Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Những bài học nhỏ mang lại kết quả to cho người mới nuôi cá

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá vàng & cá chép' bắt đầu bởi ImissClubA1, 19/3/14.

  1. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Có vẻ như bệnh phù nề là chuyện nhỏ so với hầu hết các bạn đã có kinh nghiệm nuôi cá cũng như mới chơi cá. Nên để không làm mất thời gian, mình sẽ chuyển qua chủ đề tiếp theo, cũng liên quan đến bệnh ở cá.

    -----------------------------------------​

    Chủ đề 13: Các triệu chứng nhiễm bệnh -14 dấu hiệu đầu tiên cho biết cá vàng đã bị bệnh

    Đây là bài đầu tiên trong chuỗi bài về bệnh ở cá vàng. Trong loạt bài gồm 3 phần này, bạn sẽ biết được:
    1. Làm thế nào để nhận biết cá bị bệnh (ta sẽ xem xét đến 14 triệu chứng bệnh ở cá vàng)
    2. Làm thế nào để chữa trị 7 bệnh phổ biến nhất ở cá vàng trong bể kính lẫn hồ ngoài trời.
    3. Làm thế nào để giữ bể cá tránh khỏi bệnh tật qua việc giải quyết những vấn đề cơ bản của bể cá.

    Cá vàng là loại động vật khỏe mạnh cực kì và thường ít khi trở thành nạn nhân cho các bệnh ở cá vàng. Bạn chỉ cần duy trì chất lượng nước tốt, cho cá ăn thực đơn đa dạng và kiểm tra nước thường xuyên. Thật vậy, xác suất để bạn nhìn thấy những triệu chứng bệnh ở cá sẽ rất thấp nếu cá được nuôi trong một môi trường bể lành mạnh cùng với việc chăm sóc đúng cách.

    Nhưng cho dù là sống trong những điều kiện tốt nhất, cá vàng không hoàn toàn miễn nhiễm với bệnh tật.

    Khi bạn có cá bị bệnh, bạn sẽ muốn nắm được những triệu chứng đầu tiên của bệnh nhằm ngăn chặn bệnh có thể phát tán, lây lan sang những chú cá khác trong bể.

    Một số bệnh thậm chí rất nguy hiểm và có thể giết chết cá vàng của bạn chỉ trong vài ngày. Điều này khiến cho bạn cần phải có tủ thuốc riêng cho cá và chữa trị các triệu chứng bệnh thật nhanh chóng.

    1. Chữa trị nhanh cho cá vàng mắc bệnh

    Ta có hai nhóm bệnh ở cá vàng: nhóm có khả năng lây lan và nhóm không lây. Cho dù bệnh có không lây lan thì bạn vẫn nên cho cá vào bể bệnh viện để cách ly nó khỏi những con cá khác nhằm giúp cá bệnh có thể hồi phục mà không bị stress. Tách riêng cá bệnh cũng giúp những con khỏe mạnh không phải tiếp nhận sự chữa trị, các liều thuốc mà chúng không cần.

    Đầu tiên, ta cần quan sát những dấu hiệu bất thường trong hành vi của cá có thể cho thấy điều gì đó không ổn trong bể. Sau đó, ta tập trung phân tích những dấu hiệu trên cơ thể và các vây. Cuối cùng, tôi sẽ giúp các bạn biết phải làm gì sau khi bạn đã tìm ra các vấn đề tiềm ẩn ở đây.

    Hãy cùng tìm hiểu những triệu chứng bệnh ở cá để bạn có thể để ý đến. Nếu bạn thấy có bất kì dấu hiệu nào sau đây trong bể cá, có thể bạn nên ghi chúng lại để sau đó bạn có thể nhận xét xem điều gì đã gây ra bệnh cho cá và làm thế nào để chữa trị.

    2. Những dấu hiệu nhiễm bệnh thể hiện qua hành vi của cá vàng

    • Thở hổn hển, thở dốc hay trôi nổi gần mặt nước – Đây là một trong những dấu hiệu đầu cho thấy có điều gì đó không ổn. Bạn có thể nhận thấy một hay một vài con cá tụ tập ở mặt nước, đớp không khí liên tục thì đó là dấu hiệu cho thấy lượng oxi hòa tan trong nước không đủ cho chúng hô hấp thoải mái (nước chất lượng kém). Cá bị bệnh sẽ cố gắng tìm mọi cách để nhận được nhiều oxi hơn. Nếu chất lượng nước không được cải thiện, việc stress vì không có đủ oxi để thở sẽ làm giảm hệ miễn dịch của cá và tạo điều kiện cho các triệu chứng bệnh ở cá phát triển.

      [​IMG]
    • Bỏ ăn hay gầy gọt đi – Đây cũng là một dấu hiệu bạn cần nắm bắt sớm. Cá vàng là loài phàm ăn và sẽ ăn bất cứ thứ gì nếu có cơ hội. Do đó việc cá bỏ ăn hay gầy đi thấy rõ cũng là dấu hiệu cảnh báo có vấn đề và bạn cần quan sát kỹ hơn. Cá vàng có thể đang mắc bệnh do ký sinh trùng bên trong hay do chất lượng nước kém.
    • Bơi thất thường hay ngửa bụng – Bơi thất thường là dấu hiệu các mắc bệnh về sức nổi. Nguyên nhân có thể là do bệnh rối loạn bóng khí, phù nề hay cho ăn không đúng cách. Chất lượng nước kém cũng có thể là nguyên nhân. Nếu quan sát kỹ, liệu còn triệu chứng nào khác của bệnh mà bạn bỏ sót không?
    • Bơi lờ đờ hay nằm dưới đáy bể – Cá vàng khỏe mạnh thường bơi lung tung trong môi trường sống của chúng, do đó khi bạn thấy cá bệnh rất ít khi rời khỏi sỏi nền cũng có nghĩa là có điều gì thật sự không ổn ở đây và bạn cần phải tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn đó. Thường cá bệnh có triệu chứng bơi lờ đờ sẽ đang chịu đựng môi trường nước kém hay bị phơi nhiễm (do vi khuẩn hay ký sinh trùng).
    • Phản ứng chậm với các tác nhân kích thích – Có khi nào bạn đang chuẩn bị cho cá ăn và chợt nhận ra một con trong số chúng hầu như không nhận ra có thức ăn cho đến khi thức ăn trôi qua mũi chúng? Cá bệnh thường gặp vấn đề về phản xạ với những yếu tố nhất định trong bể của chúng. Tìm những dấu hiệu bệnh khác, kiểm tra chất lượng nước và ngay lập tức thay nước nếu kết quả kiểm tra không tốt.
    • Cọ mình vào thành bể hay các bề mặt khác – Đây có thể là dấu hiệu khi mắc ký sinh trùng, bệnh đốm trắng hay có thể là bị nấm. Ít nhất, có điều gì đó khiến cá bạn cảm thấy rất ngứa. Nếu cá chỉ cọ mũi vào bể khi bạn đến gần, có thể chỉ là chúng đang chào đón bạn và xin ăn (tất nhiên là không nên thỏa mãn cho chúng nếu bạn vừa cho chúng ăn cách đó ít phút).

    3. Những triệu chứng bệnh trên cơ thể và vây cá vàng

    [​IMG]

    • Vây ép sát vào thân – Có thể cá vàng giữ cho vây của chúng không ngừng ép sát vào thân hay cá hôn mê và hạn chế di chuyển. Thật sự có rất ít nguyên nhân khiến cá của bạn có dấu hiệu này, công việc của bạn là tìm xem những con khác có dấu hiệu bệnh gì để đoán được bệnh. Đôi khi nó chỉ là do nước xấu hay ký sinh trùng. Kiểm tra nước sẽ cho bạn ý tưởng tốt hơn về điều gì đã gây ra vấn đề này và làm thế nào giúp môi trường nước bể trong lành hơn cho cá.
    • Vây tưa, rách – Đây thường là dấu hiệu của stress, đặc biệt nếu bạn thấy những mạch máu nhỏ nổi đỏ khắp trên vây. Đơn giản chỉ cần thay nước và ngăn cá vàng với những loài hung dữ hơn trong bể sẽ giải quyết được vấn đề. Nếu bạn nhận thấy vây của chúng dường như đang bị ăn dần vào, đó có thể là do bệnh mục vây, gây ra bởi vi khuẩn (và cũng thu hút nấm tấn công).
    • Nổi bông ở một số nơi, những đốm màu lạ hay các bứu – bạn có thấy cá bị nổi bông ở những vùng đáng ra không có? Nếu cá có những đốm màu lạ ở trên cơ thể hay vây, có thể là chúng bị nhiễm nấm hay vi khuẩn. Cho cá vào bể bệnh viện ngay và kiểm tra các thông số nước bể chính để có thể phỏng đoán xem điều gì đã gây các triệu chứng bệnh trên. Nếu những đốm màu khác lạ đó nhìn như các hạt muối trắng, cá của bạn có thể bị bệnh đốm trắng hay Ich. Bệnh này thường lây nhiễm trong bể. Nế thấy những mảng màu đen, cá vàng có thể bị cháy ammoniac hay nhiễm ký sinh trùng (loại ký sinh trùng này rất hiếm thấy ở bể cá vàng).
    • Vảy xù hay dựng đứng lên – Nếu một trong những con cá của bạn có vẻ căng tròn kì lạ, hình dáng giống trái thông, nó có thể bị phù nề. Cá bị phù nề thường do bị nhiễm vi khuẩn, do được cho ăn quá nhiều.
    • Mang xanh xao, vàng vọt – Mang cá bị như vậy có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả kí sinh trùng. Muối hột là phương pháp chữa trị trong trường hợp này, mặc dù bạn cũng nên cân nhắc việc dùng thuốc. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào loại ký sinh trùng đã lây nhiễm cho cá và có thể được xác định thông qua những triệu chứng khác của cá.
    • Những chỗ u lên hay ký sinh trùng thấy được bằng mắt thường – Các loại ngoại ký sinh trùng thường nhìn thấy được trên cơ thể và vây, chúng có thể gây ra những vết loét dọc theo các vảy. Những loại ký sinh trùng này bao gồm ich (bệnh đốm trắng), trùng mỏ neo, rận nước và sán cá. Có rất nhiều cách để bạn tiêu diệt chúng, từ dùng thuốc đến tắm muối. Bạn cũng có thể diệt chúng định kỳ (mặc dù tôi không khuyến khích lắm trừ phi bạn hiểu mình đang làm gì).
    • Mắt lồi ra – Nếu một hay hai con mắt của cá lớn khác thường (tất nhiên đừng nhầm với những loại như moor hay telescope), đó có thể là triệu chứng bệnh sớm của chứng phù nề, ich hay lồi mắt (pop eye). Cũng có thể là do cá bị nhiễm khuẩn.
    • Những vết thương chảy máu, lở loét hay rụng vảy – Bạn có đang chứa loài cá hung tợn hay những em đầu gấu nào trong bể không? Để giải quyết vấn đề này đôi khi chỉ là vấn đề tìm bể khác để chứa cá vàng. Cá cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng, khiến cho nó cọ mình vào sỏi nền hay những rìa cạnh sắc nhọn khác.

    [​IMG]

    Bằng việc chẩn đoán bệnh sớm thông qua các triệu chứng ban đầu, bạn có thể ngăn sự lây nhiễm rộng ra và kiểm soát được tình trạng bể. Và bằng cách nhanh chóng tìm ra cách trị bệnh, cá của bạn sẽ có cơ hội sống sót cao hơn khi bị nhiễm bệnh.

    Việc ngắm cá hằng ngày là một thói quen tốt để nhận biết những biểu hiện bất thường của cá. Thời điểm tốt nhất để làm điều đó là ngay trước khi hay trong khi cho cá ăn.

    Ngay khi bạn nhận ra dấu hiệu nguy cơ mắc bệnh, bạn hãy đưa cá vào bể bệnh viện càng sớm cáng tốt để tránh những con khác không bị lây nhiễm. Sau đó bạn cần xác định điều gì đã gây ra những triệu chứng ở cá để có thể chữa một cách hiệu quả cũng như đánh giá khả năng lây lan của nó trong bể nhằm đảm bảo những con cá khác không bị lây nhiễm.

    Ngăn ngừa bệnh ở cá vàng với bộ kiểm tra chất lượng nước trong bể.

    Bộ kiểm tra nước sẽ giúp bạn nhận ra vấn đề của bể cũng như nghĩ lại xem điều gì đã dẫn đến tình trạng này. Gần đây bạn có thả cá mới vào bể mà hoàn toàn không cách ly trước? Hay bạn có thay nước mới vào bể mà chưa thay đổi nó cho bằng nhiệt độ phòng? (cái này chắc dành cho những nơi có mùa đông lạnh)

    Thay vì chạy theo việc đối phó với những căn bệnh hiểm nghèo, bạn nên tập trung vào việc giữ cá của mình khỏe mạnh. – David E. Boruchowitz, tác giả cuốn Chăm sóc bể cá vàng

    Luôn ghi nhớ: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bằng cách giữ cho cá vàng có môi trường sống khỏe mạnh, bạn đã làm giảm rất nhiều khả năng cá mắc bệnh hiểm nghèo. Và việc chăm sóc cho cá khỏe mạnh dễ hơn rất nhiều so với việc trị bệnh cho cá vàng.

    Nguồn: http://completegoldfishcare.com/goldfish-diseases/goldfish-disease-symptoms/
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/4/14
  2. khanh.tran

    khanh.tran Active Member

    Show cái ao tù với đàn cá mồi, thấy người đến là nhao nhao đòi ăn :D

    [video=youtube;uuytx-3VNSM]http://www.youtube.com/watch?v=uuytx-3VNSM[/video]

    2 em gần to nhất, tất cả đều nuôi từ cá chép mồi bé tí

    [video=youtube;EUFxVYD4T7o]http://www.youtube.com/watch?v=EUFxVYD4T7o[/video]
     
  3. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Cái bể này tuy bạn tự nhận là tù nhưng cách bạn cho lọc nước như vậy thì nó không còn là tù nữa rồi. Dễ dàng nhận thấy nước mới đổ vào luôn có nồng độ độc chất thấp hơn nhiều so với nước cũ hút đi sau khi đi qua hệ thống lọc hết sức là thiên nhiên và cũng thông minh nữa :D

    Dùng chính cây thủy sinh như bèo để hấp thụ NH3/NO3 như vầy vừa tự nhiên, vừa hiệu quả đấy chứ :)

    P/s: 2 con chép VN đó chắc đẻ tốt rồi, bạn có thấy có chép con không? Hay đẻ xong quất láng hết rồi? =))
     
  4. khanh.tran

    khanh.tran Active Member

    Cái lu đầu tiên là lu lắng, còn cái lu thứ 2 full bùi nhùi (gần hết 1m2 bùi nhùi) lớp trên mặt để 1 lớp mỏng nham thạch, bèo mình thả vào vừa tạo thẩm mỹ vừa hấp thụ nitrat.

    Còn đẻ thì đẻ rồi, đám cá con chắc bị truy sát quá nên nhảy xuống cái hồ dưới hồ này khi mình bật thác. Nhưng sống được hơn chục con, h cũng cỡ 2,3 ngón tay rồi :D
     
  5. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Nếu ai có dịp đi 1 nhà máy bất kì (mình thì mới đi nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật Sài Gòn + giấy Đồng Nai thôi) thì hệ thống xử lý nước thải của người ta cũng có các bể lắng, lọc thô, lọc vi sinh y hay nhiều loại hơn nữa tùy vào thành phần các chất có trong nước thải, y như hệ thống của bạn vậy thôi :) Có khi bạn nên viết 1 bài về quy trình xử lý nước đơn giản cho bể ngoài trời cho box.
     
  6. Mixsi

    Mixsi Active Member

    bác cứ nói quá, bể bác mà tù cái gì, lắng, lọc sinh học, còn có cả lọc thực vật nữa cơ... hixx. ước ao có 1 cái bể ntn.
     
  7. khanh.tran

    khanh.tran Active Member

    2 bạn chỉ mới nhìn bề nổi của cái hồ này thôi, thật ra nó gồm 5 hồ nhỏ, nước luân phiên khi chạy thác. Nhưng rất hạn chế chạy vì chỉ có duy nhất hồ mình quay clip là có lọc, còn lại ko có lọc. Mình cũng nghĩ mãi mà chưa ra phương án lọc cho toàn bộ. Phương án phải đảm bảo về chuyện lọc sạch, chi phí duy trì + chi phí làm + thời gian vệ sinh chấp nhận được :D. Nên tạm thời cứ để như vậy đã :D
     
  8. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Nếu có nhiều hơn 1 bể thì nước từ các bể nên được bơm vào 1 bồn chứa nước chung rồi từ bồn đó đi vào hệ thống lọc, bạn có thể tham khảo thử mấy quy trình xử lý nước thải rồi đối chiếu qua hệ thống lọc của mình. Còn chuyện chi phí vận hành thì thật sự nếu nó rẻ, đã không có chuyện nước thải chưa đạt tiêu chuẩn an toàn đã bị các nhà máy thải ra sông, nên ai muốn làm chuyên nghiệp, bài bản phải hiểu và chấp nhận thôi. Bạn cứ thử phác thảo dần để thiết kế xem, chuyện chọn vật liệu và tính toán chi phí thực hiện, chi phí vận hành sẽ từ từ tìm ra cách giải quyết thôi mà. Ủng hộ bạn đấy :D
     
  9. Mixsi

    Mixsi Active Member

    bác quay 5 cái hổ nhỏ em xem thử với, có phải nó nằm bên mạn phải của hồ ko?. lọc cho toàn bộ theo bác nói thì hình như chắc phải đập toàn bộ xây mới hả . ^^
     
  10. Mixsi

    Mixsi Active Member

    thấy mấy cái lu thì hình như bác này có chơi bên znavn thì phải? về lọc thì mấy bác chơi koi là siêu nhân rồi :D
     
  11. haiauback

    haiauback Moderator

    Có 1 bài viết về bệnh (lồi mắt -pop eye) và (phù nề Dropsy)của anh reasmea bên arowana
    Nguyên nhân cá bị pop-eye có vàitrường hợp;
    - phần nhiều là bộ phận bên trong của cá có vấn đề, yếu hoặc bị hư
    - cá ăn không tiêu và thiếu oxy trong nước
    Khi nhìn cá chỉ bị pop-eye nhẹ thì bạn nên kiểm lại đồ ăn của cá, và phương pháp tốt nhất là cho cá nhịn ăn khoãng 1 tuần và kiểm tra cá mỗi khi gần hồ.
    Rất nhiều trường hợp cá bị pop-eye ( mắt lồi ) và thân người cá bị phìn to lên và các vảy cá dựng đứng, đây là trường hợp cá bị DROPSY. Thường là bạn thấy cá bị lồi mắt trước và vài ngày sau thân người cá sẽ bị phìn ra, nếu cá bị internal organ failure thì chắc chắn rằng cá sẽ bị bệnh Dropsy.
    Khi cá bị Dropsy thì rất khó mà trị cho cá, có vài loại foods có chất antibiotic để dùng cho cá ăn khi cá lâm phải bệnh này, nhưng chỉ có vài phần trăm nhỏ là cá sẽ khỏi bệnh mà thôi. Nếu cá có giá rất cao thì có người làm mọi cách để chữa trị cho cá, còn không thì phần nhiều là họ không giết cá, mà chỉ bỏ cá vào bao nylon, cột lại rồi thẩy vào thùng rác.
    :| k biết anh có thể dịch dc từ internal organ failure k, e k hiểu ý nghĩa của từ đó là gì , và cách phòng chống cụ thể không, ví dụ cần cho ăn thức ăn có chất gì (chất antibiotic có trong đâu hoặc thức ăn nào ) hoặc phải bổ sung muối bao nhiêu mg/l ?
     
  12. Pham Trang

    Pham Trang New Member

    internal organ failure = suy đa cơ quan nội tạng
     
  13. khanh.tran

    khanh.tran Active Member

    Cũng có 1 số ý tưởng khi nào làm sẽ post lên để tham khảo ý kiến của mọi người ^^

    đập hết là chít e lun đó bác.

    e chỉ tham gia ben arowana.com.vn thôi bác nhưng cug có tham khảo bên znavn. Thật ra khi làm thì phải thay đổi cho phù hợp với hồ, thẩm mỹ và sở thích của riêng e :D
     
  14. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    @haiauback:
    _ Internal Organ: cơ quan nội tạng
    _ failure ở đây chỉ sự vận hành kém, không hoạt động tốt, không trơn tru của cơ quan nội tạng
    => Suy giảm chức năng cơ quan nội tạng: nếu hiểu đúng sẽ là như vậy, đôi khi tiếng Việt mình phải dịch theo nghĩa chứ khó dịch sát đc vì không có từ tương ứng hay phù hợp. Vd như microscopic (vi mô), macroscopic (vĩ mô), vậy theo em mesoscopic nên dịch là cái j - mô? =))

    Nếu là anh anh sẽ dịch là: Trường hợp cơ quan nội tạng của cá bị suy giảm chức năng thì chắc chắn nó mắc chứng phù nề.

    Phù nề không phải là bệnh, nó là 1 triệu chứng hay 1 biểu hiện ra bên ngoài của cá, nguyên nhân là do sự vận hành của thận trục trặc làm quá trình trao đổi chất của cá với môi trường có vấn đề. Chính từ những nguyên nhân làm rối loạn chức năng của thận mà bài dịch đề cập đã hé lộ cách phòng chống rồi đó: giữ cho nước sạch và không cho muối quá nhiều. Đa số các bệnh của cá vàng, cách phòng chống hữu hiệu nhất là giữ cho bể sạch thôi. Còn chuyện vi khuẩn có hại, ký sinh trùng nó là 1 sự hiển nhiên rồi. Miễn là chừng nào hệ miễn dịch của cá còn hoạt động tốt thì cá còn khỏe. Em cứ lấy người ra làm ví dụ cho dễ hiểu. Môi trường mình sống lúc nào chẳng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh :)

    Antibiotic: chất kháng sinh. Ở nước ngoài họ có viên thức ăn có chứa luôn 1 lượng thuốc kháng sinh trong đó để cho cá ăn khi mắc bệnh. Còn vn mình anh thấy toàn chơi luôn dd thuốc kháng sinh thôi em, trong đó Pimafix anh thấy được người ta khuyến cáo nên dùng. Muối thì bài viết trên có bảng tính đó, em xài thử đi. Nhấp vào chữ "dùng bảng tính này" rồi nhập thể tính bể vô, hướng dẫn đầy đủ mà =.=

    Các loại kháng sinh để tham khảo: google các loại kháng sinh thông dụng trong lĩnh vực cá cảnh. 2 cái diễn đàn chắc đánh nhau nên ko cho post phiền ghê ;...;

    P/s: khanh.tran: làm đi, tui ủng hộ, góp ý kiến cho :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/4/14
  15. Mixsi

    Mixsi Active Member

    chơi kháng sinh dexa vô, cho nó tích nước thêm con cá càng ngày càng ú :D
     
  16. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Chủ đề 14: 7 bệnh thường gặp ở cá vàng - Cá của bạn có đang mắc bệnh?

    Đầu tiên, hãy cách ly cá bị bệnh.
    Trừ phi cả bể cá bị nhiễm bệnh, bạn nên cách ly cá bệnh và cho chúng vào bể bệnh viện. Điều này sẽ giúp cho việc chữa bệnh dễ hơn rất nhiều. Như đã đề cập trước đây, bạn sẽ không muốn đánh thuốc cả những con cá đang khỏe mạnh. Việc làm này có thể khiến chúng bị stress (và nên tránh làm cá stress được chừng nào hay chừng đó)

    Nếu bệnh của cá vàng có khả năng lây nhiễm, ví dụ như bệnh đốm trắng hay hầu hết bệnh về ký sinh trùng, bạn có thể chữa trị cho cả bể cá nhiễm bệnh mà không cần cách ly cá. Tất nhiên, những con bệnh đặc biệt nặng có thể được đưa vào bể bệnh viện để chữa trị đặc biệt nếu tình hình chúng thật sự tồi tệ.

    Sau khi cá đã được cách ly, bạn có thể sẵn sàng cho bước chữa trị. Hãy xem sơ qua một lượt 7 căn bệnh thường gặp nhất ở cá vàng.

    Bệnh thứ nhất: Bệnh Đốm Trắng (Ich)

    [​IMG]

    Rất phổ biến ở các bể cá trong nhà, bệnh này thường xuất hiện ở những chú cá mới thả vào sau khi quãng đường xa do vận chuyển làm chúng bị stress.

    Nguyên nhân gây bệnh – Bệnh đốm trắng được gây ra bởi các ký sinh trùng Ich ở trong nước. Đám ký sinh trùng này tấn công những con cá có hệ miễn dịch suy giảm do bị stress, đặc biệt là những con mới mua về. Bất kì nguyên nhân nào gây ra stress có thể làm cho cá dễ dàng mắc phải các bệnh thông thường ở cá vàng, do đó nên giữ môi trường nước bể cá khỏe mạnh và tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ bể cá.

    Triệu chứng bệnh – Nếu những chú cá của bạn bao phủ bởi những đốm trắng nhỏ như hạt muối thì bể cá của bạn có thể đang bị nhiễm bệnh đốm trắng. Những con cá nhiễm bệnh cũng thở nặng nhọc hơn và cạ mình vào những vật trong bể, thậm chí là vào thành bể.

    Cách điều trị – Bạn có thể chữa bằng phương pháp cho muối và tăng nhiệt độ trong 1 tuần trước khi dùng bất kì loại thuốc nào khác bày bán trên thị trường.
    Nên duy trì việc chữa trị ít nhất từ 3-5 ngày sau khi thấy những đốm trắng cuối cùng biến mất. Đôi khi các đốm trắng có thể xuất hiện lại nếu bạn dừng việc chữa trị quá sớm.

    Bệnh thứ 2: Chứng rối loạn bóng khí
    (xin không đề cập lại bệnh này nữa vì đã trình bày khá kỹ ở chủ đề 7 rồi)

    Bệnh thứ 3: Bệnh mục vây (mục đuôi)

    [​IMG]

    Cá vàng khi bị stress nặng có thể bị mục vây một bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh này cũng được biết với tên gọi mục đuôi. Đây thường là bệnh cơ hội ở cá nếu chúng đang bị stress do một chứng bệnh khác hay do tổn thương.

    Nguyên nhân gây bệnh – Stress sẽ làm cho cá vàng yếu đi trước một số chủng vi khuẩn nhất định. Những bệnh cá vàng thông thường, chất lượng nước kém, nuôi quá đông, sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, trầy xước vây hay có đầu gấu trong bể có thể khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu và tạo điều kiện cho bệnh mục vây phát triển.

    Triệu chứng bệnh – Cá vàng có các dấu hiệu như vây rách tả tơi, bị xé toạc hay ửng đỏ. Nếu để tệ hơn, phần rìa các vây bị xé sẽ có màu trắng khi các vi khuẩn bắt đầu gặp nhấm vây của cá. Bệnh có thể nặng đến mức chúng ăn sạch phần vây và tiến sát cơ thể cá. Nếu để bị ăn sâu, cá sẽ không thể mọc lại vây. Do đó hãy điều trị sớm!

    Cách điều trị – Chất lượng nước tốt là hết sức quan trọng! Do đó hãy kiểm tra nước của bạn. Cá vàng sẽ không bắt đầu lành bệnh nếu chất lượng nước kém. Sau khi chất lượng nước đã tốt trở lại, chữa trị với việc cho vào 1 muổng trà muối hột cho mỗi gallon (3.8L) nước. Muối hột sẽ giúp cá chống lại bệnh. Nếu sau 5 ngày mà bệnh không thuyên giảm hãy dùng các loại thuốc khác. Trước khi dùng thuốc, nhớ lây than hoạt tính ra khỏi hộp lọc. Sau khi chữa xong, thay 25% nước để hạ bớt nồng độ muối. Tiếp tục thay nước định kì mỗi tuần như thường lệ.

    Hãy trị mục vây sớm. Đừng để cho vi khuẩn làm hỏng hoàn toàn vây cá, nó sẽ khiến cá không thể mọc vây lại. Nếu chữa trị sớm, bạn sẽ thấy dấu hiệu hồi phục chỉ sau vài tuần.

    Bệnh thứ 4: Bệnh về nấm

    [​IMG]

    Cá vàng có thể bị nhiễm nấm nếu chất lượng nước kém. Bệnh về nấm cũng có thể xuất hiện khi cá đã đang mắc bệnh gì khác

    Nguyên nhân gây bệnh – Stress và hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ tạo cơ hội cho nấm phát triển. Cá đang mắc phải các bệnh về ký sinh trùng, vết loét hay vết thương hở rất dễ bị nhiễm bệnh cơ hội do nấm gây ra.

    Triệu chứng bệnh – Những mảng sợi bông xuất hiện trên cơ thể và vây cá là dấu hiệu chắc chắn cho việc nhiễm nấm. Nhiễm nấm có thể nguy hiểm đến tính mạng cá nếu được cho đủ thời gian để phát triển và nó sẽ lan trong và tấn công những vùng khác của cá vàng.

    Cách điều trị – Đưa cá bị nhiễm nấm vào bể bệnh viện. Bệnh nấm không lây lan. Lấy than hoạt tính ra khỏi hộp lọc và trị cho bể cá bằng xanh metylen. Xanh metylen có tác dụng rất tốt với những chú cá nhạy cảm và cũng rất hữu hiệu khi kết hợp với muối hột để giúp cá phát triển lại lớp nhớt bên ngoài. Nấm sẽ biến mất sau vài tuần nếu bạn tiếp tục giữ cho bể cá khỏe mạnh.Khi nấm đã biến mất hoàn toàn, hảy trả cá vào lại bể chính.

    Bệnh thứ 5: Bệnh Bụi Vàng (Velvet)

    [​IMG]

    Rất gần với bệnh đốm trắng, bệnh bụi vàng hay velvet cũng hình thành các hạt vụi nhỏ xuất hiện ở lung cá. Những ký sinh trùng này nhỏ hơn Ich và rất khó để phát hiện.

    Nguyên nhân gây bệnh – Cũng như nhiều bệnh và nhiễm khuẩn thường thấy ở cá vàng, bệnh bụi vàng thường được tìm thấy ở những bể mới thả thêm cá mới. Cá vàng cũng có thể dễ mắc bệnh này nếu chất lượng nước kém hoặc cá bị stress.

    Triệu chứng bệnh – Cá bị mắc bệnh velvet có thể có những lớp phim vàng trắng trên da và nó nhìn như những hạt bụi vàng. Velvet thường xuất hiện ở vùng lưng cá trước khi lan rộng ra khắp cơ thể và mang. Velvet sẽ khiến cá cọ mình vào thành bể hay các vật khác nhằm lấy đám kí sinh trùng ra. Nếu không chữa trị sớm, nó sẽ giống như lớp chất nhầy của cá vàng dày hơn hay như muốn lột ra, Cá bị nhiễm bệnh cũng có thể bị xước vây hay có dấu hiệu thở nặng nề hay ốm đi.

    Cách điều trị – Bởi các ký sinh trùng velvet nhận một phần năng lượng từ quá trình quang hợp, phủ kín bể bằng 1 cái chăn và tắt đèn bể trong suốt quá trình điều trị. Tăng nhiệt độ nước lên 80oF (26oC). Điều này sẽ đẩy nhanh vòng đời của ký sinh trùng. Thêm ½ muỗng trà muối hột vào mỗi gallon (3.8L) nước và lấy than hoạt tính ra khỏi hộp lọc. Lấy các loài nhuyễn thể (không xương sống) ra khỏi bể và cho vào nước Mardel CopperSafe trong 10 ngày (bạn có thể dùng bất kì thuốc nào khác có tác dụng tương tự có thể mua được). Sau quá trình điều trị, thay 25% nước và tiếp tục việc thay nước định kì như bình thường.

    Tiếp tục chữa trị vài ngày sau khi các hạt bụi vàng cuối cùng biến mắt để đảm bảo tất cả ký sinh trùng đã bị tiêu diệt. Bạn sẽ thấy bệnh thuyên giảm sau 1 tuần chữa trị.

    Bệnh thứ 6: Trùng mỏ neo (Lernaea)

    [​IMG]

    Khác với tên gọi của nó, trùng mỏ neo không phải là một con trùng. Bệnh này ở cá vàng gây ra bởi loài giáp xác hình châm kiếm Lernaea và thường tấn công cá nuôi ở bể ngoài trời.

    Nguyên nhân gây bệnh – Trùng mỏ neo có thể phát triển ở những bể có thả cá mới. Nếu bạn không cách ly cá mới hay cây mới, bạn có thể nhận thấy trùng mỏ neo tấn công bể của bạn sau 1 hay 2 tuần. Nó cũng có thể gây ra những bệnh nguy hiểm khác ở cá vàng.

    Triệu chứng bệnh – Nhìn gần, bạn có thể để ý thấy những sinh vật có dạng sợi tóc màu xanh trắng bám trên cơ thể cá vàng. Vùng bị bám vào cũng thường bị nổi đỏ, sưng tấy, nổi lên những vết loét xung quanh vết thương nơi đám trùng cái gắn sâu cơ thể chúng vào vùng cơ của cá. Cá vàng có thể sẽ cố gắng lấy đám ký sinh trùng ra bằng cách cọ mình vào các vật trong bể.

    Cách điều trị – Cho ½ muỗng trà muối bể ứng với mỗi gallon nước. Muối sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh cơ hội khác cũng như việc tái ký sinh của trùng trong tương lai. Nó cũng ngăn ngừa các bệnh thường gặp khác ở cá vàng. Giờ thì bạn có thể tiến hành điều trị bằng các thuốc trên thị trường.

    Lấy than hoạt tính ra khỏi hộp lọc. Sử dụng các loại thuốc trên thị trường để điều trị cho bể cá để giết lũ trùng và ngăn trứng của chúng không nở. Có thể phải tốn đến vài tuần trước khi dấu hiệu của trùng mỏ neo biến mất hoàn toàn. Mặc dù vậy, bạn sẽ nhận thấy ngay công dụng của thuốc trong vài ngày sử dụng. Sau khi điều trị, thay 25% nước để lấy đi lượng muối và tiếp tục thay nước định kì như thường lệ.

    Bệnh thứ 7: Rận cá (Argulus)

    [​IMG]

    Rận cá thuộc nhánh Argulus của nhóm giáp xác ký sinh. Chúng rất phổ biến ở các bể cá vàng ngoài trời. Chúng ít khi được tìm thấy ở bể cá trong nhà, trừ phi cá mới nuôi về có nguồn gốc ở bên ngoài.

    Nguyên nhân gây bệnh – Rận cá sẽ đi ké cá mới vào bể nếu cá mới chưa được trị ở bể cách ly. Do đó hãy luôn đảm bảo bạn cách ly cá mới để ngăn các bệnh thường gặp ở cá vàng. Rận cá cũng thường tìm thấy ở hồ cá nước ngọt.

    Triệu chứng bệnh – Rận cá có thân hình dĩa tròn, màu nâu xanh. Chúng thường di chuyển quanh vùng bụng, cổ và vây cá. Khi chúng bám lên cá, những đốm đỏ nhỏ có thể nhìn thấy quanh các vết thương. Cá bị nhiễm rận sẽ cố gắng lấy chúng ra khỏi cơ thể bằng cách cọ mình vào các vật khác trong bể hay thành bể.

    Cách chữa trị – Tăng nhiệt độ của nước từ từ lên 80oF (26oC) để đẩy nhanh vòng đời của rận cá. Thêm ½ muỗng trà muối hột ứng với mỗi gallon nước để giúp cá không bị ký sinh bám vào lần nữa hay các bệnh thường thấy khác ở cá. Giờ bạn có thể trị bằng các thuốc trên thị trường. Một vòng đời hoàn chỉnh của rận cá có thể sẽ lâu hơn các loại ký sinh trùng khác. Do đó việc chữa trị cho cá có thể tốn khoảng 1 tháng. Nhưng thường thì bạn đã có thể nhận thấy cá không còn các triệu chứng bệnh sau 1 tuần, thường là sớm hơn.

    Nguồn: http://completegoldfishcare.com/goldfish-diseases/7-common-goldfish-diseases/
    Bài viết nên tham khảo:
    http://www.diendancacanh.com/forum/showthread.php/35946-Nh%E1%BB%AFng-kinh-nghi%E1%BB%87m-ch%E1%BB%AFa-b%E1%BB%87nh-c%C3%A1-v%C3%A0ng-c%E1%BB%A7a-Panda1983
    http://www.diendancacanh.com/forum/showthread.php/163213-Ph%E1%BB%A5-d%E1%BB%8Bch-(l%C3%A0m-c%C3%A1ch-n%C3%A0o-%C4%91%E1%BB%83-ph%C3%B2ng-b%E1%BB%87nh-trong-m%C3%B9a-)

    ------------------------------------​

    Bài thứ 3 trong loạt bài này, tác giả muốn nói đến cách phòng bệnh như thế nào, có lẽ sau những chủ đề đã trình bày, mình nghĩ các bạn đã biết rõ. Mỗi người hãy tự rút ra cách bảo vệ cá hữu hiệu nhất và phù hợp nhất cho mình. Mình xin không đề cập nữa vì nó thừa, nói nữa sẽ dễ làm các bạn lâm vào trạng thái "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi..." mà như vậy thì không nên 1 chút nào :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/4/14
  17. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Mình sẽ sớm gửi đến cho các bạn chủ đề cuối cùng của loạt bài "Những bài học nhỏ mang lại kết quả to cho người mới nuôi cá", chủ đề là nấm. Có rất nhiều kiến thức nữa mình tìm hiểu được như: Than hoạt tính là gì? Nên sử dụng nó như thế nào cho đúng cách?; Trùn huyết - Bloodworm - không phải là sâu hay giun, trùn như nhiều bạn lầm tưởng mà là ấu trùng của 1 loại côn trùng hình dáng gần giống muỗi nhưng không cắn hay các bệnh Pop-eye - mắt lồi, Hole in the head (HITH) - Lủng đầu hay Những loại cá nào thật sự có thể nuôi chung bể với cá vàng?, v.v...

    Kiến thức mà ta muốn biết rộng lớn quá, cho nên mình sẽ dừng ở căn bệnh thường thấy nhất ở cá vàng là nấm, còn những căn bệnh khác hay những chủ đề khác, mình chờ các bạn tự tìm hiểu. Mình sẽ đóng góp xây dựng thêm nếu nó trong tầm hiểu biết hay mình có thể tìm hiểu được để cùng chia sẻ. Cám ơn các bạn đã ủng hộ và góp ý trong thời gian qua.

    P/s: bạn khanh.tran cố post topic hướng dẫn làm hệ thống lọc đơn giản cho bể cá vàng ngoài trời nhé, mình thấy chủ đề đó rất là hay, sau này có khi mình vào đây lục để làm cũng nên :))

    @Đáng ra mình không nên nói nhưng hi vọng những bạn đã, đang và có dự định mở tiệm bán cá: Làm gì cũng nên có cái tâm! Đa số chúng ta vì miếng cơm manh áo mà mắt nhắm mắt mở hay nói sai sự thật, chỉ cốt để bán được nhiều cá. Phần lớn các tiệm bán cá mình gặp rất ít hoặc hoàn toàn không hướng dẫn những yếu tố cơ bản để nuôi cá vàng như: thể tích bể tối thiểu cần thiết để nuôi 1 con cá vàng, cá nuôi chung được với cá vàng là gì hay thả cá vàng vào bể mới cần chuẩn bị gì (lọc, oxi, chu trình Nito,v.v...). Cá khi vào tay chủ mới hoàn toàn chưa biết gì về cá vàng vì đó mà chết rất nhiều. Tất nhiên, các bạn cũng cần che giấu những gì buộc phải che để bán được cá nhưng hi vọng các bạn nên cân nhắc làm sao để cá từ tay các bạn đến tay người nuôi mới được khỏe mạnh tối thiểu, còn lỗi do người nuôi làm biếng thay nước hay gì thì đó là chuyện của họ. Làm gì cũng nên chừa 1 đường lui cho chính mình. Thân!
     
  18. khanh.tran

    khanh.tran Active Member

  19. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Chủ đề 15: Tạm biệt NẤM

    Trong các bệnh về nấm tác động đến cá nước ngọt thì nấm thân là phổ biến nhất. Đây cũng là một trong các loại bệnh ở cá nhiệt đới mà những người nuôi cá hay gặp phải. Như chúng ta sẽ thấy sau đây, loại bệnh này không đáng ngại lắm vì thường nó rất dễ phòng tránh.

    Tác nhân chính gây ra căn bệnh này là các loại nấm thuộc họ Saprolegiaceae, đây là các thành viên phổ biến của nòi Saprolegnia (Mốc nước) và họ hàng gần của nó - nòi Achyla. Nói chính xác hơn, hai chủng thường được tìm thấy ở cá nhiệt đới là Saprolegia parasitica và S. declina; vì lẽ đó, bệnh này đôi khi được biết đến với tên gọi saprolegniosis.

    Nấm có điều kiện phát triển sẽ hình thành một khối hình sợi mảnh, hay sợi nấm, rồi sau đó phát triển để hình thành các mảng nấm (mycelium). Một số các sợi nấm phát triển sâu như rễ vào bên trong khối vật chất hữu cơ mà chúng tấn công. Số khác lại phát triển hướng ra bên ngoài, tạo nên sự phát triển các xơ như ta thường thấy ở bệnh này. Cuối cùng là tạo thành các túi bào tử dạng chùy chứa bào tử nấm ở các đầu sợi. Khi các túi bào tử này chín, chúng sẽ vỡ ra và giải phóng vô số bào tử nấm vào nước.

    Nấm thân có hình dạng đặc trưng và không thể lẫn với các bệnh khác. Cá bị nhiễm nấm sẽ có một hay nhiều các đốm bông phát triển lớn dần nhìn giống như sợi len cotton hay khuôn bánh mì trên cơ thể hay vây cá. Chúng thường có màu trắng nhưng các vụn nhỏ hay tế bào tảo huyền phù có thể bị giữ lại trong các sợi nấm và hình thành màu nâu xanh hay xanh lá cho các khối nấm. Chỉ duy nhất có một bệnh khác gần giống với nó là thương tổn màu trắng ở vùng miệng và thân bị mục do loại vi khuẩn Flexibacter. Sự nhầm lẫn là do cái tên “Nấm miệng” thường gọi cho căn bệnh do vi khuẩn này gây ra.

    1. Là các cư dân vô hại lúc bình thường

    Ở điều kiện bình thường, nấm Saprolegnia là những cư dân vô hại trong các bể cá nước ngọt, chúng tấn công các khối vật chất hữu cơ chết và đang phân hủy . Các bào tử của chúng có thể được tìm thấy ở mọi bể cá, nơi mà chúng trôi theo dòng nước cho đến khi vô tình bám lên vật chất phù hợp cho chúng nảy mầm và phát triển. Thức ăn thừa của cá hay cá chết là mục tiêu thông thường của chúng, và cả trứng cá không được thụ tinh nữa.

    Chúng ta thường thấy chúng phát triển trên cá mà ít khi biết rằng, sự phát triển của chúng là dấu hiệu của một bể cá ít được làm vệ sinh. Saprolegnia (mốc nước) phát triển trên các khối vật chất hữu cơ chết và đang phân hủy chứ không làm tổn thương những chú cá nhiệt đới khỏe mạnh với lớp chất nhờn bao phủ, tuy vậy chúng sẽ tấn công cơ hội lên những vùng tổn thương của cá. Những vết thương này có thể là kết quả của các em cá hung tợn khác, bắt cá bằng lưới khô cứng hay bằng tay, hay những vùng bị tổn thương bởi các bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng bên ngoài gây ra.

    Những tổn thương do ammoniac gây ra cho da cá, mang và vây thường thấy ở các bể mới set-up với hệ thống lọc vi sinh chưa hoàn thiện, trong một bể cá quá đông cũng như khi vận chuyển quá nhiều cá trong một bọc. Tất cả những yếu tố đó đều làm cá stress và làm giảm hệ thống miễn dịch của nó.

    Ngay khi nấm có cơ hội gắn vào cá, nó sẽ nhanh chóng lan rộng ra các vùng khỏe mạnh khác. Thường thì cuộc xâm lăng chỉ tấn công ở vùng bề mặt cơ và lớp mang, nhưng tổn thương này kéo theo việc mất rất nhiều dịch lỏng và chất điện phân. Người ta cũng cho rằng chúng tiết ra các chất hóa học độc hại và cuối cùng làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Cá không được chữa trị sẽ chết trong vài ngày vì sự hoại tử các cơ và mất dịch lỏng, hay chết ngạt nếu mang cá bị tấn công.

    [​IMG]

    2. Cách chữa trị

    Khi nhận thấy nấm bùng phát trong bể, bạn phải tìm mọi cách loại bỏ nguyên nhân tiềm tàng phía sau. Có nghĩa là bạn phải loại được nguồn gốc thật sự gây tổn thương cho cá, điều này sẽ đòi hỏi chút thời gian điều tra cũng như loại bỏ các con cá hung tợn hay đá sắc nhọn, kiểm tra pH và các thành phần khác của nước có trong ngưỡng cho phép không, phải đảm bảo rằng bể cá của bạn không quá đông và tiêu diệt vi khuẩn hay ký sinh trùng lây nhiễm gây ra vết thương trên da và vây. Có thể bạn cũng cần luyện lại cách vớt cá cho đúng.

    Theo kinh nghiệm của tôi, các loại sán ở thân và mang cá thuộc chủng Dactylogyrus và Gyrodactylus là nguyên nhân chính kéo theo sự nhiễm nấm thân. Những loại sán này chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi công suất thấp nhưng lại gây ra những tổn thương rộng và khó quan sát thấy ở mang và phần cơ của cá bị kí sinh nặng. Cá vàng và cá dĩa thường rất dễ trở thành nạn nhân cho loại sán này.

    Vấn đề khó khăn đối với sán ở đây là nhiều loại có thể kháng lại dylox (cũng được biết đến với tên gọi masotin hay trichlorofon), là thành phần chính thường tìm thấy trong các loại thuốc trị sán. Có lẽ các bạn nên tìm thử loại thuốc praziquantel, cũng có tên khác là droncit hay Prazipro, để trị sán.

    Việc cố gắng tiêu diệt toàn bộ bào tử nấm trong một bể cá không những không cần thiết mà còn bất khả thi. Chúng không những kháng được thuốc mà còn hiện diện khắp nơi trong không khí và nước.

    [​IMG]

    Việc chữa trị ngay khi các dấu hiệu đầu tiên của bệnh xuất hiện là cực kì cần thiết. Bởi vì nấm thân không phải là bệnh truyền nhiễm – theo đúng nghĩa đen, do đó ta nên chữa cá bị bệnh ở một bể chứa khác. Cá nhiệt đới nếu có phần cơ thể bị nhiễm nấm lớn thì gần như không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn được.

    Có rất nhiều loại thuốc trên thị trường để trị nấm ở cá.

    3. Dùng muối

    Chúng ta từng được dạy rằng nấm là loài thực vật nhưng thiếu đi chất diệp lục. Bây giờ ta đã biết điều đó là sai và chúng là loài tách biệt khỏi thực vật và động vật. Một thứ mà nấm có chung đặc điểm với những thực vật thật sự là chúng kỵ muối. Đây cũng là lý do mà bệnh nấm thân không được tìm thấy ở bể cá nước mặn. Cho 1 muỗng café muối hột (không chứa iot) vào mỗi gallon (3.8L) nước có thể giúp chữa bệnh hiệu quả. Trên thực tế là nếu bệnh chỉ mới phát triển, ta chỉ cần cho muối là xong. Muối cũng có thể được dùng phối hợp với các thuốc trị nấm khác.

    Muối còn có một công dụng khác: bằng cách làm giảm sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa dịch cơ thể cá với môi trường bể, nó cũng làm giảm việc mất dịch lỏng của cơ thể ở những vết thương hở. Muối sẽ diệt các loại thực vật và ốc bể nhưng đó không phải là vấn đề nếu bạn chữa cá bị bệnh ở bể bệnh viện. Hãy nhớ là: Bạn không phải đang cố gắng loại bỏ nấm ra khỏi bể, mà chỉ ra khỏi cá.

    Cá vàng có thể dễ dàng chịu được nồng độ muối cao.

    4. Nếu nấm cứng đầu hơn

    Những trường hợp nấm khó điều trị có thể được chữa thành công bằng thuốc tím. Có rất nhiều loại thuốc tím khác nhau và công thức hóa học có mắt trên thị trường. Sử dụng chúng theo hướng dẫn thật cẩn thận bởi nó là chất oxi hóa cực mạnh – nó có thể gây ra những vết cháy hóa học nghiêm trọng hay có thể chí mạng lên biểu mô ở da và mang cá. Thuốc tím cũng có thể trở thành chất độc dưới điều kiện pH cao, làm tích tụ lượng mangan dioxit ở mang các loại cá nhiệt đới. Không sử dụng nó với chất formalin.

    Thuốc tím sẽ làm nước có màu tím than, nó sẽ từ từ nhạt đi, và rất độc hại cho thực vật cũng như bộ lọc vi sinh. Do đó việc chữa trị nên diễn ra trong bể bệnh viện để hạn chế sự tồn tại của các vật chất hữu cơ. Ở một số trường hợp, cũng có thể thử sử dụng dung dịch trị nấm Griseofulvin (fulvinex) với liều 1 viên 500mg fulvinex hòa vào 50L (13.2 gallons) nước.

    Một số phương pháp chữa trị khác được khuyên dùng bao gồm sử dụng xanh metylen và các loại hóa chất chứa đồng khác. Nên lưu ý là xanh metylen có thể nhanh chóng phá hủy bộ lọc vi sinh và khiến cho nồng độ ammoniac độc hại tăng cao. Đồng có thể là chất độc nguy hiểm nếu được sử dụng trong nước mềm và cũng tiêu diệt các động vật nhuyễn thể khác. Cả đồng và xanh metylen đều làm chết cây.

    Nếu bạn buộc phải dùng các chất chứa đồng trong công thức phân tử, hãy đảm bảo nước của bạn có đặc tính từ vừa đến rất cứng, và nên kiểm tra nồng độ đồng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nếu dùng đồng sunfat, hàm lượng đồng không nên thấp hơn 1 mg/l và cũng không được phép vượt quá 1.5 mg/l; ít hơn nữa nếu trong nước mềm. Sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. (Lưu ý: Chất kháng sinh thường vô hiệu trong việc chống lại nấm nhưng có thể dùng kèm trong hầu hết các trường hợp khi có hiện diện các bệnh chính hoặc cơ hội do vi khuẩn gây ra.)

    5. Các bệnh nấm khác

    Tôi sẽ đề cập tiếp 2 bệnh ít phổ biến hơn về nấm thường được nhắc đến trong những cuốn sách về bệnh ở bể cá liên quan đến nấm: nấm mục mang (hay branchiomycosis) và ichthyophonosis.

    Branchiomycosis là bệnh cấp tính về nấm ở mang thường gây chết cá. Nấm sẽ tấn công vào biểu mô ở mang, ăn sâu và phát triển bên trong và thậm chí làm nghẽn luôn các mạch máu. Điều này làm các mô ở mang cá bị hoại tử. Bệnh mục mang thường dễ bị bỏ qua, khó nhận biết ở những giai đoạn đầu của bệnh nhưng may mắn đây không phải là bệnh thường gặp. Trong khi bệnh nấm thân rất dễ nhận ra ở cá nhiệt đới, muốn quan sát bệnh mục mang ta cần cách ly cá ra khỏi bể và mở kiểm tra nắp mang thường xuyên.

    Cũng như bệnh nấm thân, bệnh mục mang dễ ngăn ngừa hơn chữa trị. Tác nhân chính gây ra bệnh thường là do môi trường sống và tất cả các yếu tố tác động đến biểu mô ở vùng mang. Trong tất cả các tác nhân thì hai tác nhân quan trọng nhất gây ra bệnh này là nồng độ chất thải hữu cơ cao và các loại sán ở mang. Tôi thường thận thấy bệnh này bùng phát ở những thùng vận chuyển cá vàng, thường chúng bị nhốt chung cực kì đông. Khi cá đến nơi cần tới thì chất lượng nước đã cực kì tồi tệ – nồng độ ammoniac vượt xa ngưỡng cho phép xa còn pH thì tuột thảm hại.

    Những triệu chứng ban đầu rất mơ hồ và không rõ ràng trong môi trường tự nhiên. Cá có thể thở nhanh hơn bình thường và cá có các hành động như muốn phun nhổ hay ho. Chúng thường tỏ ra biếng ăn hay phun thức ăn ra khi đang cố nhai thức ăn. Những triệu chứng này có thể gióng lên hồi chuông báo động cho những người nuôi cá giàu kinh nghiệm, đặc biệt là khi cá mới được nhập về hay bể chứa cá vừa trải qua một giai đoạn chứa nước có các thông số cực kì tồi tệ. Nếu những triệu chứng ban đầu này bị bỏ qua, bệnh có thể lây lan rất nhanh trong mang. Phần mô trong mang bị phá hủy càng nhiều, cá càng thể hiện tình trạng hô hấp khó khăn như đớp không khí trên mặt nước, lờ đờ hay thở dốc. Cá sẽ sớm chết vì ngạt thở.

    Nếu bạn nghi ngờ cá bị mục mang, bắt nó bằng vợt và kiểm tra kỹ cả 2 mang. Nếu nó có branchiomycosis, mang sẽ như có những vùng vết bẩn màu trắng hay đỏ sậm, gây ra bởi sự tụ máu và hoại tử ở các lớp mang.

    [​IMG]

    Chữa trị bệnh branchiomycosis rất khó, và hoàn toàn không đảm bảo sẽ thành công. Hầu hết các phương pháp dùng để trị nấm thân đều không có tác dụng. Nhiều chuyên gia thậm chí cho rằng trường hợp bệnh nặng thì không thể chữa trị. Nếu phát hiện bệnh sớm, việc chữa trị đôi khi có tác dụng chỉ đơn giản bằng việc tăng chất lượng của nước. Cũng có một số ghi nhận chữa thành công sau khi sử dụng Griseofuvin với liều dùng như khi trị nấm thân.

    Khó để chuẩn đoán và chữa trị hơn nữa là vì triệu chứng của nó khá giống bệnh do vi khuẩn nấm gây ra. Việc chuẩn đoán cần sử dụng kính hiển vi đối với những vùng có màu sắc thay đổi (đỏ sậm hay trắng như đã đề cập). Trong hầu hết các trường hợp bệnh nặng về mang, nấm và vi khuẩn có thể cùng tồn tại. Do đó cũng có thể cân nhắc đến việc dùng chất kháng sinh phổ rộng, kèm với Griseofulvin, khi phát hiện cá bị mục mang. Không giống như nấm thân, cả nấm và vi khuẩn gây bệnh ở mang đều có thể lây nhiễm, do đó việc chữa trị nên áp dụng cho toàn bể.

    Ichthyophonosis

    Không giống như các bệnh đã đề cập, ichthyophonosis diễn ra ở cả cá nước ngọt lẫn nước mặn. Bởi hành vi giật bắn hay lắc mạnh của cá nhiễm bệnh khi đang bơi, ichthyophonosis đôi khi được biết đến qua cái tên bệnh xoay ngang (swinging disease). Nguyên nhân gây bệnh là do loại sinh vật hữu cơ tương tự nấm, loài Ichthyophonis heferi.

    Những cuộc tranh cãi về việc liệu Ichthyophonis có thực sự là nấm hay không là đề tài thú vị với các nhà khoa học nhưng chả có ý nghĩa gì với những người nuôi cá. Cho đến gần đây, Ichthyophonosis được biết đến như Ichthyosporidium, và nó đã được liệt kê trong các ấn phẩm trước đây với cái tên này. Cá nhiệt đới bị nhiễm bệnh sẽ hình thành các vết loét da nông và có dạng như hỗn hợp giấy cát, tuy nhiên đích ngắm chính của căn bệnh này là các cơ quan bên trong. Bằng việc mổ tử thi để phân tích, cá bị nhiễm bệnh sẽ có vô số những vết thương dạng u hạt ở các cơ quan nội tạng. Sự kì lạ trong cách bơi ở cá nhiễm bệnh mà ta nhìn thấy là kết quả của những vết thương lên hệ thần kinh trung ương.

    Trong quá khứ, đây được cho là một trong những bệnh khiến cá nhiệt đới chết nhiều nhất, nhưng giờ chúng ta đã biết rằng điều đó là do sự nhầm lẫn với bệnh lao ở cá, với những triệu chứng rất giống nhau. Muốn phân biệt được cần kết quả xét nghiệm siêu vi với những mẫu mô lành và biến chất lấy từ cơ quan bị nhiễm bệnh.

    Ichthyophonosis được đánh giá là bệnh truyền nhiễm. Người ta cho rằng nó lan nhanh bằng các bào tử được giải phóng từ các vết thương ngoài da và qua việc tiêu hóa cá chết hay sống bị nhiễm bệnh. Vẫn chưa có cách chữa cho chứng bệnh này và các tốt nhất đề phòng tránh là vớt cá chết ngay lập tức ra khỏi bể cũng như những con cá thể hiện triệu chứng của bệnh.

    Nguồn: http://www.fishchannel.com/fish-health/disease-prevention/farewell-to-fungus.aspx

    -------------------------------​

    Như các bạn cũng thấy thì trừ 2 bệnh cuối cùng ra thì nấm là một bệnh dễ phòng ngừa và dễ chữa, nó thường là bệnh cơ hội khi vì lý do nào đó mà hệ miễn dịch của cá bị suy giảm (stress, chất lượng nước xấu, cá cắn nhau, v.v...). Mình thích 1 câu đọc của ai đó là "Nuôi cá là nuôi nước" cũng như kim chỉ nam của mình đối với các loại bệnh nói chung ở cá là "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Dù được chăm sóc cách mấy, cá vẫn phải thi thoảng bị ốm đau như con người có lúc bệnh tật thôi. Nhưng hệ miễn dịch của cá khỏe mạnh sẽ nhanh chóng chiến thắng bệnh tật nói chung và nấm nói riêng. Loạt bài của mình đến đây kết thúc! Chúc các bạn có nhiều niềm vui trong việc chăm sóc thú cưng - cá vàng! ;)

    [​IMG]
    --- Nấm ---​

    P/s: @khanh.tran: vẽ sơ đồ cấu tạo, nêu nguyên lý hoạt động với ước chừng chiều cao lớp vll với tính toán sơ chi phí rõ ràng ra cha ơi, vầy ai biết làm sao đâu à. :confused:
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/6/14
  20. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Bữa nghe đồn Mixsi biết mấy anh chơi cá Koi có loại thuốc nào chữa nấm mục mang hay lớm mà phải hơm ta :whistling:

    Viên thuốc Griseofulvin tại VN cho bạn nào xui lắm phải xài :) http://www.dieutri.vn/g/25-5-2011/S614/Griseofulvin.htm
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/4/14

Chia sẻ trang này