Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Những bài học nhỏ mang lại kết quả to cho người mới nuôi cá

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá vàng & cá chép' bắt đầu bởi ImissClubA1, 19/3/14.

  1. huytk1

    huytk1 New Member

    Bài viết của bác thật sự là công phu, đầy đủ nhất cho cá vàng từ trước đến nay.
    Thật tuyệt vời!
     
  2. Mixsi

    Mixsi Active Member

    [​IMG]
    nhìn kinh dị quá ....
     
  3. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Cám ơn bạn, tiếc là 1 phần mục đích ban đầu mình đặt ra để biến chủ đề này thành sân chơi cho mọi người trao đổi cùng nhau tìm giải pháp, mở mang kiến thức đã không hoàn thành... Nhưng dù sao thì cũng tạm ổn :D
     
  4. hungsh3

    hungsh3 Active Member

    công nhận bài này là bài tỉ mỉ nhất từ trước tới giờ luôn, mà cái tài liệu bạn đang dich còn dài không? còn những kinh nghiệm nào nữa? up hồ cá bạn lên mình ngắm cái nào ^^
     
  5. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Tài liệu mình dịch là tài liệu mở, tra từ Google bất kì thứ gì hay hay dính đến cá vàng ,và mang tính học thuật càng tốt, mình đều thích. Do đó, tài liệu phải nó là mênh mông lun. Nếu bạn có hứng thú: một số chủ đề khác mà mình lúc đầu muốn dịch tiếp

    _ Cá vàng Top-view: một góc nhìn khác
    _ Trùn huyết

    Bể cá mình đang bị quá tải, chờ tìm nhà mới cho vài em rồi mình up lên. Thx bạn :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/4/14
  6. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Mình không dự định sẽ dịch thêm nhưng thời gian qua mình để ý có nhiều bạn thắc mắc cũng như nhiều bạn trở thành nạn nhân khi không sử dụng hoặc sử dụng không đúng cách than hoạt tính như một vật liệu lọc trong một số trường hợp. Mình xin dịch một bài viết về than hoạt tính mà mình hi vọng sẽ giúp các bạn dễ đưa ra quyết định nhất khi nào và sử dụng than hoạt tính như thế nào cho đúng cách ;)

    ---------------------------------​

    Chủ đề 16: Sử dụng than hoạt tính trong bể cá nước ngọt

    Khi nói về lọc cho bể cá nước ngọt, ta có rất nhiều sự lựa chọn. Một trong những phương pháp lọc phổ biến nhất là sử dụng hệ thống lọc có than hoạt tính. Việc sử dụng than hoạt tính cho bể cá nước ngọt là một vấn đề gây tranh cãi. Một số người tin rằng đó là một sự lãng phí thời gian và chỉ sử dụng than trong một số trường hợp đặc biệt. Một số khác dùng rất nhiều than và thề rằng nó có khả năng làm sạch nguồn nước cũng như khử mùi. Bài viết này sẽ trình bày cả hai mặt của việc sử dụng than hoạt tính và hi vọng từ đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn và cân nhắc có nên dùng than hoạt tính cho bể hay không.

    [​IMG]

    1. Than hoạt tính là gì?

    Là loại than được sử dụng như một vật liệu lọc hóa học. Nó giúp loại bỏ rất nhiều chất hữu cơ và vô cơ hòa tan trong nước bể – nó giữ cho nước sạch và loại bỏ mùi hôi. Than hoạt tính làm việc nhờ vào khả năng hấp thụ và hấp phụ. Hấp thụ là quá trình mà nhờ đó chất ô nhiễm bị giữ lại bên trong các lỗ của than (bạn có thể tưởng tượng quá trình này như là một máy lọc hóa học kích thước phân tử). Hấp phụ xảy ra nhờ vào việc than hoạt tính có diện tích bề mặt riêng rất lớn, do đó, hình thành nhiều cầu liên kết. Hấp phụ là quá trình mà trong đó chất ô nhiễm bị tạo liên kết hóa học với các cầu này và bị giữ lại trong than.

    2. Chức năng loại bỏ thuốc

    “Trường hợp đặc biệt” đã đề cập ở trên là khi hầu như tất cả người nuôi cá đồng ý rằng than hoạt tính rất có ích trong việc loại bỏ thuốc trị bệnh ra khỏi bể cá. Than hoạt tính sẽ làm loãng rất nhanh lượng thuốc mà người ta cho vào bể và hạn chế tác dụng của nó. Đây cũng là lý do mà bạn thường được hướng dẫn phải lấy than hoạt tính ra nếu có trong trường hợp đánh thuốc cho bể. Tuy nhiên, một khi đã chữa trị xong, than hoạt tính rất hiệu quả trong việc loại bỏ các chất hóa học mà cá của bạn không còn cần đến nữa. Sau khi cá đã hồi phục, bạn có thể thêm vào các túi than hoạt tính mới vào hộp lọc cho mục đích này.

    3. Quan điểm chống lại việc sử dụng than hoạt tính

    Những người chống đối thường chỉ ra rằng dùng than hoạt tính là cách nuôi cá ngày trước. Khi đó, người ta nghĩ rằng “nước cũ” thì tốt hơn “nước mới” cho nên hạn chế việc thay nước đến mức tối thiểu. Do đó, họ sử dụng than hoạt tính để làm mất màu vàng và mùi của nước cũ. Thời đại ngày nay đã khác, chúng ta đều biết rằng thay nước thường xuyên là yếu tố rất quan trọng để có bể cá khỏe mạnh. Hiện nay ta thường thay 25%-50% nước mỗi tuần hay 2 tuần một lần. Những người chống lại việc dùng than hoạt tính cho rằng việc thay nước này cũng có tác dụng giống như dùng than hoạt tính. Họ bảo rằng chẳng có gì than hoạt tính có thể làm mà việc thay nước thường xuyên không làm được giống như vậy.

    Nhóm này còn chỉ ra rằng hầu hết sản phẩm than hoạt tính đều chứa một lượng photphat. Việc tăng nồng độ photphat có thể làm cho tảo phát triển mạnh. Họ nhấn mạnh rằng họ đơn giản chỉ không muốn cho bất cứ thứ gì vào bể mà làm tảo phát triển.

    4. Quan điểm ủng hộ sử dụng than hoạt tính

    Những người ủng hộ việc này thề với tất cả những công dụng của than hoạt tính. Họ cũng vẫn thay nước thường xuyên, nhưng có cảm giác rằng than hoạt tính cũng gia tăng khả năng lọc cho nước trong lành. Họ chỉ ra rằng mùi hôi vẫn có thể xuất hiện cho dù thay nước thường xuyên – than hoạt tính giúp loại bỏ những mùi này. Họ cũng nêu lên việc nó rất hữu hiệu trong việc loại bỏ những chất làm ố màu nước có từ nguồn lũa bỏ trong bể. Họ cho rằng những người chống lại việc sử dụng than hoạt tính như chỉ vì sĩ diện hão nên không dùng nó.

    5. Làm thế nào để sử dụng than hoạt tính đúng cách

    Nếu bạn quyết định dùng than hoạt tính thì đây là những điều bạn nên cân nhắc:

    i). Chất lượng than hoạt tính

    Hãy đảm bảo là bạn mua loại than hoạt tính tốt. Than rẻ tiền thường chứa nhiều photphat hơn, nhiều tro hơn và cũng rất nhanh mất hoạt tính. Chất lượng than thường dựa vào khối lượng tro, chỉ số iot và chỉ số molat. Việc có được vật liệu than hoạt tính với tổng diện tích bề mặt lớn rất quan trọng bởi vì nó sẽ cung cấp nhiều cầu liên kết hơn để giữ chất ô nhiễm. Tuy nhiên, nếu diện tích bề mặt quá lớn vì chứa vô số lỗ nhỏ li ti (than hoạt tính vi lỗ xốp) thì những lỗ này sẽ không đủ lớn để cho phép chất ô nhiễm đi vào bên trong nó. Ngược lại, nếu diện tích bề mặt quá nhỏ bởi chứa đa số các lỗ đường kính lớn (than hoạt tính vĩ lỗ xốp) thì chất ô nhiễm có thể đi vào bên trong các lỗ nhưng sẽ có rất ít cầu liên kết được hình thành. Do đó, bạn cần loại than hài hòa cả hai loại lỗ lớn và nhỏ.

    Chỉ số iot sẽ cho bạn biết các vi lỗ của than hoạt tính như thế nào. Thông thường bạn sẽ muốn nó có chỉ số khoảng 1000. Chỉ số molat cho bạn biết các vĩ lỗ xốp của than như thế nào và thường chỉ dao động ở 225 là ổn. Mật độ tro càng thấp càng tốt. Một lượng lớn tro có thể được loại bỏ bằng việc nhúng than vào nước trước khi sử dụng. Điều này cũng giúp làm giảm lượng photphat có trong than.

    ii). Lượng than hoạt tính cần dùng

    Thường thì ta cần 2 cốc than hoạt tính cho mỗi 55 gallons (208L) nước. Tuy nhiên, bạn có thể dùng nhiều hay ít hơn tùy vào hệ thống lọc của bạn cũng như chất lượng của than.
    Bạn cần thay than hoạt tính mỗi 3-4 tuần khi nó mất đi hoạt tính sau thời gian này. Tuy nhiên, thời gian để than chuyển thành mất hoạt tính phụ thuộc nhiều vào chi tiết set-up của bạn. Nếu bạn bắt đầu thấy có mùi hôi hay màu vàng nhạt của nước thì đó là lúc nên thay than hoạt tính.

    iii). Đặt than hoạt tính như thế nào

    Cách đơn giản nhất là cho nó vào hộp lọc của bạn. Những hộp lọc lớn thường có từ 2 đến 4 ngăn để có thể chứa vật liệu lọc. Dùng những ngăn phụ này để chứa 1 đến 2 túi than hoạt tính. Đơn giản chỉ cần mua một túi lưới ở tiệm bán cá và mua than hoạt tính riêng. Cho than vào túi, lắc cho bụi rơi ra hết rồi cho nó vào một trong các ngăn. Đây không chỉ là cách hiệu quả nhất để cho được nhiều than hơn mà còn là cách rẻ hơn so với việc mua vật liệu lọc mới sau mỗi 3-4 tuần.

    [​IMG]

    Những vật liệu lọc thường sử dụng được lâu hơn thời gian này nếu ta làm sạch mỗi khi chúng tích đầy phân. Với phương pháp dùng các túi than hoạt tính, bạn có thể thay thế vật liệu lọc khi chúng đã thực sự không xài được nữa và chỉ cần thay phần than có trong túi lưới mỗi 3-4 tuần. Nếu bạn không có ngăn nào để bỏ túi than hoạt tính, bạn có thể mua thêm 1 cái lọc mini, đơn giản chỉ việc lấy vật liệu lọc bên trong ra và thay vào đó túi than hoạt tính.

    Hãy chắc chắn bạn luôn làm sạch vật liệu lọc cũng như túi than hoạt tính trước khi sử dụng để loại bỏ bụi/tro. Thường bạn nên đặt túi than hoạt tính phía sau các lớp vật liệu lọc. Điều này sẽ hạn chế tối đa lượng chất ô nhiễm tiếp xúc với lớp than hoạt tính và cho phép nó giử được hoạt tính lâu hơn với việc các lỗ của nó không bị “làm đầy” quá nhanh.

    iv). Mánh nhỏ/lưu ý
    • Nếu có vài mảnh than bị vụn và rơi vào bể cá, đừng lo lắng. Nếu bạn có thể thì hãy lấy nó ra, nhưng việc đó không mấy quan trọng. Chúng cũng sẽ chẳng làm hại gì cá trong bể.
    • Cần cẩn thận khi dùng than hoạt tính với những bể trồng cây thủy sinh mật độ dày vì chứng có thể sẽ loại bỏ những chất cần cho cây phát triển. Những người có trồng cây thủy sinh nhiều thường hạn chế lượng than hoạt tính họ sử dụng.
    • Đừng sử dụng than hoạt tính làm từ xơ dừa. Loại than này bắt đầu phổ biến ở thập kỉ 80 và 90 nhưng nó trở thành một sự lựa chọn tồi cho bể cá khi nó là loại than siêu vi lỗ xốp.

    6. Kết luận

    Đây là quyết định cá nhân của bạn trong việc có dùng than hoạt tính hay không. Những người khuyến khích sử dụng nó cũng nhiều như những người nói rằng nó không cần thiết vậy. Hãy tùy vào bể của bạn mà có quyết định riêng. Nếu bạn chọn việc sử dụng nó, hãy làm theo các điểm ở trên để thực hiện tốt nhất set-up của bạn.

    [​IMG]

    Nguồn: http://www.ratemyfishtank.com/articles/106
     
  7. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Mình xin không đặt bất kì câu hỏi mở nào, chỉ khuyến cáo những bạn đang dùng nguồn nước giếng, đặc biệt những khu vực gần các khu công nghiệp nên cân nhắc đến việc dùng than hoạt tính và những sản phẩm khác để làm sạch nguồn nước để chơi cá. Một lần nữa, nước trong không có nghĩa là nước sạch. :)
     
  8. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Bệnh lồi mắt là một bệnh hiếm gặp ở những bể cá thường xuyên được thay nước và sử dụng nguồn nước phù hợp. Tuy nhiên, với những bạn sử dụng nước giếng thì cá của bạn rất dễ bị mắc chứng bệnh này dù bạn có thay nước thường xuyên đi chăng nữa nếu bạn không xử lý được nguồn nước giếng đó. Hi vọng bài viết giúp bạn phát hiện sớm được chứng lồi mắt và xử lý kịp thời trước khi cá trở thành độc nhãn long hay lee sin :)

    -----------------------​

    Chủ đề 17: Chứng lồi mắt ở cá vàng

    Mắt lồi, hay đôi khi được gọi dưới cái tên “exophthalmia” không hẳn là một loại bệnh mà là kết quả do một căn nguyên khác hay do nhiễm khuẩn gây ra. Nó làm cho một hoặc cả hai mắt của cá vàng lồi ra từ hốc mắt, làm cho mắt có thể từ lồi ra rất nhẹ hay đến mức có thể nhận thấy rõ ràng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

    Mắt cũng có thể bị mờ đi nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy. Nếu bạn nhận thấy cá có dấu hiệu bị lồi mắt, bạn cần điều trị thật nhanh trước khi nó có thể làm cá bị mù.

    Bạn cũng đừng quên rằng một số dòng cá vàng fancy như Moor hay Telescope luôn có đôi mắt như vậy và đó không phải là dấu hiệu của bệnh.

    [​IMG]

    I. Lồi mắt là gì?

    Việc mắt bị sưng và lồi ra ngoài gây ra bởi sự tích tụ quá mức dịch lỏng ở phần mắt và nó rò rỉ ra khu vực phía sau của nhãn cầu, từ đó đẩy nhãn cầu ra ngoài.

    [​IMG]

    Nếu có thêm hiện tượng mắt cá bị mờ đi, điều đó chứng tỏ có thêm sẹo và tổn thương ở vùng giác mạc, nó sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn của cá. Bệnh cũng có thể là do vi khuẩn lây nhiễm cơ hội gây ra.

    [​IMG]

    II. Triệu chứng của lồi mắt ở cá vàng

    Cần cảnh giác trước những dấu hiệu và triệu chứng sau của bệnh lồi mắt:
    • Sự lồi ra của một hoặc cả hai mắt
    • Sự mờ đi hay nhìn như bạc màu ở vùng giác mạc
    • Mắt bị xung huyết nếu bệnh gây ra bởi tổn thương ngoài
    • Trong những trường hợp bệnh nặng, mắt của cá có thể bị vỡ.

    III. Điều gì gây ra chứng lồi mắt?

    1. Có rất nhiều lý do vì sao cá của bạn có thể mắc chứng lồi mắt và một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do sống trong điều kiện nước kém lâu ngày, đây là hiểm họa tiềm tàng cho sức khỏe của cá mà không gây ra tổn thương nghiêm trọng ngay lập tức. Nếu chỉ một bên mắt bị ảnh hưởng, chất lượng nước thường không phải là căn nguyên. Nhưng nếu có từ 2 con cá trở lên có dấu hiệu lồi mắt thì chính chất lượng nước là thủ phạm.
    2. Mắt lồi cũng có thể gây ra bởi chấn thương cơ học như là sự mắt bị tổn thương bởi lũa trong bể hay là kết quả sau cuộc chiến với một con cá khác.
    3. Nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng cũng là một nguyên nhân phổ biến khác gây ra chứng mắt lồi, nó thường ảnh hưởng cả hai mắt hoặc bị ở một bên trước rồi sau đó lây sang con mắt còn lại.

    IV. Làm thế nào để trị bệnh lồi mắt?

    Phải làm gì để trị cho cá vàng của bạn khỏi chứng lồi mắt phụ thuộc vào việc tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra bệnh và đối phó với nó.
    • Trong trường hợp cá bị nhiễm khuẩn, cá nên được chuyển ra bể bệnh viện để cách ly và trị bằng thuốc kháng sinh nếu cần thiết.
    • Nếu nguồn nước xấu là nguyên nhân chính, thay nước để nó đạt các thông số tốt trở lại là yếu tố then chốt, nhớ thay nước thường xuyên.
    • Còn nếu bệnh gây ra bởi chấn thương cơ học cho mắt, hãy cho mắt có thời gian để hồi phục, bạn cũng có thể thêm muối hột vào bể lúc này để giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
    Một khi mắt đã bị mù do lồi mắt vì bất cứ nguyên nhân gì, cá sẽ bị mù cả đời.

    [​IMG]

    Nguồn: http://thegoldfishtank.com/pop-eye-goldfish/
     
  9. khanh.tran

    khanh.tran Active Member

    Thật ra nếu xài nước giếng thì mình nghĩ nên lọc trước khi đưa nước vào bể hơn là việc dùng than hoạt tính vào việc lọc nước trong hồ.
     
  10. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Dùng than hoạt tính chỉ là biện pháp chữa cháy cho bể cá, còn nói đúng ra thì nên đầu tư một hệ thống/thiết bị lọc lại nước giếng bơm lên cho người sinh hoạt luôn chứ đừng nói là để nuôi cá. Người không chết ngay như cá chứ về lâu về dài dùng nước những khu vực này ai dám đảm bảo không có chuyện? =]
     
  11. Mậu 2002

    Mậu 2002 Active Member

  12. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Đôi khi bằng cách này hay cách khác, cá bị nhiễm kim loại, hóa chất và có những triệu chứng bất thường. Những lúc đó, đa số chúng ta nghĩ ngay đến việc thay nước, bỏ chút muối bể và cầu may. Nhưng nếu trường hợp cá nuốt phải một lượng lớn kim loại hay bị đầu độc từ từ qua nguồn nước, tích lũy và gây ảnh hưởng đến gan, thận của cá thì sao? Làm thế nào để đẩy được những chất độc đó ra khỏi máu, gan, thận của cá? Đây là những câu hỏi mà bạn ít muốn nghe nhất nhưng lại cần phải nắm câu trả lời để cấp cứu kịp thời. Có thể sẽ còn những phương pháp khác để chữa cho cá nhưng sau đây mình xin trình bày phương pháp mà mình tìm kiếm được. :D

    ----------------------------------------​

    Chủ đề 18: Cách trị cho cá bị nhiễm kim loại, hóa chất

    Khi cá có các triệu chứng: phình to hay phù nề; lờ đờ thiếu sức sống; bỏ ăn; v.v… thì có thể cá đã phơi nhiễm với một lượng lớn: kim loại, khoáng chất trong nước, hóa chất dùng trong nhà hay ngoài vườn, các loại muối, dùng quá liều thuốc khử clo, nhiệt độ quá cao, thức ăn có chứa purine, thức ăn quá giàu protein, nhựa tổng hợp, tannin, v.v… Tất cả chúng đều có thể làm suy giảm chức năng của các cơ quan.

    [​IMG]

    Thực hiện chữa trị theo các bước sau:

    1. Làm lạnh nước bể trong tủ lạnh; từ từ đổ vào bể ở phần thành, hứng nước và lặp lại việc đó. Giảm nhiệt độ cũa nước xuống 64oF (18oC) cho đến khi bạn đã chuẩn bị xong các thứ để điều trị
    2. Dùng kết hợp trà thảo dược: cỏ ké sữa và bồ công anh Trung Quốc (TQ). [1]
    3. Điều trị tiếp tục bằng: tỏi và dd nước diệp lục [2]
    4. Thay nước 20-30% mỗi ngày.
    5. Không sử dụng thức ăn nổi, chìm và các loại giàu protein khác cho đến khi cá đã hoàn toàn bình phục, sau đó cho ăn lại từ từ. Chỉ cho cá ăn tảo, tảo viên hay cải bó xôi xắt nhỏ hay lá rau diếp xanh.
    6. Cá của bạn sẽ được lợi rất nhiều từ thức ăn dạng gel theo công thức riêng.[3]

    [​IMG]

    Bởi vì cá vàng không có thân nhiệt cố định và nước lạnh sẽ đưa chúng vào trạng thái ngủ đông. Chúng sử dụng ít oxi hơn và các chất độc cũng giảm tác dụng trong môi trường nước lạnh, từ đó ta có thêm thời gian chuẩn bị cho việc điều trị.

    • Bị đầu độc bởi bất cứ nguyên nhân gì cũng sẽ tác động lớn đến các cơ quan. Tránh dùng natri hay thuốc vào trong thức ăn hay nước.
    • Không sử dụng các loại muối thường cho cá bị bệnh.
    • Không cho cá ăn đậu Hà Lan trong thời gian hồi phục.

    Đậu Hà Lan có chứa chất hoạt động tự nhiên gọi là purine. Purine thường được tìm thấy trong các loại cây, động vật và con người. Với một số ít cá thể nhạy cảm với những vấn đề có liên quan đến purine, việc nhận vào cơ thể lượng purine thừa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì purine có thể bị bẻ gãy liên kết để hình thành axit uric, sự tích lũy purine trong cơ thể có thể dẫn đến tích lũy axit uric. Điều này có thể dẫn đến nhiều bệnh khác liên quan đến tích tụ axit uric như “gút” hay sỏi thận. Cũng vì lý do này mà bệnh nhân có vấn đề với thận hay bị gút có thể sẽ muốn tránh ăn thức ăn chứa purine như đậu Hà Lan.

    [​IMG]

    Nguồn: http://goldfish-emergency.com/viewpage.php?page_id=191

    -----------------------------------------​

    [1][2][3]: sẽ được tiếp tục trình bày ở những chủ đề sắp tới. Hi vọng bạn sẽ thấy thú vị khi tiếp tục theo dõi. Tiếc là mình chưa có bệnh nhân nào trong tay để trị thử chứ đọc cách chữa chưa gì đã thấy hào hứng rồi, chuẩn bị sắc thuốc cho cá thôi :lee:
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/5/14
  13. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Chủ đề 19: Bồ công anh Trung Quốc và Cây ké (kế) sữa

    I. Bồ công anh Trung Quốc

    [​IMG]

    Là một loại thuốc bổ tuyệt vời cho cả cá vàng lẫn con người, nó tăng cường chức năng gan và thận, tăng khả năng tiêu hóa, kích thích sự bài tiết của thận, rất giàu vitamin K và A, chứa nhiều kali. Được dùng để trị cho cá vàng đang mắc các bệnh về suy giảm chức năng các cơ quan nội tạng, cá bị phù nề hay phình to, bị đầu độc, đánh thuốc quá liều hay cho quá nhiều muối.

    1. Làm thế nào để sử dụng cây bồ công anh TQ
    • Nếu bạn có loại cây này mọc trong vườn và đảm bảo chúng không bị phun xịt thuốc lên, hãy đào 2-3 cây vừa và lớn, cả lá, rễ và hoa, rửa kỹ và cắt khúc lớn.
    • Đun trong 1.14L nước (1 quart) trong 15 phút, lọc lấy nước,để nguội và trộn với nước sạch khi thay nước với liều dùng 1 cốc trà cho mỗi 10 gallons (45,46L) nước bể.
    • Rễ của cây mới dễ đào và cắt hơn.
    • Nếu bồ công anh TQ chưa đến mùa, bạn có thể tìm gói trà thảo dược (bồ công anh sấy khô hay túi lọc) ở các tiệm thực phẩm chức năng địa phương.
    Không dùng loại được pha trong cồn.

    2. Làm trà từ cây tươi
    • Nhiều người trong chúng ta rất may mắn khi sống trong khu vực mà các loại thảo dược mọc hoang dã. Những cây này sẽ tạo được dung dịch mạnh hơn nhiều so với loại trà khô mua ở tiệm.
    • Làm sạch bụi ở rễ, loại bỏ những lá héo hay cỏ, rửa kỹ và cắt thành khúc lớn. Bạn có thể đun nhẹ chúng hoặc dùng máy xay sinh tố để lấy nước ép tươi. Nếu bạn dùng máy xay, hãy cho nước ngập qua lá và xay cho đến khi lá nát nhuyễn, lọc lấy nước ép để sử dụng.
    • Phần thừa có thể sấy khô hay đông lạnh để dùng sau này. Bạn có thể sấy phần bã trong lò ở mức thấp nhất và sau này nếu muốn sử dụng, chỉ cần bỏ nước vào để đun.
    • Thực hiện theo các hướng dẫn ở trên, thỉnh thoảng dùng 1 lần như thuốc bổ để tăng cường sức khỏe chung cho cá.
    • Đối với cá bị phù nề nặng hay có các triệu chứng suy giảm cơ quan nội tạng, dùng thuốc kết hợp với thay nước trong 5 ngày.

    Lưu ý: đổ bỏ phần dung dịch không dùng tới để trong tủ lạnh sau 5 ngày.

    II. Cây ké sữa

    [​IMG]

    Giải độc cho máu, duy trì chức năng gan khỏe mạnh, tăng cường tiêu hóa, tăng cường khả năng vận hành của hệ thống tái sản xuất trứng ở con cái.

    1. Liều thuốc bổ trà thảo mộc (dùng định kỳ)
    • Đổ ngập 3 túi trà thảo dược nhỏ chứa trong 1 cốc nước, để trong tủ lạnh cho đến khi khi nước hạ đến nhiệt độ phòng. Giữ 24 tiếng trước khi sử dụng
    • Cũng có thể cho 6 gói trà túi lọc trong cốc nước, đổ nước sôi vào sau đó ngâm vào nước cho đến khi hạ xuống nhiệt độ phòng, pha trước với lượng nước sạch dùng để thay nước cho bể (khoảng 20%), dùng cho bể chứa 10 gallons (45.46L) nước.
    • Loại bỏ thuốc bằng việc thay nước định kỳ.

    2. Liều tắm trà thảo mộc
    • Chuẩn bị liều tắm sử dụng nước bể chính trong bể chứa có kích thước phù hợp và hoàn toàn không chứa chất gây ô nhiễm.
    • Cho nước sôi vào cốc chứa 6 gói trà túi lọc nhỏ, ngâm vào nước cho đến khi nó hạ đến nhiệt độ phòng.
    • Cho thuốc vào 1 gallon (4.6L) nước bể chính.
    • Tắm cá trong vòng 15 phút, dùng mỗi ngày 1 lần. Trả cá lại vào bể nếu thấy cá có dấu hiệu lờ đờ, bất ổn.
    • Dùng nước sạch và túi trà cho mỗi lần điều trị. Đổ phần nước còn lại vào bể cá hay hồ như liều thuốc bổ.
    • Dùng ¼ lượng thuốc so với liều thuốc bổ bởi nồng độ tăng thêm.

    Nguồn: http://goldfish-emergency.com/viewpage.php?page_id=220
    http://goldfish-emergency.com/viewpage.php?page_id=209
    Tài liệu tham khảo: http://trongraulamvuon.com/cach-trong-rau/cong-dung-chua-benh-cua-cay-bo-cong-anh-p2/
    http://nanaductan.com.vn/tim-hieu-ve-cay-ke-sua-milk-thistle/a12023.html
     
  14. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Chủ đề 20: Tỏi và Chất diệp lục

    I. Tỏi

    [​IMG]

    1. Phương thuốc từ tỏi

    Công dụng: thanh lọc máu, giải độc, giảm lượng cholesterol, giảm huyết áp, làm loãng máu, ngăn ngừa hình thành tụ máu, tăng khả năng hệ miễn dịch, ngăn các bệnh về tim và đột quỵ, phá hủy các tế bào ung thư, giảm căng cơ, kháng sinh, kháng nấm, tiêu diệt kí sinh trùng và vi khuẩn gây hại, làm giảm sưng tấy các khối u do kí sinh trùng gây ra.

    Khuyến cáo:
    1. Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sử dụng. Tỏi vừa là thuốc, vừa là thực phẩm và có thể biến tính, bị hỏng sau 1 thời gian ngắn và ảnh hưởng đến vi sinh. Dùng trong nước được sục oxi mạnh.
    2. Dùng quá liều có thể khiến cá trở nên lờ đờ hay bơi nghiêng ngửa. Nếu chuyện này xảy ra, thực hiện thay nước để loại bớt cho đến khi cá linh động hơn.

    • Xắt nhuyễn 2 tép tỏi lớn hoặc 3 tép vừa rồi cho vào một ly nước nóng (dùng nước máy); ngồi chờ cho đến khi nhiệt độ hạ xuống bằng nhiệt độ phòng. Che chắn và giữ trong tủ lạnh.
    • Nước tỏi chỉ sử dụng được trong vòng 5 ngày.
    • Các tép tỏi bị ngâm càng lâu thì dung dịch càng đậm. Nếu bạn cần tỏi gấp, có thể xay nát các tép tỏi trong máy xay sinh tố với nước, gạn lọc và pha với gấp đôi lượng nước ở trên và chỉ dùng với liều lượng bằng ¼.
    2. Thuốc bổ từ tỏi: Được dùng để tăng cường sức khỏe nói chung

    [​IMG]

    • Pha 1 muỗng cơm nước tỏi với mỗi 10 gallons (45.46L) nước bể chính, pha vào nước sạch trước khi đổ vào bể hay hồ ngoài trời. Nếu nước tỏi đã được già hóa: pha 1 muỗng trà nước tỏi với 10 gallons nước bể hay hồ.
    • Thực hiện thay 20% nước, pha nước tỏi vào nước sạch trước khi cho từ từ vào bể.
    • Để có hiệu quả hơn, có thể cho vào bể chút muối hột.
    3. Thuốc trị bệnh từ tỏi: Dùng khi bị nhiểm vi khuẩn gây hại, bị áp xe hay mưng mủ, kí sinh trùng hay sán bên ngoài , các vết thương bên trong và ngoài.
    • Pha 1 muỗng cơm nước tỏi đã để qua 24 giờ cho mỗi 10 gallons nước bể chính, pha vào nước sạch trước khi cho vào bể. Nếu nước tỏi đã được già hóa: pha 1 muỗng cà phê nước tỏi ứng với mỗi 10 gallons nước bể.
    • Thay 20% nước cho bể, pha tỏi vào nước mới trước khi rót từ từ trả lại vào bể.
    • Làm liên tục trong 3 ngày, sau đó thực hiện quá trình thay 20% nước liên tục, không cho thêm nước tỏi vào.
    • Dùng tỏi trị bệnh có thể kết hợp với dùng muối hột hay dùng luân phiên trong trường hợp bị nhiễm nặng.
    • Nước tỏi có thể được bơm vào miệng như thuốc để chống lại nhiễm khuẩn bên trong, dùng ống tiêm hay chai nhỏ mắt để đưa vào. 1 giọt ứng với 1 inch (2.5cm) chiều dài thân cá. Dùng liên tục mỗi ngày trong 10 ngày.

    [​IMG]

    4. Liều tắm nước tỏi: Dùng khi bị nhiễm vi khuẩn gây hại, áp xe hay mưng mủ, sưng tấy; kí sinh trùng hay sán bên ngoài, nội hay ngoại thương.
    • Dùng 1 bể chứa kích thước phù hợp và không có chứa chất gây hại, pha 1 muỗng cơm nước tỏi (có thể dùng loại được già hóa) ứng với 1 gallon (4.5L) nước bể chứa.
    • Đặt cá vào tắm từ 1 đến 5 phút; tắm một đến hai lần mỗi ngày nếu cần thiết. Pha nước tắm mới mỗi lần.
    • Nếu cá có dấu hiệu lờ đờ, trả cá vào bể chính ngay.
    • Hầu hết cá vàng thích vị tỏi.
    • Để được hiệu quả tốt hơn, cho cá ăn thức ăn dạng gel (công thức kháng sinh). [4]

    II. Nước diệp lục

    [​IMG]
    Nước diệp lục có thể được mua ở cửa hàng thực phẩm chức năng gần nhà bạn. Tìm loại có dung dịch diệp lục nguyên chất hay có thêm bạc hà, đừng dùng thuốc có thêm thành phần khác. Dùng trong bể được sục oxi mạnh. Cá có màu sáng có thể bị nhuộm màu tạm thời

    Dùng loại dung dịch chứa 100mg diệp lục trong mỗi 16 ounces (453.5g), nếu lượng mg nhiều hơn hãy điều chỉnh liều dùng.

    1. Diệp lục và cá vàng

    Tăng khả năng hồi phục và có lợi cho việc trị vết thương lở loét, áp xe, vết thương hở, sưng tấy, nhiễm nội và ngoại vi khuẩn, tăng cường sức khỏe nói chung và kích thích hệ miễn dịch. Làm tăng lượng oxi trong cá đang bị đầu độc nitrit và nitrat. Chất diệp lục có thể được đưa vào cơ thể cá qua miệng thông qua việc thêm vào thức ăn dạng gel, hay cá có thể được tắm dung dịch xanh hay kết hợp cả 2 để nhân đôi hiệu quả.

    2. Thuốc bổ xanh
    • Thay 20% nước bể, pha 1 ounce (28.35g) nước diệp lục ứng với 10 gallons (45.46L) nước bể vào nước mới.
    • Diệp lục sẽ bị loại bỏ khi thay nước thường xuyên.
    3. Liều trị bệnh
    • Thay 20% nước bể, pha 1 ounce (28.35g) nước diệp lục ứng với 10 gallons (45.46L) nước bể vào nước mới.
    • Lặp lại liều trong vòng 3 ngày rồi loại bỏ dần thuốc thông qua việc thay nước 20% mỗi ngày trong 7 đến 10 ngày, không bỏ thêm diệp lục.
    4. Liều tắm
    • Dùng một bể chứa có kích thước phù hợp (không chứa chất gây hại), đổ đầy bằng nước bể chính hay nước qua xử lý có nhiệt độ bằng nhiệt độ bể chính.
    • Pha 29.5ml dung dịch diệp lục vào mỗi gallon (4.5L) nước, tắm cá trong vòng 15 phút, một hoặc hai lần mỗi ngày. Dùng nước bể chính và nước diệp lục mới sau mỗi lần tắm cá.
    • Diệp lục là một loại thực phẩm. Để tránh nó bị biến chất, không để nhiệt độ vượt quá 70oF (21oC) trong suốt quá trình điều trị lâu dài. Nước được sục oxi mạnh có thể hình thành bọt ở bể mặt. Giữ mặt nước thoáng bằng cách vớt bỏ bọt.
    • Để có hiệu quả cao hơn, chất diệp lục có thể được bơm vào miệng cá sử dụng tiêm hay chai thuốc nhỏ mắt, càng thường xuyên càng tốt. Giữ cá trong lòng bàn tay, nâng đầu cá lên khỏi mắt nước, cá sẽ mở miệng đớp khí và tạo cơ hội cho chúng ta đưa thuốc vào.

    Nguồn: http://www.goldfish-emergency.com/viewpage.php?page_id=199
    http://www.goldfish-emergency.com/viewpage.php?page_id=200
    http://www.goldfish-emergency.com/viewpage.php?page_id=52

    ------------------------------​

    [3][4]: sẽ được gộp chung trong chủ đề sau
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/5/14
  15. badboys85

    badboys85 Active Member

    Hì nếu a biết sớm hơn bài viết của e thì có lẽ đàn cá a ko chết. Phụ 1 tay cho 1 chú e nhiệt tình^^
     
  16. bonmat

    bonmat Active Member

    Rồi lên lại con nào chưa anh :D
     
  17. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Topic này có j đâu mà phụ 1 tay với "up" hả anh, wa topic mua bán lâu wa nên bị lậm rồi :)) Dù sao cũng cảm ơn anh đã wan tâm đọc :D
     
  18. badboys85

    badboys85 Active Member

    Dù chết hết cá và hết chơi mà sao cái tật vẫn ko quên được^^
     
  19. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Có rất nhiều công thức khác nhau để làm thức ăn dạng gel cho cá vàng, tùy thuộc vào độ tuổi của cá (cá bột, cá hơi to to, cá già khú) hay tùy cá đang mắc bệnh gì, cũng như khi bạn muốn "tập trung" phát triển cho vây và vảy, v.v... Hôm nay mình chỉ xin dịch 2 công thức để phục vụ cho việc trị bệnh cho cá trong 2 chủ đề trước. Những công thức còn lại nếu bạn nào có hứng thú có thể tự tìm hiểu và thực hiện :D

    -----------------------------------​

    Chủ đề 21: Thức ăn dạng gel cho cá vàng

    I. Công thức làm thức ăn dạng gel dành cho cá bị phù nề (suy giảm chức năng cơ quan nội tạng)

    [​IMG]

    Trộn hỗn hợp sau bằng tay:
    • 2 gói gelatin có mùi thơm
    • ½ cốc nước đã đun sôi
    • ¾ cốc trà bồ công anh để nguội; dùng 4 túi nhỏ để pha

    Xay các thành phần sau:
    • 1/8 hộp cá hồi
    • 1/8 cốc rau bina tươi đã được chần (nhúng vào nước sôi cho tái đi)
    • 1/8 cốc ổi tươi

    [​IMG]

    Thêm
    • 1 ounce (28.35g) mầm lúa mạch
    • ½ muỗng cà phê dầu ô liu tươi chất lượng cao để tăng cường chức năng các cơ quan và giảm nguy cơ táo bón
    • 1 muỗng cà phê bột tỏi

    [​IMG]

    Trộn các nguyên liệu trên trong máy xay sinh tố rồi cho vào gelatin, trộn đều nhẹ nhàng bằng tay.

    Cách làm thức ăn dạng gel cho cá vàng

    Đổ hỗn hợp trên vào các khay làm bánh qui nhỏ và cho vào tủ lạnh cho đến khi đông lại. Phần hỗn hợp thừa có thể chia vào các túi nhựa nhỏ dành khi cần. Cho ăn ở nhiệt độ phòng.

    II. Công thức làm thức ăn dạng gel với kháng sinh tự nhiên

    Thỉnh thoảng cho cá ăn, hoặc cho ăn 3 lần mỗi ngày (không kéo dài quá 10 ngày trị bệnh) như một kháng sinh tự nhiên cho cá bị bệnh.

    Trộn hỗn hợp sau bằng tay:
    • 2 gói gelatin có mùi thơm
    • 3/8 cốc nước đã đun sôi
    • 3/8 cốc nước trà xanh hay trắng dùng 2 gói nhỏ để pha
    • Thêm ½ cốc nước tỏi lạnh (xắt nhuyễn 2 tép tỏi, cho vào 1 cốc nước nóng, để già hóa trong tủ lạnh trong vòng 24 tiếng)

    Xay các thành phần sau:
    • ¼ hộp cá mòi, cá hồi hoặc tôm (thay thế bằng tôm khô đối với cá kén ăn)
    • 1/8 cốc bí đỏ nấu chín (thay thế bằng đậu đông lạnh tách vỏ với cá kén ăn)
    • 1/8 cốc ngò tây tươi

    [​IMG]

    Khi hỗn hợp đã nguội đến nhiệt độ phòng, thêm vào đó:
    • 1 viên nhộng vitamin tổng hợp (nguồn gốc thiên nhiên)
    • 2 muỗng cà phê bột hay dung dịch acidophilus (chứa các chủng khuẩn có lợi cho tiêu hóa)
    • ½ muỗng cà phê dầu ô liu tươi chất lượng cao
    • 1 ounce (30mL) nước diệp lục
    • 1 ounce (28.35g) mầm lúa mạch
    • 1 muỗng cà phê bột tỏi

    Trộn tất cả chúng nhẹ nhàng bằng tay.

    Đổ hỗn hợp trên vào các khay làm bánh qui nhỏ và cho vào tủ lạnh cho đến khi đông lại. Phần hỗn hợp thừa có thể chia vào các túi nhựa nhỏ dành khi cần. Cho ăn ở nhiệt độ phòng.

    Nguồn: http://www.goldfish-emergency.com/viewpage.php?page_id=272
    http://www.goldfish-emergency.com/viewpage.php?page_id=12
    Các công thức khác để tham khảo: http://www.goldfish-emergency.com/viewpage.php?page_id=231
     
  20. giainguyen

    giainguyen Active Member

    phải đăng nhập để like cho bạn.

    topic quá bổ ích .
     

Chia sẻ trang này