Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

hu hu hu mấy bác làm ơn giúp em với ....

Thảo luận trong 'Cá cảnh' bắt đầu bởi quangkhuat, 24/1/10.

  1. quangkhuat

    quangkhuat New Member

    :wallbash:
    hjx hjx cũng vì cái tật sớn xa sớn xác, mấy bữa trước xem trên mấy DĐ thấy hình mấy bé frontosa ( hay còn gọi là Hồng Quân 6 sọc đầu bò ) đẹp quá nên em mất cả tâm trí. đi mò mẫm ngoài tiệm cá mấy ngày nhưng chỉ kiếm dc mấy bé tí xíu cỡ 2 ngón tay thui . tối nay lên mạng xem lại thì ra là hok phải loại đó .

    [​IMG]
    mình chỉ kiếm dc loại này ,

    [​IMG]
    nhưng mà mình thích loại này nè.

    mấy bro trên dđ cho mình hỏi 2 loại này có giống nhau không. và cách nuôi ra sao, vì con ở trên thì dễ lắm mà con dưới thì mình không bít. mấy bác bít chỗ nào bán loại 6 sọc ở tp HCM thì chỉ cho mình với nha. nhìn hình me quá nên tiễn mấy bé kia đi hết rùi , dọn chỗ sẵn tính ra bắt , cũng hên là chưa bắt chứ nếu hok chẳng bít để đâu nữa, hjx hjx . mấy bác làm ơn giúp em với em cảm ơn .
     
  2. quangkhuat

    quangkhuat New Member

    hjx hjx sao hok ai jup cho em 1 vé hết dzạ
     
  3. caubetihon

    caubetihon New Member

    Hi mình cũng vào topic bạn mấy lần nhưng ko bít tí gì về cá ny nên ko giúp gì được bạn.Nhưng mình thấy cá bạn mua về đẹp hơn cả cá gốc mà.Cũng giống nhau nữa có khác gì đâu.Cá rất đẹp hơn cả La Han nữa.
    Bạn nào biết tin gì về cá trên ko giúp bạn ấy với kìa !!!!!!!!!
     
  4. sieucap

    sieucap Active Member

    Con kia có cái đầu bư, giống như la hán ấy. Vân nó đậm hơn và dày hơn.
     
  5. duynguyensejany

    duynguyensejany New Member

    (+) Loại này là kỳ lân hay hoàng quân 6 sọc (Humphead cichlid; Frontosa cichlid)
    (+) Chi tiết phân loại
    [FONT=arial,helvetica,sans-serif][FONT=&quot]Bộ: [/FONT][FONT=&quot]Perciformes (bộ cá vược)[/FONT][FONT=&quot][/FONT][/FONT]

    [FONT=arial,helvetica,sans-serif][FONT=&quot]Họ: [/FONT][FONT=&quot]Cichlidae ([/FONT][FONT=&quot]h[/FONT][FONT=&quot]ọ cá rô phi)[/FONT][FONT=&quot][/FONT][/FONT]
    [FONT=arial,helvetica,sans-serif][FONT=&quot]Tên đồng danh: Paratilapia frontosa Boulenger, 1906; Pelmatochromis frontosus (Boulenger, 1906)[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]Tên tiếng Anh khác: Frontosa[/FONT]

    [FONT=arial,helvetica,sans-serif][FONT=&quot]Nguồn gốc: Cá nhập nội từ năm 2004, cao điểm đạt 1.190 con/năm vào năm 2004[/FONT][/FONT]

    (+) Đặc điểm sinh học :phân bố: Châu Phi: hồ Tanganyika

    Chiều dài cá (cm): 33Nhiệt độ nước (C): 24 – 26Độ cứng nước (dH): 12 – 15Độ pH: 8,0 – 8,5Tính ăn: Ăn tạp Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
    Sống ở mọi tầng nước, tỉ lệ đực cái tham gia sinh sản là 1:3. Cá đẻ trứng lên nền đá, cá cái ấp trứng trong khoang miệng và chăm sóc cá con








    (+) Chi tiết kỹ thuật nuôi
    [FONT=arial,helvetica,sans-serif][FONT=&quot]Chiều dài bể: 120 cm[/FONT][/FONT]

    [FONT=arial,helvetica,sans-serif][FONT=&quot]Thiết kế bể: Cá cần bể rộng và sâu (trong tự nhiên cá sống ở độ sâu 20 – 30 m). Bể bố trí một ít hang hốc bằng đá và trang trí đơn giản. Nên nuôi đơn hoặc một cá đực và 3 cá cái.[/FONT][/FONT]

    [FONT=arial,helvetica,sans-serif][FONT=&quot]Chăm sóc: Cá cần máy sục khí và máy lọc hoạt động thường xuyên (hồ Tanganyika rất giàu ôxy), nhiệt độ ổn định, môi trường nước hơi cứng với pH kiềm trên 7,0.[/FONT][/FONT]

    [FONT=arial,helvetica,sans-serif][FONT=&quot]Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn bao gồm cá con, côn trùng, nhuyễn thể, giáp xác, thức ăn viên và đông lạnh.[/FONT][/FONT]
    [FONT=arial,helvetica,sans-serif][FONT=&quot] [/FONT][/FONT]
    [FONT=arial,helvetica,sans-serif][FONT=&quot]Bạn tham khảo đi nhé
    [/FONT]
    [/FONT]
     
  6. duynguyensejany

    duynguyensejany New Member

    Mình lấy tài liệu từ diễn đàn khác, đây là bài viết của Hary Picken, bạn tham khảo thêm nhé :
    Lai tạo cá kỳ lân Tilapia buttikoferi
    Hary Picken – TFH 7/08

    Tôi nhớ hồi viếng thăm Thủy cung Monaco vào cuối những năm 1980 và chiêm ngưỡng vô số hồ trưng bày trong nhà. Tuy nhiên, loài cá duy nhất có mặt trong những hồ đó là kỳ lân Tilapia buttikoferi, còn gọi là cá ong bắp cày đen hay cá ngựa vằn. Một bài viết của tôi nhan tựa đề “Tialapia joka – Loài rô phi hề không đùa giỡn khi sinh sản” được xuất bản trên tạp chí này số ra tháng 7 năm 2005, và như tựa đề ám chỉ, bài viết tập trung vào vấn đề sinh sản của loài này. T. joka hoàn toàn giống với kỳ lân T. buttikoferi ngoại trừ T. buttikoferi có mõm nhọn hơn và hơi hung dữ hơn.

    Mô tả
    Kỳ lân T. buttikoferi có 8 sọc đứng trên nền thân màu xám, cùng với một sọc nữa chạy ngang qua mắt. Cổ họng loài này cũng có màu đen. Tôi từng thấy hình của một số cá thể với các sọc ánh xanh hay tím tương tự như những biến thể màu mới nhất của loài hoàng quân Cyphotilapia frontosa. Kỳ lân cái có vây tròn hơn và hơi nhỏ con hơn so với kỳ lân đực. Cá đực trưởng thành cũng có gù.

    Loài này được mô tả bởi Hubrecht vào năm 1881 và xuất xứ từ Tây Phi, cụ thể từ Guinea-Bissau (các sông Geba và Corubal) đến Liberia (sông Saint John). So với T. joka, kỳ lân buttikoferi lớn con hơn; trên thực tế, những cá thể mà tôi thấy ở Thủy cung Monaco to phải đến 65 cm. Tôi không ngạc nhiên nếu chúng rất thọ vì gần đây tôi đọc thấy con kỳ lân to của một người sống đến trên 14 năm.

    Kinh nghiệm lai tạo đầu tiên
    Tôi luôn yêu thích những loài cá có sọc và kỳ lân cũng không là ngoại lệ. Một số loài cichlid châu Phi có sọc tương tự là T. mariae, Neolamprologus tretocephalus, Cyphotilapia frontosa, Neolamprologus sexfasciatus. Cặp cá giống T. buttikoferi đầu tiên của tôi được mua ngoài tiệm. Chúng là cặp cá giống đã qua kiểm chứng với một số cá con được nuôi trong hồ nhỏ hơn ở tiệm. Tôi thực sự có ý định cho cặp cá này sinh sản – tuy nhiên, hồ của tôi nhỏ hơn cái hồ phải đến 1300 lít ngoài tiệm. Tôi quyết định thử vận may và mua cặp cá. Tôi đem chúng về nhà và thả vào hồ 560 lít với nhiệt độ 27 độ C và pH là 7.4 (ngoài tự nhiên, độ pH thường từ 6.5 đến 7). Chúng không được nuôi chung với bất kỳ loài nào khác vì tôi biết rõ tính khí của chúng. T. buttikoferi nổi tiếng khó chịu và xấu tính với các loài cá khác, đặc biệt là trong giai đoạn sinh sản. Dẫu vậy, tôi đặt hàng loạt đá nham thạch trong hồ để tạo hang hốc và hy vọng rằng cá không bỏ cặp sau khi vận chuyển.

    Sau vài lần thất bại và kiên nhẫn, tôi đã được tưởng thưởng bằng một đợt sinh sản thành công. Tôi chưa bao giờ thấy trứng mà chỉ thấy cá cái và cá đực đào bới rất hăng. Trên thực tế, cảnh quan trong hồ khiến tôi liên tưởng đến một vùng chiến địa! Con đực dài khoảng 30 cm và con cái nhỏ hơn gần tấc. Một ngày nọ, tôi ngạc nhiên thú vị khi thấy chúng đang chăm một bầy cá bột buttikoferi lớn. Những con cá bột này được cho ăn ấu trùng artemia và bột vụn, sau đó nâng lên thành thức ăn tấm. Không may, tôi đã không chụp được tấm hình nào về bầy cá đầu tiên này.

    Kinh nghiệm lai tạo thứ hai

    Không phải đợi nhiều năm sau tôi mới có cơ hội lai tạo T. buttikoferi lần nữa. Chiến hữu chơi cá của tôi James Willard – người biết tôi đang tìm kiếm loài này – lưu ý với tôi rằng có một cặp cá giống đang được bán ở tiệm cá gần nhà anh. Hai con cư xử như một cặp nhưng không có cá bột hay cá hương trong hồ hoặc bất cứ chỗ nào trong tiệm. Tôi quyết định thử vận may lần nữa và bắt chúng. Cặp cá này có kích thước tương đương với cặp cá lần trước. Tuy nhiên lần này tôi thả chúng trong hồ rộng 800 lít mà một người bạn khác là John Niemans tặng. Tôi đặt chậu trồng cây lật úp và một hòn đá vào hồ, nhưng đáy hồ vẫn để trống. Ba trong bốn mặt kính được sơn màu xanh dương bên ngoài, chỉ chừa lại mặt trước.

    Tôi bố trí đèn huỳnh quang phía trên và dùng bộ lọc thùng cỡ lớn. Ổng PVC dẫn nước vào và thoát ra qua các lỗ trên cao ở mặt hồ phía sau. Ống dẫn vào được bịt và khoan nhiều lỗ nằm trên mặt nước, kéo dài từ mặt kiếng sau đến mặt kiếng trước. Ống thoát được bọc bằng bọt biển và kéo dài gần như bằng độ sâu của hồ. Cặp cá dường như rất thoải mái và hạnh phúc trong môi trường mới và rộng rãi, với kích thước 60 x 72 x 145 cm.

    Chúng cũng ăn mọi thứ mà tôi cung cấp, thậm chí tìm cách cắn ngón tay tôi qua mặt kiếng trước! Khẩu phần ăn của chúng kết hợp giữa thức ăn tươi với đông lạnh, bao gồm trùng đỏ đông lạnh, ấu trùng artemia và cá mồi. Ngoài tự nhiên, buttikoferi cũng ăn cả sò ốc. Mặc dù khẩu phần như vậy nhưng T. buttikoferi thực sự là loài ăn tạp, nghĩa là ăn cả động vật lẫn thực vật. Tôi đề nghị cho thêm chất xơ vào khẩu phần của chúng.

    Sinh sản

    Cùng với một số thông tin quan trọng ở dưới, tôi muốn để những hình ảnh của đợt sinh sản thứ hai nói lên mọi thứ về loài cichlid độc đáo sinh sản mặt đáy này.

    T. buttikoferi sinh sản theo cách điển hình của các loài cichlid, với cá đực và cá cái tiếp xúc, vờn lẫn nhau và rùng mình. Dấu hiệu chắc chắn rằng việc sinh sản sắp xảy ra đó là vòi trứng lộ rõ. Cá đực cũng lộ rõ ống dẫn tinh. Bộ phận sinh sản của cả hai có kích thước chừng 0.8 cm, ống dẫn tinh ở cá đực mỏng và nhọn hơn vòi trứng ở cá cái. Trong quá trình sinh sản, cá đực theo sát cá cái, thụ tinh cho từng hàng trứng khi chúng vừa được đẻ ra trên mặt đáy.

    Ở cặp cá này, tôi ngạc nhiên khi thấy cá cái đẻ hàng trăm trứng lên mặt kiếng sau sát đáy hồ. Cả cá đực lẫn cá cái thay nhau canh trứng, mà chúng sẽ nở sau 3 ngày. Cá bố mẹ dồn cá bột thành đống ngay bên dưới vị trí đẻ trứng và canh chừng gắt gao, giống như hai con hổ dữ. Cá bột bắt đầu bơi tự do trong vòng một tuần sau khi nở. Thật hết sức ấn tượng khi chứng kiến cả một đám mây cá bột lít nhít bao xung quanh cặp cá!

    Tôi may mắn được chứng kiến hai cặp T. buttikoferi nhưng thực sự không khuyên mọi người mua một cặp cá giống có sẵn. Tôi khuyên nên mua từ 6 đến 10 cá non và nuôi chúng trong hồ rộng. Chúng sẽ tự bắt cặp một khi trưởng thành, nếu tỉ lệ đực cái là tương đương. Nếu bạn phát hiện thấy một cặp, hãy bắt hết những con còn lại ra khỏi hồ trước khi chúng bị giết bởi cặp cá mới hình thành.
     
  7. nbtuan

    nbtuan Active Member

    Cá đầu bò khi còn bé làm gì đã có đầu đâu. em k biết con của a mua loại nào vì không có hình cụ thể
    hiện tại em thấy ở HN bán khá nhiều đầu bò con. khoảng tầm 2 ngón. giá khoảng hơn 200k. đầu bò con thì chỉ có sọc xanh toàn thân thôi. còn đầu thì phải lớn tầm 3 ngón đổ lên mới bắt đầu nhú đầu
    Em chưa nuôi loại nè bao h nhưng thấy các bác các chú nuôi bảo loại nè khá chậm lớn nên chắc nuôi từ 2 ngón lên 4 ngón rất lâu nên giá cá to nó đắt gấp 2 gấp 3 !!!
     
  8. quangkhuat

    quangkhuat New Member

    cám ơn mấy bro, mà mấy bro có biết ở SG ở đâu bán loại đầu bò này không vậy.
     
  9. binhu83

    binhu83 New Member

    loại này chinh là giống la hán nên AE nào nuôi la hán rồi thì nuôi nó cũng dễ
     
  10. JacK

    JacK Active Member

    cách đây 5 năm , ở lưu xuân tín bán 50k/con ~ngón ut' ko thèm mua :wallbash:, giờ thì muốn kiếm cũng khó wa'
     

Chia sẻ trang này