Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Độ cứng của nước nuôi cá dĩa ra sao

Thảo luận trong 'Tổng hợp - kinh nghiệm về cá Dĩa' bắt đầu bởi salomon, 18/1/10.

  1. Triton

    Triton Active Member

    Mình không thấy trường hợp này và cũng chưa nghe ai nói tới.
    Xin hỏi Kitax, độ cứng (ĐC) 15dH là từ vòi ra, hay ơ giếng? Kitax làm cách nào nâng ĐC lên 15dH?
    Thân
    Triton
     
  2. kitax

    kitax Active Member

    Chính vì vậy K mới nó là có sự nhầm lẫn giữa độ cứng (gH) và độ dẫn điện (anh mô tả là TDS) trong các bài viết ở trên. Chứ nếu gH 650 ppm (~ 38 dGH Ca2+ và Mg2+) thì hầu như cá dĩa không sống được.
     
  3. kitax

    kitax Active Member

    Chỗ K nước là nước giếng, sử dung clorua vôi (CaCl2) để sát khuẩn và nâng dH

    Chính vỉ có sự hiểu lầm giữa độ cứng (gH) và độ dẫn điện (anh mô tả là TDS) nên mới mởi như vậy. Đích thân K test dH 15 (Ca2+ và Mg2+) thì cá đã ngất ngư rồi anh.
     
  4. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Hi Triton,

    Mình tìm được mỗi đoạn này thôi (độ cứng nuôi cá chỉ đến 15 dH): http://forum.simplydiscus.com/showthread.php?t=73075&page=5

     
  5. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    http://discusisabella.no/empty_12.html (dùng Google translate dịch từ tiếng Na Uy sang tiếng Anh).

    Thông số Stendker khuyên dùng
    Gh 15
    KH 8 (Ca2+ & Mg2+)
    PH 7
    μ Siemens (conductivity) 800
    Water temperature (o C) 30


    Thông số giới hạn
    GH(dh) 30
    KH 25
    PH 8.5
    Conductivity (μS) 1200
    Temperature (o C) 34

    Theo tài liệu này thì Stendker khuyên nên dùng nước nuôi cá dĩa có độ cứng tổng = 15 và độ cứng carbonate = 8 (trong khi vẫn duy trì độ pH = 7).
     
  6. Triton

    Triton Active Member

    thank you vnreddevil, và kitax đã đưa ra xự lầm lẫn của mình.:notworthy: Có lẽ cũng nên viết lại cách đo độ cứng, và lên độ cứng của mình để tránh gây hiểu lầm. cách của mình 0 phải là đúng hoặc tốt hơn ai.

    Mình dùng máy đo TDS (TDS meter) để đo độ cứng (TDS meter là đo độ dẫn điện của nước). Mình không đo gH hoặc kH. Nước của mình từ vòi ra là ~110ppm, mình dùng CaCl2 + MgSO4 (epsom salt) với tỷ lượng là 4 phần CaCl2 và 1 phần MgSO4 hòa tan trong chén nươc và đổ và hồ cá. Sau khi đổ vào hồ mình đo độ cứng lại là ~650ppm. ban đầu mình tăng từ 110pm -650pm từ từ trong vòng 4 ngày, khi đã đạt tới mức ~650ppm thì mình chỉ bỏ vào (CaCl2 + MgSO4) đủ để giữ ở độ cứng ở ~650ppm. cách này mình đã làm lâu lắm rồi, cá vẫn tỉnh bơ và không ngoắc em nào.

    Thân
    Triton
     
  7. Triton

    Triton Active Member

    Có lẽ với quan điểm của bạn Khoa và đa số những ng nuôi CĐ thì thật sự không cần quan tâm đến độ cứng làm gì. Mình nghĩ, mỗi ng nuôi cá đĩa có, và nên có, một mục đích (goal) riêng, có như vậy mới làm cho cuộc chới được vui và khích hơn. Mục đich của mình là muốn nuôi được mấy chú cá khổng lồ, nên mới tìm tòi và táy máy với độ cứng và những thứ khác thôi.

    Nếu bạn Khoa, và các ae có ý kiến gì có thể giúp cho mình đạt được mục đích trên, cho mình xin thọ giáo

    Thân
    Triton
     
  8. thangdiablo

    thangdiablo Active Member

    Anh em ai có ý kiến gì khác với ý kiến của Triton không? Vì nó đi ngược hoàn toàn với những ý kiến trước đây là cá dĩa thuộc là loại thích nước mềm.

    Trong tài liệu này thì có nói độ cứng của nước càng nhỏ càng tốt
    http://www.netpets.org/fish/reference/freshref/discuswater.html

     
  9. Triton

    Triton Active Member

    Nuôi CĐ kh0 có đúng hay sai, miễn sao nuôi cá cho được khỏe mạnh và đẹp là được rôị. Các bài viết về CĐ cũng vậy, có nhiều bài viết nuôi CĐ ở nước mềm, và có nhiều bài nói nuôi CĐ nhỏ ở nước cứng tôt hơn. Muốn tin ai thì cũng được, vì đá số chỉ là ý kiến, theo xự hiểu biết và kinh nghiệm của người viết.

    Muốn biết về tin tức/cách nuôi mới nhất thì các bạn nên tham gia các diễn đàn thế giới.

    Minh thấy ae trong diễn đàn cá cảnh đa số chưa nghe đến việc nhiều người khác, trên thế giới, cho là nuôi CĐ nhỏ ở nước cứng sẽ tốt hơn nên mới gợi lên cho ae tham khảo.

    Sau đây là một ít xố bài nói về nuôi CĐ nhỏ ơ độ cứng thì tốt hơn (lần nữa, các bài dưới đây cũng chỉ là ý kiến của người viết và không phải la định luật nuôi CĐ)

    Stendker va Danziger thì mình đã nhắc đến rồi

    Lawrence Soon - Lucky Tropical, Malaysia (post #10)
    http://forum.simplydiscus.com/showthread.php?t=76574
    [br][/br]
    Diễn đàn Câu lạc bộ CĐ Singapore, Collin Heng vá các nhà lai cá khác tìm hiểu thêm về cách nâng độ cứng của nước
    http://www.discusclubsg.com/forums/index.php?showtopic=2293


    http://www.discusnada.org/discus/water2.html
    [br][/br]http://ezinearticles.com/?Keeping-Discus-Fish---Hard-or-Soft-Water?&id=123269
    http://www.aqua-fish.net/show.php?h=discusfish
    [br][br]
    http://www.discuskago.discus4u.com/Growing Tips.htm
    http://discusfishfan.wordpress.com/2009/10/27/discus-preferring-hard-or-soft-water/
    Thân
    Triton
     
  10. thangdiablo

    thangdiablo Active Member

    Cám ơn những thông tin rất hữu ích từ anh TriTon.
    Theo cá nhân mình nghĩ thì nuôi CĐ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm do đó sẽ có những ý kiến trái chiều nhau về cách nuôi và môi trường nuôi sao cho tốt nhất. Tuy nhiên nếu lấy quan điểm môi trường tự nhiên làm chuẩn thì không biết có chính xác không? Vì CĐ mọi người đang nuôi thuộc dòng cá dĩa thuần dưỡng.
     
  11. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cám ơn bạn Triton đã chia sẻ những thông tin rất hữu ích cho các anh em chơi cá dĩa. Mình xin chia vấn đề "nuôi cá dĩa bằng nước cứng" ra từng vấn đề nhỏ hơn để các bạn tiện theo dõi.

    1. Nước cứng hay nước mềm?
    Thông tin chung là cá dĩa chuộng nước mềm. Tuy nhiên, như thông tin bạn Triton đã đưa, có người nuôi cá dĩa bằng nước cứng thì thấy cá lớn nhanh hơn. Nếu muốn, các bạn có thử nghiệm xem có kết quả hay không.

    2. Đối tượng áp dụng?
    Đương nhiên là các bạn nuôi số lượng nhiều, các trại cá dĩa... vì cá càng lớn mau thì kinh doanh càng có lợi.

    3. Nước cứng đến đâu?
    Thông tin chung là độ cứng tổng gH ở mức trung bình (moderate hard) 10-14. Bạn có thể nuôi cá dĩa an toàn ở độ cứng này. (Triton còn nâng độ cứng lên cao hơn nữa).

    4. Nâng độ cứng lên từ từ
    Như một số bạn đã nói, việc nâng độ cứng khiến cá lừ đừ, ăn uống kém. Kinh nghiệm của bạn Triton là nâng độ cứng lên từ từ trong vòng 4 ngày. Sau đó bạn chỉ cần duy trì độ cứng của nước vì cá đã quen. Đương nhiên chúng ta phải có hồ chứa nước để nâng độ cứng trước khi thay.

    5. Nâng bằng gì?
    Mọi người sử dụng CaCl2 (clorua can-xi) để nâng độ cứng mà pH không bị ảnh hưởng. Triton dùng epsom salt (MgSO4) & CaCl2.

    (Nếu pH đã ổn định ở mức trung hòa = 7. Tránh dùng đá vôi & vụn san hô CaCO3 vì làm tăng độ cứng nhưng đồng thời cũng tăng pH! Nếu pH thấp cỡ 4-5, bạn có thể dùng CaCO3 để nâng pH đến mức mong muốn, sau đó đo độ cứng gH, nếu muốn nâng nữa thì dùng CaCl2)

    6. Dụng cụ thử?
    Mình từng thử độ cứng bằng lọ dung dịch nhỏ giọt, cũng khá mất công. Hy vọng có cách đơn giản hơn?
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/16
  12. rain

    rain Active Member

    :wallbash: không đủ trình độ để đọc :D chữ gì mà không có dấu gì hết
     
  13. Triton

    Triton Active Member

    Cảm ơn bạn Đại đã tóm lược. Cho mình đính chính lại các phần nói về mình một chút.

    Xin đừng nâng cao như mình. Xin cứ theo các nhà chuyên môn khác và nuôi ở 10-14 là được rồi. Độ cao như mình đang dùng, mình vẫn chưa được xác đình là tốt hơn ở độ 10-14
    Tên của loaị muôi này là Epsom Salt (MgSO4) và dùng theo công thức
    4 phần CaCl2 cộng với 1 phần MgSO4

    Thân
    Triton
     
  14. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cám ơn Triton, mình đã sửa lại cho đúng.
     
  15. Triton

    Triton Active Member

    Epsom Salt (MgSO4) bên này thông dụng nhất là để chữa bệnh xình bụng, vì không tiêu, chữa trong vòng 4-8 tiếng đồng hồ. Nếu không hết thì bệnh xình bụng vì bacteria lúc đó mới dùng đến trụ sinh (antibiotic)
     

Chia sẻ trang này