Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

tác hại của các loại thức ăn dành cho cá rồng

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá rồng' bắt đầu bởi haind123, 22/7/15.

  1. haind123

    haind123 Active Member

    Em thấy thường các bác trên diễn đàn cho cá ăn các chủ yếu là các thức ăn sau : tôm, cá mồi , sâu , dế.. Sau đây là những điều em cho là ko ổn của từng loại thức ăn đó: đầu tiên là tôm. Em xin chia ra 2 loại là tôm nuôi(tôm nước mặn) và tôm đồng. Với tôm nuôi thì các bác bên bển cho cá ăn loại này sẽ rất tốt vì tôm muốn nhập khẩu vào mỹ và eu sẽ dc kiểm định rất nghiêm ngặt nhưng các bác bên ta cho ăn loại này thì nên cẩn thận vì dư lượng kháng sinh trong tôm nuôi rất lớn .tôm nuôi bán ở chợ ta các cụ nuôi tôm thường trộn kháng sinh vào thức ăn của tôm đặc biệt càng gần ngày thu hoạch càng trộn nhiều (chẳng ai muốn tôm mình nuôi lăn ra chết trc khi thu hoạch cả) các loại kháng sinh thương chuyển hóa qua gan nên với các loại cá sống lâu như cá rồng thì việc ăn tôm nuôi trong 1 thời gian quá dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cá đặc biệt là gan cá em lấy một ví dụ mà ai sinh năm 1985 trở về trc đều biết đó là ks tetraciclin trc thường dùng chữa bệnh đau bụng nhưng giờ bị cấm sd cho người lâu rồi lý do nó bị cấm sd vì rất độc và thời gian thải trừ cực dài các bác nào khi còn là trẻ sơ sinh mà dùng tetraciclin thì đến tận lúc trưởng thành men răng vẫn bị hỏng tức là ảnh hưởng của ks đến cơ thể là vô cùng lớn. Còn với loại 2 là tôm đồng thì lại là vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cụ thể là thuốc trừ sâu phospho hữu cơ đặc biệt sau vụ cấy như thời gian này thì e khuyên các bác ngay cả người cũng đừng nên ăn vì sau khi cấy thường ngươi ta phun thuốc diệt ốc và diệt cỏ rất nhiều các bác thử tưởng tượng cả một cánh đồng lớn đều phun thuốc thì lượng thuốc ngấm vào nc lớn thế nào . còn ếch nhái thì chứa rất nhiều kí sinh trùng có hai như giun sán. Vòng đời của các loiaj sán thường phải qua vật chủ trung gian là loài lưỡng cư như ếch nhái nếu các bác ko tin xin mời các bác ra chợ mua ngẫu nhiên 1 con ếch về sau đó dùng kéo bóc tách phần da đùi ếch ra các bác sẽ thấy những hạt nhỏ màu trắng trên phần cơ đùi ếch , đó chính là các ấu trùng sán .vòng đời và cơ chế gây bệnh của giun sán bác nào thích tìm hiểu thì em xin trình bày sau ạ . các loại thức ăn khác khi nào có thời gian e xin trình bày tiếp cảm ơn các bác đã bớt chút tg đọc thanks
     
  2. deanqua

    deanqua Active Member

    Chi nó an cơm chung với mình là ok nhất!
     
  3. baoanhhua

    baoanhhua Active Member

    Bài viết hay. Nhưng trên thế giới cái gì cũng độc hết. Mạnh hay yếu là do độc tính của nó và liều lượng bác sử dụng. Các bác tự suy ngẫm nghiên cứu nhiều quá rồi thành ra k có gì cho n ăn đc. Tự mình làm khó mình. Cứ như các bác biết ăn ốc là có giun sán mà người ta vẫn ăn ầm ầm thế thôi.
    Cá nhân mình chỉ cần n thuận tiện nhất với mình và chú cá đó thích thú ăn đc là ok. Ăn đc đa dạng món mới là hay. Thú vui chứ phải mình làm nô lệ cho nó đâu mà cầu kì quá.
    Ý kiến cá nhân nên mọi người k hợp thì cho qua. E cũg k muốn mất hòa khí với ae.
     
  4. 0988773505

    0988773505 Active Member

    Cho ca rong an sau tu be toi on luon.ko cho an thuc an khac dc ko.may pro chi giao.thank
     
  5. AROWANA-SEEKER

    AROWANA-SEEKER New Member

    mình cho ăn dế , sâu ,cào cào , thạch sùng ,rết . cá mình nhất định không ăn tôm
     
  6. hung.kd

    hung.kd Active Member

    Ăn sâu nhiều quá cá sẽ bị trĩ, ăn dế nhiêu quá cá sẽ bị đen kg lên màu bạn nên thay đổi thường xuyên nha!!!
     
  7. 0988773505

    0988773505 Active Member

    1tuan an sau,1tuan an de.dc ko.hj
     
  8. Mylove1984

    Mylove1984 New Member

    Lúc trước dứoi quê mình có nuôi con NL mình cho nó ăn thạch sùng,rết,cá mình vớt dứoi ao nên mau lớn lắm
     

Chia sẻ trang này