Bí ẩn của cụ Rùa Hồ Gươm Một số lần Cụ Rùa nổi lên trùng với sự kiện đặc biệt - Ngày 26/12/1991, PGS Hà Đình Đức được Truyền hình Hà Nội ghi hình bài nói về Bảo vệ Rùa Hồ Gươm. Đúng hôm đó, Cụ Rùa nổi và bài phát biểu phát tối hôm đó của PGS Đức có kèm cảnh quay Cụ Rùa nổi một cách sống động. - Ngày 10/3/1992, Sở Giao thông Công chính Hà Nội tổ chức họp bàn phê duyệt Phương án Nạo vét Hồ Gươm tại 14 Phan Đình Phùng. Đúng sáng sớm hôm đó, Cụ Rùa nổi và lãnh đạo Sở cho người ra chụp mang về cho các đại biểu xem bức ảnh “tươi nguyên”. - 9h00 sáng 27/9/2000, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ khánh thành khu tưởng niệm Vua Lê bên Hồ Gươm. Cụ Rùa nổi và lên nằm gối đầu vào kè đá dưới đám rễ si bên chân Đảo Ngọc suốt từ 8h20 đến 10h20 trước sự chứng kiến của nhiều quan chức Hà Nội. - Ngày 20/12/2005, Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ XIV họp trù bị. Sáng hôm đó, Cụ Rùa cũng nổi lên. Ngày 20/12/2005, hôm trù bị Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XIV, Cụ Rùa nổi. Ngày tổ chức hội thảo nạo vét Hồ Gươm, 10/3/1992, Cụ nổi, thậm chí Cụ còn nổi lên vào ngày bắt đầu hoặc kết thúc chuyến thăm của một số nguyên thủ các quốc gia có quan hệ đặc biệt với Việt Nam... “Phải có sự giao tiếp nào đó, sự truyền phát và thu nhận thông tin nào đó, Cụ Rùa mới xuất hiện vào đúng những ngày đặc biệt như thế”- PGS. TS Đức nêu ý kiến. Ngày 20/12/2005, Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ XIV họp trù bị. Sáng hôm đó, Cụ Rùa cũng nổi lê Chẳng phải đợi đến tổng kết thú vị về hiện tượng Rùa Hồ Gươm “ngẩng đầu ngắm trời xanh” của nhà rùa học Hà Đình Đức, các nhà sinh học Việt Nam mới tụ về Hà Nội bàn về một khoa học nhằm hóa giải những bí ẩn về Cụ Rùa. Chẳng phải đợi đến tổng kết thú vị về hiện tượng Rùa Hồ Gươm “ngẩng đầu ngắm trời xanh” của nhà rùa học Hà Đình Đức, các nhà sinh học Việt Nam mới tụ về Hà Nội bàn về một khoa học nhằm hóa giải những bí ẩn về Cụ Rùa. “Khám phá giao tiếp sinh học của các loài vật phục vụ trực tiếp con người trên rất nhiều lĩnh vực” - GS.TSKH Lê Xuân Tú, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, nói. Ai cũng biết nhưng, khi xem PGS Hà Đình Đức chọn và sắp xếp 37 trong tổng số hơn 200 lần Cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên kể từ năm 1991, ai cũng ngớ ra bởi nó lại trùng hợp một cách ngẫu nhiên với 37 sự kiện liên quan đến hoặc bản thân Cụ hoặc của Thủ đô. Tại hội thảo lần đầu tiên ở Việt Nam về Giao tiếp Sinh học ngày 30/12/2005, chuyên gia về Rùa Hồ Gươm nhận định, bất cứ lớp động vật nào tồn tại được là nhờ ngôn ngữ giao tiếp và chúng ta còn biết rất ít. Những ngày Cụ Rùa nổi lên mặt nước xanh ngắt trùng với các sự kiện đáng chú ý ở Hà Nội, thời tiết, khí hậu đều không có gì bất thường. Điều gì khiến Cụ “ẩn mình” và nổi lên mặt nước? Giao tiếp sinh học – Bí ẩn Những cây đại thụ sinh học cười phá lên sau khi khép lại phần tổng kết “cho vui” về Rùa Hồ Gươm. Nhưng sau đó là hàng loạt chuyện thú vị về giao tiếp sinh học giữa các loài sinh vật khác mà chưa ai chưa giải mã được. Một trong những bí ẩn thú vị là chuyện hôn nhân và chăm sóc con cái ở chim cánh cụt. GS Võ Quý, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên&Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, kể, để tìm bạn đời, chim trống cắp một hòn sỏi. Hòn sỏi được “thổi hồn” gì để lôi cuốn chim mái? Chim mái vươn mỏ thẳng lên trời và “hút hồn” từ hòn sỏi ở mỏ chim trống. Giao hoan xong, chim mái ra biển kiếm ăn hàng tháng trời. Về bờ, nó tìm đúng con chim trống có nhiệm vụ ấp quả trứng do con mái đẻ để nhận con. Chim con sinh ra hoà cùng hàng ngàn con của các cặp khác. Thế mà cha và mẹ vẫn tìm đúng con mình để chăm bẵm. Các nhà khoa học cho rằng, để đạt mức độ chính xác sinh học tuyệt vời ấy, chúng phải có ngôn ngữ giao tiếp tinh tế mà, với kiến thức hiện tại, loài người chưa thể biết. Phục vụ chính con người Cụ Rùa nổi và lên nằm gối đầu vào kè đá dưới đám rễ si bên chân Đảo Ngọc suốt từ 8h20 đến 10h20 hôm lễ khánh thành khu tưởng niệm Vua Lê Giao tiếp sinh học hóa ra phục vụ đắc lực cho con người. Các nhà nông học thừa nhận chưa hiểu vì sao cây lúa khi vào kỳ con gái lại hấp dẫn sâu đục thân và, đến khi làm đòng, ngậm sữa, lại thu hút bọ xít dài. Ngôn ngữ sinh học mà chúng giao tiếp là gì? Giải mã được, coi như chúng ta tìm ra cách hữu hiệu để loại trừ chúng thay vì tốn hàng triệu tấn hóa chất mỗi năm gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Trong số 117 người trên thế giới mắc với 71 người tử vong do nhiễm virus cúm gà H5N1, đại đa số các ca lây nhiễm và tử vong đều không phải do trực tiếp tiếp xúc với gia cầm khỏe mạnh mà là với gia cầm chết hoặc các sản phẩm từ gia cầm bệnh. Hội nghị quốc tế về cúm gia cầm tổ chức ở Geneve, Thụy Sỹ, ngày 14-19/11/2005, do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức thừa nhận chưa hóa giải được bí ẩn này. Thành công nhờ nắm được ngôn ngữ giao tiếp sinh học Nhờ ngẫu nhiên nắm được ngôn ngữ giao tiếp sinh học, đôi khi con người làm được những việc mà chính họ cũng thấy bất ngờ như sử dụng âm thanh, ánh sáng ở tần số nhất định để dụ các đàn cá khổng lồ vào lưới. Có nơi thành công trong việc chấm dứt cảnh lợn từ các đàn khác nhau cắn xé nhau nhờ phun một thứ mùi “thân ái”. Cũng có người tìm được bước sóng siêu âm thích hợp khiến ngựa trong trường đua hoảng sợ và lồng lên chạy nhanh bất ngờ. Hoặc một nông dân Nhật Bản ngẫu nhiên thấy rượu vang của ông ngon hơn khi rượu được “nghe” nhạc cổ điển vào giai đoạn ủ men. Ngay ở Đà Lạt cũng có một người có thể gọi các đàn chim tụ tập về một chỗ cho du khách xem. Dưới ánh sáng của những phát hiện bước đầu về giao tiếp tế bào do TS Nguyễn Thị Quỳ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, thực hiện, một nhà khoa học tạm thời lý giải thế này: Khi sống trong cơ thể gia cầm khỏe mạnh, virus H5N1 có thể hiền hơn. Thông tin mà chúng nhận được (dưới dạng nào đó) cho thấy môi trường sống của chúng vẫn an toàn, thức ăn của chúng là các tế bào khỏe mạnh của con gia cầm còn đầy ra đấy. Hệt như cảnh những con hươu và ngựa vằn bình thản gặm cỏ bên đám hổ, sư tử ở các khu rừng Phi châu khi bụng các con thú ăn thịt kia đã ních đầy thức ăn. Khi gia cầm chết hoặc tiết canh cắt ra khỏi gia cầm, virus H5N1 nhận được thông tin cảnh báo môi trường sống của chúng bị đe dọa. Chúng trở nên hung dữ hơn. Không may tiếp xúc với chúng vào thời khắc kinh hoàng ấy - gia cầm lúc giết mổ hoặc sản phẩm gia cầm bệnh chưa nấu chín, v.v..., phải chăng dễ bị lây nhiễm nhất. Loại thông tin gì quy định cơ chế giao tiếp sinh học của virus H5N1 những lúc ấy? Nước ta có một số nhà khoa học âm thầm nghiên cứu môn khoa học vô cùng khó này và lĩnh ấn tiên phong có lẽ là GS Bùi Công Hiển ở tuổi thất thập. Các nhà khoa học kiến nghị, đã đến lúc tổ chức nghiên cứu bài bản và đưa môn này vào nhà trường. Một khi Việt Nam muốn xây dựng nền kinh tế tri thức, kiến nghị kia hy vọng không bị chìm vào quên lãng. Giải mã được ngôn ngữ giao tiếp của Rùa Hồ Gươm, biết đâu chúng ta chẳng tìm ra khối bí ẩn khác không chỉ về Cụ. Quốc Dũng - Tiền Phong nguồn http://www.vnmedia.vn
NHỮNG KỶ NIỆM VỀ RÙA HỒ GƯƠM Hiện vẫn còn nhiều điều chưa biết về nguồn gốc, đời sống của rùa Hồ Gươm. Nhà vǎn Lê Bầu kể lại những chuyện về rùa Hồ Gươm mà ông đã chứng kiến vào thời gian ở đền Ngọc Sơn từ nǎm 1963 đến nǎm 1972. Trước hết, tôi không phải là một nhà sinh vật học, nên không thể mô tả đời sống cùng môi trường, sinh thái cùng tên khoa học bằng chữ la-tinh của con rùa như từ điển bách khoa. Tôi cũng không phải là nhà sử học hay khảo cổ muốn đào sâu xuống lòng hồ để "khảo" xương những con rùa "cổ" xem xem có phải chính Lê Lợi đã "cách rách" mang những cụ rùa từ Lam Kinh, Thanh Hóa về đây, để tạo dựng lên truyền thuyết "Hoàn Kiếm", vỗ yên trǎm họ. Tôi lại càng không phải là một nhà vǎn giàu tưởng tượng, có biệt tài "hư cấu" những điều không có thực, về những con rùa có thực. Tôi chỉ nói về những điều có thật, nghĩa là thấy thế nào nói thế ấy, không thêm không bớt, mà tôi đã chính mắt nhìn thấy vào thời gian tôi ở nhờ trong đền Ngọc Sơn từ nǎm 1963 đến nǎm 1972... Vào mùa lạnh, trong những ngày hoe hoe nắng vàng, ấm áp, rùa thường hay lên phơi nắng, sưởi ấm, thông thường là ở bãi cỏ quanh tháp Rùa. Chúng nằm im lặng như lơ mơ ngủ. Đôi khi cũng có con lân la vào bờ, nhưng chúng chỉ nằm ở mép nước, thò đầu gác lên thành bờ, lưng chập chờn trên mặt nước. Những con phơi nắng bên bờ, không bao giờ bền được, bởi người trên đường đổ xô đến xem, rồi dậm dọa khiến chúng sợ, vội vàng đi ngay. Phơi nắng ở ngoài bãi cỏ tháp Rùa thoải mái hơn. Chưa bao giờ tôi thấy một con rùa nào lên phơi nắng ở sân gạch rộng ngoài Trấn Ba Đình (Đền Ngọc Sơn). ở đây rùa chỉ lên vào ban đêm khi cổng đền đã khóa, nhưng chỉ thoáng thấy bóng người, chúng liền bỏ đi... Về mùa hè, chúng hay lên "hóng mát" ở gốc si sau đền. Có khi chúng leo hẳn lên trên mặt những thân si ngả xuống, nửa chìm nửa nổi trên mặt nước. Ngày ấy những cây si sau đền, nhất là vào những trưa hè, rất yên tĩnh vì giữa nó và Trấn Ba Đình (đền Ngọc Sơn) bên ngoài được ngǎn cách bằng một bức tường cao. Dù vậy, cứ thấy bóng người là lập tức nó lật người như làm xiếc, nhẹ nhàng xuống nước không một tiếng vang. Đây là những anh bạo dạn, còn những anh nhút nhát thường chỉ luẩn quẩn dưới nước, trong bóng mát. Vì chỗ đó nông nên những chú rùa đi đến đâu là làm đục nước đến đấy, đôi khi còn sủi tǎm lên. Cũng có khi chúng nằm im lặng dưới đáy nước. Hồi ấy, tôi thường ra Hồ Gươm bắt tôm, bắt cá. Tôi mua một chục chiếc lờ tôm về cắm quanh đền Ngọc Sơn. Những ngày đầu cũng khá, cả tôm, cả cá con, cả rắn nước cũng được một bát ǎn cơm... Nhưng "mộng đẹp" chỉ được dǎm ngày, những ngày sau, ông rùa đã rúc đầu vào lờ tôm ǎn sạch, và còn phá tan cả cái lờ nữa. Tôi cũng đã từng nuôi rùa. Lần ấy tôi bắt được một con rùa, to có đến gần một gang tay, bị mắc trong rễ cây si. Tôi đọc sách thấy người ta nói, rùa sống dai, có đến 300 nǎm, nuôi nó không cần cho ǎn uống gì cả, tự nó nó sẽ bắt gián, bắt mối và bắt chuột mà sống. Vì thế tôi đem nó thả về phòng mình. Quả là có như thế thật, gián và chuột nhắt trong phòng tôi bỗng nhiên như vợi hẳn đi. Nhưng nuôi rùa trong nhà có một điều đặc biệt thú vị là nó dự báo thời tiết rất chính xác. Thật tình, tôi còn thấy nó chính xác hơn các nhà khí tượng thủy vǎn báo mưa báo bão nhiều. Ngày bình thường, nó nằm yên lặng, gần như chết đi trong góc tường dưới gầm giường, nhưng khi thời tiết sắp thay đổi, lập tức nó bò lục xục khắp nơi trong phòng. Đến khi nó chịu nằm yên trở lại, cũng đúng là lúc thời tiết thay đổi, không một lần nào "báo nắng thì mưa" cả... ấy vậy mà, trong một lần đi công tác độ mươi ngày, về đến nhà "ông giám đốc khí tượng thủy vǎn" của tôi đã bỏ tôi mà đi, không một lời từ biệt, chắc là ông chỉ về hồ thôi, chứ thử hỏi, còn đi đâu được nữa? Cái bậu cửa phòng tôi rất cao, cao có tới 30 phân, cũng đã có lần đi đâu đó về, tôi đã bắt gặp cái đầu của "ông ta" vươn cao lên đến gần bậu cửa, đang cố ngoắc nó vào bậc cửa , còn cái bụng áp sát vào thành gỗ chân duỗi dài, đẩy xuống đất cố leo lên... Vậy mà tôi đã mất "cảnh giác", nên "ông ta" đã "vượt ngục" thành công. Tôi cũng đã từng vớt được ở dưới hồ lên một con rùa con, bé tí xíu, chỉ to bằng miệng chiếc chén uống nước. Con rùa rất xinh, đặc biệt là cái bụng nó, đầy những đốm màu hồng tươi loang lổ trên nền mai bụng màu vàng. Tôi lấy nước hồ Gươm vào lọ thủy tinh, đặt trên bàn làm việc, nuôi nó. Tôi nuôi nó bằng giun, bằng thủy trần (vớt trên hồ) và những miếng thịt nạc bǎm nhỏ, thỉnh thoảng lại thay nước một lần... Con rùa con ấy tôi đã làm quà tặng cho một cô bé học sinh lớp bốn, con một người bạn gái, đến từ biệt tôi, đi sơ tán lên miền núi. Khi cô bé trở về, tôi có hỏi đến con rùa con, cô bé cho biết đã biếu lại con gái bà chủ nhà, cùng trường cùng lớp với cô... Mong sao con rùa bé nhỏ ở hồ Gươm đến nay vẫn còn sống, hợp với môi trường miền núi, nơi tha hương ấy... Mong sao nó cũng đã tìm về được một hồ nước nào đó rồi! Mong sao sự ngu dại của tôi đừng ai lặp lại... Trong những ngày sống nhờ trong đền Ngọc Sơn, tôi còn được chứng kiến một cảnh thật xúc động của một cặp rùa: Hôm ấy, như mọi buổi sáng, tôi một mình bước ra cầu Thê Húc. Không phải để tập thể dục và hít không khí trong lành mà những buổi sớm thu như thế, tôi thích ra ngắm màn sương dǎng dǎng mờ ảo trên mặt hồ. Nhiều khi sương dày che kín cả ngọn tháp phía xa. Hôm ấy mặt hồ cũng có sương, nhưng rất mỏng, như tơ. Tôi đứng trên cầu nhìn về phía những bãi vông (phía trước cửa Sở Vǎn hóa). Bất chợt trên hồ có chuyện lạ. Trên mặt nước có một khối gì đó, to hơn cái nón cứ phập phềnh, trôi nổi. Điều lạ hơn là bên cạnh đó có một con rùa đang bơi vòng quanh cái khối phập phềnh đó... Chỉ đến khi con rùa bơi quanh đó, ngụp hẳn xuống nước, và bất chợt, đầu nó húc thẳng vào giữa vật ấy, đội nó lên cao, tôi mới nhìn rõ đó là một con rùa chết... Một con rùa chết, nổi lập lờ trên mặt nước, bên cạnh nó là một con rùa sống, cứ bơi vòng quanh, chốc lát lại lặn xuống, đội con rùa chết lên khỏi mặt nước... Phải chǎng đấy là một cặp vợ chồng rùa? Trước sự tử biệt sinh ly, vẫn còn lưu luyến, chẳng cam tâm rời bỏ nhau? Sự bịn rịn ấy, sự không nỡ chia tay ấy, cứ kéo dài, kéo dài theo thời gian, và động tác bơi quanh, rồi đội con rùa chết lên, được lặp đi lặp lại. Cho đến giờ đi làm, mọi người đứng kín trên bờ hồ xem "cảnh lạ". Và quả là lạ thật, bởi như đã nói, giống rùa rất nhát, thấy bóng người là "biến" ngay. Nhưng đây, cảnh đấy vẫn tiếp tục diễn ra trước mặt đông đảo mọi người, mặc dù nơi con rùa đang bơi chỉ cách chỗ mọi người đứng chỉ chừng dǎm bảy thước... Trước sự đau thương của cái chết, dường như cái sự sợ cũng đành nhường bước. Khi ấy tôi mới chạy vào trong đến, nói với cụ từ đền đang quét lá rụng phía sau: - Bác ơi, ngoài hồ có con rùa chết, bác chạy sang Sở Vǎn hóa báo cho họ biết để họ vớt nó lên... Nói xong, tôi cũng vội vã xách xe đạp đi dự một hội nghị nông dân ở ngoại thành, nên không biết xác con rùa chết trôi nổi ra sao? Cho đến tận giờ, nghĩ tới "mối tình chung thủy" ấy, đôi khi tôi vẫn bâng khuâng tự hỏi: - Con rùa sống ấy, liệu bây giờ có còn hay chǎng? Hay nó cũng đã chết trong cô đơn ở một góc nào trong hồ đó rồi? Đến đây, tôi muốn nói thêm một câu, bên ngoài chuyện những con rùa hồ Gươm, nhưng vẫn là chuyện rùa: Trong những huyền thoại, truyền thuyết lịch sử của nước ta, tôi thấy hình tượng con rùa đã xuất hiện nhiều hơn, so với hình tượng con rồng. Phải chǎng hình tượng con rồng chỉ là sự vay mượn vội vã của giai cấp phong kiến nước ta từ giai cấp phong kiến Trung Hoa? Hình tượng con rùa vẫn còn là một mảnh đất hoang hóa đối với các nhà nghiên cứu nước ta. Phải chǎng? Lê Bầu (Tạp chí Kiến thức ngày nay) nguồn http://hanoi.vnn.vn
Xác suất tung đồng xu là 50%. (5 ăn 5 thua) Cụ rùa nổi lên trùng sự kiện quan trọng là 37 lần trong 200 lần => ngẫu nhiên thôi! (tâm linh hoá làm gì) Về việc giao tiếp sinh học giữa mùa màng và sâu bọ có rất nhiều con đường. Chúng ta chặn 1,2,3 gì đi nữa, sinh vật sẽ có hay vẫn còn cách khác để tồn tại. Tiến hoá mà!
Buồn quá, nghe đâu chỉ còn 1-2 con thôi, đến nỗi tổ chức gì đó của nước ngoài đứng ra bảo tồn, chứ mấy cha chẳng ai quan tâm. Hổ, voi, tê giác cũng sắp tuyệt chủng rồi, đơn giản là rừng có còn đâu. Huhuhu
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ. Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi ở ruộng cày. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Truyền thuyết Tượng Lê Lợi với thanh kiếm Thuận Thiên Hồ Hoàn Kiếm với Tháp RùaSách Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi chép: Khi ấy Nhà-vua cùng người ở trại Mục-sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma-viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi: - Sắt nào đây? Thận nói: - Đêm trước quăng chài bắt được. Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ "Thuận Thiên", cùng chữ "Lợi". Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng: - Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau! Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, thành ra một chiếc gươm hoàn chỉnh. Tới hôm sau, lúc đêm, trời gió mưa, sớm ngày mai, hoàng hậu ra trông vườn cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra. Truyền thuyết kể tiếp rằng, sau Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân Minh, lên làm vua Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, có Rùa Vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to: - Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương! Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Thủy Quân được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm. Có thuyết khác nói khác về truyện trả gươm. Đại ý khi thuyền của vua ra giữa hồ thì rùa vàng chắn trước. Vua Lê rút gươm chỉ vào Rùa Vàng, Rùa Vàng liền đớp lấy gươm của vua mà bơi đi. Vua Lê sai tát cạn hồ Thủy Quân để tìm lại gươm báu nhưng không thấy rùa đâu. Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân. Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay. Quang cảnh Cầu Thê Húc dẫn vào Đền Ngọc SơnHồ Hoàn Kiếm được du khách cho là một thắng cảnh của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có những di tích lịch sử khác như tượng vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu,... bên cạnh những công trình kiến trúc hiện đại. Toà nhà Bưu điện với tháp đồng hồ cổ kính in bóng hồ Gươm đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ. Tháp Bút (hay là bút tháp) nằm ở cạnh hồ , đối với đài nghiên nằm ở bờ hồ. Mỗi ngày, bóng của Tháp bút ngả xuống chấm mực trong đài nghiên, tạo thành một biểu tượng rất đẹp cho học vấn: "Tháp Bút - đài nghiên - đề thơ lên trời xanh Rùa Ngày trước rùa sống trong lòng Hồ Gươm rất hiếm khi nổi lên mặt nước, truyền rằng mỗi lần rùa nổi đều liên quan đến việc quốc gia đại sự. Nhưng thời gian gần đây rùa nổi lên nhiều hơn, có lẽ vì nước hồ ô nhiễm nên rùa phải thường xuyên nổi lên để thở. Trong đền Ngọc Sơn có trưng bày xác một con rùa già đã chết của hồ. Hình ảnh của rùa cũng gắn liền với hồ, thông qua tên gọi tháp Rùa ở giữa hồ và truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho thần Kim Quy, một truyền thuyết mang lại tên gọi cho bản thân hồ. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra được chính xác phân loại của rùa Hồ Gươm. nguồn http://vi.wikipedia.org/
Đã tìm được họ hàng của cụ rùa Hồ Gươm? Hãng AP vừa đưa tin, các nhà nghiên cứu đến từ vườn thú Cleveland Metroparks Zoo vừa phát hiện ra một cụ rùa khổng lồ hiếm hoi ở miền Bắc Việt Nam. Tin cho biết, cụ rùa mới được tìm thấy có mai mềm, cùng loài với cụ rùa Hồ Gươm. Thông tin này đang gây xôn xao dư luận ở Hà Nội. Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Hà Đình Đức, chuyên gia về rùa Hồ Gươm. Ông Đức cho biết: Cụ rùa Hồ Gươm. Tôi cũng biết thông tin này qua báo chí. Ngay sau khi báo đăng, nhiều hãng thông tấn lớn của nước ngoài như Reuters, DAP, AFP, BBC có liên lạc với tôi để hỏi về vấn đề này. Tôi cho rằng, tin tìm được họ hàng của cụ rùa Hồ Gươm mới chỉ là tin thông thường, chưa được kiểm chứng bằng các cứ liệu khoa học. Nếu muốn biết loài rùa này có cùng loài, là họ hàng hay không thì ít nhất phải có mẫu vật, hoặc hình ảnh biểu hiện hình thái bên ngoài rõ ràng để so sánh. Cao hơn nữa là phải thông qua giám định ADN để chứng minh bằng khoa học. - PV: Vậy theo nghiên cứu của ông, cụ rùa Hồ Gươm thuộc loài nào? - PGS-TS HÀ ĐÌNH ĐỨC: Vào thập kỷ 60-70 của thế kỷ trước, nhiều nhà khoa học cho rằng rùa Hồ Gươm là loài giải, tên khoa học là Pelochelys bibronii. Sau đó, Sách đỏ năm 1992 cũng khẳng định điều này. Tháng 4-1995, ông Peter Pritchard, Giám đốc Viện Nghiên cứu rùa Florida (Hoa Kỳ) đã sang Việt Nam làm việc với tôi, cùng quan sát tiêu bản rùa ở đền Ngọc Sơn và cụ rùa sống ở Hồ Gươm. Sau khi về nước, ông này có gửi thư cho tôi khẳng định đây không phải là loài giải Pelochelys bibronii, mà là loài Rafetus swinhoei, hoặc là một loài rùa mới. Sau này, Chương trình hành động bảo vệ rùa thế giới cũng khẳng định, loài giải Pelochelys bibronii chỉ có ở New Zealand, không có ở lục địa Đông Nam Á. Ở Đông Nam Á chỉ có loài Pelochelys cantorii. Sau khi nghiên cứu và trao đổi với nhiều chuyên gia về rùa trên thế giới (GS Kraig Adler, Đại học Cornell Hoa Kỳ; bà Yongzou, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Thượng Hải, Trung Quốc…), so sánh loài Rafetus swinhoei với rùa Hồ Gươm, tôi thấy hoàn toàn khác nhau về hình thái. Do vậy, tôi đã mô tả rùa Hồ Gươm là một loài rùa mới cho khoa học nghiên cứu, đặt tên là Rafetus leloii, công bố trên Tạp chí Khảo cổ học của Viện Khảo cổ Việt Nam vào tháng 4-2000. - Như vậy, rất có thể loài rùa mà tổ chức Cleveland Metroparks Zoo phát hiện có họ hàng với loài rùa Hồ Gươm, thưa ông? - Việc phát hiện ra loài rùa khổng lồ mai mềm ở miền Bắc là điều lý thú, nhưng khẳng định là họ hàng với rùa Hồ Gươm thì chưa thuyết phục về mặt khoa học. Tôi cho rằng các nhà khoa học mới tìm ra loài rùa trên cần sớm cung cấp mẫu vật và ảnh để so sánh. - Cách đây ít lâu, ông và Viện Công nghệ sinh học (thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) đã tiến hành tìm kiếm mẫu vật một loài rùa lớn ở Thanh Hóa để so sánh với rùa Hồ Gươm, đến nay kết quả ra sao? - Theo tôi vừa được biết, kết quả phân tích ADN của Viện Công nghệ sinh học cho thấy, gien của mẫu vật (5 sọ rùa mai mềm khổng lồ) mà chúng tôi tìm được ở xã Quảng Phú, Thọ Xuân, Thanh Hóa trùng khớp với gien của rùa Hồ Gươm. Và đây là loài rùa mới, khác với các loài rùa, giải trên thế giới. - Rùa Hồ Gươm liên quan đến giai thoại vua Lê trả gươm báu, mà nơi khởi phát của vua Lê là ở Thanh Hóa. Kết quả giám định trên nói lên điều gì, thưa ông? - Năm 1997, tôi đưa ra giả thiết: cụ rùa Hồ Gươm phải chăng do chính vua Lê thả. Nghiên cứu các tài liệu lịch sử, tôi thấy rằng chỉ đến thời Lê Lợi mới nhắc đến có rùa ở hồ Lục Thủy (hồ Gươm ngày nay). Việc vua Lê trả gươm báu ở Hà Nội có thể chỉ là hình thức thông báo cho toàn dân biết việc nhà vua trả linh khí cho rùa thần. Trước đó, loài rùa này đã được đưa từ Thanh Hóa ra. Nếu loài rùa này ở Hà Nội thì các hồ khác cũng phải có. Nhưng trên thực tế thì đến nay chỉ mới thấy có ở Hồ Gươm, còn các hồ khác như hồ Tây thì chưa thấy rùa khổng lồ bao giờ. Kết quả phân tích ADN góp phần làm tăng tính thuyết phục cho giả thiết này của tôi. - Xin cảm ơn ông! THẾ KHANG nguồn www.sggp.org.vn
Vớt được rùa hiếm nặng gần 70 kg Chú rùa nặng 68kg này đã được thả về hồ Đồng Mô. Ảnh: CAND. Sáng 26/11, khi đang kéo lưới trên sông Tích Giang, 6 ngư dân ở phường Trung Sơn (thành phố Sơn Tây, Hà Nội) đã bắt được con rùa nặng 68 kg. Mai rùa có độ dài 90 cm và rộng hơn 70 cm. Đây là một trong số rất ít rùa Hồ Gươm (tên khoa học là Rafetus swinhoi) còn lại ở Việt Nam và thế giới. Ngay sau khi bắt được con rùa trên, hàng trăm người dân trong vùng kéo nhau đến xem. Nhiều thương gia trả giá 40 triệu đồng. Chi cục Kiểm lâm Hà Nội phối hợp với chính quyền thành phố Sơn Tây cùng Trung tâm cứu hộ bảo tồn động thực vật hoang dã quý hiếm Cúc Phương đã cứu và thả con rùa trên về hồ Đồng Mô (nơi con rùa này vốn sống và bị trôi ra sông do sự cố tràn bờ trong đợt mưa lũ vừa qua). (Theo Công An Nhân Dân) nguồn http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/11/3BA08D85/
vậy thì hên quá, cụ rùa đã được thả về nếu mà không có chính quền can thiệp kịp thời, chắc bị rang muối rồi quá