Lần đầu tiên mình gia nhập diễn đàn, dù theo dõi đã lâu. Chúc hội bảy màu ngày càng phát triển. Một số hình ảnh vài loại bảy màu mình đang nuôi. Mình sẽ đưa hình lên từ từ. Ảnh chụp dùng flash trong hồ nuôi, không có set up gì hết. Chúc các bạn xem vui. 1. Bảy màu hoang dã - tiger? Bầy bảy màu này sinh ra từ 1 cặp trong đám cá thập cẩm. Đây là cá cha: Cá mẹ dòng này không có gì đặc biệt, và đẻ xong thì cũng nhảy ra mất. Dưới đây là một số cá con trong đàn, có con mới lên màu, một số màu đã lên tương đối đầy đủ. Con đực trên với con cái cùng bầy: Mấy con mới lên màu: Vài con bơi chung: Đây là một con đực trong một bầy thập cẩm khác với kích thước khá lớn: So sánh nó với con cái của bầy trên: 2. Yellow cobra??? Mấy con dưới đây còn nhỏ, mới lên màu, cũng trong một đàn thập cẩm. Chưa rõ cá mái như thế nào. Một số con lớn lên đuôi hơi ngả đỏ ở rìa đuôi Cả bầy Chụp thử vài tấm phông xanh nhưng màu ra không thật lắm: Một con lên màu chắc đã đủ, đuôi dài nhưng không bung to cho lắm:
Cám ơn bạn. Cũng chụp nhiều tấm lắm mới được vài tấm đẹp. Tiếp nha. 3. Green tiger/lace??? Cá cha xin trong hồ ở một quán cafe, cá mẹ của dòng tiger ở trên. Cá con mới bắt đầu lên màu 4. Full black Bầy cá giống 5. Cá lai, không biết gọi tên là gì
Kĩ thuật chụp ảnh cá 7 màu của bạn rất tốt. Hình cá rất chân thực. Rất lâu rồi mình mới thấy một tay máy chụp 7 màu tốt đến thế này trên diễn đàn cá cảnh. Bạn sử dụng máy ảnh gì vậy? Kĩ thuật chụp có gì cần lưu ý không?
Cám ơn bạn. Vây lưng to là bởi vì cá bố mẹ đều có vi lưng to bạn ơi. 1. Mình dùng Nikon D90 bạn ơi, còn ống kính macro Tamron 90mm thì đi mượn . 2. Hình cá mình chụp chủ yếu dựa vào flash để dễ chủ động ánh sáng. Do chụp hình cá cảnh là chụp qua kính nên nếu dùng flash sẽ bị chóa vào kính. Do vậy góc chụp luôn luôn xiên, không được vuông góc. Dù vậy, nhiều khi flash vẫn chóa vào con cá và hình đó không dùng được. Nếu dùng máy SLR, tốc độ chụp thường là 200 (không tăng cao hơn được khi dùng flash do giới hạn tốc độ của flash, một số flash đắt tiền cho phép chụp tốc độ cao hơn). Khẩu độ càng lớn càng tốt, mình dùng tối thiểu là 10, nếu dùng flash ngoài mạnh hơn có thể đóng khẩu tới mức 30-32. Mục đích là tăng chiều sâu của ảnh để lấy nét được hết toàn bộ con cá. Nếu dùng máy compact, bạn sẽ bị giới hạn tốc độ/khẩu độ nhiều hơn, mình thường dùng chế độ chụp là P (rogamming), đảm bảo ánh sáng ngoài đầy đủ để tốc độ chụp cao. Ngoài ra, flach trên máy compact không dễ điều chỉnh thành nhiều nấc sáng như máy SRL (ví dụ, Canon G9, Canon 720IS chỉ cho chỉnh 3 cấp độ flash), ảnh dễ bị quá dư sáng hoặc thiếu sáng. Trong trường hợp này, bạn có thể chỉnh flash gần tối đa rồi chắn 1 tấm nhựa trắng đục (như vỏ đĩa CD, hoặc 1 miếng giấy trắng mỏng cũng được) trước flash để ánh sáng tán ra, ít bị chóa vào kính hơn. Các ảnh chụp cá cảnh trong mấy quyển sách nước ngoài rất đẹp là do họ có 1 hệ thống đèn rất cầu kỳ. Mình chụp kiểu "mì ăn liền" nên cần sáng tạo chút đỉnh, tùy khả năng của từng người. Khi dùng flash, lưu ý chỉnh cân bằng trắng (WB) sang chế độ flash để đảm bảo màu giống thật nhất. 3. Ảnh chụp xong hầu hết phải được xử lý. Các lệnh ảnh chủ yếu mình dùng là: tăng giảm sáng/tương phản (brightness/contrast), đường cong màu (curve), chỉnh độ nét (mình chỉ dùng unsharp mask, rất ít khi dùng sharpen). Tiêu chí chỉnh sửa ảnh là: đảm bảo màu sắc giống thật nhất, đặc biệt là contrast (độ tương phản) - chỉnh quá màu sắc cá rực lên và không còn thật nữa, hậu quả là nhìn hình thì đẹp mà xem thật trông con cá nhạt thếch. Ảnh có thể được chỉnh sửa thêm phông nền, nhưng thường mình ít làm vì mất thời gian lắm. Bạn xem hình con song kiếm vàng ở dưới sẽ thấy. Cám ơn bạn. Cũng đang có "âm mưu" với dòng cá lai đó. Khi nào có kết quả mình sẽ post hình. Nhức đầu chưa bạn tikkun_olam. Thư giãn tiếp nha. Mấy hình dưới đây chụp bằng Canon G9 (cũng máy mượn), không dùng flash, sử dụng ánh sáng trời buổi chiều. Mấy hình này mình không xóa EXIF (cả hình mấy con yellow cobra cũng vậy). Bạn có thể tải hình về coi thông tin EXIF của ảnh. 6. Song kiếm vàng/da rắn Mình chỉ có mỗi con đực. Lai với 1 con cái dạng mosaic/tuxedo (kiểu cá chợ). Con cá cái trong hình dưới đây là con lai của con đực trong hình với con cái mosaic/tuxedo. Hai cha con: Hình dưới đây đã chỉnh sửa nhưng không chỉnh nền (background) Cũng hình trên, nhưng chỉnh sửa nền cho nó nghệ thuật (mất khoảng 15-20') 7. Germanese tuxedo Bị nhiễm đỏ nhưng trông cũng hay
Cũng thường thôi mà bạn. Chỉ là mấy kỹ thuật cơ bản trong chụp ảnh mà thôi. Tiếp hình nè. Hình chụp bằng Canon 720IS. Máy cùi nên chất lượng ảnh không thể so được với máy SLR. 8. Koi mắt đen Koi mắt đỏ nhiều người chụp hình rồi. Đây là dạng mắt đen. Bọn này có gen merah vì con mẹ đuôi tưa. 9. Blue Japan
Chủ topic có kiến thức về máy ảnh tốt quá Mình rất thích cách chụp hình 7 màu có được độ chân thực như chủ topic đang làm. Cảm ơn bạn về những bức ảnh đẹp và những chia sẻ về cách chụp hình rất cụ thể. Đúng là phải là một tay máy rất tốt và có đủ đồ nghề cùng sự nhẫn lạị mới thực hiện được những bức ảnh đẹp như thế này .
Con cá đẹp mới quan trọng đúng không bạn? Chụp hình chỉ là tìm cách thể hiện nó một cách tốt nhất mà thôi. Cám ơn bạn. Nói chung là cũng chỉ là những kiến thức cơ bản về chụp ảnh thôi bạn ơi. Không có máy ảnh xịn thì chụp máy thường cũng được mà, kém hơn tí thôi. Thêm nè. Mấy ảnh chụp bằng máy cùi Canon 720IS. Các bạn xem vui. 8. Koi mắt đen Bọn này là con lai với Koi mắt đỏ và đuôi tưa mắt đen. Do vậy chúng là dị hợp tử mắt đỏ và dị hợp tử đuôi tưa. Đang đợi đời con, không biết có thu được Koi mắt đỏ đuôi tưa hay không. 9. Blue Japan Cá đuôi hơi xấu.
9. Blue Japan Cá đuôi hơi xấu. [/QUOTE] Hình như bị lai với dòng nào đuôi đỏ thì phải! @@ nhưng được cái vây lưng dài và nhọn! Like
Cám ơn cao thủ guppy đã ghé xem. Hy vọng sau này sẽ có cá đẹp hơn để chụp!!! Cám ơn bạn. Hiện tại phần lớn mình nuôi những dòng bảy màu "thập cẩm". Bầy Blue Japan này mới đẻ mấy lứa. Để coi đám con nó có khá được không.
Tiếp nè các bạn ơi 10. Red Lace Cá đực khoảng 4 tháng. Đuôi và vây còn dài nữa. 11. Cá tạp Những con cá ít ai quan tâm. Trong 1 bầy 1 người bỏ đi mình nuôi lại. Hết rồi đó. Các bạn xem vui.