Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Thành lập CLB cá cảnh Bà Rịa - vũng tàu(tất cả các loại cảnh nói chung)

Thảo luận trong 'Hội - Nhóm - Câu Lạc Bộ' bắt đầu bởi minhphu1203, 12/6/09.

  1. petalofwind

    petalofwind Active Member

    để tạo dòng chảy bạn thử làm đường nước ra vát 1 góc 30 độ và để ngay trên mép nước xem sao (nghe đồn thế ^^)
    hồ lớn thế tạo dòng chảy chắc hẳn ko dễ rùi

    + All : bao giờ off vậy ta ^_^! (nóng lòng wa)
     
  2. minhphu1203

    minhphu1203 Active Member

    Đặc tính sinh sản của cá cảnh(sưu tầm)
    Nhân giống cá cảnh gần như là bí quyết của mỗi người kinh doanh cá cảnh TP. HCM. Qua hàng chục năm kinh nghiệm, nhiều nghệ nhân chơi cá cảnh ở quận 1, quận 8, quận 5, quận 9, Thủ Đức đã đúc kết một số kinh nghiệm, mà chắc chắn, các “ngón nghề” công phu họ vẫn giữ cho riêng mình.

    AGV-

    Trước hết là chú ý môi trường nước. Người cẩn thận cho than hoạt tính vào túi nilông hoặc thùng sắt tròn có tráng men rồi cho nước máy chảy vào để lọc. Sau đó, đun chứa vào các hồ chứa sạch làm nước nuôi dưỡng cá hàng ngày, làm môi trường cho cá sinh sản.

    Một phương pháp lọc nước khác mà người nuôi cá áp dụng là dùng chất hóa học cao phân tử. Chất này lọc các phân tử calci, ma-nhê, muối gốc acid trong nước để nước trở thành nước trung tính, thích hợp dùng làm môi trường sinh sản cho nhiều loại cá họ chép, từ điêu...

    Người kỹ hơn thì chưng cất nước: dùng phương pháp điện giải và phân tích bằng điện cực âm - dương. Sau đó, hòa chung với nước sạch để có độ cứng và tích kiềm - acid không đồng đều, thỏa mãn yêu cầu nước dùng sinh sản cho các loại cá khác nhau.

    Ở nông thôn người nuôi cá thường hứng nước mưa. Nước mưa có hàm lượng phân tư ãkim loại rất ít, thích hợp cho việc dùng sinh sản các loại cá chép. Người ta không hứng nước theo mái nhà mà hứng giữa trời. Đặc biệt, chọn các vùng chưa ô nhiễm khói, bụi trong không khí.

    Muốn nhân cá giống, thường phải học hỏi kinh nghiệm, tự trang bị kiến thức và thận trọng thực hành.

    Trước hết là tìm hiểu từng đặc điểm sinh sản để biết cách mà áp dụng.

    1. Loại cá đẻ thai trứng:

    Thường là loại cá họ lành canh (coilia) hay cá mào gà, họ cá trổng (Engraulidae) bộ cá trích (Clupeiformes), có giá trị kinh tế... Trứng thụ tinh trong bụng con cái, con cái trực tiếp đẻ khi trứng trưởng thành, cá con biết hơi liền. Khi con cái có thai, bụng đã to, tách nuôi riêng. Cá gần sinh, để vào một cái lồng đặc chế trong bể sinh sản. Đáy lồng có nhiều mắc lưới để cá con chui ra thoải mái qua bể kính. Có thể treo nhiều lồng tùy loài cá sinh nhiều ít. Giản dị hơn, người ta đặt tấm lưới nilông ở đáy hồ để cá con chui xuống đó núp (áp dụng cho cá bảy màu, đuôi kiếm, cá ánh trăng, mã lệ...).

    Khi nhiệt độ hơn 180C, thả vài trăm con cá giống ra hồ, thả rong che bớt ánh nắng cho chúng, tập chúng quen dần với môi trường mới. Thường thường, con cái đẻ mỗi tháng một lần, mỗi lần từ 50 - 200 con.

    2. Cá đẻ trứng trên đá cuội hoặc trên rong (như cá hèm, cá bốn sọc, cá gần họ cá chép, ngựa vằn, tua vàng).

    Đây là loại cá tự tìm bạn tình, chúng ta thả cá giống chung vào, chúng tự hoàn thành công việc sinh sản. Thường thì tỉ lệ 1 đực - 1 cái, nhưng có loại 2 đực - 1 cái thì nên để 3 - 5 con cá giống vào hồ sinh sản. Hồ chỉ chừng 30 x 20 x 15 cm, trải dưới một tấm nilông có tính đàn hồi, bốn góc để vài bó rong vàng, đáy hồ thả đá cuội, cho thiết bị bổ sung oxy, giữ nhiệt độ 24 - 280C trong hồ. Trứng thụ tinh bám vào rong hay đá cuội. Sau khi cá sanh, có thể bắt cá đực, cá cái trở lại hồ dưỡng, hồ cũ hay nuôi riêng hồ khác cũng được. Hai lần cho đẻ nên cách nhau 7 - 10 ngày. Cá sinh sản được ở vào 6 - 7 tháng tuổi.

    3. Loại sinh sản trong nước bọt:

    Họ cá đá đa số sinh sản trong nước bọt (cá đá Thái Lan, ngựa trân châu tam giác, cá hôn môi, cá lệ hồng, lệ ngũ sắc, rồng lượn xanh...) tự chọn bạn tình rồi đẻ trên bọt nước, trứng sinh ra con cũng trên bọt nước. Hồ sinh sản cỡ 50 x 50 x 35 cm, thả rong hay cải lá xanh trên mặt nước, cho một cặp cá giống vào. Con đực nâng cọng rong hoặc nhả bọt dưới rong, hai cá quấn quít nhau trên đám rong, lá đó. Con đực ngậm trứng cá cái đẻ ra, nuôi dưỡng con nhỏ... (thường từ chạng vạng tối đến sáng hôm sau). Xong việc sinh sản, nhớ lập tức tách cá đực - cái ra nếu không, con đực “tiếp tục” với con cái, có khi làm hư vây - đuôi con cái. Riêng với cá đực Thái Lan, một hồ chỉ thả một con đực để tránh chúng chọi nhau giành mái.

    4. Loại cá đẻ trứng trên tấm bảng (như cá ông tiên, chúng ta để tấm nilông xanh hay đá ốp lát).

    Tấm nhựa nilông dày 0,05 mm cắt thành hình chữ nhật 6 x 12 cm để nghiêng góc 450, cố định trên đế cao 10 cm làm tổ cho cá ông tiên (đầu vàng, đốm đen, uyên ương...). Lúc đẻ, con cái ở phía trước đẻ trứng đều đặn lên tấm bảng, con đực theo sát phía sau, hoàn thành việc thụ tinh trên trứng, toàn bộ quá trình trật tự không lộn xộn. Xong, cả cá đực cá cái dùng vây ngực quạt nước, chăm sóc trứng. Khoảng cách giữa hai lần sinh là 12 ngày.

    5. Loại cá đẻ trứng trong chậu hoa (chủ yếu là loại cá từ điêu như phượng hoàng bảy màu, cá quýt...).

    Chúng ta cho chậu hoa vào trong đáy hồ. Hai cá đực cái dùng miệng làm sạch chậu hoa, sau khi cá sanh xong, lấy chậu hoa ra, đặt vào hồ có dưỡng khí để ấp. Nhiệt độ từ 27 - 28 0C trong nước sinh sản là thích hợp. Riêng cá ông tiên bảy màu cũng dùng chậu hoa làm tổ nhưng chọn hoa màu tím để chúng đẻ bên vách ngoài chậu hoa...

    6. Loại cá ấp trứng trong miệng (như cá rồng, cá trích châu Phi, cá miểng sành ngăn châu Phi...).

    Loại cá này có sở thích làm tổ trong cát, con cái canh giữ ngoài tổ, con đực dụ con cái vào trong tổ và phóng tinh. Con cái vừa đẻ vừa dùng miệng ngậm trứng đã được thụ tinh vào miệng rồi ấp trứng trong miệng. Sau 7 - 8 ngày trứng nở thành con. Cá con bơi đi ăn nhưng có động, tụ tập lại tại miệng cá mẹ, cá mẹ ngậm vào họng bảo vệ con.

    Ngoài ra, các loài cá heo, dứa vàng làm tổ ngay và đẻ trứng trên nham thạch láng.

    Như vậy, công việc nhân giống cá không ít lý thú và khi biết các đặc tính của cá thì người kinh doanh dễ thành công hơn.
     
  3. minhphu1203

    minhphu1203 Active Member

  4. quang_busadco_vt

    quang_busadco_vt Active Member

    He he he, tìm mãi mới thấy chú Quân nhà mình đang tìm cá mang về cho AE chơi, vất vả wa....vất vả wa!
     
  5. nh0k_henry

    nh0k_henry New Member

    cho hỏi làm cách nào cho hồ cá sạch trong veo trong thời gian 1 tuần ?? hồ cá nhà mình mới thây là khoảng 3 4 ngày sau là hồ lại dơ , hồ 80x35X50 nên dùng máy lọc loại nào tốt ??
     
  6. nhocchip_vt

    nhocchip_vt Active Member

    hồ bạn nuôi cá gì và số lượng thức ăn bạn cho vào là bao nhiêu?
    bạn nên thay nước 30% một gày thì tốt hơn,thức ăn cho vừa đủ,lượng thức ăn thừa cần vớt ra sau 1 tiếng cho ăn.Lọc thì mìnhkhông rành!
     
  7. nh0k_henry

    nh0k_henry New Member

    hồ mình nuôi 4 loại cá ( Phương Hoàng + nô lệ + ông tiên + neon ) đang tính mua thêm cá dĩa + 7 màu rừng , mình cho ăn trùng chỉ bỏ trong cái vợt
     
  8. minhphu1203

    minhphu1203 Active Member

    bạn lên sử dụng máy lọc công suất nhỏ thôi,Lý do: phượng Hoàng,Nô Lệ,Ông Tiên và neon thì rất yếu (bơi cũng không mạnh mẽ bằng những loại cá khác) có thể bị máy lọc hút vào làm chết cá.
     
  9. petalofwind

    petalofwind Active Member

    mình cũng đang gặp vấn đề giống như bạn đấy
    và phương án đối phó tạm thời của mình là cho ăn thức ăn khô (trùng ăn bẩn chết dc) - cho ăn ít thui (cho khỏi chết ý mà :D)

    còn về lọc thì mình đang hướng tới lọc đáy và lọc ngoài - lọc rất tốt và tất nhiên đỡ phải thay nước (vào năm học đi Sg học - ai thay nước cho :D)
    Mình cũng thử hỏi vật dụng làm lọc đáy ở Vt rùi, mỗi miếng lót 5cmx10cm giá ~5k (SG có 3k à T____T )
    p/s: dự án lọc của mình đang tạm hoãn lại vì hết money :D
     
  10. minhphu1203

    minhphu1203 Active Member

  11. nhocchip_vt

    nhocchip_vt Active Member

    trùn chỉ thì không bẩn nước(nhưng nhiều bệnh,nên rữa trước khi cho ăn).Bạn thử tìm hiểu nguyên nhân thử chứ mình cà tháng thay nước 1 lần vẫn thấy trong mà.Trong veo thì không thể đc trừ hồ thủy sinh còn có thể trong hơi"veo" thui à.
    như anh phú đã nói mình không bàn đến về lọc
     
  12. petalofwind

    petalofwind Active Member

    club ai có thông tin về cá phát tài up dùm em với
    thik cá này mà hem bit nuôi chit 2 em gòi T_____T
     
  13. minhphu1203

    minhphu1203 Active Member

    Cá Tài Phát

    Tên khoa học là Osphronemus goramy. Nói chung các loài có hình dáng như tài phát hồng, tài phát hồng kỳ, tai tượng ta, kể cả dòng cá sặc đều thuộc họ goramy.
    Đây là loài có nguồn gốc Đông Nam Á, ở các châu lục khác không có loài này, vì thế mà con tai tượng ta ở mình nuôi ăn thịt mà ở châu Âu giá lại cắt cổ. Đó là chưa kể tài phát hồng hay hồng kỳ rất đắt. Tại VN và các nước Đông Nam Á, giá các loài này ở tầm trung bình, chấp nhận được.
    Khi trưởng thành, tài phát hồng có thể đạt chiều dài 70 cm nặng 10 kg. Đây là loài cá dữ nếu cho chúng ăn thịt hay cá mồi. Lúc đó, rất khó nuôi ghép đôi hay nuôi cùng các loài khác. Nó sẽ rất hiền nếu cho ăn rau và tôm từ bé (tuy nhiên ị rất bẩn :p ). Khi này, ta có thể nuôi ghép với cả cá vàng... :p
    Tài phát hồng rất khoẻ, cho nên khi nuôi không cần quan trọng môi trường nước như các loài khác. Nó có thể chịu được nồng độ PH đến 8 :blink:
    Loài này cũng như hồng kỳ hay tai tượng ta, chúng rất khôn ranh. Khi nuôi quen nó có thể nhảy múa theo tay người nuôi. Chạy đi chạy lại để đớp đớp ngón tay khi ta để tay ngoài bể kính. Thậm chí, những con già đời, khoảng 10, 15 năm tuổi, đầu đã nổi ngọc, chủ ốm nó cũng ốm theo hay bản thân nó có thể báo trước những điều không may mắn và thậm chí dự báo thời tiết rất tốt bằng cách tỏ ra buồn bực, hay nhẩy lên mặt nước, bỏ ăn, hay người ửng đỏ khác thường...
     
  14. minhphu1203

    minhphu1203 Active Member

    up up up up up
     
  15. petalofwind

    petalofwind Active Member

    up ké :D

    anh cho em bít thêm về các dụng cụ đo chất lượng nước nha
     
  16. minhphu1203

    minhphu1203 Active Member

    anh đang cố gắn viết,để chủ nhật anh mang theo cho mấy anh em đọc chơi.trong cái dĩa a sẽ giải thich rõ cho em hiểu.
    chủ yếu là độ PH thôi.
     
  17. petalofwind

    petalofwind Active Member

    hình như club vũng tàu chỉ quan tâm đến betta thui thì phải
     
  18. minhphu1203

    minhphu1203 Active Member

    không phải vậy đâu e,có những thành viên chơi cá khác nữa chứ, tại không đề cặp đến thôi.
     
  19. ConChimNon

    ConChimNon Active Member

    có bác nào chơi thủy sinh ko ? e đang tính làm hồ mới và mua cây ở sg có bác nào đặt hàng chung với em ko???
     
  20. minhphu1203

    minhphu1203 Active Member

    em định làm hồ thế nào? lọc ra sao?
     

Chia sẻ trang này