Chủ đề 7: Chứng rối loạn bóng khí - Swim Bladder Disorder (SBD) 1. Mô tả Chứng rối loạn bóng khí là chứng liên quan đến những vấn đề ảnh hưởng lên bóng khí chứ không chỉ đơn thuần là một bệnh. Mặc dù chủ yếu gặp phải ở cá Betta và cá vàng, thực chất nó có thể xảy ra ở bất kì loại cá nào. Khi mắc chứng rối loạn này, bóng khí không hoạt động bình thường do những vấn đề liên quan đến bệnh lý, khiếm khuyết bẩm sinh hay các yếu tố cơ học/môi trường tác động lên. Cá mắc phải chứng này sẽ cho thấy các vấn đề về sức nổi. Điều thú vị là không phải loài cá nào cũng sở hữu bóng khí, dễ nhận thấy nhất là cá mập và cá đuối. 2. Triệu chứng Cá chìm xuống đáy bể, khó nhọc trong việc bơi lên Cá trôi gần mặt nước, thường bị ngửa bụng Cá bơi với đuôi nhổng cao hơn đầu (thường là bị chổng mông lên trời) Bụng phình căng Có thể bị lệch cột sống Em hạc đỉnh hồng chổng mông lên trời mình đã từng nuôi - nạn nhân của chứng bệnh này https://www.youtube.com/watch?v=4QXmj8Ekaks Cá bị mắc chứng rối loạn bóng khí thể hiện nhiều triệu chứng nhưng đa số liên quan đến sức nổi, gồm: bơi ngửa bụng, chìm xuống đáy bể, chốc đầu xuống đáy hay khó khăn để giữ cho cơ thể cân bằng trong nước. Một số dấu hiệu khác trên cơ thể như bụng phình to hay lệch cột sống cũng có thể gặp phải. Cá mắc bệnh có thể ăn uống bình thường hoặc rất biếng ăn, bỏ ăn. Nếu sức nổi của cá gặp vấn đề nghiêm trọng, cá có thể không thể ăn uống bình thường hay thậm chí không bơi lên nổi lên gần mặt nước. 3. Nguyên nhân Do sự chèn ép từ các cơ quan nội tạng xung quanh, như là: Bao tử phình to do ăn quá nhiều hay đớp quá nhiều không khí Ruột phình to do chứng táo bón Gan phình to, do tích tụ chất béo Thận phình to do bị u nang Sự chèn ép của trứng ở con cái Nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng Tổn thương cơ học do ngã từ cao hay va đập mạnh Dị tật bẩm sinh Chứng rối loạn bóng khí thường bị gây ra bởi sự chèn ép lên bóng khí. Nguyên nhân phổ biến nhất thường thấy gây ra sự chèn ép này là do bao tử phình to do ăn nhanh, ăn quá nhiều hay nuốt không khí. Thức ăn sấy lạnh hay thức ăn nổi dạng khô khi gặp nước sẽ nở to, làm cho bao tử hay ruột bị phình to. Nhiệt độ nước thấp cũng có thể làm giảm tốc độ tiêu hóa và làm cho ruột phình to. Kết quả là gây ra áp lực lên bóng khí hay khiến cá mắc chứng rối loạn bóng khí. Những nguyên do khác ít gặp hơn gây ra tình trạng này là các cơ quan nội tạng bị phình to. Khối nang ở thận, tính tụ chất béo ở gan hay lượng trứng quá nhiều ở con cái cũng có thể dẫn đến chứng bệnh này. Nhiễm ký sinh trùng hay vi khuẩn có thể làm sưng tấy bóng khí và gây chứng rối loạn bóng khí. Hi hữu có trường hợp va đập mạnh vào một vật nào đó trong bể, cắn nhau hay ngã từ trên cao có thể làm tổn thương bóng khí, những trường hợp này bóng khí sẽ bị tổn thương vĩnh viễn. Rất hiếm trường hợp cá bị dị tật bẩm sinh làm ảnh hưởng đến bóng khí vì những trường hợp này triệu chứng sẽ thể hiện ngay ở giai đoạn đầu đời. 4. Cách chữa trị Không cho cá ăn trong 3 ngày, sau đó cho ăn đậu tách vỏ. Tăng nhiệt độ của nước lên 27oC Hạ thấp mực nước xuống để cá dễ bơi lên gần mặt nước hơn Cho cá ăn bằng tay trong quá trình điều trị nếu cần thiết Dùng kháng sinh phổ rộng khi cần Vì sự phình to của bao tử hay ruột là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng rối loạn bóng khí, việc đầu tiên cần làm là không cho cá ăn trong 3 ngày. Cùng lúc đó tăng nhiệt độ lên 27oC và giữ nguyên khoảng này trong suốt quá trình chữa trị. Vào ngày thứ tư, cho cá ăn đậu hấp chín và tách vỏ. Đậu đông lạnh là lý tưởng nhất cho việc này khi chỉ cần bỏ vào lò vi-ba hay luộc trong vài giây để rã đông, như vậy độ cứng của đậu sẽ tốt nhất (không quá mềm cũng không quá cứng). Tách vỏ và cho cá ăn. Cách này sẽ chữa thành công trong nhiều trường hợp rối loạn bóng khí. Khi chữa bệnh, hạ thấp mực nước cũng giúp cá di chuyển dễ dàng hơn. Đặc biệt khi bể có dòng chảy mạnh, nó sẽ làm giảm dòng nước khi chữa cho cá. Nếu cá mắc bệnh bị phơi một phần cơ thể ngoài không khí, kiếm vật gì dằn nhẹ khu vực đó xuống để trách cho cá bị tổn thương thêm. Có thể phải cho cá ăn bằng tay nếu cá có những vấn đề nghiêm trọng về di chuyển. Nếu việc cho ăn đậu cũng không giải quyết được vấn đề, và ruột của cá vẫn hoạn động bình thường, lý do có lẽ là bởi bao tử bị phình to hay bị táo bón. Cá có thể biểu hiện ra các dấu hiệu bị lây nhiễm như rủ đuôi, co giật hay chán ăn. Chữa bằng kháng sinh phổ rộng có thể giúp trong các trường hợp này. Nếu nghi ngờ cá bị rối loạn bóng khí do té hay tổn thương, thời gian là cách chữa lành duy nhất. Giữ cho nước luôn sạch và nhiệt độ ở khoảng 25-27oC và cho một lượng muối nhỏ vào bể. Nếu cá không bình phục và không thể ăn, bạn hãy cân nhắc đến việc cho cá hóa rồng nhẹ nhàng… 5. Phòng bệnh Duy trì chất lượng nước tốt Giữ nước ở nhiệt độ từ 27oC trở lên Làm ướt thức ăn khô trước khi cho cá ăn Rã đông thực phẩm đông lạnh trước khi cho cá ăn Tránh cho cá ăn quá nhiều, chỉ nên cho ăn lượng nhỏ mỗi lần Có một số bằng chứng cho thất nồng độ nitrat tăng cao cũng gây ảnh hưởng một phần đến chứng rối loạn bóng khí. Ai cũng biết rằng chất lượng nước kém sẽ khiến cá dễ bị lây nhiễm hơn. Giữ cho bể luôn sạch và thực hiện thay một phần nước thường xuyên cũng là cách để ngăn ngừa chứng rối loạn bóng khí. Giữ cho nhiệt độ của nước cao hơn một chút sẽ giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn và tránh được chứng táo bón, cũng là một nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về bóng khí. Sử dụng thực phẩm chất lượng cao cũng giúp ích, nhớ làm ướt thực phẩm khô trong vài phút trước khi cho cá ăn để tránh bị táo bón. Luôn rã đông thực phẩm đông lạnh hoàn toàn trước khi cho cá ăn. Với loài cá hay nuốt bóng khí khi ăn thức ăn ở bề mặt, hãy thử đổi sang dùng loại thức ăn chìm. Với tất cả những chú cá đã mắc bệnh, tốt hơn cả là giảm khâu phần ăn tổng cộng lại. Cho ăn từng nhúm nhỏ để chúng không phải ăn quá nhiều. Nguồn: http://freshaquarium.about.com/od/pr...r_disorder.htm