Utricularia graminifolia – loài cây ăn thịt tiền cảnh Ole Pedersen, Troels Andersen và Claus Christensen – http://www.tropica.com Utricularia graminifolia (Tropica No 049B) thuộc nhóm những loài cây thủy sinh thú vị nhất. Loài cây ăn thịt này tạo ra một tấm thảm hấp dẫn ở tiền cảnh trong vòng vài tháng. Utricularia graminifolia có thể khó trồng lúc ban đầu nhưng một khi bén rễ thì sẽ rất hấp dẫn. Những cái túi nhỏ có thể là đề tài thảo luận lâu dài giữa bạn bè và người thân bởi vì các loài cây ăn thịt luôn kích thích trí tò mò của mọi người. Utricularia graminifolia bên một bờ suối râm mát ở miền nam Việt Nam. Loài cây bán cạn này mọc lẫn trong đám lá rụng. Utricularia graminifolia thuộc họ rong ly (Lentibulariaceae), có nguồn gốc từ Đông Nam Á bao gồm các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Miến Điện, Lào và Việt Nam. Ở những nước đó, chúng mọc bán cạn hay hoàn toàn chìm trong dòng suối hay những lạch nước nhỏ. Địa bàn tự nhiên của chúng thường là vùng râm mát và hiếm khi mọc ngoài nắng. Chúng luôn mọc ở vùng nước mềm và rất khó giữ chúng sống trong thời gian vận chuyển. May thay, hiện nay chúng bắt đầu phát triển mạnh hơn và do đó có nhiều khả năng được ứng dụng trong hồ thủy sinh mặc dù vẫn là loài cây chỉ dành cho các chuyên gia. Rong trứng Utricularia aurea, loài họ hàng gần, cũng thường xuất hiện trong các tiệm cá cảnh nhưng hình dạng hoàn toàn khác, chúng trông tương tự như loài rong đuôi chó Ceratophyllum và rong xương cá Myriophyllum. Cận cảnh bộ phận bẫy mồi của loài Utricularia graminifolia được dùng để bắt các loài giáp xác và trùng lông (ciliates). Những loài động vật giàu ni-tơ và phốt-pho được cây tiêu thụ sau khi các enzyme chứa trong bẫy làm thịt chúng tan ra. Ảnh Oliver Knott. Các loài cây có túi (bladderwort) là những loài cây ăn thịt và rất nhiều loài sống trong nước. Tên chi “Utricularia” có nghĩa là cái túi (cơ quan bẫy mồi) trong khi tên loài “graminifolia” có nghĩa là “lá cỏ”. “Lá cỏ” là đặc điểm chính xác để phân biệt chúng với 210 loài cây có túi được biết đến nay. Các “lá cỏ” xếp đè lên nhau tạo ra một cấu trúc lá xanh mướt che phủ những cái túi mọc ở rễ và phần thân bên dưới. Cây nở hoa khi mọc dưới nước. Tuy nhiên, điều làm nên sự độc đáo ở Utricularia graminifolia là những cái túi dài bé xíu cỡ 2 mm dùng để bẫy những con giáp xác và trùng lông lẩn trốn trong đám lá và rễ. Chúng bị tiêu hóa bởi các enzyme chứa trong túi và tạo thành chất dinh dưỡng để cây hấp thụ và hỗ trợ nó phát triển. Utricularia graminifolia thường mọc trong môi trường nghèo dinh dưỡng và do đó, khả năng tìm kiếm nguồn dinh dưỡng khác đặc biệt là ni-tơ và phốt-pho bằng cách bẫy động vật là một lợi thế rất lớn. Ở đây, Utricularia graminifolia được sử dụng để trang trí, nó tạo ra một dòng suối xanh mướt trong hồ thủy sinh. Loài này cũng được dùng để trang trí tiền cảnh nơi chúng tạo ra một tấm thảm liền lạc xanh mướt sau khi trồng từ 6 đến 8 tuần. Ảnh Oliver Knott. Công ty Tropica nhân giống Utricularia graminifolia trên cạn và bán dưới dạng sợi khoáng (stone wool) hay đĩa xơ dừa (coir disc). Khi trồng trong hồ thủy sinh, một bó nên được chia làm 6 đến 8 cụm nhỏ và trồng cách nhau 5 cm phía tiền cảnh hay trên sườn dốc. Nên giữ lại 1 cm sợi khoáng hay đĩa xơ dừa để giúp cây bám rễ tốt. Dùng nhíp để trồng từng cụm cây nhỏ sẽ dễ dàng hơn. Thời gian đầu, nên chiếu Utricularia graminifolia bằng nguồn sáng yếu trong từ 6 đến 8 tuần để cho cây bén rễ, sau đó có thể tăng lượng chiếu sáng lên. Lúc này, những cụm nhỏ sẽ phát triển thành một tấm thảm liền lạc và đây là thời điểm nên châm PHÂN NƯỚC để ngăn ngừa khả năng thiếu sắt và măng-gan. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, Utricularia graminifolia phát triển tốt nhất với nước có độ pH từ 6.8 đến 7.0 và độ cứng là 7-10 dKh. Không cần phải cung cấp thêm khí CO2 nhưng nếu có thì cây sẽ mọc tốt hơn. Mặc dù sản phẩm thương mại mọc tốt hơn là cây hoang dã, giai đoạn khởi động sau khi trồng là cần thiết bởi vì loài Utricularia graminifolia rất nhạy cảm với sự thay đổi môi trường. Do vậy, các bạn hãy làm theo hướng dẫn và đừng trồng những loài cây phát triển nhanh cho đến khi Utricularia graminifolia phát triển hoàn toàn trong hồ thủy sinh. Utricularia graminifolia rất yếu ớt vì vậy không nên nuôi chung với các loài cá có hành vi đào bới.
Cám ơn anh Vnreddevil về bài dịch này, tốc độ và chất lượng các bài dịch của anh chắc khó ai bì kịp! mình rất ngưỡng mộ sự đam mê và tác phong làm việc hết lòng của anh
Cây này tên dân thủy sinh hay gọi là cỏ giấy khai thác vẩn có nhưng nó rất mỏng manh và dể rách khai thác về trồng củng khó.Tuy vậy có những người vì đam mê nên đã thuần dưỡng và có được giống cây này trồng trong hồ tuy nhiên vẫn chưa nhiều vì tụi này hơi khó tính nước phải mát cở 26 độ thì nó mới lên nổi .Chút kiến thức nhỏ nhoi góp ý mấy anh coi có gì sai bổ sung
http://i459.photobucket.com/albums/qq317/dothanhvan_engi/0705_113955.jpg nghe đồn rằng đây là 1 loài cây có xuất xứ Việt Nam, nguồn cỏ giấy hoang dã đầu tiên là từ Phú Quốc nhưng có 1 bác lại lấy giống mua lại từ Trung Quốc. Cũng như mini - fiss thì cỏ giấy cũng có khá nhiều loại, có loại sống cạn, bán cạn và nước, có loại không sống được dưới nước, nhìn ngoài khá giống nhau, không phân biệt được! hình cỏ giấy trong hồ của mình, thời gian đầu mọc khá chậm nhưng trong 3 tuần trở lại đây mọc nhanh không kiểm soát nổi. xin bổ sung là loài này nếu thiếu sáng thì rất dễ ngóc đầu lên, còn dư sáng thì cực kì dễ dính rêu hại - thường là tảo xanh, vì lá quá mỏng manh nên không dùng các biện pháp "cơ bắp" được. Nên khi trồng phải cân nhắc vấn đề dinh dưỡng thật cân bằng tránh rêu hại! Các túi bắt mồi cũng đồng thời là nguồn mọc chồi thứ hai của cây, ngoài phần thân rễ mọc chìm dưới phân nền. nếu đủ ánh sáng thì các nhánh mọc t ừ túi sẽ đâm xuống nền và lan ra, còn không nó sẽ mọc trồi dần lên như búi tóc rất xấu! về nhiệt độ thì mình không rành lắm, hồ mình thường từ 28-30 độ nhưng cây vẫn khỏe! xanh tốt và mình có biết 1 hồ khác của cao thủ Nguyễn Phúc cỏ giấy cũng rất tốt dù nhiệt độ khá cao! xin bổ sung là 1 thời gian trước giá cỏ giấy rất đắt, có tiền cũng không hẳn mua được, lượng cỏ giấy trong hồ mình là nhân giống từ khoảng chục lá 2cm ra nên cũng hơi mất thời gian mới được 1 nhúm như vậy!
dothanhvan Engi: Mọi người có biết rằng chỉ cách Tp HCM 30km là có cỏ giấy đó à. Ai muốn trồng cỏ giấy Hoang dã ở Nhiệt độ gần giống HCm thì qua Thuysinh.org đăng ký, mình sẽ đem về tặng. Cỏ giấy là nước và lá cạn luôn
Bài viết của dothanhvan_engi hay quá ! chắc em cũng phải say mê ngắm mãi mới ra được kinh nghiệm này phải không? Đây là một loại cây trồng rất thú vị Cám ơn các bạn về một Toppic rất hay