Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Tổng hợp các bài thuốc của MINHQUANG1976.

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá La Hán' bắt đầu bởi minhquang1976, 23/3/10.

  1. minhquang1976

    minhquang1976 Moderator

    Chào các anh em.
    MQ xin được chia sẻ chút kinh nghiệm về việc chữa bệnh La Hán của mình:
    Cá La Hán với vẻ đẹp thiên bẩm sự thông minh hiếm có và điều làm hầu hết các anh em ngày càng đam mê đó là tâm trạng THẤP THỎM, HY VỌNG và VUI MỪNG khi thấy chú La Hán của mình bung đầu, đẹp hơn trong sự chăm sóc của mình.
    Bên cạnh đó các chú cá ốm, bệnh lại mang đến sự LO LẮNG, MỆT MỎI và NẢN CHÍ cho người nuôi.
    Khi mình bén duyên với cá La Hán cũng đã từng rơi vào tâm trạng này, cầu cứu khắp diễn đàn.
    Xuất phát từ niềm đam mê và tâm trạng mình đã trải qua nên đã tự tìm tòi, nghiên cứu các cách chữa bệnh cho cá La Hán, mình thử nghiệm ngay trên nhưng chú cá của mình bằng THUỐC CỦA NGƯỜI vì như vậy sẽ đơn giản cho người nuôi hơn vì THUỐC CỦA NGƯỜI dễ tìm, dễ mua, dễ sử dụng, giá thành thấp.
    Trên diễn đàn cũng có rất nhiều cao thủ về cá La Hán và mỗi người có 1 cách nuôi, cách chăm sóc và chữa bệnh cho riêng mình.
    Mình hy vọng bài viết của mình ít nhiều mang lại chút hữu ích đối với các anh em mới chơi
    Các bài viết dưới đây đều được trải nghiệm bằng chính cá của mình và đạt kết quả tốt. Trước đây mình nuôi nhiều nên có cơ hội để thực nghiệm.
    Mình cũng chỉ dám chia sẻ những kinh nghiệm mà mình đã từng thử nghiệm trong thực tế.

    I. MỞ ĐẦU:
    Để việc chữa bệnh thực sự có hiệu quả thì phụ thuộc vào các yếu tố sau:
    - Phát hiện sớm các biểu hiện bất thường.
    - Xác định bệnh chính xác.
    - Chữa đúng thuốc, đúng bệnh.
    - Kiên trì, không đổi thuốc liên tục.
    - Chữa bệnh phải nhờ vào sức đề kháng của cá để đẩy lui bệnh tật chứ không nên lạm dụng thuốc.
    - Tùy từng THỂ TRẠNG cá (yếu/khỏe) mà có liệu pháp chữa bệnh thích hợp.
    - Tìm hiểu nguyên nhân để phòng tránh về sau.
    - Phòng bệnh tránh tái nhiễm.

    II. PHÒNG BỆNH:

    1. MÔI TRƯỜNG SỐNG:
    Một chú cá La Hán khỏe là chú cá ít bị ốm, sung mãn phát triển hết tiềm năng về màu sắc và cái gù.
    Như vậy người nuôi cần phải tạo cho chú cá của mình một môi trường nước ỔN ĐỊNH và CHẤT LƯỢNG THẬT TỐT.
    Ở đây mình sẽ lấy chú La Hán Kim Cương làm tiêu chí bình luận vì dòng này thông dụng cho anh em mới chơi.
    - ỔN ĐỊNH: nước ổn định là không bị chênh lệch về nhiệt độ, PH, Clo khi thay nước. Nếu có điều kiện thì bạn nên chia nhỏ số lần thay nước: mỗi ngày 10% thay vì 3 ngày thay 1 lần 30%. Như vậy chắc chắn cá sẽ thấy dễ chịu hơn nhưng lại đòi hỏi người nuôi có thực hiện được hay không.
    - CHẤT LƯỢNG NƯỚC:
    Nên thay 3 ngày 1 lần, mỗi lần không quá 30%.
    Bông lọc nên giặt thường xuyên để thức ăn thừa trên bông lọc không có cơ hội phát tán vi khuẩn.
    Muối: khi cá đang khỏe chỉ cần cho 20->30g/100 lít nước hoặc không cho cũng được. Việc này sẽ hiệu quả khi cá chớm bệnh chỉ cần tăng lượng muối là sẽ có hiệu quả ngay:
    Phòng bệnh: 100g/100 lít.
    Nấm: 150->300g/100 lít tùy từng trường hợp cụ thể.
    Khi tăng lượng muối cũng nên lưu ý tăng từ từ nếu không sẽ làm cá sốc tuột nhớt mà die luôn.
    Sưởi: miền Bắc nên duy trì 28 độ vào mùa lạnh.

    2. LỌC TRÀN:

    Để giúp chất lượng nước trong bể luôn sạch và không bị vi khuẩn xâm hại, các bạn nên làm lọc tràn kính.
    Link tham khảo dưới đây:
    http://www.diendancacanh.com/threads/24201

    Từ việc nghiên cứu bộ lọc bể cá Rồng kết hợp với kinh nghiệm thực tế mình thấy rằng 1 bộ lọc hữu hiệu bao giờ cũng phải có 2 phần:
    1. Lọc thô: còn gọi là lọc CƠ HỌC, là phần lọc những chất thải cá, thức ăn thừa những chất bẩn NHÌN THẤY ĐƯỢC.
    2. Lọc tinh: còn gọi là lọc SINH HỌC, vật liệu thường có kết cấu rỗng giúp vi sinh có chỗ cư trú và phát huy tác dụng.
    Phần lọc tinh này chủ yếu dựa vào VI SINH HỮU ÍCH, VI SINH có khả năng diệt khuẩn, khử mùi hôi tanh và làm nước rất trong.
    Chỉ cần bỏ Men Vi Sinh cho lần đầu sau 4->6 tuần VI SINH phát triển ở mức tốt nhất và thực hiện nhiệm vụ của mình. Sau này có thể bổ xung nhưng về cơ bản VI SINH luôn sinh sôi nảy nở phát triển mạnh trong MÔI TRƯỜNG TỐT.
    MÔI TRƯỜNG TỐT cho VI SINH chính là nước ổn định, không có kháng sinh, nồng độ clo không quá cao, có oxy và THỨC ĂN. (thức ăn chính là thức ăn thừa và chất thải cá)
    Phần lọc tinh nhiệm vụ chính là CHU TRÌNH CHUYỂN HÓA NITROGEN, nói 1 cách đơn giản là KHỬ độc tố AMMONIA - NH3 - NH4(độc tố này phát tán ra từ sự phóng tiết chất thải của cá).
    Khi sắp xếp vật liệu cũng nên sắp xếp những vật liệu To Rỗng trước rồi đến vật liệu MỊN.
    Vệ sinh bộ lọc tràn: chỉ cần giặt bông lọc thường xuyên, không để thức ăn thừa tích tụ dễ phát tán vi khuẩn có hại. Đối với các vật liệu xốp (nham thạch, sứ bio, san hô........) nơi ở của VI SINH thì lưu ý 6->8 tháng vệ sinh 1 lần:
    - Khi rửa nên xả bằng nước trong bể.
    - Không rửa bằng nước từ vòi trực tiếp nồng độ clo cao => chết vi sinh.
    - Không phơi nắng => chết vi sinh.
    - Không nên để hệ thống lọc ngừng hoạt động trên 5 tiếng.

    III. CHỮA BỆNH:

    Hầu hết các bệnh của La hán đều xuất phát từ nguồn nước trong bể bị nhiễm khuẩn, trong vài trường hợp cụ thể sẽ phải TIỆT TRÙNG BỂ để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn CỨNG ĐẦU trong bể, đề phòng vi khuẩn phát tán trở lại do ẩn nấp trong khu vực náo đó trong bể mà khi ngâm thuốc chưa tiêu diệt được.

    1. Cách tiệt trùng bể:

    1. Sau khi vớt cá ra ngoài.
    2. Thay 100% nước. Cọ sạch bể, đặc biệt là các khe có silicon.
    3. Cho thuốc tím + muối đậm đặc (1->2kg muối/100 lít nước)
    4. Thay bông + vật liệu lọc thay được càng tốt.
    5. Chạy máy lọc khoảng 3->6h.
    6. Tiếp theo thay 100% nước, bỏ muối theo liều lượng 100->200g/100 lít nước.
    7. Cho VITAMIN C (10 viên/100 lít) dạng viên nén trong vỉ hoặc hộp nhựa, sủi khí mạnh, sủi khí, bật lọc cho đến khi cho cá vào. Mục đích là để khử nước mới cho cá đỡ sốc. Nếu không bật lọc nước để tĩnh cũng tự phát tán khuẩn .

    2. Bệnh đường ruột (đi ngoài, sình bụng):
    Biểu hiện: phân trắng sơị kéo dài, thường thì cá lờ đờ, bỏ ăn, có chú vẫn sung ăn bình thường. Chú nào bụng to không xẹp sau 4,5 tiếng kể từ khi phát hiện thì là SÌNH BỤNG (TRƯỚNG BỤNG)
    Nguyên nhân: ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn lạnh, sốc nước do thay nước ngay sau khi ăn, cá mới về, thay đổi môi trường, stress, ăn quá no không tiêu hóa hết……
    Cách chữa:
    • Việc chữa đi ngoài phải rất kiên trì không hấp tấp nóng ruột mà làm hỏng cả 1 quá trình chữa bệnh. Nếu thương cá mà cho ăn trong lúc điều trị chính là giết nó đấy.
    • Nếu cá chớm đi ngoài thì CHO NHỊN ngay, bơm men Tiêu Hóa vào miệng ngày 2 lần. Đôi khi cá chớm bị dùng biện pháp này cũng hiệu quả chứ dùng thuốc ngay cũng không phải biện pháp hay. Sau 2 ngày mà không đỡ thì thực hiện như dưới đây:
    1. Sủi, sưởi 30 -> 32 độ 24/24, tắt máy lọc., hạ thấp mực nước.
    2. Cá LH có thể nhịn cả tháng. KHÔNG CHO CÁ ĂN trong thời gian chữa trị, nếu cho ăn sẽ bị trướng bụng(SGN gọi là sình bụng) và ....die
    3. 100->150 gam muối/100 lít nước.
    4. Thuốc 1 trong 3 loại sau: Metrodiazon, Flagyl, Tinidiazol => 500mlg/50 lít nước. (nên ưu tiên dùng Metrodiazol trước)
    5. Sau 48 giờ, thuốc hết tác dụng, thay 30% nước bổ xung muối và thuốc cho cả bể theo liều như trên.
    6. Luôn theo dõi phân cá, bụng cá để có hướng điều trị thích hợp.
    7. Khi cá phân đen trở lại cho ăn thật ít và đúng cách vì bộ tiêu hóa hoạt động kém, thời điểm này rất quan trọng vì nếu để cá tái nhiễm sẽ rất khó chữa, đặc biệt là trướng bụng.
    8. Không cho ăn tôm (dễ tái phát bệnh) hạn chế đồ khô (khó tiêu gây trướng bụng).

    Khi cá đi phân đen lại rồi nên cho ăn cá Trâm và lăng quăng thôi.
    Cho ăn thật ít, bộ tiêu hóa chưa hồi phục đâu.
    Nếu cẩn thận nữa thì mua MEN TIÊU HÓA MAI VIỆT bơm vào miệng cá ngày 2,3 lần, nhớ là không cần thả vào nước vì men gặp kháng sinh mất tác dụng.

    CÁCH BƠM MEN/THUỐC KHÁNG SINH VÀO MIỆNG CÁ:
    - Đổ 1 muỗng (sữa chua) men/thuốc kháng sinh ra cái chén con.
    - Dùng xi lanh không có đầu kim hút khoảng 5cc nước trong bể hòa tan men.
    - Sau khi hòa tan, hút toàn bộ nước hòa tan vào xi lanh.
    - Dùng tay trái lùa cá và ép chặt vào thành hồ, lưu ý chỉ tỳ tay vào thành kính chứ không tỳ hay bóp vào người cá ễ làm cá hoảng, mục đích làm cá nằm gọn trong lòng bàn tay và thành hồ.
    - Từ từ nâng đầu cá khỏi mặt nước chếch 45 độ, vẫn ngâm mang cá trong nước.
    - Tay phải cầm xi lanh bơm thật mạnh vào miệng cá rồi bỏ cá ra.
    Các thao tác phải nhanh, gọn không làm cá hoảng. Phần lớn men sẽ phun ra mang nhưng sẽ có 1 lượng men chui vào ruột cá.


    Thông tin thuốc: Metrodiazon (thuốc Nội ít kinh phí), Flagyl (cũng như Metrodiazol nhưng hàng Liên Doanh, đắt hơn chút) Tinidiazol (mạnh hơn 2 loại trên và cũng đắt hơn).
    Việc bơm trực tiếp KHÁNG SINH vào miệng cũng hết sức thận trọng vì nêu cá đang yếu thì SỐC THUỐC và ra đi luôn.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]



    3. Nấm đốm trắng (còn gọi là Nấm Bông).
    Biểu hiện: các hạt nhỏ li ti màu trắngnhư đầu tăm bám trên vây, đuôi, thân, mặt mũi .. cá lờ đờ kém sung.
    Nguyên nhân: do thay đổi môi trường, vận chuyển thay đổi cá chưa quen môi trường mới, nhiệt độ trong bể thấp cá bị lạnh, thời tiết bên ngoài thay đổi mạnh, lây nhiễm từ cá thể khác ….
    Cách chữa:
    - Tăng muối với liều lượng 200->300g/100 lít nước. (cho muối từ từ trong vòng 4->6 tiếng), sưởi 32->34 độ. Vài ngày sẽ tự khỏi.
    - Khi cá sắp khỏi các hạt này sẽ phủ kín người, mặt mũi cá nổi lên rồi rụng dần.
    - Hoặc có thể vớt cá ra lau với muối đậm đặc rồi thả lại bể.(tắm cá)
    - Còn 1 phương pháp tắm cá với nước muối đặc 1% trong vòng vài phút nhưng có người không làm đúng cách sẽ gây tuột nhớt mà die luôn => không dám chỉ
    - Thay nước hàng ngày 10->15%, khi thay nhớ hút đáy để hút các hạt rụng xuống đáy, các hạt này vẫn có thể bám vào các cá thể khác và phát triển tiếp.
    - Cho cá ăn ít lại, tránh bẩn nước.
    - Sau khoảng 3->4 ngày sẽ hết hoàn toàn.
    - Còn nếu muốn dùng thuốc cho nhanh thì có rất nhiều loại có thể trị được nấm đốm trắng: Fungus Cure, Relive, Metrodiazol, Flagyl, Cloraphenicol, MEGYNA
    Nhưng tốt nhất là không nên dùng thuốc gây mệt cá, cá sẽ mất phong độ cái đầu lại tụt xuống, vì nấm này chỉ là phản ứng với môi trường và thời tiết.

    [​IMG]

    4. Sưng, lở miệng, miệng có mụn:
    Biểu hiện: mồm cá sưng vều hoặc có nốt bằng đầu que diêm ngay môi dưới tấy đỏ, nặng hơn thì lở loét có mủ. Cá lờ đờ bỏ ăn lười bơi.
    Nguyên nhân: do cá sung tự bụp vào kính gây sưng mồm, do vi khuẩn trong nước làm lở mồm.
    Bệnh này chữa không kịp thời cá sẽ bị nhiễm trùng mưng mủ và die.
    Cách chữa:
    1. Sủi, sưởi 32 độ (nếu thời tiết lạnh)
    2. Muối 200 gam/100 lít nước.
    3. Thuốc Megyna hoặc Mycogynax (thuốc đặt âm đạo của chị em) , đi mua hơi ngại nhưng điều trị hiệu quả: 1 viên 25 lít nước.
    Có thể kết hợp GENTAMICIN 1 ống cho 25 lít nước.
    4. Sau 24h thuốc hết tác dụng, thay 30% nước, bổ xung muối cho phần nước thay, bổ xung thuốc cho cả bể theo liều trên.
    5. Cho cá ăn ít để giữ vệ sinh bể.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    5. Bệnh mờ mắt, đục mắt:

    Biểu hiện: mắt cá có màng trắng bao phủ có thể lồi to hơn bình thường, cá không chịu bơi, hay đớp trượt đồ ăn.
    Nguyên nhân:
    - Do chất lượng nước trong bể xuống cấp => nhiễm khuẩn.
    - Lâu chưa thay nước.
    - Nước nhiễm khuẩn do chất thải và thức ăn thừa.
    - Kể cả thay nước định kỳ nhưng nếu thức ăn thừa nằm trên bông lọc cũng phát tán khuẩn.
    Cách chữa:
    - Giữ nước sạch trong thời điểm này, hút đáy nếu có thức ăn thừa.
    - Thay nước 2 ngày 1 lần, mỗi lần 20%.
    - Muối 200g/100 lít nước.
    - Sủi , sưởi 30->32 độ.
    - Thay bông lọc.
    - Thuốc trị nấm FUNGUS CURE (liều lượng trên bao bì)
    - Thuốc tra mắt của người, loại nào cũng được tra ngày 2,3 lần, chỉ cần nâng đầu cá lên khỏi mặt nước, cố gắng để mang cá ngập trong nước cho cá đỡ giẫy, nhỏ 2,3 giọt mỗi bên giữ đầu cá trên mặt nước càng lâu càng tốt cho thuốc ngấm, khi nào em nó giẫy thì bỏ ra.
    Phòng bệnh:
    - Thay nước định kỳ 3 ngày/lần. Mỗi lần 30%.
    - Muối 100->150g/100lit (sau này giảm xuống theo liều bạn thường dùng)
    - Bông lọc giặt thường xuyên.
    - Hút đáy, giặt bông lọc nếu có thức ăn thừa.

    [​IMG]
    [​IMG]

    6. Viêm da, lở loét toàn thân:
    Biểu hiện: thân cá như có lớp màng trắng bao phủ, loang lổ, đuôi túm đen.
    Nguyên nhân: nhiễm khuẩn từ nước.
    Việc thay nước thường xuyên vẫn có thể bị nhiễm khuẩn vì khuẩn phát tán từ thức ăn thừa dưới đáy bể và trên bông lọc.
    Cách chữa:
    I. ỨC CHẾ KHUẨN NẤM:
    1. Vớt cá ra xô để 2/3 xô nước. Đậy kỹ cho cá khỏi nhảy ra ngoài.
    2. Cho 1,5 thìa canh muối.
    3. Cho 1 viên Tetacylin vào, sủi khí mạnh, cắm sưởi 30 độ.
    4. Sau 4 tiếng cho thêm 1 viên nữa.
    5. Sau 24h thay 30% nước bổ xung 1 viên Tetacylin.
    6. Ngâm tiếp 24h thì cho cá vào bể. Ngâm tối đa là 3 ngày.
    7. Cho cá nhịn trong suốt thời gian nằm trong xô.
    II. TIỆT TRÙNG BỂ:
    Đã đề cập bên trên.
    III. PHÒNG BỆNH:
    1. Sau khi cho cá vào duy trì muối 200g/100lit
    2. Sưởi thì càng tốt.
    3. Thuốc FUNGUS CURE theo liều trên bao bì nhưng chỉ cần 1/3 -> 1/2 liều thôi vì mục đích là phòng bệnh và vi khuẩn phát tán trở lại.
    4. Cho cá ăn vừa đủ, tránh bẩn nước, hút đáy nếu có thức ăn thừa.
    5. Đều đặn 3 ngày thay nước 1 lần, 30%/lần. Duy trì muối và Fungus Cure trong vòng 1 tuần.

    [​IMG]
    [​IMG]

    7. Nấm thối vây (nấm ăn vây):

    Biểu hiện: Từ rìa vây, đuôi có hiện tượng mỏng tang, đổi màu trắng như sắp bị rữa ra, ăn mòn từ ngoài vào
    Nguyên nhân: Nấm này cũng do từ nguồn nước nhiễm khuẩn.
    Cách điều trị y hệt bệnh VIÊM DA, LỞ LOÉT TOÀN THÂN.
    Nếu thật sự tự tin thì nên cắt phân vây thối đi, vây mọc lại sẽ đều và đẹp. Rửa tay và kéo bằng cồn hoặc xanh metylen trước khi phẫu thuật tránh nhiễm trùng vây.

    [​IMG]

    8. Vi khuẩn ăn lủng mặt và bệnh lỗ đầu:

    Có 2 cách điều trị:
    Cách 1:
    Y hệt cách chữa bệnh VIÊM DA, LỞ LOÉT TOÀN THÂN.
    Cách 2:
    1. Sủi, sưởi 32 độ (nếu thời tiết lạnh)
    2. Muối 200 gam/100 lít nước.
    3. Thuốc Megyna hoặc Mycogynax (thuốc đặt âm đạo của chị em) , đi mua hơi ngại nhưng điều trị hiệu quả: 1 viên 25 lít nước.
    Có thể kết hợp GENTAMICIN 1 ống cho 25 lít nước.
    4. Sau 24h thuốc hết tác dụng, thay 30% nước, bổ xung muối cho phần nước thay, bổ xung thuốc cho cả bể theo liều trên.
    5. Cho cá ăn ít để giữ vệ sinh bể.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    9. Biện pháp phòng tránh sau khi cá choảng nhau:

    - Tăng gấp đôi lượng muối 200g/100 lít.
    - Cắm sưởi nếu thời tiết không ổn định.
    - Giữ nước sạch 2 ngày thay 20% nước.
    - Bông lọc giặt hàng ngày.
    - Hút đáy nếu thức ăn thừa rơi vãi.
    - Nếu thấy hiện tượng nấm thì phải ngâm Tetacylin.
    Chủ yếu là tránh cá nhiễm khuẩn các vết thương.

    10. Nấm mụn vây:
    Biểu hiện: trên vây, bơi chèo, đuôi có các hạt bằng đầu tăm lẩn dưới vây.
    Về cơ bản không hại gì sức khỏe nhưng nhìn rất xấu.
    Nguyên nhân: cũng nhiễm bệnh từ nguồn nước.

    Cách chữa:
    - Rửa tay sạch, bẻ đôi 1 viên con nhộng Tetacylin bỏ bột thuốc ra 1 tờ giấy, trải 1 tấm khăn ướt trên nền nhà (tuyệt đối không thao tác trên bàn, cá giẫy rơi xuống đấy thì tiêu luôn)
    - Dùng kim khẽ khều các mụn đó ra.
    - Bôi bột Tetacylin lên các mụn đã khều, dùng ngón tay di bột Teta vào mụn càng tốt.
    - Không để thuốc dính vào mang và mắt.
    - Thao tác thật nhanh, nếu che được mắt cá lại càng tốt cá sẽ đỡ hoảng hạn chế giẫy mạnh.
    - Sau khi cho cá trở lại bể thì giữ vệ sinh nước trong thời gian này.

    11. Cá lờ đờ, đứng một chỗ:(rất nhiều anh em chết cá do bệnh này)

    Biểu hiện: cá không bơi, bỏ ăn đứng 1 góc bể đầu hướng lên trên mặt nước, đuôi túm đen không căng xòe như bình thường. Bị lâu có khi mắt còn mờ, nước có mùi tanh.
    Nguyên nhân: nước nhiễm khuẩn nặng, nếu không rị kịp thời cá TUỘT NHỚT và die.

    Cách chữa:
    I. ỨC CHẾ KHUẨN NẤM:
    1. Vớt cá ra xô để 2/3 xô nước. Đậy kỹ cho cá khỏi nhảy ra ngoài.
    2. Cho 1,5 thìa canh muối.
    3. Cho 1 viên Tetacylin vào, sủi khí mạnh, cắm sưởi 30 độ.
    4. Sau 4 tiếng cho thêm 1 viên nữa.
    5. Sau 24h thay 30% nước bổ xung 1 viên Tetacylin.
    6. Ngâm tiếp 24h thì cho cá vào bể. Ngâm tối đa là 3 ngày.
    7. Cho cá nhịn trong suốt thời gian nằm trong xô.
    II. TIỆT TRÙNG BỂ:
    Đã đề cập bên trên.
    III. PHÒNG BỆNH:
    1. Sau khi cho cá vào duy trì muối 200g/100lit
    2. Sưởi thì càng tốt.
    3. Thuốc FUNGUS CURE theo liều trên bao bì nhưng chỉ cần 1/3 -> 1/2 liều thôi vì mục đích là phòng bệnh và vi khuẩn phát tán trở lại.
    4. Cho cá ăn vừa đủ, tránh bẩn nước, hút đáy nếu có thức ăn thừa.
    5. Đều đặn 3 ngày thay nước 1 lần, 30%/lần. Duy trì muối và Fungus Cure trong vòng 1 tuần.

    12. Bệnh tuột nhớt:
    MQ xin nói 1 cách chính xác là không có BỆNH TUỘT NHỚT, nhiều người hỏi về việc cách và thuốc chữa bệnh tuột nhớt thì thật sự rất khó trả lời và giải thích.
    Về cơ bản MQ được hiểu TUỘT NHỚT là giai đoạn cuối của 1 chú cá đã mất hoàn toàn khả năng ĐỀ KHÁNG.
    Tuột nhớt được bắt nguồn từ rất nhiều NGUYÊN NHÂN và không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến việc cá mất sức đề kháng lớp nhớt bảo vệ trên cơ thể tự tuột ra và die.
    Chính vì vậy khi chú cá chớm có biểu hiện thì mình phải XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN gây ra việc tuột nhớt để bám vào đó mà có hướng xử lý đúng chứ không phải là cứ TUỘT NHỚT là xử dụng CHUNG 1 CÁCH CHỮA.

    Biểu hiện: cá lờ đờ, trên mình cá có bọt khí bám vào các sợi nhầy bám vào người cá, lơ lửng trong nước, bám trên mặt kính ..... khi thân cá khô ráp ửng đỏ mắt mờ nằm nghiêng thì Y HỌC BÓ TAY. Cá die thường thấy thân khô ráp, ửng đỏ, thân cứng đơ mắt bị mờ.

    Nguyên nhân và cách xử lý:
    - Do nấm lâu ngày: cá bị nấm lâu ngày do nhiễm khuẩn từ nước, chất lượng nước ngày càng xuống cấp, khuẩn phát tán mạnh., nước có mùi tanh. Đó chính là trường hợp BỆNH số 11 như đã đề cập bên trên, có rất nhiều anh em rơi vào trường hợp này.
    - Do lượng muối quá cao: lượng muối trong nước quá cao, muối cho vào 1 lần cá không thích ứng kịp => thay 30% ngay lập tức, sau 4-5 tiếng thay tiếp 20%, sủi khí mạnh, sưởi 30 độ nếu cần.
    - Sốc thuốc hay các loại hóa chất vô tình thả vào bể: cũng thực hiện như trên.
    - ......

    13. Bệnh mang cá:
    Biểu hiện: mang cá đóng mở liên tục, cá như đang thở gấp có biểu hiện mệt mỏi.
    Nguyên nhân: Thiếu oxy,
    Trường hợp thiếu oxy là đơn giản nhất chỉ cần cho em nó 1 vòi sủi khí hoặc lâu chưa thay nước em nó bị ngộp do chất lượng nước kém hàm lượng Ammonia tăng cao khi này cần kết hợp thay luôn 30% nước. Nước mới sẽ chấm dứt hiện tượng này.
    Nếu nặng hơn mang cá gần như không đóng kín hoặc bắt đầu quăn mang, cá thở gấp mệt mỏi, trường hợp này có thể mang cá có ký sinh trùng xâm hại. Khi này phải quan sát kỹ
    xem mang cá có vấn đề gì khác thường không ? trùng mỏ neo hay ký sinh nào có thể nhìn thấy được.
    Điều trị: vớt cá ra xô sủi khí, ngâm với Xanh metylen khoảng 1 ngày để tiêu diệt các ký sinh nếu có.
    Còn cái bể thì TIỆT TRÙNG như đề cập ở phần 1.

    14. Bể nhiễm giun:
    Trong bể có giun trắng dài từ 2->8mm bơi loằng ngoằng trong bể (không phải loại bò, bám trên mặt kính).
    Đặc biệt ai dùng lọc tràn kính hay gặp trường hợp này, nhất là khi tắt lọc khoảng 5->10 phút khi bật lại giun đầy bể.
    Cách chữa:
    - Thay luôn 30% nước.
    - Thuốc giun của người 1 liều cho 100 lít nước.
    - Bật lọc bình thường, sủi khí mạnh vì cá sẽ rất mệt.
    - Cho cá nhịn ăn hoặc cho ăn thật ít.
    - Sau 48h bắt đầu thay 20% nước mỗi ngày trong 3 -> 4 ngày liên tục để thuốc pha loãng hoàn toàn.
    - Thay bông lọc, rửa sạch vật liệu và máng lọc.

    15. Cá bị rách da, toạc đầu, bỏng sưởi.

    - Cá nhảy lên húc vào thanh giằng, cá sung húc máy lọc, đổi con mồi lao vào các vật dụng trong bể, cọ mình vào miếng ngăn kính .... sẽ gây nên các vết thương cho cá như rách da đầu, toạc đầu, bong vẩy.....
    - Cá ốm,mệt nhất là khi ngâm thuốc hay lờ đờ nằm sát cây sưởi gây bỏng trên mình.
    Các trường hợp trên chỉ cần dùng Tetracylin viên con nhộng bóc ra lấy bột bôi thẳng vào vết thương, nếu thấy vết thương se lại thì không cần bôi thêm.
    Giữ nước sạch trong khoảng thời gian này để phòng nhiễm khuẩn vết thương.
    Muối tăng gấp đôi lượng đang dùng, nếu không dùng muối từ trước thì dùng liều lượng 100g/100lit nước.
    Sưởi 30 độ nếu cần.

    16. Cá mất thăng bằng.

    Biểu hiện: cá không bơi bình thường mà lộn vòng vòng hoặc người uốn cong.
    Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên:
    - Cá sung quá: húc kính gây chấn thương cột sống.
    - Cá bị sốc nước do PH, nhiệt độ làm cá mất thăng bằng do bong bóng cá gặp vấn đề.

    Cách trị:
    + Nếu bị chấn thương cột sống thì vớt cá ra vuốt nhẹ dọc thân cho xương trở lại vị trí cũ.
    + Ép kính: biện pháp này chỉ là cơ học, để cá hồi phục dần dần, thời gian điều trị kéo dài mà tỉ lệ thành công rất thấp:
    - Hạ thấp mực nước ngang vây lưng.
    - Ép kính 2 bên sao cho cá ở trạng thái bình thường.
    - Sủi khí để cung cấp oxi cho cá khỏi ngạt.
    - Cá không vận động sẽ tiêu hóa kém, cho ăn bằng 10% bình thường.
    - Chờ đợi điều kỳ diệu ....

    17. Cá bị trĩ.

    Biểu hiện: hậu môn cá lòi ra 1 cục màu hồng có thể tự thụt vào sau mỗi lần đi ị. Chú nào nặng thì lòi suốt luôn.
    Nguyên nhân: cá thường bị sau khi chữa bệnh đường ruột. Cho ăn 1 loại thức ăn dài ngày, thường xuyên ăn đồ khó tiêu.
    Cách chữa:
    - Không cần dùng thuốc.
    - Giữ vệ sinh nước, muối tỉ lệ 100g/100l, sưởi 30 độ nếu cần.
    - Hạn chế các đồ ăn khó tiêu, nhiều vỏ, xương: nhái, sâu, cá mồi to ...
    - Khuyến khích các đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa.
    - Duy trì khoảng 1 tuần -> 10 ngày sẽ tự khỏi.

    Còn tiếp ...................



    IV. CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI CÁ

    Tiện đây mình cũng xin chia sẻ cách nuôi cá La Hán của mình, kinh nghiệm này được đúc kết học hỏi từ các tiền bối trên diễn đàn kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn.
    Hy vọng giúp ích đối với các anh em mới chơi.
    Cá La Hán muốn có cái đầu tốt phải có bản chất SUNG MÃN và phụ thuộc vào 4 yếu tố CHÍNH, được sắp xếp mức độ quan trọng theo trình tự:
    1. GEN: phải có GEN đầu tốt.
    2. Môi trường sống: phải tạo cho cá 1 môi trường nước sạch -> cá khỏe -> Sung -> lên đầu.
    3. Dinh Dưỡng: người nuôi thường nghĩ cho ăn nhiều để cá lên đầu => KHÔNG PHẢI. Phải có chế độ dinh dưỡng HỢP LÝ, cá tiêu hóa hết thức ăn và thức ăn được chuyển hóa hiệu quả để giúp cá khỏe mạnh, bung đầu. Muốn làm được việc này không nên cho cá ăn quá nhiều, bộ tiêu hóa luôn mệt mỏi vì đồ ăn.
    4. Tác động khách quan: cho kè cá, soi gương kích thích bản tính sung mãn.

    MQ xin lấy dòng cá La Hán Kim Cương làm chủ đề:
    1. Nước:
    - Thay định kỳ 3 ngày 1 lần, mỗi lần thay không quá 30% , muối 30->100g/100lít. Bông lọc giặt thường xuyên.
    2. Đèn:
    - Mình dùng 2 bóng cho 1 bể: 1 tím hồng bật 12 tiếng/ ngày, 1 bóng thủy Sinh bật 4 tiếng/ngày bóng này bước sáng 10.000k dùng cho cây thủy sinh mô phỏng ánh sáng ban ngày nên dùng đèn này cá sẽ khỏe hơn, tốt cho việc lên màu của vẩy cá. Nhưng chỉ bật ít vì bể lên rêu rất nhanh.
    3. Dinh dưỡng:
    - Ngày 2 bữa. Sáng và chiều (không cho ăn sau 20h00) cứ 1 bữa khô 1 bữa tươi đúng giờ cố định.
    - Bữa khô: JBL, XO, VIKING hoặc SUMO nói chung chất lượng như nhau tùy vào KINH TẾ và quan trọng phải là HÀNG THẬT.
    - Bữa tươi: Tôm đồng (tép), thịt bò, tim bò, sâu quy, sâu Superworm,dế.... đồ đông lạnh nhớ làm tan đá trước khi cho ăn tránh sình bụng.
    - Tôm là ưu tiên hàng đầu và nên cho ăn cả vỏ có nhiều canxi tốt cho dàn châu, nhưng không nên cho ăn nhiều trong 1 bữa vì làm cá nhanh béo.
    - 1 tuần cho cá nhịn ăn 1 bữa, mục đích để cá ổn định lại bộ tiêu hóa, tiêu hóa hết thức ăn thừa sau 1 tuần làm việc vất vả, việc này cũng giống như a reset máy tính đó.
    4. Kè cá: ngăn kính cho em nó kè với 1 em size nhỏ hơn hoặc cùng size thì sẽ kích thích em nó bung đầu mạnh hơn.
    5. Huấn luyện cá ăn thức ăn khô:
    Để luyện cá ăn viên phải rất kiên trì, nhưng cũng không nên cho cá nhịn dài ngày làm ảnh hưởng đến phong độ của nó.
    Cứ cho ăn đều đặn ngày 2 bữa (mỗi bữa cách nhau 12 tiếng), đúng giờ. 1 khô 1 tươi, tùy chọn sáng hay chiều đều được, nên cho ăn tươi sáng.
    Nhưng cách cho ăn như sau:
    - Sáng ăn tươi: cho ăn thật là ít, để bộ tiêu hóa vẫn hoạt động chứ không phải nhịn đói, nhưng ít để cá đói có tác dụng cho bữa Khô.
    - Chiều ăn khô: thả 1,2 hạt vào nếu ăn thì cho tiếp, nếu nhả thì kệ, rồi đói sẽ ăn, không ăn cũng kệ chứ không được thương nó mà lại cho ăn tươi thì kg bao giờ nó quen được.
    Ngày hôm sau và các ngày kế tiếp cứ lặp lại trình tự như trên.
    Khi bữa tươi ăn ít thì nó sẽ đói và dần sẽ quen với thức ăn khô, nhưng phải nhớ là thật ít, chỉ đủ để bộ tiêu hóa hoạt động bình thường không quên bữa thôi.


    Mong nhận được ý kiến của các anh em để các bài thuốc đạt hiệu quả cao hơn nữa.
    Xin chân thành cảm ơn.

    MQ1976
     
    Last edited by a moderator: 5/3/16
    oOo Kim oOo thích bài này.
  2. thelasao

    thelasao Active Member

    thanks a Minh nhiều vì bài viết thực sự bổ ích
     
  3. Giapacore

    Giapacore Active Member

    Có bài này của bác Minh thì sẽ ko còn nhiều câu hỏi của các bạn mới chơi nữa, cứ vào mà đọc đỡ phải lập topic hỏi han j nhiều. chúc cả nhà vui vẻ may mắn
     
  4. carom

    carom Active Member

    thank a Minh nhìu, a nhiệt tình với a e quá...:rose::rose::rose::rose::rose:
     
  5. powerfullvn

    powerfullvn Active Member

    up bài này thường xuyên để mọi người có cơ hội đọc nhiều hơn, và nhớ hơn
     
  6. smaller

    smaller Active Member

    ae cứ từ từ mà đọc nhé còn phần 2,3,4..... hihihi..hi
    nhữngbài thuốc này được đúc kết sau nhiều năm và MQ đã phải chia tay rất nhiều em cá yêu quý mới có được .Một kinh phí không nhỏ,suất phát điểm từ niềm đam mê con cá nên muốn chia sẻ với ae và mong ae đọc xong thì có thêm kinh nghiệm phòng tránh,chữa trị những chú cá yêu thích của mình.
    chúc ae có những chú cá khỏe ,đẹp
     
  7. dvc74

    dvc74 Active Member

    In ra về cất làm bảo bối thôi... hehehe.
    Cảm ơn Minh nhiều, thật sự là bài viết bổ ích cho AE diễn đàn.
    Đề nghị MOD để bài này lên trên để AE diễn đàn có thể tra cứu nhanh bất kỳ lúc nào.
    Cảm ơn!
     
  8. natuan01

    natuan01 New Member

    Thanks bro very much!
     
  9. minhquang1976

    minhquang1976 Moderator

    Em xin chân thành cảm ơn sự động viên của các anh em.
    Cảm ơn các bác MOD đã stick topic của em.
    Bài viết sẽ còn được cập nhật thêm các bệnh thông dụng mà bản thân em đã từng gặp và tự tay chữa trị có kết quả tốt.
    Những gì em viết ra là từ kinh nghiệm bản thân và đã qua thử nghiệm mà có nên các bác cứ yên tâm sử dụng vì THẤT BẠI đã rơi vào cá của em rồi. :p
    Bài viết lộn xộn cũng mong các bác lượng thứ nhé ngày xưa học Văn toàn bị thi lại mà :D
    Cũng mong nhận được ý kiến đóng góp của các bác để kinh nghiệm của em ngày càng được hoàn thiện,.
    Thân .
    MQ1976
     
  10. kiencu_74

    kiencu_74 Active Member

    hay quá bạn nào có thắc mắc gì ngoài đáp án thì cứ alo cho anh minh là ok ....phần 5 thì dành cho cá rồng nhé hehe
     
  11. thành công

    thành công Active Member

    bác minh up bài nà lên rất bổ ích cho anh em nuối la hán
     
  12. minhquang1976

    minhquang1976 Moderator

    Cảm ơn các anh em, hehe.
     
  13. batcandoi1

    batcandoi1 New Member

    Em có một chú KL bị đi phân trắng ngâm METRONIDAZOL một tuần rồi mà không thấy đỡ gì cả em lo quá .Nhờ các anh cứu em nó với
     
  14. aliruarua

    aliruarua Active Member

    a hiểu biết về cá nhiều quá, e ko nuôi La Hán, nhưng một số hướng dẫn về lọc ở phía trên có thể áp dụng cho bể cá vàng nhà e, Thanks.
     
  15. minhquang1976

    minhquang1976 Moderator

    Bạn có thể nói rõ size cá, size bể, liều lượng thuốc đã sử dụng ? chế độ thay nước bổ xung thuốc ? triệu trứng ? nguyên nhân bị bệnh nếu có ?
     
  16. batcandoi1

    batcandoi1 New Member

    Cá em KL size hơn 2 ngón một tí .em cho 500mlg Metronidazol vào 50 lít nước sưởi 32 độ giờ vẫn đi phân trắng và gầy đi .có lúc phun gì trắng ở trong mồm ra.nó giống với cá ị ấy.nó bỏ chẳng đòi ăn gì cả ..Thay nươc thì em 2 ngày thay một lần mỗi lần 1/3 và bổ xung thêm thuốc .các anh giúp em với em sợ nó chết mất.Em nó ngâm được 2 tuần rồi mà chưa thấy gì cả.Chắc nó bị ngộ độc tôm hay sao ấy .Vì cháu em ăn tôm nó cũng bị đau bụng.
     
  17. aliruarua

    aliruarua Active Member

    a minhquang ơi, e nuôi cá vàng thôi, hôm trước mới có 1 em lan thọ. Đọc những bài thuốc ở trên, e biết ko có bệnh tuột nhớt, e xin gọi là có dấu hiệu tuột nhớt ^^

    E thấy con lan thọ nhà e thỉnh thoảng có một ít (dài khoảng 1 cm, to bằng cái tăm), nó hút ít bụi trong nước vào rồi lại bay đi. Biểu hiện của cá là nó ăn uống bình thường, cũng khá nhanh nhẹn so với một con thuộc dòng ranchu, e chưa thấy dấu hiệu lạ nào cả. Hôm nay thì con ryukin cứ đi cắn cắn nó, ko hiểu kiểu gì. Trên bề mặt nước thì nổi bọt, sờ vào thấy nhớt nhớt.

    Hôm qua e đã thử làm theo cách của a: thay 30 % nước, rồi sáng sớm hôm nay lại thay 20% nước (cách nhau khoảng 8 tiếng), tối nay lại thay, cách khoảng 12 tiếng, và e lau luôn các thành bể, đáy bể; vì bể nhà e nhỏ nên dễ thực hiện (62x23x29) .

    Nếu biết a có thể chỉ cho e được ko? Thanks a nhiều.
     
  18. minhquang1976

    minhquang1976 Moderator

    Thú thực là mình chưa thử nghiệm với mấy chú cá này nên không dám ti toe, mình chỉ tự tin với những gì mình đã tự tay thực hiện.
    Dù sao về cơ bản vẫn giống nhau nên mình xin có ý kiến thế này.
    Điều quan trọng nhất khi muốn chữa cho chú cá có dấu hiệu tuột nhớt mình phải XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN bắt nguồn từ đâu, thì việc chữa trị sẽ đơn giản và hiệu quả.
    Có thể cá bạn có dấu hiệu tuột nhớt và khả năng bắt nguồn từ việc nhiễm khuẩn từ nước.
    Theo mình bạn nên thay nước hàng ngày 20%, lượng muối chỉ duy trì 100g/100 lít nước. Sưởi lên 30 độ.
    Bạn ra hiệu cá mua thuốc FUNGUS CURE (liều lượng trên bao bì) để trị nấm xem sao.
    Các việc như trên về bản chất cũng không làm hại cá nhiều nên có thể yên tâm áp dụng.
     
  19. aliruarua

    aliruarua Active Member



    Cảm ơn a.

    Giờ ngày nào e cũng sẽ thay khoảng 20% nước, vừa yên tâm mà còn đẹp bể nữa. Ngoài ra sáng nào e cũng hút phân bằng ống xiphong, e tranh thủ lúc sáng sớm, trời còn chưa sáng lắm, bọn cá nó chưa tỉnh ngủ hẳn, vẫn còn lờ đờ, nên ko lùng sục thức ăn (cá vàng mà, lúc nào cũng đi tìm thức ăn ^^), làm cho phân ko bị khuấy động trôi nổi trong nước và tụ lại một chỗ, hút rất nhanh, vèo một cái là được bao nhiêu. ^^

    Căn bản lọc của e cũng đơn giản, có 12w, hộp lọc vẫn dùng hộp nhựa, ko có đủ chỗ để lọc tràn kính. Trong hộp lọc, em để dưới cùng là sứ lọc, trên sứ lọc có một khay nhựa theo máy, trên tiếp là nham thạch và trên cùng là 2 lớp bông mỏng. A có mẹo gì giúp tăng khả năng lọc vi sinh ko anh? (với điều kiện lọc của e như trên) :D. Àh mà e còn lắp cái sứ lọc vào ống thổi oxy của máy sủi, trông giống như dồi vậy :D mục đích để tăng thêm "diện tích nhà" cho vi sinh.
     
  20. wusong

    wusong New Member

    Chú 3 ngón nhà em cũng bị phân trắng rồi,may mà phát hiện kịp.
    Em đã ngâm với Metronidazol được hơn 1 ngày rồi, cá có vẻ lờ đờ lắm.
    Em muốn hỏi là sau 2 ngày mình thay 30% nước rồi bổ sung thuốc mới thì chỉ cho thêm 30% thuốc hay là cho cả liều như mình cho lần đầu.
     

Chia sẻ trang này