Bổ sung địa chỉ thu thập betta hoang dã. - Mang đỏ (Betta siamorientalis) còn gặp ở Tiền Giang. - Lia thia ấp miệng (cá Bùng Binh hay Betta prima) còn gặp ở Tiền Giang.
Cám ơn bạn. Con mang đỏ của bạn có tương tự hình như 1 trong 2 con này không: Hình trên là của nhóm tác giả công bố loài B. siamorientalis, Chanon Kowasupat, năm 2012. Hình này là của Frank Schäfer, về con Betta đen bí ẩn thu được ở Việt Nam, bài này hình như đăng 2010.
Cá của mình giống con này, vây lưng, bụng, đuôi to hơn tí. Có cá đuôi át bích rất đẹp. Anh Chanon Kowasupat có mua cá của mình về để nghiên cứu trước khi công bố loài mới. Đợt đó mình xuất 4 loại: mang xanh, mang đỏ, bùng binh, và cả bã trầu nữa, hj
Nếu vậy thì cũng lạ, vì thông tin về loài chỉ cho biết nó phân bố ở Thái Lan và Campuchia, không có Việt Nam. Trong trường hợp này có hai khả năng xảy ra: - Cá bạn bán cho anh này không phải là loài B. siamorientalis. - Cá bạn bán đúng là loài này thì anh ta không đưa vào kết quả. Lý do thì mình chỉ có thể đoán là: Nếu đưa vào thì đặt tên loài là siamorientalis (siam: Xiêm (Thái cổ) và orientalis - oriental: phương đông) sẽ bị người ta cho là không phù hợp do có phân bố ở cả VN. Địa điểm thu mẫu ở Campuchia sát nách Thái Lan nên tính chung cũng không đến nỗi nào so với đưa cá VN vào. Và anh này cũng không lạ gì con black imbellis từ VN trong hình của Frank Schafer). Con simaorientalis trước khi được đặt tên này cũng được gọi là black imbellis. Mình chỉ đoán đại thế thôi, còn thực sự thế nào thì thua. Bạn có liên hệ với anh kia thì hỏi lại mới biết.
Nói chung chuyện cá có lai với cá hoang dã trong tự nhiên thì có thể có khả năng xảy ra. Tuy nhiên khả năng để con lai xuất hiện trong tự nhiên có thể rất thấp do sức sống kém hơn cá hoang dã. Còn đây là một ví dụ để các bạn tham khảo. Cái này mình làm chơi ngày xưa, chụp cho vui bậy bạ vài tấm, nay còn lại, hình xấu nhưng cũng đủ thấy. Mình lai 1 con đực dòng rồng với 1 con cái mang xanh U Minh thượng. Đây là F1: Lai cận dòng liên tục (lấy cá trong cùng đàn lai với nhau, tất nhiên mình cũng có chọn con đẹp, lớn con ...). Và đây là F4: Hình thức thế nào các bạn tự đánh giá nha. Có điều là F4 xuất hiện đặc điểm mang đỏ! Mấy đời F2, F3 mình chả chụp hình. Nghĩ lại cũng uổng.
Cá lai trong tự nhiên rất nhiều nhe các a e! ngày xưa mình đi theo mấy ông thầy cá đi đá cá ăn tiền. Mấy ổng toànn đá cá lai. Nhưng quan trọng ở đây là lai như thế nào. Các ae có nge thuật ngữ : CÁ LAI 3, LAI 5, LAI 7, CÁ LAI BIỆT ( BIỆT DẠNG) chưa. lúc đó còn nhỏ nge vậy chứ đâu biết pân biệt . chỉ mấy ông chơi cá thường mới biết thôi. Ở đây mình muốn đề cập đến cá Lai biệt dạng, mình ko thể pân biệt đc chúng, nhưng có những điểm có thê thấy đc điều đó. ngoài thiên nhiên loại này rất nhiều, đặc biệt là trong ao hồ. Ngoài những loại đó còn 1 loại là cá lia thia lai với Bãy chầu, loại này rất dễ nhận biết, màu da rất xanh xanh nhạt như bãy chầu và ánh kim rất nhiều, tuyệt đẹp. Đây là thông tin rất thực vì mình đã trãi nghiệm qua rối, ae có dịp về miền tây gặp những người lớn tuôi có chơi cá hỏi thì sẽ biết. Trong tự nhiên nếu ngẫu nhiên hay cố ý xuất hiện 1 con betta xiêm thuần trong khu vục có lia thia hoang dã thì khả năng lai với cá lia thia hoang dã rất cao. ( lý do rất đơn giản, mạnh thắng yếu thua, cá xiêm lúc nào cũng mạnh hơn cá hoang dã, do đó nó sẽ dành quyền làm chủ khu vực, khi đó việc lai ép là vấn đề thời gian.) Khi xuất hiện F1 cá lai, những con này vẫn mạnh hơn cá lia thia hoang dã, và vẫn giữ quyền làm chủ. Nhưng trong tự nhiên số lượng lia thia hoang dã rất nhiều, kha năng cá F1 lai ép với lia thia hoang dã cao là điều đương nhiên. Cứ thế theo thời gian , tỉ lệ gen xiêm sẽ giảm tới mức thấp nhất, ( lai biệt dạng). Đây là cách giải thích có logic lý do vì sao trong tự nhiên ta ko bắt đc cá lai. Đôi điều chia sẽ, đóng góp cho topic thêm phong phú. Thanks a e!
mấy bác lại khơi dậy tuổi thơ của e hồi trước nhớ năm lớp 3 lớp 4 j, tới mùa thì cả xóm chơi cái này nhà thằng nào cũng vài chục chai chuyền nước biển xếp hàng hết đi xin riết mà cái nhà bà y tá trong xã với cái trạm xá hết chai luôn mà đá suốt..cứ hú nhau cái là xách vài chai qua nhà hàng xóm đá bắt xác...vui lắm các bác ah
Lâu rồi ko vào diễn đàn. Vào lại thì lại bị cuốn hút bởi những con lia thia đồng của tuổi thơ. Vẻ đẹp hoang dã vẫn là chất nhất! Quá đẹp! Thank đã chia sẻ! P/s Đề nghị Nhutduy và UngThanhNhan rảnh rỗi show cá cho nhìn đỡ ghiền đi!
Mình xin giải thích rõ vì sao bài viết về siamorientalis không đề cập tới mẫu cá Việt nam . Mình làm trung gian giao dịch gởi cá lia thia Việt sang Thái . Đợt cá của bạn Nhàn qua đến Thái sau khi bài đã được viết hoàn tất nên bài viết không đề cập tới mẫu thử nghiệm của cá mang đỏ Việt, tuy nhiên 1 anh chuyên gia trong nhóm của Chanon cho biết nhìn bề ngoài thì có thể nói cá mang đỏ mà Ung Thanh Nhàn gởi qua là siamorientalis . Trong quá trình thu thập thông tin, họ được biết VN có cá mang đỏ qua 1 hình trong tạp chí cũ và "Vietnamese black imbellis" của 1 trang bán cá của Đức . Gọi là black imbellis vì thân ít châu sáng nên trông nâu đen nhiều hơn xanh . Nhưng thực tế thì mang xanh cũng có con châu nhỏ, và ngược lại mang đỏ cũng có khi châu sáng . Về khả năng cá lai ngoài thiên nhiên thì chắc là cũng có khi người ta thả cá lai biệt xuống thiên nhiên . Còn cá Xiêm rặt thả xuống ruộng thì chắc khả năng lai ít hơn . Mình bắt đầu nghi ngờ khả năng này sau khi xem bài của anh huutam viết về chuyện thả cá Xiêm xuống đìa để năm sau bắt cá lai đá thì không có con nào mang đặc điểm cá Xiêm . Anh huutam viết "Gốc tích của dòng cá thì ông Mười cũng kg rỏ. Nhưng từ khi mình tìm thấy , mỗi năm lúc hết mùa mình thường thả xuống từ vài chục đến vài trăm mái xiêm cùng một ít trống ăn độ. Có một điều mình kg hiểu tại sao, chưa bao giờ mình hớt lại được một con cá xiêm nào dù trống hay mái, dù lai 5 lai 3 hay lai 7 ! Chưa bao giờ. Tại sao nhỉ? Bản năng sống ngoài hoang dả của cá xiêm kg tốt nên làm mồi cho cá dử? Có thể lắm, nhưng mình kg tin với địa hình nầy lại kg sót lại con nào. Lúc thả mình cũng phát tán đều ra: ngoài lung, dọc hai bờ tre gai, rìa ngoài và phía trong của đám lá...Khi tìm hớt thử vào mùa sau thì cho dù có dặm thế nào cũng kg thấy một con có nét lai rỏ dù chỉ một ít!" lúc đó mình mới nghĩ lại, ờ nhỉ nếu cá dễ bị lai thế thì cá ở sông hồ vớt lên thế nào cũng thấy các con đuôi đỏ thay vì quầng đỏ đặc trưng của imbellis hay màu ánh kim nhòe như cá xiêm thay vì chấm . Sau này có thấy 1 bài của Thái kiểm tra gene của cá ngoài thiên nhiên cho thấy các loại imbellis, mahachai, splendens mang các gene đặc trưng riêng . Tuy nhiên không rõ độ chính xác của việc kiểm tra này như thế nào, có phân biệt được cá lai biệt hay không ? các bạn có thử mang xanh x Xiêm blue, mang đỏ x xiêm blue xem ánh kim thế nào không ? Lúc trước mình có thử 1 bầy vừa ra màu chưa hoàn chỉnh thì bị bịnh chết . Mình không kiên nhẫn với cá đồng vì tụi nó hay trốn nên ít ngó ngàng tới và chết dần .
Đặc tính con xiêm thuần rất hung, màu sắc sặc sỡ, ko lẫn trốn như lia thia hoang dã. Nếu thả xuồng tự nhiên rất dễ bị các loại cá lớn khác tiêu diệt, chứ ko thể nói kha năng lai ep với lia thia hoang dã thấp hay ít. Lúc trc sau nhà e có 1 cái ao có nhiều bụi dừa nước, nước vào ao thường qua lổ mọi, khi xúc cá hoang dã về mà con nào nhỏ, mái, hay những con đá tuyên chọn thua e thường văng xuống đó, có thời e chợ chổ e bán cá xiêm, mua về chơi thời gian xong hết mùa cá cũng văng xuống đó luôn. qua mùa sau chơi lại là ra đó bắt, bắt toàn cá lai gần xiêm. mấy thằng bạn chơi chung cũng thường lam vậy. Anh muốn biết nó rõ nhất là dùng con cá HM( ngày xưa là cá Phướng). con lai sẽ có dễ thấy hơn mấy loại xiêm PK.
@nhatduy, loại lia thia lai bã trầu người ta dùng để đá ? Có thể nào tạo ra 1 dòng cá betta kiểng đặc biệt từ loại này không hè . Có 1 loại cá betta kiểng mới có các vảy sáng mọc lung tung trên người, có khi bí mật lai tạo nằm ở cá lai bã trầu [video=youtube;qGugAVbdD_0]http://www.youtube.com/watch?v=qGugAVbdD_0[/video]
Hồ mà có dàn đèn dưới đáy phát quang 4 chiều chụp lên con cá thì lấp lánh như kim cương luôn nhỉ ....... con này lạ em mới thấy lần đầu
Cái này thì e chịu "a dthong" ơi! Cá lia thia lai với Bãy Chầu đá rất tệ, hồi nhỏ gặp tụi này là bỏ không lấy về. Mà thật sự chúng rất đẹp, vãy rất sáng, có thể sáng hơn cá lai F1 xiêm, nhưng e chỉ thấy màu xanh thôi, chưa từng thấy con mau khác, hơn nữa đuôi và kỳ đẹp và dài hơn so với cá lia thia thường, dài ít thôi nhưng nói chung là đồng thanh đồng thủ, e nhớ ko rỏ lắm nhưng kỳ với đuôi có ít màu đỏ. Mấy con lia thia bình thường khi ta xúc lên và để vô chai lúc đó, 1 lát sau nó sẽ chuyễn sang màu trắng, hoặc sọc dưa..., còn con lai với BChầu thì màu vùng vãy gần mang vẩn xanh ( có thể như vãy rồng nhưng nhỏ và khít nhau hơn. ) A e trên dd ko biết có ai hứng thú lai thử như a nói chưa, nhưng dù đó là bí mật lai tạo thì cũng pải cần một quá trình dài và sâu, chứ tay ngang như e thì khó lòng., chỉ ép cho vui thì đc !kaka À mà e muốn nói thêm, trên FB của e lúc trc có add một hội chơi cá hoang dã cũa Mỹ. em thấy họ share rất nhiều về cá Cờ Sọc cua VN chúng ta. Từ thông tin đến hình ảnh, thấy cũng vui vui!
Mình xin bổ sung thêm là cá mang xanh còn phân bố ở An Giang,và đặc biệt là ở khu di chỉ văn hoá Óc Eo nay thuộc Thị Trấn Óc Eo của Huyện Thoại Sơn,và cả Thị Trấn Núi Sập cũng có, lâu rồi không có dịp về đó để sưu tầm lại,gần 20 năm trước mình đã từng đem vào Trường ĐH KHTN TP HCM nuôi (1996-SH96)!
Cám ơn anh dthong đã giải thích rõ ràng. Sau một hồi lục tìm thì cũng có được hình con lia thia mang đỏ Bình Phước, dù không còn cá: Các bạn sẽ thấy nó có các đặc điểm tương tự cá mang xanh (viền đỏ ở đuôi, vi lưng giống mang xanh, chót vi hậu môn màu đỏ, nhưng có vẻ ăn sâu vào gần thân hơn và chót vi dài hơn) (hình chụp từ phía sau nên trông nó dài hơn thực tế chút xíu). Có điều nắp mang có 1 vạch đỏ, vạch kia không rõ lắm. Mình có 1 bầy con đực mang đỏ Củ Chi lai với cái xanh dương đuôi dài (kỳ cũng xanh, không đỏ). Kết quả ra áng chừng như sau (không đếm chính xác): - Khoảng 1 nửa xanh lục, 1 nửa xanh dương - Khoảng một nửa đuôi dài, một nửa đuôi ngắn - Tất nhiên có 1 số kiểu màu trung gian giữa hai màu này. Cá có bản tính giống cá hoang dã, cực kỳ nhát. Cho vào hồ mãi không kè. Nói chung nó gần giống như những con lia thia hồi thập niên 80-90, lúc còn nhỏ mình hay mua cá ở mấy bà bán cá trong chậu ở vỉa hè. Vài hình ảnh: Một số hình ảnh trước đây, lúc còn nhỏ, chụp trong hồ nuôi, có flash: Đây có lẽ là 1 con mái dạng đuôi dài: Bạn có thể kiếm lại được con lai như vậy không? Để có điều kiện mình lai thử coi sao. Lại có thông tin bổ sung nè. Cám ơn bạn. Có điều này mình vẫn thắc mắc: Có ai đã từng bắt được mang xanh lẫn mang đỏ cùng một chỗ chưa (một chỗ chứ không phải 1 khu vực nhưng 2 nơi tách biệt nha). Nó xung lên thì vậy. Nếu bác không thích cá hoang dã thì phần lớn thời gian màu nó nhạt hơn, nhìn chán.
@mkv, đúng là kiểu lai mình tìm kiếm . thanks. Trong đám cá lai mang đỏ đó có con nào ra ánh kim metallic không ? Kiểu màu trung gian là thế nào ?
Hồi chiều nay ,một chú em ở SG về quê Phú Quốc làm việc đã đi xúc được 18 cá thể mang xanh chắc là Betta imbellis,trong đó có 5 con trống 4 lớn 1 nhỏ và 13 con mái,cá còn nhát quá nên chưa chụp hình được,sẽ úp hình sau lên cho AE xem! Chắc chắn rằng sẽ không thể xúc cùng 1 khu vực có cả mang xanh và mang đỏ được,vì như thế thì đã có thêm một loài phụ nữa rồi!
Nghe các bạn bàn tán về cá hoang dã xôm tụ khoái ghê, tại mình cũng thích cá hoang dã. Các bạn cho mình hỏi về cá lia thia kỳ điểm, nó ra sao? có thể tìm loại này ở đâu? Mình chỉ nghe nói qua chứ chưa được thấy tận mắt. Có bạn nào có hình không? Post lên nhé! Cám ơn các bạn thật nhiều!