Sau khi ép được 2 bầy cá bột em có một chút kinh nghiệm như sau . Anh em nên vớt cá cha ra và vớt hết bọt trên mặt nước khi cá con bơi ngang và ăn được . Vì cá cha nhả bọt nhiều khi lớp bọt vỡ ra sẽ tạo nên lớp màng trên mặt nước => cá con không thở được => chết nhiều . Khi vớt cá cha ra và xử lý lớp màng trên mặt nước thì em thấy tỉ lệ cá con sống cao hơn . Một chút kinh nghiệm bản thân chia sẻ với anh em , nếu có gì không đúng thì bỏ qua nha .
Mình cũng đồng tình với ý kiến của bạn,khi cá con có khả năng bơi ngang và ăn đc thì nên vớt cá cha ra,thêm vào đó chỉ cần để vào 1 ít rong đuôi chồn là được. Theo kinh nghiệm của mình là khi cá đc 10 ngày tuổi là mình bắt đầu hút dơ ở dưới đáy và châm nước mới(nước máy đã hả từ 2-3 ngày) cho tới khi gần đầy hồ-nguồn nước cực kì quan trọng vì nó ảnh hưởng tới khả năng mau lớn của cá bốt :notworthy:
Nếu cá cha khoẻ mạnh và ko có tật gì, thì ko ai vớt cá cha ra đâu, sở dĩ trong thời gian cá trống nuôi con, ta thấy bụng nó to đùng, là vì nó cố gắng ngốn hết tất cả các thứ dơ bẩn, có khả năng gây hại cho cá con (xác cá con chết, bệnh, các sinh vật lạ, thức ăn thừa, vỏ trứng hư, v.v...) vào bụng đấy, cá cha cũng là "dụng cụ" để đo môi trường nước bên trong hồ ép, nếu nó bệnh hoặc lờ đờ thì nước có vấn đề, ta dễ dàng phát hiện và khắc phục ngay, vì cá con nhỏ quá, nên ko thể dựa vào quan sát chúng được. Để rong cho cá con nằm cũng ok, nó cũng có chút ít vai trò trong việc điều hoà môi trường nước, nhưng phải chú ý loại bỏ rong bị hư, thối, và rửa rong thường xuyên để ko gây ô nhiễm hồ nhé. Nuôi dưỡng betta non còn rất nhiều cái hay, anh em tự khám phá nhé. Thân
trờ phật cái tổ bọt cần gì phải dớt chi cá con bơi ngang dc là nó tự tan chứ chả cần vớt vét gì hết tui bỏ rong dô từ lúc cặp cá đang vờn tới lúc tụi các con dc1thang có sao đâu rong bèo hút hết chất dơ à sợ gì