Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Tâm lý học gà chọi

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 23/12/14.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    [​IMG]

    Để nắm được tâm lý của gà chọi, bạn phải có “kê tâm”! Tôi muốn nói rằng bạn phải tư duy từ quan điểm của gà qué – ý tôi là bạn cần “đi guốc trong bụng của chúng”. Đây là cách:

    Gà qué nói chung, và cả gà chọi nữa, thuộc về lớp chim Aves. Lớp này bao gồm nhiều loài từ chim ruồi cho đến đà điểu. Tên khoa học của gà (kể cả gà chọi) là Gallus gallus domesticus. Về cơ bản, điều mà các sư kê chúng ta quan tâm, đó là gà không thuộc về nhóm chim săn mồi. Gà là con mồi. Chúng không giống như diều hâu và đại bàng vốn săn đuổi thú vật và chim chóc khác. Trên thực tế, gà và gà con ngoài bãi thả là món ăn yêu thích của diều hâu, rắn và những động vật sắn mồi khác. Điều này có nghĩa ngoài tự nhiên, gà phải luôn cảnh giác trước bất kỳ mối đe dọa cận kề nào. Như với bất kỳ loài chim nào khác, chúng phải khoác lên bộ mặt bóng bẩy nhằm làm nhụt chí kẻ săn mồi tiềm tàng. Những loài săn mồi như mèo rừng, chồn, trăn .v.v. có thể xác định những con mồi tiềm năng có biểu hiện bệnh tật hoặc chấn thương. Do vậy, gà chọi luôn thể hiện bộ mặt kiêu hãnh bất cứ khi nào bạn đến gần, cho dù đó chỉ là giả bộ.

    Như chim và những động vật khác, gà chọi xác định lãnh địa và mục đích chính trong đời chúng là mở rộng lãnh địa của mình. Một lãnh địa rộng lớn đồng nghĩa với nhiều không gian hơn để kiếm ăn, nhiều mái hơn và tự do hơn. Bất kỳ con gà chọi nào khác tiến vào lãnh địa này chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự kháng cự quyết liệt. Việc xác định lãnh địa cũng là một nguyên nhân khiến gà gáy. Tương tự như sư tử gầm rú, tiếng gáy khẳng định một lãnh địa nhất định. Tiếng gáy đáp lại đồng nghĩa với sự thách thức đối với uy quyền của nó. Hiểu điều này, sư kê phải ghi chú khoảng cách giữa dây cột và lồng khởi động (limbering pen) của gà trong quá trình biệt dưỡng. Lồng khởi động bố trí quá gần nhau sẽ dẫn đến đá lộn giữa những con nhốt ở bên trong. Điều này cũng đúng với dây cột. Khoảng cách tối ưu giữa hai trống cột dây là 3 feet [1m], để chúng luôn trong trạng thái cảnh giác nhưng không đến mức đá lẫn nhau. Nếu gà của bạn từng bố trí thật gần trống khác, sự tự tin sẽ khiến chúng mất mạng trong trường đấu. Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao một số gà chọi ngay lập tức đá vào địch thủ, còn số khác chậm rãi tiếp cận địch thủ khi được thả trong trường đấu? Lồng lớn và dây cột dài hơn luôn là tốt nhất khi tính đến khoảng cách giữa các chiến kê trong quá trình biệt dưỡng.

    Với trống tơ, chúng là những con trống non bên lề vốn chưa thiết lập lãnh địa riêng, vì vậy chúng thích đá với kích động nhỏ nhất để vươn lên thứ hạng bầy đàn và thiết lập lãnh địa riêng. Đấy là lý do tại sao hầu hết trống tơ đều hung hăng hơn so với trống đã thay lông. Qua những trận đấu này, trống tơ cũng học hỏi cách đá cơ bản. Chúng học hỏi qua kinh nghiệm. Do đó, nếu bạn có gà tơ đá lộn ngoài bãi thả, thì cần thời gian để nó vượt qua tâm lý này. Một cách để hạn chế tâm lý này là nhốt trống tơ vào lồng với một hay hai mái để nó có thể rượt đuổi và đạp mái và thể hiện bản năng con trống của mình.

    Trong quá trình biệt dưỡng, khái niệm lãnh địa cũng là một nguyên tắc định hướng. Chúng ta áp dụng phương pháp xoay tua không chỉ để tránh “hội chứng buồn chán”, mà còn để trống tơ làm quen với môi trường khác. Quan tâm của nó về những địa điểm/lồng khác nhau mà chúng ta xoay tua, sẽ khiến nó cảm thấy an toàn và xác định khu vực đó là của riêng mình. Với tâm lý bắt đầu nảy nở này, nó có nhiều lý do để đá với năng lực tối đa vào ngày xuất trường.

    Về chiến kê đá người, hiện tượng này chủ yếu liên quan đến dòng gà. Được biết một số dòng gà sản sinh ra chiến kê đá người trong số bầy con trong khi những dòng khác cho ra gà thuần hậu. Gà không phải là loài động vật đầu tiên được con người thuần dưỡng. Việc thuần dưỡng này dẫn đến kết quả rằng hầu hết gà chọi đều không coi con người là kẻ săn mồi. Con người là nhà cung cấp (thức ăn và nước uống), hiếm khi có tay chăm gà hay sư kê nào lại làm tổn thương những chiến kê yêu quý của mình, theo cách mà chó, rắn hay đại bàng vẫn làm. Do đó, gà chọi biết rằng nó có thể mổ và đá người mà không chịu hậu quả tai hại nào. Để hạn chế tật đá người trong bầy gà của bạn, hãy chỉ cản những con tính khí “vừa phải”. Đừng đưa chúng vào nơi có nhiều người qua lại, điều khiến chúng khó chịu. Hiển nhiên, cần tránh bồng bế thô bạo gà của bạn. Gà đá người rất khó bồng bế và huấn luyện trong quá trình biệt dưỡng. Hãy ghi nhớ điều đó.
     
  2. bsdinhhuong

    bsdinhhuong Active Member

    Kiếm 1 bài về tâm lý học chủ gà nữa em, chắc thú vị lắm. Xin chúc em cùng gia đình Giáng sinh an lành!
     
  3. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Chưa thấy ai viết gì về tâm lý sư kê, chắc mỗi người một kiểu, thôi cứ để mọi người tự khai ra. Riêng em chỉ thích thịt gà.

    Chúc anh H và gia đình, chúc thành viên xóm gà một mùa Giáng Sinh vui vẻ, hạnh phúc.
     
  4. carom

    carom Active Member

    thèm thịt gà rồi hả a, để Cn này tuyển cho 1 mớ mái tơ mềm ngọt nhé^^
    Chúc anh 1 giáng sinh & Năm mới hạnh phúc
     
  5. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cảm ở T nha :p :D
     

Chia sẻ trang này