Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

một giống lia thia dữ của Việt Nam

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá đá - cá chọi' bắt đầu bởi dthong, 14/10/09.

  1. dthong

    dthong Moderator

    Mình có trao đổi thông tin với thành viên PhamMinhTuan trên đây và được cho biết về 1 giống cá lia thia đen của vùng U Minh, Rạch Giá . Có lẽ nó là loại cá Rạch mà cố học giả Vương Hồng Sển nhắc tới trong cuốn Phong Lưu Cũ Mới . Nghe rất hấp dẫn . Dưới đây là phần trích của bài viết của bạn . Nếu bạn nào ở địa phương trên có thông tin gì về loại cá lia thia này xin cho biết thêm chi tiết .


    **********************************

    Cá mang đen & kỳ vy đen là con cá "huyền thoại" trong những câu chuyện mà ông dượng mình (một thầy cá đã qua đời) kể vào những buổi tối như để hoài niệm về những trận kinh điển của ông.

    Năm xưa chắc khi ấy mình chưa ra đời vào thời trước 75, trong họ hàng nhà mình có ông bác lấy vợ ở Rạch Giá,bác gái về làm dâu ở xứ mình thấy chơi đá cá nên nói dưới quê bác có loại cá đá ăn cá xiêm. Ông dượng mình mừng như bắt được của liền xin theo bác ấy trong lần thăm nhà, đó là một xứ hoang vu nằm ven rừng U Minh. Xứ ấy ban đêm phải chui vô mùng ngay vì rất nhiều muổi (muổi kêu như sáo thổi, đỉa lội tựa bánh canh). Trong rừng có những gốc tràm bị chặt ngang lâu ngày trên bề mặt tạo thành cái hốc, triều lên và cá vào hốc làm ổ. Thấy hốc tràm nào nổi cục bọt thì lấy tay vẹt ra tức thì thấy một chiến binh phùng mang. Năm đó ông dượng bắt được 5 con về chia cho 1 chiến hữu khác 2 con tất cả toàn thằng, sau ế độ qua đá với cá xiêm cũng thắng hết. Cá đó từ trên xuống dưới như cục lọ (đen thui) nên đặt tên là Uất Trì Cung (nhân vật trong truyện Thuyết Đường) thân mõng (chắc tại ở hốc Tràm ăn uống thiếu thốn) chuyên lội đeo cắn hậu chổ cái "đồng tiền) cắn lòi xương chổng đầu địch thủ, có điều là lanh lợi & rắn chắc nên ít bị thương và độc chiêu là hình như trong răng có độc nên sau vài miếng cắn là đối thủ giống như bị "tê cứng". Mình nghe kể mà ghiền dễ sợ, chỉ tiếc ngày xưa còn bé ko biết cụ thể xứ đó. Bây giờ dò la hỏi thăm thì ít người biết và ko biết chừng mất giống ấy từ lâu cũng nên....
     
  2. KeHamChoi

    KeHamChoi New Member

    con cá đó mà còn thì con cá mập cũng bị nó cắn chết vì răng có độc , hic ko khéo sờ tay vào nó quặm 1 phát mất mạng luôn her her her
     
  3. devilngo

    devilngo Active Member

    đúng là cá của Huyền Thoại....bjo cá mà thân mỏng....da' ngoai trường chỉ có nc lên đuòng gặp Tam Tạng...haizzzz
     
  4. vhlit2003

    vhlit2003 Active Member

    đúng là có loại này nhưng nó ở cà mau , vì cũng có người bà con làm bên tỉnh ủy đi công tác về vùng sâu có bắt dc, nó cách đây 3 nam trước, giờ ko bít còn ko, vì cũng ko có đk, nên chưa xuống đó dc
     
  5. devilngo

    devilngo Active Member

    ngta nói Trăm nghe k bằng 1 thấy.....khi nào thấy mình mới dám tin đó là sợ thật.....!
     
  6. phamhaj245

    phamhaj245 New Member

    e thik mấy con cá đá mà mình màu đen hết đó
     
  7. betta_codon

    betta_codon Active Member

    trời ơi đó là giống cá của việt nam sao chắt có một con thì tui là dậy sóng cả trường cá lun quá
     
  8. vhlit2003

    vhlit2003 Active Member

    đúng vậy, thật ra cũng có nhìu người ko tin là vậy, chỉ có thấy mới tin, cá này ở vùng quê gọi là cá mun, nhưng nó cũng nhát,
     
  9. KeHamChoi

    KeHamChoi New Member

    con này độc hơn cá nóc nữa , răng có độc của rắn hổ mang , người đen thùi lùi như ninjia. ghê ghê
     
  10. ga_mong_chigiao

    ga_mong_chigiao Active Member

    hy`
    nghe bac' chu topic kê~ em măt' cươi` wa'=))
    em ơ~ rạch gia' ne`
    U Minh vơi' rạch gia' khac' nhau bac' ơi chư' hok fai~ U Minh-Rach Gia'
    dong` ca' ny em cung~ đa~ nghe wa
    hiện nay o~ rach' gia' cung~ co' 1 ngươi` con` giông' nay`
    ca' ông~ đa' chiên lem'!!!!!! như lơi` anh noi':" đen tư` đâu` đên' đuôi"
     
  11. dthong

    dthong Moderator

    Vậy con cá của ông đó là cá lia thia đồng hay cá Xiêm đen vậy bạn ? Mình cứ tưởng U Minh nằm trong tỉnh Rạch Giá
     
  12. vhlit2003

    vhlit2003 Active Member

    hình như u minh ở cà mau, ko phải kiên giang, chĩnghe nói Kieng giang có cá mang xanh thôi,
     
  13. longkisi

    longkisi New Member

    :wallbash::wallbash: hồi xưa tui có con cá đá bách chiến bách thắng nè , :football: ra đồng vớt 1 em 7 chầu vế cho nó nhịn đói 1 tuần , đem ra đá với cá lia thia bao win , hehe hồi nhỏ em bị chúng bạn nó đánh hoài đem 7 chầu em thả vào là thôi lia thia bị nó rĩa rớt cái gì là nó nuốt cái đó hé hé
     
  14. PhamMinhTuan

    PhamMinhTuan Active Member

    Rừng U Minh chia làm hai vùng :

    1/ U Minh hạ : Cà Mau
    2/ U Minh thượng : Kiên Giang (Rạch Giá xưa là tên của tỉnh Kiên Giang ngày nay, còn Rạch Giá hiện nay là tên thị xã, là thành thị)

    tham khảo :
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Vườn_quốc_gia_U_Minh_Thượng

    Chuyện mình kể là sự thật, tuyệt đối không thêu dệt.
    Rất mong trên diễn đàn bạn nào biết về loài cá này chia sẻ kiến thức với mọi người.
    Bạn ga_mong_chigiao vui lòng cho biết thêm thông tin, rất vui được làm quen với bạn!
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/10/09
  15. thienthanchet1234

    thienthanchet1234 Active Member

    có aj pjk cá lia thia đồng tiệm nào ở nguyễn thông bán ko dza thx nhiều....:D
     
  16. HitrungFH

    HitrungFH Active Member

    Mình kiến thức về cá đá không nhiều, nhưng có sưu tầm được ''Phong lưu cũ mới'' của học giả Vương Hồng Sển ( mình nhà cũng ở Sóc Trăng ) theo mình suy nghĩ như sau : Cá nước, cá rạch là ám chỉ nhửng bầy cá lia thia ruộng sống ở rạch nước sâu - ao hồ lâu năm ( vì đặc thù mùa hạn vùng đồng bằng ven biển từ Trà Vinh , Sóc Trăng, Bạc Liêu... lên đến Rạch Giá vào mùa khô là đất đai khô cằn, đồng khô cỏ cháy ) các con cá thường sẽ tồn tại trong các hang hốc ngoài đồng riêng cá lóc, rô, ....vvv sẽ tìm đường đến các ao hồ sâu để trú qua mùa nắng, đến khi rớt hạt mưa sẽ lên ruộng đẻ trứng. Do tồn tại được trong môi trường như vậy nên thường là cá dữ .
    Cá trong ao hồ sâu thường là cá dữ vì các lý do ( theo ý mình nhe mấy bác )
    1. Nước sâu, bơi lội giỏi .
    2. Già tuổi - cá trên ruộng thường là cá mới, cá rạch là cá lưu niên .
    3. Môi trường khắc nghiệt tạo cho cá sự khôn khéo cần thiết để tồn tại nên là cá dữ .
    4. Dòng cá nước, cá rạch thường có màu mun do môi trường sống - chất nước cây gỗ mục, lục bình, phèn bã hữu cơ....
    5. Những lý do khác .
    Khi nhỏ mình thường đi vớt cá thia ở gần nhà khu vực giữa chợ Bãi Xàu xưa và Sóc Trăng ( còn tiếp )
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/11/09
  17. vhlit2003

    vhlit2003 Active Member

    hân hạnh dc làm quen với bạn, bạn phiải ở ST ko vậy, mình cũng có bà con ở đường mâu thân, khi nào xuống SM, mời bạn ly cafe
     
  18. HitrungFH

    HitrungFH Active Member

    Tiếp theo
    Khu vực trạm máy kéo ( ngay ngã ba Bãi Xào cũ ) khu vực này chỉ làm lúa 1 vụ vào tháng 7,8 AL , vào vụ nông dân phát cỏ để làm đất, cỏ bị phát chổng gốc nằm lấp xấp trên mặt ruộng, khoảng một tuần sau thì cỏ bắt đầu có mùi hôi, lúc này lăng quăn nhiều cá đóng bọt và bắt cặp để đẻ, cứ dở lớp cỏ lên tìm bọt dùng rổ xúc, cá ở đây rất nhiều, thậm chí bà con người dân tộc họ xúc để kho khô ăn.
    Tuy nhiên đồ nhiều là đồ...bỏ không dùng được, cá ở đây nhiều nhưng chất lượng kém, cá mềm, bở kém hơi qua lại 30 giây đã có tàu ngầm chạy : đây là cá loại 3
    Muốn bắt được cá hay, da vảy tốt và gan lỳ thì phải đi tìm theo cách khác
    Ở những ruộng nước phèn cách đó không xa, đất đai xấu chua phèn không canh tác được thì cỏ năng, cỏ ống vv... mọc đầy đi dọc theo bờ cỏ hoặc len lỏi theo những vết chân trâu, rìa của vũng trâu dầm nước bắt đầu trong trở lại, hiếm hoi có những tổ bọt trắng, mừng quá săm soi vớt lên nhưng đôi khi lại là bãi trầu ( làm buồn ghê luôn ). Nhưng đôi khi niềm vui đó không thể nào nói hết khi là một chú lia thia xanh mướt, càng vào giữa ruộng năng, cá càng hay, càng ở gần ngoài bờ cỏ là cá thua trận dạt ra nên không bằng đây là cá loại nhì .
    Bỏ qua đám ruộng năng, đi sát vô bờ dừa nước ( phía sau chùa Tịnh Độ, nhà máy nước Mỹ Xuyên bây giờ ) là một lung sâu, nước đọng lưu niên, cỏ cao lút đầu dân ở đây đồn là có con nưa 9 lổ mũi trấn giữ, xen kẽ những ao này là những gò đất cao mồ mả của người Chà và xưa đến đây khai phá .
    Lâu lâu đám con nít tụi mình liều mạng ( những ngày không vớt dính cá trên ruộng năng ) vì đam mê vượt lau lách lẻn xuống lung nước sâu này tìm vớt cá .
    Con cá dính được nơi này thường phải trả giá ít nhất là vài vết đỉa đeo, đôi khi là ong bần đốt, thậm chí đôi lúc vớt mãi tới thấy dưới chân không chạm bùn nhìn lại thì thấy đang đứng trong một mã lạng, ván hòm mục hết nước vào ngập phập phều, nhớ lại vẫn còn ớn lạnh. Nhưng những con cá vớt được ở khu vực này rất khác, nó không có màu xanh thẫm như cá trên ruộng, cũng không có độ bóng và sắc sảo của những chú cá thia ở vũng trâu nằm, màu sắc nhợt nhạt, xam xám, da vẩy xấu, nhưng thường các tia đuôi sẽ có màu như màu thau, đặc biệt là lên keo màu sắc vẫn vậy không thay đổi nhiều kể từ lúc vớt được, cá ở đây là đệ nhất đẳng của khu vực .
    Cá có màu xám nhạt, nắp mang không xanh như cá trên ruộng nên rất dễ nhận biết, khi phùn xòe thì chỉ phùng mang săm soi chầm chậm nhìn vào đối thủ, không bao giờ quạt đuôi khoe phướn do vậy ai nhìn vào cũng biết cá vớt ở đâu, khi vào trận cá đá chậm nhưng cắn đòn lớn, cắn điểm, có năm cắn mặt, có năm cắn hậu, nhưng nết cắn là đánh đâu là đánh một chổ, cá đồng chạng không bao giờ là đối thủ của nó
    Ngày nay mình chơi cá La Hán, nhưng đọc qua bài này thú vui trẻ thơ ngày xưa chợt nhớ lại nên góp vài lời .
    Phải chăng đây cũng là dòng cá nước, cá rạch trong truyền thuyết ?
    Các bậc cao nhận cho hỏi có phải vậy chăng ???
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/11/09
  19. vhlit2003

    vhlit2003 Active Member

    cám ơn bro Trung nhìu lắm, chắc giờ ở ST vui lắm vì có lễ hội óc gì đó, năm nào tui cũng xuống dưới đó, nhưng năm nay kinh ế hẻo quá ko xuống dc
     
  20. HitrungFH

    HitrungFH Active Member

    Giờ lên TP rồi nên cũng khang trang lắm, bác có về quê rảnh rỗiv thì alo6 một tiếng uống cá phê .
    Chiều nay đang là lễ Oc-om-boc của người Khme, đua ghe ngo tưng bừng lắm
     

Chia sẻ trang này