White cloud), …và các họ của chúng. Không nên dùng quá nhiều cá trong quá trình Ổn định này. Một số bạn có hỏi rằng liệu họ có thể sử dụng cá Ông tiên (angelfish), cá Cọp (catfish), Tỳ bà hay các loại cá ko phù hợp khác. Xin các bạn hãy ráng “nhịn” đừng làm điều đó, và bạn sẽ tránh khỏi rất nhiều phiền toái và thất vọng trong vài tháng sau.

    Khi bạn mua cá về, để nguyên bịch có cá nổi trên mặt hồ trong vòng 15 – 20 phút để cân bằng nhiệt độ của nước với nhiệt độ trong hồ. Điều này rất quan trọng vì cá rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Sau khi nhiệt độ cả 2 bên đã cân bằng, bạn có thể thêm ¼ cốc nước của hồ vào túi mỗi 15’ từ 1 – 2h. Sau đó có thể thả cá vào trong hồ. Nếu có thể, dùng vợt vớt cá vào trong hồ thay vì bỏ luôn cá lẫn nước trong bịch vào hồ.

    Cần chú trọng đặt biệt tới việc cho cá ăn, nhất là khi quá trình Ổn Định chưa hoàn tất. Cho cá ăn quá mức là một trong những sai lầm thường thấy mỗi khi làm 1 hồ cá mới. Bao tử cá chỉ to bằng kích thước của mắt cá, vì vậy hãy cho ăn ít thôi. Cá chỉ lên ăn hết tất cả những gì mình cho trong khoảng thời gian 3 ph. Nếu không thì bạn đã bỏ quá mức rồi đó. Hãy giảm lại lượng thức ăn bỏ vào trong lần ăn sau, cá chỉ cần cho ăn ngày 2 lần.

    Sau 14 ngày bạn có thể mang nước đi thử Amonia và Nitrite. Điều đó sẽ cho bạn biết hồ đã bắt đầu Ổn Định chưa. Nó cũng cho thấy rằng có nên bắt đầu bỏ thêm cá hay không. Sẽ không phải là 1 ý tưởng hay, nếu quá trình Ổn định chỉ vừa mới bắt đầu. Lượng Amonia và Nitrite sẽ tăng cao làm tăng chất độc trong quá trình này. Vì bạn đã bắt đầu quá trình bằng các loại cá dễ sống, chúng sẽ sống sót qua quá trình này. Vì lượng chất độc này tăng lên 1 cách từ từ, nên cá có thể chịu đựng được mà không phải chịu một hậu quả nào. Bỏ cá mới vào sẽ khiến chúng rất căng thẳng, vì chúng không có thời gian để thích nghi với môi trường có độ Amonia và Nitrite cao như thế. Không may rằng, chúng không thể sống sót được.

    Một khi kết quả thử nước cho thấy rằng nước của bạn là an toàn, bạn đã có thể cho thêm cá vào. Người bán cá có thể hỗ trợ bạn trong việc chọn lựa loại cá để bỏ vào dựa trên kích thước của hồ. Nên bỏ cá vào một cách lần lượt, sẽ không tốt nếu bỏ liền 1 lúc một lượng cá quá lớn. 1 hay 2 con và chờ từ 1 – 2 tuần rồi hãy bỏ tiếp tục, thử nước sau khi bỏ cá vào được 6 tiếng.

    Đừng lo ngại nếu hồ của bạn bị đục đục trong vài tuần. Hiện tượng đó là phổ biến và sẽ tự nhiên biến mất sau 2 – 3 tháng.

    Bảo dưỡng hồ định kỳ sau khi chu trình Ổn định đã hoàn tất. Thay nước từ 20 – 25% mỗi tuần. Cá không thoải mái khi có 1 lượng hóa chất lớn bị thay đổi. Chúng thoải mái hơn khi 1 lượng nhỏ được thay đều đặn, hơn là 1 lượng lớn được thay không thường xuyên. Châm nước thêm vào hồ để bù cho khoản nước bị bay hơi bớt không được gọi là thay nước.

     
  2. Terry.Thien

    Terry.Thien Active Member

    bài này bổ ích đấy chú M .... Vote 1 phiếu cho chú :D
     
  3. sauhoang

    sauhoang Active Member

    Bài dịch hay, bổ ích. Ước gì anh có thời gian để thực hành theo lý thuyết này :wallbash: Thôi thì tùy cơ ứng biến vậy :D
     
  4. dsymphony

    dsymphony Active Member

    em cũng đang thử từ từ cho hồ của em, vì không có đủ các dụng cụ thử nước, nên sử dụng cá trăm 1k vài em để bỏ từ từ vào nước, sau 1 đêm có 1 số con ko chịu nổi ra đi, sáng nay vẫn còn 1 chú sống đc và rất khỏe mạnh, có lẽ cũng đã tiến đc 1/4 quãng đường rồi, cứ từ từ thêm vào rồi quan sát vậy, sau này sẽ lần lược thay cá trăm bằng 7 màu, như thế thì môi trường ít bị biến đổi, cá mới vào cũng thoải mái hơn vì hệ vi sinh sẽ phát triển giống với tự nhiên hơn.
    Những hồ đã hoàn tất quá trình này, nước luôn được xử lý và tuần hoàn, cá không bị ảnh hưởng bởi chất thải của nó cũng như thức ăn dư thừa tan vào trong nước nữa. Điều này lại tốt hơn cho cá, vì hiện nay, em toàn 1 tuần mới thay nước 1 lần, trong lần đó thì mới có thể dọn vệ sinh cho cá, nghĩa là có gì bất trắc, cá cũng phải chịu đựng 1 tuần rồi nước mới đc thay ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/5/10
  5. nguoi_yeu_ca_canh09

    nguoi_yeu_ca_canh09 Active Member

    nitrat là chất độc hại cho cá nhưng không độc hại bằng ammo và nitrit.
     
  6. dsymphony

    dsymphony Active Member

    Nitrate có độ độc hại bằng 1% đối với Amonia và Nitrit, lại tác dụng rất chậm với cá và lại dễ dàng được cây hấp thụ để sinh ra Oxi hòa tan vào nước
     
  7. hi_box

    hi_box Active Member

    kiến thức chú Mẫn thật uyên bác.........................
     
  8. dsymphony

    dsymphony Active Member

    khả năng dịch của em và google muôn năm thôi anh, em chẳng có cái hồ nào ra hồn cả :D
     
  9. haftlife

    haftlife Active Member

    ủng hộ chú Mẫn. Cứ thế phát huy..............
     
  10. Terry.Thien

    Terry.Thien Active Member

    bác Tâm lấy dùm bịch sỏi bên nhà bác Lee cái...bữa h,e đi k dc :(
     
  11. shinichi423

    shinichi423 Active Member

    Thanks a M ^^. Mấy lần đâu e chăm tụi nó đàng hoàng thì tụi nó chết hoài, mấy bữa gần đây chỉ cho ăn, nc thấp thì châm thêm, vậy mà nc' vẫn trong, bèo thì xanh, rong thì mọc um sùm. Chẳng biết thế nào nhưng cứ để như vậy chắc ko sao, e thấy tụi nó vẫn sống khoẻ :D
    Nhưng làm sao thì biết đc là "chu trình Ổn định đã hoàn tất" ?
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/5/10
  12. dsymphony

    dsymphony Active Member

    thật ra thì nó ko gọi là "hoàn tất", mà là vòng tuần hoàng của Amonia - Nitrite - Nitrate nó hoàn chỉnh, nghĩa là khi cá thải chất thải ra hồ, chất thải sẽ đc phân hủy cho cây hấp thụ mà không làm cá bị nhiệm độc. Nước ngoài ng ta có các công cụ đo để bít được điều đó (thông qua sự tụt giảm các chỉ số về Amonia - Nitrite trong nước) còn ở VN mình, anh nghĩ ra 1 cách là em mua thử cá trăm(loại cá mà em mang về cho cá rồng ăn đó) bỏ vào hồ chừng vài ba ngàn, 1 lượng cá sẽ ... ra đi, 1 luượng sẽ ở lại và sống khỏe mạnh, khi đó thì em sẽ bít rằng với lượng cá thế nào thì hệ vi sinh trong hồ có thế xử lý đc, sau đó thì cứ thay từ từ 2 con cá trăm = 1 con 7 màu, thì 7 màu khi vào nước sẽ sống rất khỏe
     
  13. hwataelee

    hwataelee Active Member

    Có ai qua lấy lẹ huk. Nếu ko thì cho ăn :lee: bi h :d
     
  14. shinichi423

    shinichi423 Active Member

    Vậy là còn phụ thuộc vào cả số lượng cá thể trong hồ nuôi nữa... Cá đẽ là phải vớt ra riêng r. Cám ơn a M nhiều nhiều.
     
  15. Terry.Thien

    Terry.Thien Active Member

    hic...để bữa 30 a Lee mang dùm cho e lun quá..k bít dc k ta :D
     
  16. dsymphony

    dsymphony Active Member

    thật ra thì cá con có cách chăm khác với cá thường của mình, cá con còn rất nhỏ, khả năng tìm đc thức ăn khá kém, nên khi chăm cá con thường nên để cá con ra hồ nhỏ, để thức ăn nhiều trong nước để cá dễ tìm thấy nguồn thức ăn, song song đó nên thay nước cho cá con thường xuyên 1 chút cho cá khỏe, do đó để cá sắp đẻ ra riêng, hồ nhỏ này sau sẽ dùng để nuôi cá con, vừa có thể dễ thay nước, quan sát cá và cho ăn thoải mái hơn, ko bị các con lớn dành ăn, hay làm độc nước, hại tới các "mầm non" tương lai này
     
  17. shinichi423

    shinichi423 Active Member

    Cá con e nuôi riêng:
    -Hồ thả nhiều rong và bèo.
    -Cho ăn bobo 2 ngày 1 lần.
    -Khi nào đã phân biệt đc giới tính cá thì bắt đầu tách riêng và cho ăn xen bobo với trùn.
    -nc' thì e thấy trong mà cá con sống vẫn khoẻ nên không thay.
    Có 1 bầy kem mắt đen mà 17 con thì hết 11 con là cột sống bị cong, đem cho betta & rùa xơi hết >"<
    Còn Albino thì e chưa biết sẽ thế nào, thấy bụng cũng bự mà ko thấy dấu hiệu gì hết, chỉ có ham ăn thôi...:praying:
     
  18. elvishoa

    elvishoa New Member

    Em thích nhất câu "bao tử chỉ to bằng mắt cá" trong bài dịch ^ ^!
     
  19. djnhanh

    djnhanh Active Member

    =)) Copy hết văn bản tiếng aNh vào Google translate Vietnamese =)) rùi sửa lại văn ngôn từ là okie roài =))
     
  20. dsymphony

    dsymphony Active Member

    Anh để google dịch rồi đó, em biên tập lại đi nhé, nếu em thấy mọi thứ rất dễ dàng, anh mong em cung cấp cho anh và mọi người trên diễn đàn một số kiến thức hay để cập nhật và hỗ trợ mọi người trong quá trình phát triển đàn guppy thân yêu
     

Chia sẻ trang này