Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Những kinh nghiệm chữa bệnh cá vàng của Panda1983

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá vàng & cá chép' bắt đầu bởi panda1983, 7/4/10.

  1. panda1983

    panda1983 Active Member

    Chào các bạn,
    Phong trào chơi cá vàng đang dấy lên rất mạnh gần đây, và mỗi ngày càng thêm sôi nổi. Chỉnh bởi đam mê không giới hạn của những người chơi và ảnh hưởng của thú vui này đang không ngừng lan rộng.

    Đã đam mê, thì không có người chơi nào không quan tâm chăm sóc cho những chú cá của mình. Không có người chơi nào lại không lo lắng mỗi khi cá yếu, bệnh. Bệnh tật là một yếu tố hiển nhiên tồn tại cùng thú chơi này, và bạn sẽ phải chấp nhận, phải sống chung với nó khi đã trót đam mê.

    Với những anh em đã có kinh nghiệm, thì bệnh tật sẽ ít xảy ra hơn, và thái độ đón nhận cũng tích cực hơn.
    Nhưng với những người chơi mới, thì trả học phí cho những trường hợp cá chết, thậm chí là hàng loạt sẽ khó tránh khỏi. Thái độ đón nhận hiển nhiên cũng tiêu cực hơn, dễ dẫn đến chán nản.

    2 điểm tô đậm ở trên là những gì Panda muốn truyền đạt tới các bạn chơi mới:
    - Ko ai chơi lâu năm, có nhiều kinh nghiệm mà chưa từng trả học phí. Hi vọng các bạn ko vì vậy mà từ bỏ thú vui này. Cách hạn chế là nuôi cá kích thước vừa phải, giá mềm trước. Đầu tư cá lớn, giá cao sau.
    - Những ai đã, đang và sẽ "vướng" vào niềm đam mê này sẽ phải sống chung với yếu tố bệnh tật của cá. Đây cũng chính là lý do Panda lập ra Topic này. Hi vọng phần nào giúp được các bạn chơi.

    Dưới đây sẽ là những kinh nghiệm thực tế của Panda. Trước khi xem, mình muốn nói rõ, Topic này lập ra chỉ nhằm mục đích duy nhất là chia sẻ kinh nghiệm. Bạn nào tin và áp dụng thành công, quả là món quà tinh thần rất lớn cho Panda. Bạn nào không tin, xin đừng áp dụng, và đừng bảo Panda nói phét, vì tôi lập topic này chẳng vì khoe khoang.
    Chúng ta bắt đầu nhé.

    *Ghi chú: Có những bệnh sẽ có hình ảnh cụ thể. Có những bệnh sẽ không có. Thật đáng tiếc vì Panda chỉ mới nảy ra ý định lập topic này gần đây. Nên những trường hợp trước đó ko có ghi lại bằng hình ảnh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/4/10
  2. aliruarua

    aliruarua Active Member

    ??

    sao ko có gì hả anh?
     
  3. hunter205

    hunter205 Active Member

    kết câu này của pác thế, càng ngày càng nghiện cá, từ cá vàng 5k/em bi h thành lionchu 200k/em, tương lai chắc lên mấy em rồng wá :wallbash::wallbash::wallbash:, già cả chắc sắm tàu đánh cá ra biển bắt cá =))

    đùa chứ anh em ai có bệnh cứ post, pác panda (ko fải em) chẩn đoán cho :D
     
  4. no_fate

    no_fate Active Member

    anh em có cá bệnh gặp panda kìa :D bác sĩ cá vàng đê :p hoan nghênh tinh thần chia sẻ của panda.Mong sao bác sĩ panda thất nghiệp(vì ko ai có cá bệnh)
     
  5. panda1983

    panda1983 Active Member

    Haiz máy tính có nhiều ảnh quá, lục lọi mãi chưa tìm được hết. Còn 1 phần trong máy ảnh và trong điện thoại của meomeo1987 nữa :p Đăng từng phần vậy, anh em chịu khó xem rời rạc tí nhé.
    I/ Bệnh lở đầu

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Em bị bệnh như các bạn thấy là Ngọc Trai. Sau 1 thời gian (4-5 ngày) chữa bệnh thì kết quả thế này:

    [​IMG]

    Các bạn có thể thấy là vết thương đã ngừng hẳn loét. Và đang se lại.

    Điều trị như sau:

    I/ Chuẩn bị bể ngâm (Bể bệnh viện BBV):
    - Hút nước bể chính ra 1 bể nhỏ 7.5L
    - Cho 7.5g muối.
    - Cho 5 giọt Xanh metylen
    - Cắm sưởi 30oC
    - Cắm sủi

    II/ Cho thuốc
    - Bắt cá sang BBV, giữ cá sao cho phần bị loét nhô lên khỏi mặt nước.
    - Nhỏ 1 giọt Xanh metylen lên vết thương.
    - Rắc 1 ít Tetracycline lên vết thương.

    III/ Điều trị
    - Ban đầu cá còn yếu, vết loét nặng, ko cho ăn (Vì BBV ko có lọc, ko dám cho ăn sợ nước bẩn nhiễm trùng vết thương)
    - 2 hôm sau cá khỏe hơn, cho ăn 1 bữa duy nhất vài viên thức ăn chìm vào buổi tối.
    - Hôm sau vết thương đỡ loét, pha nước bể chính (25oC) với 1 chút nước nóng để thành 30oC. Thay nước cho cá.
    - Panda thấy đầu cá tiến triển tốt, nên quyết định ko nhỏ, rắc thuốc trực tiếp nữa. Chỉ chuẩn bị như bước I mà thôi. Cho ăn.
    - Hôm sau chụp bức ảnh mà các bạn xem ở trên.

    Hôm sau Panda thấy cá gần khỏi rồi, sợ để BBV ko lọc ô nhiễm tái phát bệnh, nên thả về bể chính mà quên mất vấn đề nhiệt độ đang chênh 5oC. Cá bị shock nhiệt độ, lờ đờ hẳn đi, quan sát 1 lúc sau thì vật vờ nằm ở đáy. Mình lấy 1 cái giỏ, gắn 2 miếng cao su vào quai để giỏ nổi trên mặt nước, thả cá vào đó, để giỏ dưới lỗ xả nước của lọc tràn, trên thanh sủi oxy. Hôm sau về thì cá đã ra đi. Chủ quan quá các bạn nhỉ :(

    Các bạn có thắc mắc tại sao Panda lại mở đầu Topic bằng 1 trường hợp mà kết quả sau cùng là cá chết vậy ko? Vì qua đó Panda muốn gửi gắm tới các bạn những điều sau:
    - Bệnh phát hiện càng sớm, hiệu quả điều trị càng cao, càng nhanh.
    - Cá đang bệnh hay vừa khỏi bệnh sẽ có thể trạng yếu, vì vậy cần hết sức lưu tâm đến sự cân bằng về các thông số của nước BBV, nước bể chính, và nước thay mới.
    - Cuối cùng Panda muốn dành tặng kinh nghiệm này cho anh Sucsong_HN, chúc chú cá của anh chóng lành bệnh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/4/10
  6. panda1983

    panda1983 Active Member

    Hihi bây giờ chuyển sang mấy ca thành công cho nó có khí thế các bạn nhỉ.

    II/ Bệnh ngửa bụng

    [​IMG]

    Chú cá mắc bệnh này là Lưu Kim đen. Loại đuôi ngắn cũn cỡn mà No_fate khoái đây :p

    Sau 1 thời gian chữa trị thì kết quả thế này: (Vừa chụp đó kekeke)

    [​IMG]
    [​IMG]

    Các bạn thấy rằng nó bơi tung tăng rồi đúng ko ^^ Lúc bệnh nổi bề mặt hoài rồi bây giờ chỉ khoái bơi tầng đáy thôi :p

    Điều trị như sau:

    1/ Chuẩn bị bể ngâm
    - Hút nước bể chính ra 1 bể nhỏ 7.5L
    - Cho 7.5g muối.
    - Cắm sưởi 30oC.
    - Cắm sủi
    *Muối và sưởi trong trường hợp này ko nhằm trị bệnh, mà để phòng bệnh vì BBV ko có lọc.

    2/ Cho thuốc
    - Chẳng cho thuốc gì cả :p

    3/ Điều trị
    - Kệ nó ngày đầu tiên
    - Hôm sau cho ăn 1 bữa thả phanh tôm, tép .
    - Hôm sau cho ăn đậu xanh cà nhuyễn (Cảm ơn KelIngva trước đây đã tư vấn về đậu xanh, sau này nghiên cứu sâu thêm mình mới hiểu công dụng của nó)
    - Duy trì 1 ngày 1 bữa đậu xanh cà nhuyễn trong vòng 1 tuần. Mỗi ngày thay 1/4 nước.
    - Thả về bể chính. Lần này rút kinh nghiệm vụ Ngọc Trai. Mình rút sưởi cho nhiệt độ giảm dần đến 25oC thì thả về bể chính.























    Kinh nghiệm của bạn khanh210263


    Mình mua 4 con cá ở Lưu xuân tín ( 2 con lưu kim ngũ hoa, 2 con lan thọ ) cách nay 1 tuần, hiện giờ 3 con đã chết. Cá không có biểu hiện gì bên ngoài, vẫn ăn bình thường, thỉnh thoảng thì nằm im dưới đáy hồ . Sau vài ngày, cá chết rất nhanh, bên ngoài không có dấu hiệu gì .Mình mở nắp mang lên xem thì toàn bộ mang cá đã bị hoại tử nghiêm trọng. Mình tạm gọi là bệnh hoại tử mang
    [​IMG]
    Tham khảo sách bệnh học thuỷ sản ( TS Bùi Quang Tề ) thì thấy bệnh của cá mình giống với bệnh dưới đây :

    2. Bệnh do herpesvirus cá chép- Koi herpesvirus Disease- KHV
    Herpesvirus koi là mộ bệnh virus truyền nhiễm cao cho cá, có thể là nguyên nhân gây bệnh và tỷ chết ác liệt ở cá chép (Cyprinus carpio) (Hedrick et al., 2000; OATA, 2001). Cá chép được nuôi làm thực phẩm và một số cá chép nuôi làm cảnh đề nhiễm bệnh KHV. Báo cáo đầu tiên bệnh xuất hiện ở Israel, năm 1998. Từ đó đến nay bệnh xảy ra ở Mỹ, châu Âu và châu Á (Hedrick et al., 2000; OATA, 2001; Anonymous, 2003).
    2.1. Tác nhân gây bệnh
    Virus có nhân axit nucleic là AND thuộc họ Herpesviridae, như giống Herpesvirus (Ronen
    et al., 2003), (Waltzek et al., 2004). Những loài cá thuộc họ cá chép như cá vàng
    (Carassius auratus) và cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) dường như không bị ảnh
    hưởng bởi bệnh KHV (OATA, 2001).
    2.2. Dấu hiệu bệnh lý:
    Đầu tiên có thể là một vài tổn thường trên mang và tỷ lệ chết cao. Một số trường hợp vi
    khuẩn và KST là tác nhân thứ hai có thể làm cho virus nhiễm đầu tiên nguy hiểm hơn.
    Trạng thái cá nhiễm bệnh thường gần tầng mặt, bơi lờ đờ và có thể bị sốc do ngạt thở và
    bơi không định hướng.
    Dấu hiệu bệnh ngoài của bệnh KHV có thể thấy mang có vết chấm lốm đốm màu đỏ và
    màu trắng (hình 15, 16) (giống như bệnh vi khuẩn dạng sợi), mang chảy máu, mắt trũng, da có đám bạc màu hoặc phồng rộp. Lấy nhớt mang kiểm tra dưới kính hiển vi thường gặp số lượng lớn vi khuẩn và KST khác nhau (Hedrick et al., 2000; OATA, 2001; Goodwin,
    2003).
    Dấu hiệu bên trong của bệnh KHV không có gì đặc biệt, nhưng chúng có thể là các cơ quan bắm chặt vào xoang cơ thể và xuất hiện các chấm lốm đốm (Hedrick et al., 2000; Goodwin,
    2003).
    Tỷ lệ chết mãnh liệt xảy ra rất nhanh trong quần đàn nhiễm bệnh, cá chết bắt đầu trong
    vòng 24-48 giờ sau khi xuất hiện dấu hiệu bệnh. Thí nghiệm nhiễm bệnh bằng virus ở nhiệt
    độ 220C, 82% cá chết trong vòng 15 ngày (Ronen et al., 2003).
    2.3. Phân bố và lan truyền bệnh:
    Bệnh KHV là nguyên nhân gây chết từ 80-100% trong quần đàn cá, ở nhiệt độ 22-270C
    (OATA, 2001). Bệnh KHV nhiễm khác nhau với tuổi của cá, nhưng khi nhốt chung cho
    thấy cá hương nhiễm mạnh hơn cá trưởng thành (Perelberg et al., 2003).

    Gây nhiễm bằng cho tiếp xúc trực tiếp với cá bệnh, với dịch từ cá bệnh và nước từ hệ thống cá bệnh, bệnh có thể nhiễm và gây chết cá phụ thuộc nhiệt độ nước tăng (OATA, 2001). Cá vàng và những loài cá khác trong họ cá chép không nhiễm bệnh KHV (Perelberg et al.,2003; Ronen et al., 2003).
    Virus xuất hiện sau khi nhiễm 14 ngày cho cá, tuy nhiên bệnh còn phụ thuộc vào nhiệt độ
    là yếu tố thứ hai cần thiết cho bệnh bùng phát. Tỷ lệ chết liên quan đến bệnh KHV xảy ra ở nhiệt độ 18-270C, hầu hết tỷ chết không xảy ra khi nhiệt độ < 180C và > 300C (OATA,
    2001; Goodwin, 2003).

    Hình cá bệnh: http://www.mediafire.com/view/?3frtb3ej31icnqc

    Hình 15: A- Cá chép bị bệnh KHV thường thấy mang có vết chấm lốm đốm màu đỏ và màu
    trắng. Những vết chấm này xuất như dạng bệnh vi khuẩn hình sợi trên mang cá; B- mang bị
    sơ rách có màu trắng;Theo Andy Goodwin.
    Hình 16: cá chép bị bệnh KHV: mang bị hoại tử (mẫu thu tại Viện NCNTTS 1, 4/2006)
    2.4. Chẩn đoán bệnh:
    Nuôi cấy virus dùng tế bào vây cá chép; kỹ thuật PCR; kỹ thuật ELISA
    2.5. Phòng bệnh:
    Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp

    Rút kinh nghiệm, mình mở nắp mang kiểm tra con còn lại thì thấy mang cũng đã bị hoại tử một ít, cá vẫn bơi lội bình thường , vẫn ăn uống bình thường.

    haizz.., căn bệnh này thật là quái ác, diễn biến âm thầm, chết ác liệt....
     
    Last edited by a moderator: 20/6/12
  7. manhtien87

    manhtien87 New Member

    Tôi thiết nghĩ nếu bác đã viết thế này bác nên nêu thêm cả nguyên nhân bị bệnh nữa để mọi người nuôi cá vàng biết mà đề phòng,ví dụ như bệnh 1 là do nhiễm khuẩn,bệnh 2 là do bong bóng có vấn đề và đậu xanh để chữa bong bóng.. v... v.
     
  8. no_fate

    no_fate Active Member

    hè hè,bài viết bổ ích :D đính chính lại con ryukin đen kia đuôi trung,ko phải loại mềnh thích.Mềnh bổ sung thêm cách mềnh đã chữa khỏi mấy em loét đầu như trên(ko riêng gì ngọc trai,hầu hết cá có mào đều có thể bị;theo tớ thì do nấm nặng + mào sùi quá nhiều múi>>sinh ra mủ>>hoại tử)Chuẩn bị sẵn 1 bể hoặc xô riêng ,cắm sưởi 30 độ,nhỏ vài giọt cồn i ốt(nếu có)còn ko thì 1 thìa muối hột.Ngâm tetracylin vẫn liều 20l/1viên con nhộng + cắm sủi>>>cách này thấy triệt để hơn(thuốc ăn rụng phần mào loét,lõm hẳn vào)nhưng cũng có cái hại do cá vàng yếu nên lúc khỏi dưỡng lại hơi lâu :D cá biệt em nào yếu quá sẽ ra đi.Nên ai mà dùng cách của mềnh xin chú ý cá lờ đờ nằm 1 chỗ nên thay 50% nước+nghỉ ngâm thuốc 1 hôm,hôm sau thấy chưa đỡ lại ngâm tiếp
     
  9. panda1983

    panda1983 Active Member

    III/ Bệnh xù vảy (Panda gọi là bệnh sưng mông :p)

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Tiến triển của bệnh (Chụp khi vẫn đang trong quá trình điều trị)

    [​IMG]
    [​IMG]

    Chú cá mắc bệnh là Ranchu vàng. Ban đầu thì vảy ở cuối lưng và gốc đuôi xù lên, sau đó rỉ máu, cuối cùng là sưng tấy. Vì thế mới gọi là bệnh sưng mông hí hí. (Em này hơi bị bệnh bong bóng 1 tí tẹo. Người luôn hơi nghiêng khi bơi. Nhưng ko quá nặng nên Panda chẳng dại gì mà chữa trị, khéo lại lợn lành thành lợn què :p Cả cái em Ranchu đen chuẩn nhất bể cũng thế, toàn chổng mông lên trời à, nhưng kệ nó, càng đáng yêu hehe).

    Sau 1 thời gian chữa trị thì nó thế này (Xin lỗi các bác cho em chổng mông về phía ống kính các bác coi cho rõ :p Hàng họ em ngon phết đới ^^):

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Để được như những bức ảnh trên thì cần thời gian khá lâu. Cụ thể là ngày bắt đầu chữa bệnh khoảng giữa tháng 2, sau đó khoảng 10 ngày là ngừng cho thuốc, hậu quả nhìn rất rõ, những bức ảnh này chụp vào cuối tháng 3, dường như ko còn dấu vết gì của bệnh nữa.

    Điều trị như sau:

    1/ Chuẩn bị bể ngâm
    - Hút nước bể chính ra 1 chậu nhựa, thể tích khoảng 7.5L (Lúc đấy chưa có BBV :p)
    - Cho 7.5g muối.
    - Cho 5 giọt Xanh metylen
    - Cắm sưởi 30oC
    - Cắm sủi

    2/ Cho thuốc
    - Giữ cá sao cho phần "mông" bị bệnh nổi trên mặt nước.
    - Nhỏ xanh metylen lên vùng bị bệnh (Hic phải nhỏ 3 giọt mới đủ :( Mông trái, mông phải, mông... giữa :p)
    - Giữ 1 lúc cho thuốc ngấm.
    - Rắc 1 lớp mỏng kháng sinh lên vùng bị bệnh.
    - Giữ 1 lúc cho ngấm.
    - Đổ nốt phần thuốc thừa vào chậu

    3/ Điều trị
    - Thay 1/3 nước sau 2h.
    - Hôm sau thay thêm 1/3 nước
    - Hôm sau nữa thay thêm 1/3 nước. Cho ăn 1 bữa.
    - Hôm sau thay thêm 1/3 nước. Cho thuốc như bước 2.
    - ...............
    - Tổng cộng sau 3 vòng điều trị như thế, mông đã hết sưng, vảy đã hết xù. Panda thả cá về bể chính. Hồi đó bể chính cũng để 30oC nên khỏi lo shock nhiệt độ - Xin lỗi em Ngọc Trai lần nữa :(
    - Khi thả vào bể chính thì tàn tích của bệnh nhìn rất rõ, nhưng sau ngon dần, kết quả là những bức ảnh ở trên ^^



    IV/ Bệnh ... chờ anh em đặt tên :p

    [​IMG]
    [​IMG]

    Em bị bệnh là 1 em Oranda. Em này khá đặc biệt vì nó có màu trắng của tụi Hạc Đỉnh Hồng, mũ rất đỏ. Tuy nhiên hình dáng lại giống tụi Sư Tử. Điểm Panda thích nhất ở chú này là dải màu đỏ chạy suốt từ "Nhân trung" đến gốc đuôi. Rất đẹp và lạ. Trong cả đàn sử tử vàng lúc chọn mua thì có duy nhất 1 em này. Bị lan man rùi hehe.

    Tình trạng của em này khi phát hiện bệnh là nằm đáy như hình 2. Ban đầu Panda tưởng nó ngủ nên kệ. Mãi sau nó vẫn nằm im, thấy nghi nghi nên lại gần quan sát, vẫn chẳng thấy dấu hiệu bệnh tật gì, mang thở vẫn đều, lại kệ nó.
    Đến hôm sau nó vẫn nằm đó, lần này thò cái cán vợt xuống trêu cho nó bơi đi, thì ôi thôi ...
    Trường hợp này làm Panda nghĩ đến mấy bác giai đi đường soi chị em, thấy nhìn nghiêng xinh xắn dễ thương, đến lúc gọi người ta quay mặt bên kia ra thì nguyên mảng giời leo trên mặt ==> Chạy mất dép =))
    Ảnh 1 mà các bạn xem là tình trạng bệnh sau 3 ngày chữa trị. Khi bắt đầu chữa thì vết loét to hơn, đặc biệt là có viền đỏ lan rộng xung quanh (Khác với bệnh lở đầu)
    Bây giờ ngồi soi lại cái ảnh nằm đáy, mới phát hiện ra rằng ở góc độ này vẫn nhìn được vết loét. Sao lúc đấy ko phát hiện ra hả trời :( Bạn nào nhìn được ra và chỉ đúng đầu tiên, Panda sẽ tặng 5 gói sâu đông lạnh :p

    Sau khi kết thúc chữa trị:

    [​IMG]
    [​IMG]

    Điều trị như sau:

    1/ Chuẩn bị bể ngâm
    - Hút nước bể chính ra 1 bể nhỏ 7.5L
    - Cho 7.5g muối.
    - Cho 5 giọt Xanh metylen
    - Cắm sưởi 30oC
    - Cắm sủi

    2/ Cho thuốc
    - Cho 1/2 viên nhộng Tetracycline vào BBV
    - Trường hợp này vì vết loét quá gần mắt, nên Panda ko dám cho Xanh metylen và kháng sinh trực tiếp lên vết thương.

    3/ Trị bệnh
    - Hôm sau thay 1/3 nước. Cho ăn 1 bữa vào buổi tối.
    - Hôm sau thay 1/3 nước. Lặp lại cách cho thuốc ở bước 2 và 3
    - Cứ như vậy sau 3 lần cho thuốc cá đã khỏi bệnh.

    V/ Bệnh "tuột nhớt".

    2 chữ tuột nhớt Panda để trong ngoặc kép. Vì thực ra tuột nhớt không phải 1 bệnh, nó là phản ứng của cơ thể. Ví dụ con người bị hạt tiêu bay vào mũi sẽ hắt hơi vậy :p

    Tuột nhớt có thể là phản ứng với những trường hợp như:
    - Cho muối quá nhiều.
    - Cho kháng sinh quá liều.
    - Bệnh lâu ngày (Ví dụ thối vảy...)
    - Shock nước (Ví dụ thay 100% nước chưa khử chlorine/ chloramine)
    - Ký sinh trùng
    - v.v...........

    Trường hợp này Panda ko chụp lại ảnh, vì vậy xin mượn bức ảnh của bạn Harmonie làm ví dụ minh họa. Các bạn nhìn chú cá góc trên cùng bên tay phải nhé:

    [​IMG]

    Biểu hiện của bệnh:
    - Thân cá chếch 60o so với mặt nước.
    - Rũ hết vây lưng và đuôi
    - Động tác đớp khí chậm chạp, mệt mỏi
    - Mắt lồi ra
    - 2 bên má bình thường xù to, bụ bẫm, bây giờ teo tóp hết cả lại.
    - Người gày đét vì bỏ ăn.

    Trường hợp này, cá bị tuột nhớt vì ở trong môi trường nước xấu, cụ thể là NO3 cao khiến cho mắt cá bị lồi ra. Vì vậy điểm quan trọng trước, trong, và sau khi điều trị là đảm bảo môi trường nước trong sạch.

    Sau khi chữa trị:

    [​IMG]
    [​IMG]

    Điều trị như sau:

    1/ Chuẩn bị bể ngâm
    - Hút nước bể chính ra 1 bể nhỏ 7.5L. Chỉ lấy 1/2 là nước cũ. Đổ thêm 1/2 nước mới vào.
    - Cho 7.5g muối.
    - Cắm sưởi 30oC
    - Cắm sủi

    2/ Cho thuốc
    - 1/2 viên nhộng Tetracycline

    3/ Điều trị
    - Thay 1/3 nước sau 12h
    - Thay 1/3 nước sau 12h
    - Thay 1/3 nước sau 12h. Cho thêm 5g muối. Cho thêm 1/2 viên Tetracycline.
    - Cứ tiếp tục như vậy.

    Sau 3 ngày, Panda cho ăn thấy bắt đầu ăn trở lại. Từ thời điểm này mỗi ngày cho ăn 1 bữa vào buổi tối.
    Sau 3 vòng điều trị, cá đã đỡ, tuy chưa hết hẳn. Panda quyết định thả về bể chính. Nói chính xác hơn là thả sang bể 1m2 x 40 x 60 mà các bạn thấy ở ảnh trên. Bể này chỉ có duy nhất 2 sư tử, 1 lưu gù, 2 ngọc trai. Lý do như đã nói ở trên: "Điểm quan trọng trước, trong, và sau khi điều trị là đảm bảo môi trường nước trong sạch."
    Sau khi thả vào bể này khoảng 1 tuần. Ngày cho ăn 3 lần. Cá đã khỏe lại 90%. Sau 2 tuần thì 100%.



    VI/ Bệnh thối vây
    VII/ Bệnh thối vảy
    VIII/ Bệnh nấm

    Trước khi đi vào từng bệnh, Panda để gộp lại như trên vì ít nhiều những bệnh này có liên quan, hoặc có xác suất cao phát bệnh đồng thời (cùng lúc trên 1 cá vàng, hay cùng lúc mỗi cá vàng trong bể bị 1 bệnh).
    Ví dụ như Lưu gù hay bị bệnh thối vảy, đi kèm là bệnh thối vây. Hay cùng lúc trong 1 bể có em bị nấm, em bị thối đuôi.

    Về cách điều trị, Panda xin gộp chung 2 bệnh VI và VIII lại, vì thực tế là Meomeo1987 từng có 1 bể nuôi duy nhất 2 em cá vàng, thì cùng lúc em Ranchu đen bị nấm trắng phủ đầy lưng và đầu. Em sư tử bị thối đen 50% vây. Trường hợp này Panda ko chụp lại hình nên xin mượn KelIngva bức ảnh minh họa bệnh thối vây (Ảnh 1). Và 1 bức anh sưu tầm trên mạng cho bệnh nấm (Ảnh 2).

    [​IMG]
    [​IMG]

    Sau khi chữa trị: (Để mai qua nhà Meomeo chụp ảnh rùi up lên :p)

    Trị bệnh như sau:

    1/ Chuẩn bị bể ngâm
    Vì nhà meomeo ko có BBV, hơn nữa chỉ có 1 bộ sưởi và sủi duy nhất, nên Panda chữa luôn trong bể chính, làm như sau:
    - Hút bớt 70% nước cũ
    - Cho thêm 10% nước mới. Lượng nước lúc này khoảng 35-40L.
    - Bật sưởi 32oC
    - Cắm sủi
    - Tắt lọc.

    2/ Cho thuốc
    - Cho 15 giọt Xanh metylen
    - Cho 10 giọt thuốc tím
    - Cho 1 viên nhộng Tetracycline
    - Cho 100g muối

    3/ Điều trị
    Thông thường với lượng Xanh metylen, thuốc tím, tetracyline như trên, Panda sẽ dùng cho bể khoảng 20L. Nhưng vì ko có thời gian chăm cá, nên đã dùng lượng này cho 40L nước => Cá chịu được thời gian điều trị lâu, liên tục.
    Riêng lượng muối thì cao hơn các bệnh khác.

    - Ngày hôm sau về cắm lọc
    - Ngày hôm sau thay 30% nước
    - 2 ngày sau thay 30% nước. Lúc này cá đã khỏi bệnh. Cho ăn bình thường.

    ***Lưu ý:
    - Trong những trường hợp trị bệnh về sau này, Panda ko sử dụng thuốc tím nữa. Lý do là thuốc tím có tác dụng sát trùng quá mạnh. Ko an toàn.
    - Tetracycline sẽ giết cả vi sinh có lợi của bể cá. Vì vậy các bạn nên có BBV để điều trị riêng khi sử dụng Tetracycline nhé. Bể này ~100L mà nuôi mỗi 2 em size ~10cm nên ko đáng ngại.

    Bây giờ quay sang bệnh số VII (Thối vảy) nào:

    Bệnh này Panda tách riêng, vì nó là bệnh lâu khỏi. Trừ phi mới chớm bệnh, phát hiện sớm, thì sẽ chóng khỏi, thậm chí là tự hết. Dẫn chứng là 2 em lưu kim (LẠI LƯU KIM :() nhà Panda khi phát hiện bệnh mới chớm, chưa kịp chữa thì nó đã tự hết rồi.
    Còn với những trường hợp bệnh đã phát lâu ngày, ví dụ như cá đã bị từ trước khi mua về, thì bệnh sẽ lâu hết hơn.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Trên đây là ảnh mà Panda vừa qua 1 cửa hàng bán cá cảnh chụp làm minh họa. Các bạn thấy Panda nói ở trên có đúng ko, Lưu gù thường hay bị cùng lúc thối vảy và vây. Vậy mà chủ cửa hàng bảo với Panda (Khách quen nhé) là màu tự nhiên của cá nó thế. Nuôi 1 thời gian nó sẽ "LỘT HẾT MÀU ĐEN THÀNH MÀU VÀNG". Biết là kinh doanh cái này nhiều khi phải che đi sự thật, nhưng cá bệnh lại nói thành lột màu - vấn đề của gien di truyền thì thật là khó chấp nhận. :(

    Em Lưu kim vàng nhà Panda khi bị bệnh thì vùng bụng đen nặng như ảnh 2, nhưng thưa hơn. 2 bên thân thì giống ảnh 1. Ngoài ra cũng bị thối vây.

    Sau khi điều trị:

    [​IMG]
    [​IMG]

    Chữa trị như sau:

    1/ Chuẩn bị bể ngâm
    - Hút nước bể chính ra 50% bể 55 x 30 x 40. (Lúc này chưa có BBV :p) Lượng nước lúc này khoảng 30L.
    - Bật sưởi 30oC
    - Cắm sủi
    - Tắt lọc.

    2/ Cho thuốc
    - Cho 20 giọt Xanh metylen
    - Cho 10 giọt thuốc tím
    - Cho 100g muối

    3/ Điều trị
    - Sau 2 tiếng, bơm nước bể cũ sang cho đầy bể (Nồng độ thuốc giảm 50%).
    - Ngày hôm sau thay 1/3 nước. (Nồng độ thuốc tiếp tục được giảm)
    - Ngày hôm sau thả cá về bể chính. (Cá được nghỉ ngơi, ăn bình thường)
    - Ngày hôm sau lặp lại việc điều trị.

    Sau 3 vòng điều trị, bệnh bắt đầu thuyên giảm. Vùng bụng đã đỡ được 60%. 2 bên đã đỡ được 30%. Vây thì Panda ko nhớ nữa, lâu rồi nên quên. Mà lúc đó khó chịu đám vảy đen là chính nên cũng ko để ý tình trạng thối vây.

    Sau khoảng 3 vòng điều trị nữa, toàn bộ vùng bụng đã hết bệnh. Lúc này sướng quá nhảy ngay vô topic của caubetihon khoe và cảm ơn. Lúc này vảy đen 2 bên vẫn còn. 1 bên còn 3 vảy đen tí xíu. 1 bên còn 3 vảy đen liền nhau khá to. Panda quyết định ngừng điều trị.

    Đến cách đây khoảng 10 ngày, bên hông có 3 vảy đen tí xíu đã khỏi hoàn toàn. Bên có 3 vảy đen to chỉ còn 1 vảy bị đen. Hôm qua còn định lúc nào rỗi sẽ nhổ chiếc vảy còn lại, nhưng hôm nay khi chụp hình thì thấy đã gần khỏi, nên thôi (Hình dưới cùng, chính giữa thân cá)



    IX/ Bệnh ký sinh trùng (Trùng mỏ neo)

    Riêng bệnh này Panda may mắn chưa bị lần nào. Trộm vía, trộm vía, trộm vía :praying:

    Tuy nhiên, đây lại là một bệnh khá phổ biến, cụ thể là những anh em chơi cá vàng hầu hết đã từng bị (Sucsong_hn, No_fate, Quangkamfa...) Hơn nữa, bệnh rất nguy hiểm do trùng ký sinh có khả năng sinh sản nên bệnh sẽ lan khắp bể. Vì vậy cần xử lý nhanh và dứt điểm.

    Tóm lại đây tuy chưa phải kinh nghiệm thực tế của Panda, nhưng ko thể thiếu trong topic này. Để Panda cắp sách đi học mấy anh em trên diễn đàn rùi up bổ sung nha ;)

    Có cái ảnh minh họa, cứ cho lên trước đã (Ảnh của bro Trịnh Phương An, cho em mượn tạm nha, cảm ơn anh nhiều!)

    [​IMG]

    Còn đây là đặc điểm của trùng mỏ neo giai đoạn sinh sản: Đuôi có 2 chia.

    [​IMG]

    Hihi sau khi tham khảo bờ ra No_fate và bờ ra Quangkamfa, dưới đây là kinh nghiệm thực tế ạ:

    1/ Chuẩn bị bể ngâm
    - Không cần bể ngâm

    2/ Cho thuốc
    - Thuốc mỡ Tetracycline (xem ở dưới)

    3/ Điều trị
    - Bắt cá lên nhổ trùng ra.
    - Bôi 1 ít thuốc lên vết thương.

    Panda đã nhìn tận mắt 3-4 lần No_fate và Quangkamfa xử lý bệnh này. Sau đó bể ko bị bệnh trở lại.
    Điểm quan trọng ở đây là phát hiện bệnh sớm. Trùng chưa kịp sinh sản. Nếu các bạn phát hiện muộn, thì trong bể sẽ có nhiều cá bị (nhiều) trùng ký sinh cùng lúc, hay bệnh xuất hiện trở lại sau khi xử lý như trên.

    Vì vậy Panda sưu tầm thêm 1 số kinh nghiệm cho anh em tham khảo nhé:
    1/ Kinh nghiệm của Akikoi (Công ty chuyên doanh cá Koi :p) Đây là bệnh chung cho cá nước ngọt, các bạn cứ yên tâm mà áp dụng nhé.
    - Dimillin(dipretex): 1-2g/1000 lit nước
    - Hoặc Thuốc tím: 3g / 1000 lít nước
    - Hay 5 lạng lá xoan/ 1000 lit nước
    * Ghi chú: Dimillin là cách mà các anh chơi KOI hay áp dụng nhất. Lá xoan là cách trị dân gian rất lành. Còn thuốc tím thì ít sử dụng nhất. Thường chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh quá nặng. Có bro vì sơ suất đã đi cả đàn KOI vì thuốc tím rùi :(
    2/ Mua thuốc chuyên trị Trùng mỏ neo có bán tại các hiệu cá cảnh (Khoảng 100k/ lọ). Cái hay của thuốc này là ko cần bắt cá lên nhổ. Mấy chị em sợ đụng tay vào trùng chắc khoái cách này ^^ Ồ viết đến đây mới nhớ có cả bệnh rận cá nữa nhé. Cách chữa trị thì giống trùng mỏ neo thui. Nhưng bắt ra khó hơn hehe. Thuốc này trị được rận lun nhá.

    HẾT!
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/4/10
  10. panda1983

    panda1983 Active Member

    Thế hunter có công nhận là ngoài cái vụ càng ngày càng nghiện nặng, thì còn có cái vụ là rất khoái trá khi có đứa nghiện ngập theo mình ko haha. Xong chỉ cầu mong cho nó nghiện ngày càng nặng thêm cho ... nó chết :p:p:p
    Ko dám là Panda chẩn đoán đâu ạ. Nhưng đúng là bạn nào có cá bệnh thì cố gắng post hình ảnh lên để mọi người cùng đóng góp kinh nghiệm cho nhé. Ko có ảnh khó đoán lắm :)

    :praying: Thất nghiệp, thất nghiệp :praying:

    Cảm ơn bạn đã góp ý. Mình sẽ cố gắng tổng kết nguyên nhân, cách phòng bệnh... ở cuối bài viết. Đầu tiên để mình post được hết các bệnh lên đã. Nói thực là mình làm Topic này cũng như tự ngồi tổng kết lại kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Chứ ko phải là nó có sẵn trong máy tính chỉ phải copy paste lên, nên lâu quá, mãi mới xong 3 bệnh ^^

    Cảm ơn No_fate. Khi Panda lập ra topic này, tuy ko nói ra, nhưng vốn mong anh em cùng xắn tay vào bổ sung kinh nghiệm (Cả thành công và thất bại). Được như vậy thì topic này mới bổ ích.

    Qua những gì bạn No_fate vừa chia sẻ, anh em lưu ý rằng có 2 cách cho thuốc: 1/ Liều thấp - an toàn - lâu khỏi - ngâm lâu được. 2/ Liều cao - mạo hiểm - nhanh và triệt để - ngâm giới hạn thời gian.

    Anh em cứ tiếp tục góp ý nhé. Muộn quá mệt rồi, xem C1 rồi ngủ thôi :p

    Còn tiếp......
     
  11. cuti

    cuti New Member

    vậy con cá vàng nhà em nó ia~ nhiều wa,co thuốc j làm cho nó ia~ bớt lai ko? No làm hồ mau dơ ghê
     
  12. hunter205

    hunter205 Active Member

    cá vàng ị nhìu là bt mà, bạn cho ăn ít lại, cho ăn thuc an khô thì sạch hơn :D, nói sai gì anh em bỏ wa :praying:

    pác Panda cho em hỏi sao cái hồ thuỷ sinh của e lúc trc' nước trong lắm. mà bi h cái cây nó cao lên (mà e lười tỉa wá :D) , nước tự nhin vàng hẳn ra, có thay nước cũng vẫn bị vàng. mà bi h còn xuất hiện mí con ốc nhỏ nhỏ nữa chứ. T-T
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/4/10
  13. panda1983

    panda1983 Active Member

    - Cảm ơn Mode đã cho Topic lên mục chú ý!
    - Mình đã update ảnh Bệnh xù vảy rồi, các bạn tham khảo nhé.
    - Mình sẽ up tiếp bài bằng cách Edit bài viết ở trang 1, để các căn bệnh được liền mạch, tiện cho anh em tham khảo và góp thêm kinh nghiệm. Nếu bị rời rạc xin Mode giúp giùm nhé. Cảm ơn bác.
    - Câu hỏi của Hunter, Panda chưa có kinh nghiệm thực tế, nhưng các anh em khác sẽ cho bạn câu trả lời sớm ngay thôi :)
     
  14. hoang04

    hoang04 Active Member

    anh ơi cá của em đuôi của nó "lên gân",giờ trị sao đây ạ
    mod đưa bài trị các bệnh lên đầu trang cho các bạn dễ xem nhé
     
  15. lephucvn

    lephucvn Active Member

    "Lên gân" là như nào? :dontknown:
    Có phải là ở vây hoặc đuôi xuất hiện các mạch máu đỏ không hả?
    Nếu đúng như vậy thì no_fate đã chỉ rùi đấy: tại cá yếu quá nên mới bị như vậy. Khi nào khỏe sẽ hết.
    Quá trình bị thì bạn nên theo dõi nhiều hơn. Nếu cá có vẻ yếu quá thì ngâm riêng ra xô hoặc chậu. Nơi ít nước hơn sẽ giảm áp lực nước đối với cá. Kết hợp ngâm thêm muối, xanh metylen và nhớ cắm sủi + sưởi :praying:
     
  16. aliruarua

    aliruarua Active Member

    Rất cảm ơn bài chia sẻ của đại ca. Nhưng chúc cho chủ đề này thật ít người view, ko ai phải tra cứu nhiều ^^.
     
  17. thangdo72

    thangdo72 Active Member

    Không có nút thanks nhỉ!!!
     
  18. Giapacore

    Giapacore Active Member

    Đợt tới cũng đang định làm bể cá vàng cho bà xã chơi, vì vợ ko khoái LH hihi... Cảm ơn Panda nhiều.
     
  19. panda1983

    panda1983 Active Member

    Cảm ơn anh em đã động viên :D
     
  20. nbtuan

    nbtuan Active Member

    thanks đại ca, sau nè mà có box cá vàng thì vote cho đại ca 1 vé làm mod :D
     

Chia sẻ trang này