Các bạn CLB CDSG thân mến ! Bên trang cá rồng đã có một bạn bị máy lọc hỏng, suýt không biết mà thọc tay vào. Do cá chết nằm la liệt, nên hiện tượng này đã được bạn ấy đoán ra và ngắt điện.:notworthy: Vậy, bấy lâu nay, chúng ta rất hết sức quên điều này ! Có những máy bơm, lọc để trong nước rất lâu nhưng vì lâu nay không việc gì hoặc hơi hở mạch thì đã bị phát hiện. CHÚNG TA KHÔNG NÊN CHỦ WAN NHA CÁC BẠN. Qua những lời này, mình muốn ACE diễn đàn của loại cá "thọc tay vào hồ (bể) nhiều nhất" luôn luôn cẩn thận nharaying: Hãy vì niềm đam mê, nhưng chúng ta cũng cần phải có đầy đủ sức khỏe :lee:, sảng khoái, sung mãn :football:, tĩnh tâm raying:....để mà "đeo bám" theo DĨA...........he
đúng rồi các bạn nên cẩn thận , mình mua cây viết thử điện cột ngay kế bên hồ cá, mỗi lần cần thọc tay vào nước mà các thiết bi điện vẫn chạy mình đều đưa bút thử điện vào trước, nếu đèn bút thử điện sáng thì điện đang rò rỉ. nên check lại. Trường hợp bên forum cá rồng mình nghi không phải cá bị giật điện chết ( vì hồ cá là thủy tinh nên cách điện) ma do máy bơm bi chạm và bị cháy, nước có mui rất tanh lẫn mùi khét và nước đục, cá chết vì ngạt ( mình đã từng bị trường hợp như vậy). Cho nên để an toàn mình đưa ý kiến vào CLB-CDSG nên sắm cây viết thử điện,( mua ngoài tiệm điện , khoảng 5k). Chơi vì đam mê chứ không chết vì đam mê. he he he he he.... Hân hạnh được làm quen với các bạn CLB - CDSG
Áh ! việc để bút trước hồ cá, mỗi khi thao tác mình xin nói thật là không thể ! chả ai "đề phòng" quá mất thời gian như vậy đâu bạn. Có thể một vài lần đầu, chứ hàng năm trời thì các trại nhiều, họ cứ thọc thọc từng hồ là việc không tưởng ! Mình chỉ nói với các bạn một câu là : "KHÔNG NÊN CHỦ WAN". Có nghĩa là mình mang dép hoặc đứng trên vật cách điện thì khi điện mas, mình sẽ an toàn đâu he ! Có ai dám thử điện bị mas trong hồ cá mà mang dép cách điện không nào ? Các bạn có thường thấy chim, chuột chết trên đường dây hoặc trong tủ hộp cột điện không nào ?, nó được cách điện rất tốt do lớp vảy ở lòng bàn chân và không chạm đất đấy ! Vậy cho chắc ăn, bên Cá Rồng, mình cũng có nói cách để chạm đơn giản vào khúc dây kẽm máng trên thành hồ sát góc cho gọn việc làm VS hồ. Giữa năm rồi, tại Chợ Tân Định (Q.1), một người đàn ông cũng mang dép cách điện đã ra đi do chạm nguồn rò rỉ của Bà chủ bán cá trong chợ. Cái loại không pà kon zí ai, cách điện tùy trường hợp trong trạng thái khô nha các bạn ! Ở trong nước, cường độ dòng điện được nâng lên gấp nhìu lần, điện trở cơ thể người cũng tùy lúc theo nhịp đập của .........con tim áh ! Em thì xin ........kiê'u ! Ông Ba Mươi thì em có đủ sức xơi tái 3 ông hai tạ trong vòng........một nốt nhạc, còn điện thì :notworthy: ... Zọt lẹ.......
hihihi, uhm, cai nay minh chi nuoi vi dam me, dau co kinh doanh nen , minh dung but thu dien,... hihihihihi o trai ca lon ca thiet bi de duoc thiet ke ben ngoai ....he he he , sap toi gio di ofline rui... di an sang cai. sorry vi ko danh tieng viet, may bi loi font browser chrome, anyway thanks moi nguoi da tich cuc dong gop cac bai ve dien.... minh cung phai can than hon .. thanks bro Thuan...
Cách tốt nhất là các bạn có thể gắn "CB" chống giật riêng cho hệ thống điện khu vực nuôi cá, nếu có điện rò rỉ thì "CB" tự động Off... (cái này mình đang áp dụng cho khu vực nuôi cá của mình).
Safecute cb Đúng roài. Việc sử dụng CB chống giật (safecute) mình cũng dự định nêu ra, nhưng mình lại nhớ một câu ngạn ngữ là : "ĐƯỢC CÁI NÀY, MẤT CÁI KHÁC" nên hok zám vì : Nếu nuôi cảnh chơi và ở nhà thường xuyên có người, thì khi CB chống giật (safecute) ngắt thì có người đóng lại, còn bạn nào đi làm thường xuyên hoặc khu vực để hồ nuôi (ngoài tầm kiểm soát) thì khi có vấn đề gì về cường độ dòng điện hoặc (điện trở kháng) bất chợt tăng, giảm. CB chống giật nhảy và cắt "OFF, CUT" (ngắt), không ai hay biết để đóng lại "ON, POWER" thì cũng nguy ! CB chống giật thường để dùng cho tổng áp của ngôi nhà. ACE nào sử dụng RIÊNG CHO KHU VỰC NUÔI CÁ cũng nên nắm tình hình như nêu trên.:rose: Có thể hum nay chưa, nhưng mai thì kóa...
Right, Bác nói đúng... Ống thổi khí "không có điện" mình có thể sử dụng nguồn điện khác. Những thiết bị khác như bơm, cây sưởi, .. . mình mới tách riêng một nguồn điện khác có sử dụng "CB",... -> Khi "CB Off" không ảnh hưởng tới mấy em nó.... do hồ có thổi khí,... Thường trong hồ nuôi trang bị vừa thổi khí vừa bơm hoặc cây sưởi -> khi "CB off" khí vẫn thổi phà phà ..... Có sai gì mấy bác chỉ tiếp hen, Tks
em ngán 1 vụ này nhiều lúc thọt dzo sợ cười với điện không kakakakkaka chim đậu được trên giây điện hem phải do co lớp vảy đâu nha bác, em nghe giải thích vụ này rùi kakakaka co gì sai bõ qua nha mấy bác
Chỉ phân tích điện cho những thiết bị "nhúng" thẳng trong hồ (hiện nay có : máy bơm lọc kiêm thổi oxy, đèn chìm trong nước, cây sưởi) còn thiết bị để ngoài "thổi vào" ko đề phòng chi. Túm lại : cẩn thận nha
Chim hay chuột chỉ đứng trên 1 dây thôi nha, sao giật được. Giống khi ta đấu nóng dây đó, nếu can đảm chập hai mối vào rồi dùng tay không xoắn thì không sao, mà sơ hở để cách ra rồi mỗi tay cầm một đầu thì thân ta thành đường dẫn điện luôn . Khi đụng vào hồ nước thì an toàn nhất vẫn là tạm thời off các thiết bị hoạt động trong hồ. CB chống giật mục đích chính là an toàn cho thiết bị điện, chứ lỡ dại đang thọc tay dzô mà thiết bị rò rỉ thì dù CB có ngắt các bác cũng đã lãnh đủ.
cẩn thận các bác làm 1 bóng quả nhót nối dây xuông nước, nếu có dò điện bóng tự sáng nên mọi người có thể dễ nhận biết được, chi phí chắc cũng chỉ tầm 5k/bể thôi mà khỏi phải lo lắng
Đây mới là 9 xác nhất và an toàn nhất cho đa số mô hình nuôi cá cãnh tại vn! Cây sưởi nổ ống thủy tinh trong hồ thì cá chưa chêt đâu,chĩ khi nào ngu ngơ đi chân ko thò tay vào hồ thì cá mới chết,còn chủ cá thì....nhẹ thì tango,nặng thì ...đoàn tụ ông bà.
ít hiểu biết về điện đóm nhưng vẫn cố bảo vệ ý kiến của mình, bác thuận sợ bóng cháy có thể đầu tư làm cái bóng 100W, yên tâm 1 hồ dò điện cả nhà biết ngay. Hay mọi người có thể đầu tư mỗi hồ 1 cái bút thử điện, gắn bút trên thành hồ sao cho đầu bút chạm nước là ok rồi :football::football:
hehe, bác bùn thì dắt honda đi ngắm mai ngắm đào ngoài phố ấy. cứ ở nhà với bà xã mãi bảo sao mặt ỉu xìu