hiện giờ em đang có 9 cái bể em muốn làm 1 cái lọc như bể cá rồng, sau đó bơm lên 9 cái bể. Vậy các anh tư vấn giúp em.
Không nên bác Vinh ơi, Thứ nhất nuôi cá La Hán không thể tránh được chuyện bệnh tật, nên nếu 1 bể bị bệnh thì nguy cơ 9 bể bị bệnh là rất cao, thứ 2 khá đồ xộ và phức tạp, nên theo em mỗi bể cứ làm 1 cái lọc tràn là ok nhất. đơn giản và dễ xử lý anh ơi
Anh biết loại tủ nhựa nhiều ngăn không? (Hình minh họa từ google) Em cũng đang định làm bộ lọc bằng loại tủ này cho 12 bể ở nhà, em nghĩ nếu chất lượng nước tốt thì cá cũng sẽ ít bị bệnh hơn. Nếu làm 1 dàn cho tất cả các bể thế này thì phải có đầu xả chi đều ra các bể và các bể phải có ống PVC nối liền nhau để cân bằng mực nước giữa các bể, cũng khá nan giải đấy
Loại lọc kiểu này nhiều rồi mà anh, ngay nhà bác minhquang1976 cũng có, nhưng nhỏ hơn nhiều so với cái tủ quần áo, nhưng theo em làm 1 lọc cho nhiều bể la hán là không nên. ...
A cũng đã từng có ý tưởng làm lọc chung cho nhiều bể. Điều kiện đầu tiên để hiệu quả cho việc này là dàn bể để chung giá sắt, kích thước bằng nhau càng tốt và có không gian để thực hiện ý tưởng. Việc dùng 1 lọc CHÍNH và bơm cho cả 9 bể mục đích là ông Vinh mỗi ngày chỉ cần đi ra cái lọc giặt 1 cái bông. Nếu là anh thì sẽ khoan thành (hoặc đáy) làm hút mặt như bể cá Rồng, việc này luôn đảm bảo mực nước trong bể. Nước bể tầng trên sẽ chảy xuống bể dưới, cuối cùng đi chung vào 1 ống để vào bể lọc. Đường nước lên thì được chia cho các bể trên. Nhưng việc làm hàng ngày vẫn phải hút phân ở đáy kiểu thủ công . Trước đây bác HAOKHANG đã có bài viết về ý tưởng nối ống siphon theo kiểu bình thông nhau giữa các bể, nhưng chất thải và thức ăn thừa không hút qua được ống nối giữa các bể vì áp lực yếu nên vẫn phải hút đáy hàng ngày. Sắp tới a nhét 2 bể 1 m vào gầm cầu thang, khoảng cách giữa 2 bể quá nhỏ để thao tác giặt bông lọc. A đang thiết kế theo mô hình 2 bể 1 lọc đấy, hehe. Hôm nào qua a cùng nghiên cứu đi.
Cho mình hỏi là đường nước xuống bể lọc chung bạn tính thế nào ? Cùng chia sẻ để các anh em cùng rút kinh nghiệm nhé.
Theo mình nghĩ, nếu dùng lọc trung tâm thì nên sắm thêm một máy tạo ozone hoặc đèn cực tím để đảm bảo cá không bị bệnh. Em cũng đang dự tính làm lọc trung tâm. Sau này nếu hoàn thiện sẽ post hình cho ae xem
cái này cũng đang nghiên cứu vì thấy hơi khó. em đang tính như thế này: 9 cái bể sẽ dùng 1 duơng ống vào và 1 đường ống ra. 9 bể vẫn dùng 9 bơm hút đáy, thoát ra cùng 1 ống , nhưng em bị vướng ở chỗ khi bơm cái bể ở trên cao nước sẽ tự chảy khi mà em đã ngắt điện. -- Còn hệ thống cấp nước tự động cho mỗi bể khi các bể bị cạn thì em làm được.(cùng như kiều bể lọc vậy.)
Kiểu của Vinh là làm ngược so với bình thường. Khi em ngắt điện thì các máy bơm con không hoạt động, làm sao có nứoc lên bể trên cao mà lo nước tự chảy. Khi làm cả 9 máy bơm thì cả 9 cùng chạy, cả 9 cùng ngắt, còn nếu để chỉnh thì em phải có thêm các van tại đầu cấp xuống. Vì nước từ bể trên cao chia về 9 bể có thể không cùng 1 lưu lượng. => bể nhiều, bể ít. mà trong khi công suất 9 máy bơm lại gần như = nhau. nếu muốn tham khảo thực tế thì qua cửa hàng ở chợ CHÂU LONG mà xem, hôm nọ anh mới qua đó về, thấy họ làm kiểu của mr MINH đã đề cập sử dụng ống hút đáy, đưa về 1 bể trung tâm, sau khi xử lý sẽ dùng máy bơm bơm tra nước về cho các bể
Em dùng mỗi bể 1 máy bơm thôi anh, các đầu nước ra sẽ được xả chung về 1 đầu ống to và vào bể lọc, nhưng thiết nghĩ điều này không nên, mỗi bể 1 lọc, chỉ cần thay bông và thay nước đều đặn vẫn tốt hơn
Điều mình quan tâm là CÂN BẰNG MỰC NƯỚC bạn à. Vì nếu dùng như bạn mỗi bể 1 máy bơm, các đầu nước ra sẽ được xả chung về 1 đầu ống to và vào bể lọc nhưng bạn khó có thể cân bằng lượng nước trong bể với đường nước BƠM TRẢ VỀ. Vì không ai có thể khẳng định được việc cân bằng này. Mình thì xin đưa ra giải pháp cho vấn đề CÂN BẰNG MỰC NƯỚC đó là khoan thành (hoặc khoan đáy) để hút mặt. Với nguyên lý này lượng nước chảy ra luôn luôn bằng với lượng nước bơm vào. Còn máy bơm hút đáy thì xả luôn vào đường hút mặt đó và được nối chung 1 đường điện có qua bộ hẹn giờ. Tùy theo số lượng cá trong bể để các bạn cài đặt thời gian hút đáy (ví dụ: cứ 3 tiếng hút 30 phút => tiết kiệm khá nhiều tiền điện) Rảnh Vinh qua a xem luôn sơ đồ lắp hệ thống sưởi cho dàn 9 bể bằng bếp than tổ ong (vụ này thì bếp than không đặt nơi sinh hoạt nhé, chịu sao nổi, như nhà em thì phù hợp đấy).
van de nan giai day phai nghien cuu that ky vi khi chia nuoc cho cac ho voi ti le hut cuc cac ho co duoc deu nhu nhau ko
Có thể khẳng định là không thể nào CÂN BẰNG được lượng nước bơm ra và bơm vào nếu không dùng phương pháp ống tràn mặt. Ống hút tràn mặt này luôn giữ mực nước cố định trong bể, bơm vào bao nhiêu sẽ ra đúng ngần đó. Mình chỉ việc tính toán sai số khi vận hành thôi, khi hệ thống đang hoạt động mực nước thường cao hơn mặt ống khoảng 0,5->1 cm, khi máy bơm ngưng hoạt động phần nước 1cm này sẽ tràn xuống bể lọc. Như vậy mình chỉ cần tính sao cho khi ở trạng thái máy bơm không hoạt động thì bể lọc phải chứa đủ lượng nước tràn xuống.