Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Những bài học nhỏ mang lại kết quả to cho người mới nuôi cá

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá vàng & cá chép' bắt đầu bởi ImissClubA1, 19/3/14.

  1. giatrinhtran

    giatrinhtran New Member

    - Mình cũng định kiếm ít cây ráy cho vào bể nhưng lại thấy trật trội vì bể mình chưa phải kích thước lý tưởng ( bể mình có 90x40x50). Theo mình để cá có môi trường lý tưởng nhất thì bể từ 1m2 trở lên tùy số lượng cá. Và với bể to như vậy thì sử dụng hệ lọc tràn dưới, khoan thành hút mặt là ok nhất. Phân cá không bị máy bơm hút lên đánh tan như hệ lọc tràn trên mình đang sử dụng. Đối với mình thì thích đáy bể lúc nào cũng sạch sẽ ko bị đọng bụi, sạn, phân nên mình ko để sỏi hoặc đồ chơi cho cá.
    - Số lượng cá của mình với bể 90cm thì ok nhưng bạn biết đấy lòng tham có bao giờ là đủ. Đã mê cá vàng là muốn nuôi rất nhiều loại, mỗi loại lại rất nhiều màu. Mình kỹ tính nên chưa lựa được nhiều cá ưng ý ( mình thích chất lượng hơn là nhắm mắt mua cá cho đầy bể ) thêm nhiều yếu tố ảnh hưởng như kinh tế, nguồn cá...Nên để có 1 bể cá vàng đạt tiêu chuẩn và số lượng mà ko quá đắt là cả 1 vấn đề với người chơi nghiệp dư.
    - Mình thấy đề tài những yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc cá rất hay. Mình tò mò ko biết có phải là bạn đang sống ở nước ngoài :) ?
     
  2. Mixsi

    Mixsi Active Member

    những yếu tố ả hưởng màu sắc đó.
     
  3. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Lượng nước tối thiểu cho 1 em fancy goldfish phát triển đạt max size là 20 gallons ~ 75L nước, với mỗi chú cá thêm vào cần thêm ~ 10 gallons (37.5L) nước. Bể của bạn nếu tính ra sẽ là 9x4x4 = 144L (chiều cao nước lấy 35-40cm là đc rồi, thấp tí cho cá đỡ chịu áp suất cao, mau mệt; khả năng oxi hòa tan vào nước cũng mạnh hơn). Ta có (144 - 75)/37.5 = 2. => Số cá tối đa bạn nên nuôi để cá có đk phát triển tốt nhất là 2 + 1 = 3 con. Nói là vậy thôi chứ dôi ra 1-2 con khi cá chưa đạt max size vẫn chấp nhận được. Bể của bạn giờ là vừa đẹp á :D

    Mình ở tp.hcm thôi, tại đang được nghỉ dưỡng bệnh nên rảnh rỗi đọc mấy tài liệu liên quan đến cá trên 4rum cũng như website về cá cảnh của nước ngoài, thấy có nhiều thứ rất hay để học hỏi. Sáng mai mình sẽ đem đến cho các bạn chủ đề màu sắc của cá, riêng bạn sẽ hiểu hơn về 2 em ryukin, tại sao lại khác nhau vậy :p
     
  4. Mixsi

    Mixsi Active Member

    công nhận bạn giỏi tiếng anh ghê. bể mình cũng 144l nước mà tới 16 em @@
     
  5. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Sao bằng bể nhà mình có 60L mà chứa tận 10 em được =)) Cũng may 8/10 là size nhỏ. Càng nói càng muốn đập đầu... vô gối >.<. Trong nhà có mỗi 1 chỗ tiện nhất để nuôi (gần ổ điện, gần chỗ chứa nước thay hồ, không ở trong phòng ngủ,v.v...) thì đang đặt cái bể 60x30x40 rồi. Hi vọng thằng bạn mình có lòng tốt mua lại dùm mình cái bể + cho mình để tạm cá 1tgian trong khi set up lại bể hãy bắt về... Thôi để khi khác tính =]
     
  6. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Đây không phải là một bài học nhỏ mà khá chuyên sâu và thú vị, giúp ích cho các bạn khi phải đắn đo lựa chọn giữa những con cá đẹp với nhau, cũng như biết cá mình thuộc loại gì mà trước khi suy nghĩ cho giao phối, bạn lường trước được thế hệ cá con ra sao. Tri thức là vô tận, nuôi cá cũng đòi hỏi nhiều tri thức hơn chúng ta tưởng. Hi vọng các bạn sẽ đón nhận nó thật thoải mái và thú vị :p

    --------------------------------------​

    Chủ đề 8: Màu sắc của cá vàng

    Những gam màu tươi sáng và phong phú là đặc điểm nổi bật nhất của cá vàng. Nếu không phải vì màu sắc của mình, cá vàng cũng sẽ không được phát triển đến một tầm cao mới và không thể phổ biến trong thú vui chơi cá cảnh như hiện nay. Khi đánh giá một chú cá vàng, sự cân đối hài hòa về hình thể cũng như bố trí các vây là những yếu tố tiên quyết nhất. Nếu thân hình và các vây thiếu cân đối, cá được xem là bị lỗi còn màu sắc và đường viền trên cơ thể là những điều cuối cùng ta nên cân nhắc tới. “Nên” vậy thôi chứ hãy thành thật với nhau là đa số chúng ta bị màu sắc và những đường viền này thôi thúc mua là chính.
    Có nhiều điểm tương đồng và khác nhau khá quan trọng giữa sự phát triển và duy trì màu sắc ở cá vàng và koi. Để bàn về màu sắc của cá vàng, ta phải xét đến các loại vảy khác nhau của cá. Có 3 loại vảy cơ bản: ánh kim, ánh xà cừ và loại mờ. Loại vảy có ảnh hưởng rất lớn đến tiềm năng và sự ổn định của màu sắc.

    1. Vảy ánh kim:

    [​IMG]

    Bên dưới một vảy ánh kim có lớp phủ lớp guanin cứng, một loại sắc tố trong suốt có thể khúc xạ ánh sáng. Guanin được xem là một loại sắc tố và những tế bào có chứa guanin được gọi là các iridophore. Guanin làm đục các vảy (vảy không trong suốt) và làm chúng lấp lánh ánh kim. Guanin cũng tồn tại ở một số phần không có vảy của cơ thể, ví dụ như nắp mang. Nếu xuất hiện các tế bào mang sắc tố đỏ hoặc đen xếp đè lên lớp guanin, chúng ta sẽ thấy màu đỏ bóng hay đen bóng. Còn nếu không còn tế bào sắc tố nào khác đè lên lớp guanin, mắt chúng ta sẽ thấy màu trắng bóc hay màu bạc. Guanin còn được tìm thấy ở lớp tế bào ngoài da.

    Cá vàng có vảy ánh kim có thể mang màu cam/đỏ, trắng, vàng, đen, xanh ánh kim, nâu, màu đồng hay sự kết hợp nhiều màu lại. Cá vàng mang loại vảy ánh kim cứng này thường được gọi là “màu thuần nhất”. Cũng có trường hợp các đường viền trên cơ thể cá phối hợp bởi 2 hay nhiều màu hơn. Đôi khi các kiểu viền này được đặt tên riêng như “piebald” (đốm) hay “motley” (sặc sỡ, pha tạp). Màu thuần cam/đỏ là phổ biến nhất ở loại cá có vảy ánh kim, bởi vì nó dễ gặp nên cá mang màu này cũng ít được đánh giá cao. Sắc cam/đỏ xuất hiện nhờ các tế bào sắc tố gọi là các erythrophore, các tế bào mang sắc tố vàng gọi là xanthophore, ở vảy và da. Các eythrophore và xanthophore thường xuất hiện đồng thời. Mật độ của các tế bào sắc tố và mối tương quan của hai loại này sẽ tạo nên một phổ rộng màu sắc từ vàng, cam đến đỏ. Hiếm hoi, một số cá vàng vảy ánh kim có rất nhiều erythrophore nhưng hầu như không có xanthophore. Những con cá này sẽ có màu đỏ rất đậm. Hiếm hơn nữa là chỉ có xanthophore mà hoàn toàn không có erythrophore, lúc đó cá sẽ có màu vàng chanh. Cá vàng màu thuần nhất thường có màu sắc rất ổn định. Chế độ dinh dưỡng và môi trường có thể tăng giảm đôi chút màu sắc nhưng hiếm khi nào làm thay đổi màu sắc của cá được.

    [​IMG]

    Một màu sắc khác thường được thấy ở cá vảy ánh kim là sự pha trộn các mảng trắng và đỏ. Gần như bất kì con cá vàng nào cũng có thể mang các gam trắng đỏ. Điều đặc biệt là khi các mảng trắng càng nhiều thì sắc đỏ càng đậm. Trong hầu hết các trường hợp, xanthophore đều hiện diện nhưng các erythrophore được sinh ra với một mật độ dày đặc hơn nhiều và chiếm hẳn ưu thế so với màu vàng. Cá mang gam trắng đỏ thì khá ổn định. Đôi khi các mảng đỏ sẽ rộng ra hay thu hẹp đôi chút, nhưng không đáng kể. Các mảng màu ở cá vàng vảy ánh kim khó mà được di truyền tuyệt đối. Đa phần, các mảng màu này sẽ hình thành trong suốt giai đoạn phát triển đầu đời của cá bột chứ không phải tự nhiên có sẵn. Cá vàng có thể được kế thừa khả năng hình thành các mảng màu chứ không phải di truyền các mảng màu. Khi hai con cá vảy ánh kim trắng đỏ được bắt cặp, đa số cá con có màu thuần cam/đỏ, một số có các gam trắng đỏ và chỉ rất ít có màu thuần trắng.

    Màu đen tạo ra bởi sắc tố melanin trong các tế bào melanophore. Trước khi nói về màu đen, ta cần đề cập đến quá trình khử melanin. Tất cả cá vàng vảy ánh kim đều có một màu nâu-xanh trong những tuần đầu. Nó thường được gọi là màu “hoang dã” vì nó tương đồng với màu cá chép Gibel hoang dã. Màu này được tạo ra nhờ sự phối hợp các sắc tố đỏ, vàng và đen. Một thời gian sau, khoảng từ tháng thứ ba trở đi, rất nhiều cá vàng vảy ánh kim sẽ trải qua quá trình khử melanin. Trong quá trình này, đầu tiên lượng sắc tố đen sẽ tập trung dày đặc hơn và làm cho cá có màu rất đen. Sau đó lượng melanin bị phá hủy và để lại các tế bào sắc tố đỏ và vàng ở lại. Kết quả là cá có màu cam/đỏ và trắng hay hỗn hợp các màu trên. Quá trình khử melanin là một yếu tố di truyền.

    [​IMG]

    Cá vàng đen trải qua bước đầu tiên của quá trình khử melanin. Lượng hắc sắc tố tăng mạnh. Tuy nhiên, cá vàng đen thất bại trong việc tiến vào giai đoạn tiếp theo của quá trình và các hắc sắc tố này không bị phá hủy. Dòng cá vàng đen đầu tiên là Moor. Gen di truyền cho màu đen được liên kết chặt chẽ với gen mắt lồi và rất khó tách biệt 2 loại gen này ra. Nhưng không phải mắt lồi đen nào cũng như nhau. Đa số sẽ có màu sắc nhạt hơn ở vùng bụng. Những con có vùng bụng nhạt màu nhất khá nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng để bước vào giai đoạn sau của quá trình khử melanin sau này. Đến độ tuổi từ 1 đến 3 năm, chúng có thể bắt đầu mất đi màu đen từ từ và chuyển thành màu cam/đỏ. Một số lại chỉ mất màu đen ở một vùng nhỏ của cơ thể và tạo thành mắt lồi tri-color (3 màu). Loại này rất đẹp và thường được ưa chuộng hơn mắt lồi đen, nhưng không có gì đảm bảo là phần màu đen còn lại sẽ không bị mất đi trong tương lai. Bởi vì gene để duy trì sắc đen ánh kim và gene mắt lồi có liên kết với nhau, sắc đen ở những dòng cá khác còn dễ bị ảnh hưởng và mất đi hơn nữa. Ranchu đen có thể có một sắc đen rất đẹp, nhưng rất khó để duy trì. Một bí mật để duy trì màu đen ánh kim là phơi chúng ra nơi có nhiều ánh sáng mặt trời tự nhiên. Trên thị trường, có 2 dòng ranchu đen chính. Dòng cá của Trung Quốc có thân hình đẹp hơn và gốc đuôi to khỏe hơn, nhưng sắc đen không đậm lắm. Dòng cá Thái có sắc đen tuyền, nhưng cơ thể hơi mỏng, không khỏe mạnh hay bệ vệ bằng.

    [​IMG]

    Cũng có những dòng lan thọ đen, oranda đen, ngọc trai nữ hoàng đen và thủy bao nhãn đen. Chất lượng và sắc đen ở dòng oranda thường thì không tốt như các dòng khác, tuy nhiên màu đen ở oranda lại ổn định hơn và thường không mất đi sau này. Những năm gần đây, cá vàng coment đen cũng xuất hiện trên thị trường. Nguồn gốc của dòng này vẫn chưa xác định nhưng hình dáng cơ thể cũng như những gì còn sót lại của giống chép châu Âu vùng dưới cằm chứng tỏ chúng là giống lai giữa cá vàng với một loại chép, có thể là Koi hoặc cá chép thuần (Cyprinus carpio). Chúng vô sinh.

    Cũng có các dòng cá vàng vảy ánh kim panda và tri-color. Dòng panda trắng đen rất đẹp và phổ biến nhưng, một lần nữa, không có gì đảm bảo màu đen sẽ không bị mất đi sau này. Theo một nghĩa nào đó, dòng panda là sự chuyển tiếp sang giai đoạn tiếp theo từ cá thuần đen sáng trắng. Đôi khi một cá thể nào đó sẽ bị mắc kẹt ở giai đoạn chuyển tiếp này trong vài năm nhưng thường thì chỉ trong vài tháng. Dòng cá vàng tri-color cũng như dòng panda, nhưng với màu đỏ, đen và trắng. Màu đỏ sẽ khá ổn định nhưng màu đen có thể biến mất và tạo ra một con cá vàng trắng đỏ.

    Một điều quan trọng ta cần nhớ ở đây là màu đen có thể không ổn định ở dòng cá vảy ánh kim. Đây là một trong hai câu hỏi hóc búa dành cho người nuôi cá. Cá vàng vảy ánh kim đen rất bắt mắt và sự phối hợp nhịp nhàng các gam màu đen với cá mảng trắng hay đỏ sẽ làm cá thật sự nổi bật. Tiếc là không có cách nào dự đoán khi nào hay liệu màu đen có mất đi không. Màu đen rất dễ bị nhạt đi khi vận chuyển cá đến môi trường khác hay hồi phục sau tổn thương. Vì vậy, nói theo kiểu xát muối vào vết thương =)), thì màu đen ở cá dễ bị nhạt đi sau khi vận chuyển từ trại cá về các kênh phân phối.

    [​IMG]

    Cuối cùng, hắc sắc tố, melanin, thường được tìm thấy trong các tế bào sắc tố riêng biệt gọi là melanophore. Chất melanin có thể tập trung ở điểm trung tâm của tế bào hay phân bố rải rác toàn tế bào. Khi melanin phân bố rải rác khắp tế bào, tế bào sẽ đen đậm hơn. Loài cá có thể phần nào điều khiển được việc melanin tập trung hay phân bố khắp tế bào. Vậy nên thỉnh thoảng màu sắc trong có vẻ rất đen và đôi khi có vẻ nhạt như màu xám. Theo một mức độ nào đó, điều này diễn ra hằng ngày ở cá, màu sẽ đậm hơn vào ban ngày. Đèn bể cá, phông nền, sức khỏe của cá và những yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng đến sự tăng giảm màu đen nhận được. Dù hầu hết sắc tố đen đều nằm trong các melanophore, chất melanin có thể tồn tại tự do ở nhiều thứ khác. Nếu có sự tổn thương nào đó về cơ học, cháy xém ammoniac điều gì đó tổn thương đến da và vảy cá, ta sẽ thấy nó có vẻ chuyển sang màu đen trong quá trình hồi phục. Hiện tượng này được gọi là sự di nhập melanophore nhưng gọi như vậy dễ gây hiểu lầm vì thật sự không phải các tế bào melanophore di chuyển đến vùng bị thương tổn mà là chính các melanin tự do. Các melanin tự do cũng có thể phát triển ở một số vùng của cơ thể khi phản ứng lại với một số loại thuốc nhất định.

    [​IMG]

    Cá vàng màu xanh ánh kim nhìn giống như màu xám hơn là xanh với nhiều người. Màu xám xanh là hợp lý nhất. Nó không phải màu xanh dương pha chút xám hay da trời được tìm thấy ở dòng cá vàng vảy xà cừ. Màu xanh ánh kim có vài sắc độ khác nhau và nhiều cá thể mang màu xanh ánh kim này còn có các mảng màu nâu đâu đó trên cơ thể. Màu xanh ánh kim có được khi các melanophore bị trải ra. Các tế bào melanophore và hắc sắc tố được tìm thấy ở các cá vàng thuần đen, nhưng các tế bào này lại trải rộng thay vì tập trung lại với nhau. Việc phun sương hắc sắc tố kết hợp với việc vắng mặt cả sắc tố đỏ hay vàng sẽ cho cá có màu xám xanh. Còn nếu sắc tố đỏ và vàng cùng hiện diện, cá sẽ có màu nâu khi kết hợp với việc phun sương của sắc tố đen.

    [​IMG]

    Như đã đề cập, màu đen không ổn định ở dòng các vàng vảy ánh kim và điều này cũng bao gồm cả lớp sương đen ở màu xanh ánh kim. Nếu màu đen bị mờ đi, cá vàng xanh ánh kim sẽ trở thành màu trắng. Nếu một vài cá thể xanh ánh kim có mảng nâu trên cơ thể thì khi màu đen mất đi, nó sẽ thành cá màu trắng với những mảng đỏ. Thậm chí khi màu đen không ổn định, sắc tố đỏ và vàng thường không biến mất. Các dòng ánh kim màu chocolate, đồng, hồng và xanh lá (thường gặp ở cá chép hoang dã) thường chứa đủ ba loại sắc tố này (đen, đỏ và vàng) nhưng với mức độ phối trộn khác nhau. Nếu như số lượng và mật độ các melanophore tăng cao ở loại màu xanh/cá vàng hoang dã, nó sẽ cho ra màu nâu chocolate. Nếu các sắc tố vàng bị giảm sẽ tạo thành màu hồng tím. Bất cứ ai quyết định gọi chúng là “hồng tím” hay “xanh lá” đều có một trí tưởng tượng vô cùng phong phú hay do mong muốn cá có màu sắc đó quá mà nhìn ra như vậy. Chúng thật sự không có màu hồng tím hay xanh lá, chỉ là màu xám nâu với 1 chút xíu pha thêm màu hồng tím hay xanh.

    2. Calico hay vảy xà cừ (ngũ hoa)

    [​IMG]

    Cụm từ calico hay ngũ hoa thường được dùng thay thế cho nhau khi nói về màu sắc cá. Màu sắc hình thành ở dòng cá vàng vảy xà cừ vá ánh kim rất khác nhau. Dù cũng có các sắc tố đen, đỏ và vàng song sự thay đổi về lượng guanine cũng như sự sắp xếp các loại sắc tố ảnh hưởng lớn đến màu sắc mà cá có được.

    Cá vàng ngũ hoa thật sự có 3 loại vảy. Một số vảy có lớp guanine cứng ở bên dưới và chắc sắc tố ở lớp trên khiến cho chúng nhìn giống như vảy ánh kim bình thường (vảy rồng mà ta hay gọi ở những con ngũ hoa). Một số vảy thì mờ, và nếu chất guanin rải rác lớp ngoài của da sẽ cho các vảy rõ ràng có màu sáng ngà.

    Cá vàng ngũ hoa có thể có sắc tố màu sắc ở lớp ngoài vảy cũng như ở da. Các sắc tố ở da có thể ở trên bề mặt da phần tiếp xúc với vảy hay tồn tại ở lớp sâu hơn. Các sắc tố cả ở vảy hay sâu dưới da đều có một hiệu ứng đặc biệt về màu sắc đối với mắt ta. Hắc sắc tố ở các lớp trên của biểu bì có màu xám. Hắc sắc tố ở sâu dưới da lại khiến mắt ta thấy màu xanh dương. Màu xanh ở cá vàng ngũ hoa thì thật sự là sắc xanh, như xanh dương chút xám. Hồng và kim sắc tố có thể tạo màu đỏ. Càng và cam, hay phối hợp với màu đen để tạo nên màu hồng tím, nâu và các màu sắc khác.

    Màu đen ở cá vàng ngũ hoa thì ổn định. Không những vậy, màu đen còn có vẻ đậm hơn và lan rộng ở dòng cá vàng ngũ hoa. Tuy nhiên, dù cá vàng ngũ hoa mang nhiều màu sắc hơn và màu đen cũng ổn định hơn, không có nghĩa là chúng bắt mắt hơn. Thường thì màu sắc sẽ không tươi sáng bởi các sắc tố tập trung dưới vảy. Nếu so sánh với loại vảy ánh kim, màu sắc sẽ kém bóng hơn bởi lượng guanin giảm đi. Sự sắc nét ở những nơi thay đổi màu sắc cũng không tốt ở dòng ngũ hoa và thường có khuynh hướng bị lem vào nhau. Và thay vì có những mảng màu khác nhau phân biệt, cá vàng ngũ hóa có chiều hướng bị lốm đốm, đặc biệt là màu đen.

    Trong vài thập kỉ gần đây, một dòng calico gọi là “kirin” đã được phát triển. Cá bột kirin và cá bột calico truyền thống nhìn khó phân biệt. Như đã lưu ý ở trên, khi bắt cặp 2 cá vàng calico truyền thống với nhau, 50% con non là calico, 25% có vảy ánh kim và 25% vảy mờ. Khi 2 con kirin bắt cặp, lượng vảy ánh kim thực sự sẽ ít hơn. Khoảng 25% nhìn có vẻ giống vảy ánh kim khi mới nhìn vào nhưng rất nhiều, nếu không muốn nói là tất cả, có rất ít vảy rõ ràng. Tương tự như vậy, khoảng 25% cá nhìn có vẻ là vảy mờ nhưng thực tế đa số có một ít vảy ánh kim. Cá vàng kirin thường có màu đen rõ ràng hơn calico truyền thống. Màu đen có thể khuếch tán hầu hết ở chúng và có thể xảy ra ở những mảng tập trung, phân biệt. Cá vàng kirin cũng có vẻ như có nhiều vảy ánh kim rải rác với những chiếc vảy rõ ràng. Nhưng tính trạng của dòng kirin không tồn tại thật sự mà rất nhiều hay hầu hết cá con nhìn rất giống calico truyền thống.

    [​IMG]

    Dù cá vàng ngũ hoa hay vảy ánh kim loại nào đẹp hơn, thì đơn giản là chúng khác nhau.

    3. Vảy mờ

    [​IMG]

    Màu sắc ở cá vàng vảy mờ rất kém hay phải nói là không tồn tại. Vảy mờ hoàn toàn không có chất guanine khuếch tán ánh sáng. Do đó, vảy nhìn trong suốt dù đôi khi nó củng không còn trong nữa khi cá trưởng thành làm vảy dày và cứng hơn. Cá vàng vảy mờ thường không chứa bất kì sắc tố đen, đỏ hay vàng nào. Cá con với vảy mờ sẽ trông như màu hồng. Màu hồng này không phải do sắc tố trên bề mặt gây ra mà do máu dưới da hay lớp cơ bên dưới khi nhìn xuyên qua lớp vảy trong suốt. Đa số những con trưởng thành có màu trắng bụi với, có thể, một vài vùng màu xám. Cá vàng vảy mờ được chọn lọc bởi các nhà nhân giống và ít khi nào được đưa ra thị trường.

    Cá vảy mờ có màu vẫn tồn tại nhưng rất hiếm và màu cũng xỉn vì không có mặt guanine. Một chú cá vàng có màu mờ đục hay một chú ngũ hoa được sinh ra mà không có chút guanine chỉ có thể được phân biệt bằng việc kiểm tra dòng con cháu. Việc này sẽ được làm rõ thông qua việc đối chiếu tỉ lệ cá con mang vảy ánh kim, xà cừ và vảy mờ. Tính trạng vảy là đặc tính di truyền. Hai con bố mẹ vảy ánh kim sẽ cho ra 100% cá con vảy ánh kim. Vảy ánh kim và vảy mờ là loại đồng hợp tử; nghĩa là cá vừa có thể có cặp nhiễm sắc thể vảy ánh kim hay vảy mờ. Vảy xà cừ là điều kiện dị hợp tử khi mà chúng có 1 gen vảy ánh kim đi với 1 gen vảy mờ. Cũng vì lẽ đó mà khi 2 con vảy xà cừ bắt cặp với nhau, sẽ có 50% mang vảy xà cừ, 25% vảy ánh kim và 25% vảy mờ. Cá vảy ánh kim giao phối với vảy xà cừ sẽ cho ra 50% vảy ánh kim, 50% vảy xà cừ ở con non.

    4. Sự gia tăng màu sắc

    Sự đậm nhạt màu ở mỗi cá vàng khác nhau phụ thuộc vào môi trường và chế độ dinh dưỡng. Cá vàng được nuôi ở khắp nơi từ bể cá trong nhà cho đến các hồ cá ngoài vườn. Màu sắc cá sẽ kém tươi hay đậm hơn khi ở điều kiện ánh sáng yếu do sự co cụm lại của các sắc tố đã được đề cập ở trên. Ánh sáng nhân tạo có thể giúp vượt qua vấn đề này. Nhưng ánh sáng mạnh sẽ làm tảo phát triển và phải vệ sinh bể thường xuyên hơn. Ngoài ra, cho dù bạn bắt chước để tạo bước sóng của mặt trời thì ánh sáng nhân tạo cũng thường không khiến màu sắc tươi và đậm như ở hồ ngoài trời. Điều này có thể là do sự khác biệt về ánh sáng nhân tạo và thiên nhiên như sự vắng mặt của các bước sóng cực tím, hay có thể là do chế độ dinh dưỡng. Các bể cá ở ngoài có thể chứa 1 ít rong rêu với khả năng tăng màu cho cá. Ở bể cá ngoài trời, sắc đỏ sẽ đậm hơn và màu cam ít đi trong khi màu đen trở nên đậm hơn rất nhiều. Tuy nhiên, sắc trắng lại bị ảnh hưởng bởi việc nuôi hồ ngoài trời và màu trắng thường chuyển sang trắng ngà hay ố vàng. Điều này có thể là do sự tiêu hóa tảo, cỏ vịt hay bất kì loại cây nào chứa lượng lớn xanthophyll, kim sắc tố. Sự thật là màu đỏ có vẻ đậm hơn và màu cam nhạt đi, ngay cả khi cá tiêu hóa lượng lớn thức ăn có chứa xanthophyll, có thể xem là một nghịch lý bởi vì màu đỏ của các tế bào erythrophore xuất hiện sẽ phải kết hợp với màu vàng của xanthophore. Thực tế lại cho thấy, các erythrophore lại mạnh vượt trội so với các xanthophore và làm màu đỏ đậm hơn trong mắt chúng ta.

    Các loại thức ăn thương mại cho cá thường được tổng hợp để nuôi cá trong nhà và thường chứa hàm lượng cao các chất tăng màu như astaxanthin và các loại carotene khác từ các loài giáp xác hay Spirulina. Có vài vấn đề liên quan đến việc sản xuất thức ăn chìm cho cá và một trong số đó là hàm lượng chất tăng màu quá cao ở một số nhãn hiệu. Astaxanthin làm tăng hồng sắc tố. Điều này rất ổn với những chú cá vàng thuần đỏ. Tuy nhiên, đa số cá vàng lại có màu trắng đỏ. Quá nhiều astaxanthin có thể làm cho màu trắng chuyển sang hồng hồng và màu đỏ sẽ lan sang vùng trắng. Kim và hắc sắc tố hầu như không bị ảnh hưởng bởi chất tăng màu dùng trong thức ăn thương mại.

    Sự ảnh hưởng của độ cứng của nước lên sự phát triển màu ít bị nêu ra ở cá vàng hơn so với koi. Nước rất cứng sẽ làm màu đen đậm hơn và lan ra. Nhưng nước mềm hầu như không có tác dụng gì trong việc duy trì sắc đỏ và trắng. Việc cố gắng khống chế độ cứng của nước có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của nó, do đó tốt nhất là chấp nhận độ cứng bình thường của nước nếu nó còn đủ lượng alkali để ngăn việc tuột pH.

    Vậy, mọi thứ ta làm để làm tăng màu ít nhiều cũng có ảnh hưởng, nhưng cũng gây ra đôi chút tác dụng phụ. Người nuôi cá cần làm gì? Có khi phương án tốt nhất là phối hợp nhiều thứ lại theo một khuôn khổ nhất định. Cung cấp ánh sáng, nhưng không quá nhiều. Cố gắng cung cấp chất lượng nước và chế độ dinh dưỡng tập trung vào sức khỏe của cá và để mặc màu sắc nó tự phát triển.

    5. Màu sắc ở các dòng cá

    [​IMG]

    Hầu hết các dòng cá có thể có bất kì màu sắc nào bao gồm đỏ, trắng, đỏ trắng, calico, đen, xanh, chocolate, xanh lá, v.v… Tuy nhiên một số dòng cũng bị giới hạn chỉ có những màu nhất định. Shubunkin luôn luôn là calico. Điều kiện cần để một có một chú shubunkin là có pha trộn của màu xanh dương, đỏ và đen nhưng nếu một con cá vàng có màu calico, đuôi đơn thì nó chính là Shubunkin. Cá vàng common (hibuna) và comet phải có màu đỏ ánh kim, trắng hay trắng đỏ. Nếu một con cá vàng có hình dáng như common nhưng có màu calico, nó được gọi là shubunkin Luân Đôn. Nếu cá vàng có hình dạng và đuôi đơn dài như comet mà có màu calico, nó được gọi là shubunkin Nhật/Mỹ.

    [​IMG]

    Jikin lúc nào cũng có màu đỏ, trắng hay đỏ trắng ánh kim mặc dù hình dáng đuôi mới là thứ quyết định dòng này. Một con jikin chuẩn phải là màu trắng với những cái vây màu đỏ, môi và nắp mang đỏ; phối màu như vậy được gọi là “mười hai điểm đỏ”. Nankin cũng luôn có màu đỏ, trắng hay trắng đỏ ánh kim và màu trắng với mười hai điểm đỏ cũng có giá trị nhất cho dòng này. Tosakin có màu đỏ, trắng, trắng đỏ hay xanh ánh kim nhưng, một lần nữa, hình dạng của thân và đuôi làm nên sự đa dạng. Ranchu Nhật Bản (top-view ranchu) phải có màu đỏ, trắng hay trắng đỏ ánh kim.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cuối cùng, một số kiểu phối màu được đặt tên, tùy theo sự phân bố sắp xếp của chúng. Đỏ và đen ánh kim được gọi là “apache”. Nhưng nếu các sọc đen phân bố theo chiều dọc nó được gọi là “tiger”. Chúng ta đã đề cập đến mười hai điểm đỏ ánh kim ở jikin và nankin nhưng loại phân phối màu này có thể có ở hầu hết các dòng khác, đặc biết là wakin và hibuna. Cá vàng trắng vảy ánh kim với một vùng đỏ trên đầu được gọi là “tancho”; một từ được mượn từ cộng đồng cá koi. Tương tự, những chiếc môi đỏ với cái đầu trắng được gọi là “kuchibeni”. Dòng oranda trắng ánh kim hay lionhead với phần lân màu đỏ được gọi là “red cap” (đỉnh hồng), nhưng một con ranchu trắng ánh kim với phần lân màu đỏ thì thường được gọi là “ranchu trắng đỏ”.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Kết lại

    Khi lựa chọn cá vàng, tập trung đầu tiên và chủ yếu vào sự cân đối hình thể và bố trí các vây. Một cơ thể tốt sẽ vẫn là cơ thể tốt khi cá được chăm sóc đúng cách. Vây thường dài và phát triển theo thời gian nếu được phân bố đúng từ khi mới sinh ra. Màu sắc, ngược lại, rất là mạo hiểm. Màu sắc có thể lôi cuốn hơn theo thời gian hay xấu đi. Bằng cách hiểu ảnh hưởng của các loại vảy lên màu sắc, sự ổn định vốn có của các màu sắc khác nhau và ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng cũng như môi trường lên màu sắc, chúng ta sẽ gặp phải ít điều bất ngờ hơn.

    Nguồn: http://www.raingarden.us/color.htm
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/4/14
  7. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Không biết các bạn nghĩ sao chứ mình rất thích bài viết này của tác giả, nó giúp mình lý giải nhiều điều liên quan đến màu sắc trên cơ thể cá như:

    Tại sao đa số những con oranda trắng có phần lân màu ngà vàng?
    Tại sao phần màu đen (viền, đốm) trên cơ thể cá rất bắt mắt lâu ngày lại mất đi?
    Tại sao bọn ngũ hoa lại có vảy rồng?
    v.v...

    Quan trọng là lại biết thêm mấy kiểu sắp xếp màu sắc mới ở cá, như đám apache oranda thấy ở tiệm Lucky II hoài mà cứ nghĩ nó là black oranda ==", thêm cả loại Tiger quả là ấn tượng mà chưa bao giờ thấy ngoài đời :O

    P/s: 2 con ryukin của bạn giatrinhtran hình như 1 con là vảy ánh kim con kia là ngũ hoa hả? Thấy phần màu cam vảy kém sáng chưa kể lại có vài cái vảy ánh kim mọc lẻ trên thân. Mình chưa kiếm dc con ryukin nào như vậy, có con oranda nhỏ nhà mình thì vậy thôi :p
     
  8. Mixsi

    Mixsi Active Member

    [​IMG]

    sáng mình mới mua được 1 em mắt lồi đuôi bướm màu này nè. mà con của mình nó có màu bạc chứ ko đen thế này. mà nó ốm quá. để chăm cho nó mập lên. hehe
     
  9. giatrinhtran

    giatrinhtran New Member

    Chính xác, 2 con ryukin đuôi ngắn của mình. 1 con là ánh kim full trắng, 1 con là vảy trơn ko bóng, thỉnh thoảng có ít vảy rồng bóng loáng. Gọi là calico cũng được, lấm tấm đen của nó hơi ít, chủ yếu là màu cam. Trong tp hcm chắc là sẵn cá nhập từ thái nên tha hồ chọn cá nhỉ.


    Sent from my iPhone using Tapatalk
     
  10. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Giá mà có cái bể rộng hơn cho bằng bạn bằng bè, haiz... Chăm cho em nó mập mạp up hình cho mình chiêm ngưỡng với =))

    Con calico ryukin của bạn hầu như không có màu đen, cũng là dạng hiếm rồi :p Ở tp.hcm cá nhập từ Thái nhiều nhưng hàng chất cũng lâu lâu mới có, chưa kể giá cũng chát lắm dù chi nhánh mặt trời nhỏ trên này giá cũng mềm hơn được xíu so với mấy tiệm khác. Hồ nhỏ wa' ko nỡ mua về gò bó các em ấy...
     
  11. Mixsi

    Mixsi Active Member

    sáng nay đi mua hikari với lão Dũng xong 2 anh em tính ghé lưu xuân tín coi chơi. mà thấy màu em nó đẹp quá nên mua :D. cá nó ko cho ăn nên ốm nhom óm nhách. thấy mà tội.
     
  12. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Bạn mua ở Dã Tượng hay ở đâu? 1-2 tuần trước mình cũng ghé qua thấy hầu hết các chỗ không còn hàng telescope ngoài chỗ đó, đợt hàng từ trước tết còn lại. Có khi mấy tiệm khác cũng có mà mình không để ý cũng nên :)
     
  13. Mixsi

    Mixsi Active Member

    dã tượng đó bạn. 1 xị =.=. mà còn màu vàng ko à. thấy có mỗi em nó nên bắt
     
  14. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Mình cũng mua 1 em màu vàng ở đó tháng trc, lúc lựa có thấy một em 12 điểm vàng trong bầy thiệt nhưng mà hình dáng thiếu cân đối với lỗi đuôi nên mình không chọn. Thích đám 12 điểm vàng với panda wa' đi =[[[
     
  15. Mixsi

    Mixsi Active Member

    mình thích panda mà tìm ko có bạn ơi. loại này tuyệt chủng rồi :))
     
  16. Mixsi

    Mixsi Active Member

    [​IMG]
    ước gì có 1 em màu như vậy trong bể của mình :-s
     
  17. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Nói chứ gặp được cá mình thích đúng là phải có duyên, chả biết bao giờ mới mua được bọn ấy... <3

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nếu không thì gặp Panda oranda đỡ cũng chịu =))

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
  18. Mixsi

    Mixsi Active Member

    mình biết có 1 thằng nhà nó cá đẹp nhiều lắm, cá thể loại này hình như cũng có. nó là admin của những người yêu cá vàng mọi người hay gọi là ad Béo . chắc phải tổ chức tụ tập mọi người qua nhà nó cướp cá về chơi =))
     
  19. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Có ai đi ăn cướp mà báo trước công khai vầy không trời =))

    Để kiếm mấy đề tài khác ngắn ngắn đọc chơi, cái tảo spirulina wa' dài, wa' mệt, dài chả kém gì cái bài Ngừa dịch bệnh mùa xuân cho cá vàng & koi hôm bữa dịch dùm haiauback. Đọc hiểu thì nhanh chứ bắt dịch lại đàng hoàng mún xỉu =))
     
  20. Mixsi

    Mixsi Active Member

    tảo spirulina thì chắc khỏi cần dịch đi bạn ơi. nôm na tảo là 1 loại giàu protein và dinh dưỡng kèm theo tăng màu mạnh cho cá nên cho cá ăn kèm :))
     

Chia sẻ trang này