Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Những bài học nhỏ mang lại kết quả to cho người mới nuôi cá

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá vàng & cá chép' bắt đầu bởi ImissClubA1, 19/3/14.

  1. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Cám ơn bạn đã tham gia thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cho anh em. Những gì bạn nói đều đúng, nhưng chưa đủ. Và quả thực sau khi đọc tài liệu xong mình mới thấy để kiểm soát được chu trình bể trống này khá tốn kém vì đa số phải tính toán chính xác lượng ammoniac cung cấp cho hệ vi khuẩn mỗi ngày, kiểm tra được nồng độ ammoniac/nitrit/nitrat trong bể với những dung dịch thử có giá thành không hè rẻ và cũng rất dễ xôi hỏng bỏng không, đứt gánh giữa đàng nếu không có kinh nghiệm. Hi vọng ai từng thành công trong việc chạy chu trình bể trống này chia sẻ thêm chút kinh nghiệm. Mình sẽ sớm update sau :D
     
  2. tphdang8490

    tphdang8490 New Member

    đúng như bạn nói là khó tính toán việc cung cấp lượng amoniac cung cấp cho vi sinh phát triển lần đầu khi mới setup hồ. Nhưng việc đó có thực sự cần thiết hay ko? men vi sinh ban đầu bổ sung vào hồ có tác dụng kích hoạt hệ vi sinh phát triển và thả 1 vài con cá vào để nó bài tiết amoniac cung cấp dinh dưỡng cho hệ vi sinh. Thiết nghĩ cách đơn giản nhất là thả cá vào từng con một, cho ăn ít và tiến hành đo nồng độ amoniac là đơn giản và dễ tính toán nhất! tự nhiên sẽ tồn tại mọi thứ ở trạng thái cân bằng. chú ý test nồng độ amoniac thường xuyên là được. Chỉ sợ thả cá quá nhiều hệ thống lọc tải ko nổi thôi.
     
  3. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Bạn đang đặt ra một trong những câu hỏi mà bài viết này chuẩn bị sẵn. Lúc đầu mình cũng nghĩ như bạn, đâu nhất thiết phải làm chu trình nito ko thả cá làm chi cho cực, cứ bình thường mà làm được rồi, cũng đâu có khó với ng có kinh nghiệm? Nhưng khi đọc câu trả lời của người ta, mình lại thích suy nghĩ của họ hơn. Nó mang tính nhân văn hơn :p

    2. *Why fishless vs. traditional cycling?
    Traditional cycling with fish in your aquarium has many drawbacks. First off, having fish in the tank during this process is cruel. Cycling always involves high levels of ammonia and nitrIte. Ammo and no2 are both extremely dangerous to fish, and even if they survive the process they can be permanently damaged and exposed to having their gills burned and scarred. Their quality of life will be greatly reduced by putting them through this process.

    Secondly, fishless cycling is MUCH less work for you. Traditional cycling can take months and requires daily water changes and constant monitoring of water parameters. Many people who purchase fish to cycle their tank end up desperately searching for a temporary home for them so they can do a fishless cycle, simply because traditional cycling takes a lot of physical labor and tons of bucket carrying and back pain.

    Also, a fishless cycle establishes a stronger, healthier bio-filter in much less time than traditional cycling. A fishless cycle can be completed in a matter of days or weeks as opposed to potentially taking months with traditional methods. I personally completed my first fishless cycle in 20 days and if you have seeding material from another tank…it can be completed in days.

    Believe it or not, fishless cycling can be fun and exciting, and the peace of mind that you are cycling your tank FOR your fish…not WITH your fish is a good feeling and a great lesson to teach your kids.
     
  4. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Sau đây là hướng dẫn chạy chu trình nito cho bể mà không có cá (fishless cycle) hay chu trình bể trống mà mình đã đọc. Tất nhiên chu trình nào cũng có ưu-nhược điểm nhất định. Nếu bạn nào quan tâm chúng ta sẽ bàn luận thêm nên sử dụng chu trình nào và cần làm gì để hạn chế thấp nhất những nhược điểm của nó.
    -----------------------------​

    Chủ đề 4: Chu trình bể trống

    [​IMG]

    Dù bạn là người đã có kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi cá hay chỉ vừa bắt đầu tìm hiểu chu trình bể trống là cái nồi gì =], mình hi vọng bạn sẽ dành chút thời gian để đọc tài liệu hướng dẫn và những câu hỏi trong mục hỏi đáp mà có thể bạn cũng chưa hề nghĩ đến.

    Các câu hỏi:

    1. Chu trình bể trống là gì?
    2. Tại sao chọn nó thay vì kiểu truyền thống?
    3. Để thực hiện nó ta cần những gì?
    4. Có nên dùng dung dịch bổ sung vi sinh không?
    5. Có thể lấy nguồn ammoniac cần thiết từ đâu?
    6. Có thể trồng cây trong bể luôn không?
    7. Trình tự từng bước một để thực hiện chu trình bể trống này là gì?
    8. Vật liệu tạo mầm tốt nhất là gì?
    9. Có thể sử dụng than hoạt tính không? Nếu không thì tại sao? Thay than hoạt tính bằng vật liệu lọc gì?
    10. Các vi khuẩn sẽ phát triển ở đâu?
    11. Có nên vệ sinh bể hay bộ lọc khi chạy chu trình không?
    12. Có mánh nào để tăng tốc độ chu trình này không?
    13. pH có gây ảnh hưởng gì đến chu trình không?
    14. Có cần phải thay một phần nước trong suốt quá trình không?
    15. Có cần sử dụng dung dịch khử clo không?
    16. Nồng độ ammoniac vẫn không giảm!
    17. Các gốc nitrit/nitrat chưa xuất hiện!
    18. Nồng độ nitrit/nitrat quá cao! Điều đó có ổn không?
    19. Chu trình của tôi hoàn tất rồi, giờ làm gì nữa?
    20. Kết quả đo được phải như thế nào để chắc chắn chu trình đã hoàn tất?
    21. Tôi hoàn tất rồi! Giờ phải làm gì?
    22. Làm sao để giữ cho hệ vi khuẩn tồn tại khi chu trình đã kết thúc?
    23. Có vẻ như chu trình bị đảo ngược sau khi thay nước quá nhiều! Xuất hiện ammoniac/nitrit!
    24. Xong! Nên bắt đầu thả bao nhiêu cá vào bể?
    25. Làm thế nào để giữ bộ lọc vi sinh luôn được tốt?

    Trả lời:

    1. Chu trình bể trống là gì?

    Là một quá trình nhanh chóng, hiệu quả và thể hiện tính nhân văn khi chuẩn bị bể an toàn cho cá. Chính xác hơn, đây là quá trình phát triển 2 cộng đồng vi khuẩn có lợi trong bể của bạn. Chúng có nhiệm vụ chuyển đổi những chất thải độc hại mà cá thải ra về những dạng ít độc hơn (ammoniac > nitrit > nitrat).

    Thông thường, chu trình bể cá đồng nghĩa với việc có cá hi sinh hoặc bị tổn thương vĩnh viễn để phát triển các chủng vi khuẩn này. Chu trình bể trống sử dùng nguồn ammoniac tinh khiết thay vì do cá thải ra để cung cấp dinh dưỡng cho bộ lọc vi sinh mà không cần nguồn trung gian (cá). Trong một bể chưa được chạy chu trình, thậm chí thức ăn cho cá cũng là chất độc. Chu trình bể trống đảm bảo cho bạn có được ngôi nhà vững chắc và an toàn nhất dành cho những chủ nhân mới sắp dọn vào.

    2. Tại sao chọn nó thay vì kiểu truyền thống?

    [​IMG]

    Chu trình truyền thống cần có cá trong bể, do đó có những bất lợi. Đầu tiên, nuôi cá vào lúc này thật tàn nhẫn! Chu trình diễn ra luôn đồng nghĩa với việc có lúc nồng độ ammoniac và nitrit cao. Hai chất này cực kì nguy hiểm với cá, thậm chí nếu chúng vượt qua quá trình này, chúng vẫn có thể bị tổn thương vĩnh viễn hoặc bị cháy mang hay sợ hãi. Chất lượng sống của chúng sẽ bị giảm nghiêm trọng khi bắt chúng trải qua quá trình này.

    Thứ hai, chu trình bể trống giúp bạn nhàn hạ hơn RẤT NHIỀU! Chu trình truyền thống cần đến vài tháng mới hoàn tất và phải thay nước hằng ngày, cũng như theo dõi các chỉ số nước bể. Nhiều người mua cá để chạy chu trình phải tìm nơi nào cho cá ở tạm trong khi thực hiện chu trình bể trống, đơn giản vì nó tốn ít công sức vận chuyển hàng đống xô nước và gây đau lung.

    Ngoài ra, chu trình bể trống cũng tạo ra bộ lọc vi sinh khỏe hơn, lành mạnh hơn trong thời gian ngắn hơn nhiều kiểu cổ điển. Nó chỉ kéo dài vài ngày đến vài tuần trong khi kiểu cũ mất hàng tháng. Bản thân mình (tác giả) đã hoàn thành chu trình trong 20 ngày và nếu bạn có vật liệu tạo mầm từ bể cá khác, nó có thể hoàn tất trong vài ngày!

    Dù bạn có tin hay không, chu trình bể trống cũng vui và thú vị, và khiến tinh thần ta thoải mái hơn khi chạy chu trình bể cá CHO cá của bạn chứ không phải DÙNG cá của bạn. Điều này thật tuyệt vời và cũng là bài học hay mà bạn có thể dạy cho con mình.

    3. Để thực hiện nó ta cần những gì?

    Nếu bạn đã có những thiết bị thông thường cho bể cá (sưởi, lọc, bộ thử mẫu nước, v.v…) thì cái ví của bạn có thể yên tâm được rồi. Chỉ còn cần phải mua thêm 1 thứ thôi: nguồn ammoniac. Chúng có thể được tìm thấy tại các tiệm bán hóa chất. Nếu bạn cần những thứ khác để đẩy tốc độ quá trình lên thật nhanh, mua thêm gói thức ăn nhỏ cho cá (nguồn photphat cho vi khuẩn) và các thiệt bị cấp oxi (đá sủi). Bạn cũng nên mua một chai dung dịch khử clo tốt và một cuốn sổ nhỏ để tiện ghi lại quá trình.

    Nếu nguồn nước của bạn quá mềm hay độ kiềm thấp, hãy mua thêm 1 túi san hô vụn hay đá aragonite (khoáng chứa chủ yếu CaCO3). Chúng có tác dụng làm tăng và ổn định độ pH của nước khi bạn chạy chu trình. Trở ngại lớn nhất khi chạy chu trình bể trống là thiếu nguồn hỗ trợ mà vi khuẩn cần trong suốt quá trình. Điều này gây nguy cơ phá vỡ sự cân bằng pH và cản trở các chủng vi khuẩn có ích hình thành hay giết chết chúng nếu pH quá thấp. Nếu mua san hô, bạn có thể cho khoảng 1 nắm tay vào trong túi lưới có bán nhiều ở tiệm cá, thay nước và từ đó chỉ cần sửa dụng nguồn nước máy. Nó chỉ cần thiết nếu nguồn nước của bạn có pH thấp nhưng cũn không là thừa nếu có sẵn 1 ít để đảm bảo mọi thứ đều trơn tru.

    4. Có nên dùng dung dịch bổ sung vi sinh không?

    Điều này có thể gây tranh cãi. Cá nhân mình thì không khuyến khích sử dụng. Mình gặp rất nhiều trường hợp bộ lọc vi sinh bị hỏng và nồng độ ammoniac hay nitrit bỗng tăng cao và thường là do những sản phẩm giúp thực hiện nhanh này đây. Nếu có nơi nào bán các miếng bọt xốp hoạt tính và họ cam đoan có chứa các chủng vi khuẩn có lợi tự nhiên, thì có lẽ bạn nên sử dụng nó thay vì men vi sinh.

    Nếu người bán hàng có thuyết phục thành công bạn cho nó vào chu trình và bạn đã cho vào rồi, hãy theo dõi kỹ các thông số của nước thêm một thời gian nữa sau khi bể của bạn có vẻ như đã hoàn tất chu trình. Hòa tan chúng vào nước mà có kết quả tốt cũng như khi đọc những bài nghiên cứu mà dường như chống lại những định luật khoa học thông thường vậy.

    Nếu có một sản phẩm nào được phát triển mà chứng minh được 100% tao ra bộ lọc vi sinh tự nhiên khỏe, chắc chắn và ổn định, mình sẽ vui vẻ dẹp ngay bài hướng dẫn này và đơn giản là đăng hình sản phẩm đó lên… Cho đến lúc đó, hãy tiếp tục đọc!

    5. Có thể lấy nguồn ammoniac cần thiết từ đâu?

    Đây là yếu tố quyết định quan trọng nhất cho việc thực hiện chu trình bể trống. Nếu lọ ammoniac của bạn không tinh khiết… đổ thôi! Nguồn ammoniac thuần khiết sẽ không có chất hoạt động bề mặt, không có chất nhuộm màu, không mùi thơm hay chất tẩy rửa nào. Cho dù chúng cũng có chút ammoniac thật, nhưng nó giống như đổ nguyên chai nước rửa chén hay xịt khử mùi vào trong bể vào cùng vậy. (cái này các tiệm hóa chất có đầy)

    Nhiều người sử dụng tôm đông lạnh hay thức ăn của cá cho vào túi lưới, và dù chúng có tác dụng thật đấy, nhưng mình đề nghị hãy tìm ra nguồn ammoniac tinh khiết hơn vì nó dễ dàng duy trì nồng độ ổn định và khiến quá trình này khoa học hơn. Dùng tôm hay thức ăn thừa có thể gây ra là nấm trong bể.

    6. Có thể trồng cây trong bể luôn không?

    [​IMG]

    Dĩ nhiên rồi! Cây thủy sinh rất thích môi trường giàu ammoniac và nitrat bạn tạo ra khi chạy chu trình bể trống. Dù theo lý thuyết, chúng làm giảm lượng ammoniac bạn cho vào nhưng thực tế chúng chẳng làm thay đổi mấy hay làm chậm chu trình của bạn. Nếu chúng được lấy từ một bể cá nào đó, nó sẽ chứa một lượng vi khuẩn có lợi tồn tại trong chúng để giúp bạn bắt đầu, nhưng tùy vào bạn thôi. Chúng cũng có thể khiến bạn thoải mái hơn khi chờ đợi cá được thả vào! Cố gắng giữ lượng sáng vừa đủ mà cây cần để tránh sự phát triển không mong muốn của tao cho đến khi chu trình của bạn hoàn tất.

    7. Trình tự các bước để thực hiện chu trình bể trống này là gì?

    [​IMG]

    A) . Hoàn tất set up bể.

    Lắp đặt hết bộ lọc, sủi, bong bóng, sưởi hay đồ trang trí, v.v... Không nên dùng bộ lọc than hoạt tính. Mình sẽ giải thích sau.

    Bạn cũng có thể trồng cây vào ngay lúc này. Nó sẽ được hưởng lợi từ các điều kiện của nước trong suốt chu trình bể trống.

    Nếu bạn muốn dùng san hô vụn hay đá aragonite để đảm bảo chắn chắn, cho chúng vào luôn thôi!

    B) . Dùng dung dịch khử clo để khử clo, cloramin, kim loại nặng trong nước.

    Clo sẽ tiêu diệt vi khuẩn mà chúng lại là thứ bạn đang cần nuôi dưỡng. Không trộn chung 2 thứ lại được.

    C) . Điều chỉnh sưởi và đặt nhiệt độ của nước trong khoảng 77-86oF (25-30oC).

    Đây là khoảng nhiệt độ các chủng vi khuẩn có lợi phát triển tốt nhất. Nếu không có cây thủy sinh thì bạn nên tắt đèn chiếu vào lúc này. Tảo cũng rất thích điều kiện nước bạn tạo ra, tắt đèn sẽ ngăn chúng phát triển.

    D) . Cho sủi hoạt động thật mạnh, càng mạnh càng tốt!

    Nếu không có sủi thì nên hạ mực nước xuống thấp để khoảng cách nước đi ra từ bộ lọc đổ xuống bể cao hơn và tạo bọt.

    E) . Thêm ammoniac vào bể.

    Canh cho nồng độ khoảng 4ppm. Bắt đầu với 1 lượng nhỏ, chờ khoảng 20 phút để chúng tan đều rồi cho thêm nếu cần. Lặp lại cho đến khi đủ lượng cần thiết. Nếu cho vào quá nhiều, có khi bạn phải thay 1 phần nước để hạ nồng độ xuống. Kiểm soát lượng ammoniac thêm vào để có được kết quả tốt nhất!

    F) . Cho vào một ít vật liệu tạo mầm!

    Lạy lọc van xin các bạn của bạn, một đứa hiền hiền hay bất cứ ai nếu họ có 1 bể cá khỏe mạnh để lấy vật liệu lọc cũ, sỏi nền, trang trí bể… bất cứ thứ gì cũng được! Cho chúng vào bể, tốt nhất là cho vào phần lọc bởi các vi khuẩn chủ yếu phát triển tại đây. Theo lý thuyết mà nói thì nếu bạn đó đủ vật liệu tạo mầm, bạn có thể ngay lập tức hoàn tất chu trình khi cho vào bể thật nhiều vi khuẩn có lợi mà bạn cần. Nếu chả ai cho bạn thứ gì, cũng chẳng sao! Các vi khuẩn mà bạn cần đầy trong không khí. Bạn cũng có thể cho vào 1 chút thức ăn chìm của cá để thêm dinh dưỡng và phophat vào nước mà vi khuẩn thích.

    G) . Hãy kiên nhẫn.

    Kiểm tra nồng độ ammonia cách ngày cho đến khi thấy nó hạ xuống, bữa tiệc đã bắt đầu! Cứ để nó hạ xuống 1ppm rồi hãy thêm vào cho đủ 4ppm. Đừng để nó xuống tới 0 vì bạn sẽ bỏ đói vi khuẩn đấy.

    H) . Khi ammoniac bắt đầu giảm, hãy kiểm tra nồng độ nitrit.

    Việc các gốc nitrit xuất hiện sau khi nồng độ ammoniac giảm vài ngày cũng là bình thường. Ban đầu có vẻ chậm nhưng nó sẽ tăng rất nhanh. Bạn có vẻ hào hứng đấy! Chúng ta đi gần nửa đoạn đường rồi!

    I) . Tiếp tục cho ammoniac giữ ở 4ppm.

    Giờ thì nồng độ của nó sẽ giảm khá nhanh. Xem nồng độ nitrit, và khi nó đạt ngưỡng rất cao, hãy bắt đầu kiểm tra nồng độ nitrat. Khi nitrat đã xuất hiện, mọi việc nhẹ nhàng hơn rất nhiều rồi!

    J) . Nếu nồng độ nitrit/nitrat quá cao mà bộ test của bạn không đo được, thay 50-60% nước.

    Sự thay nước lúc này sẽ không làm ảnh hưởng gì đến chu trình của bạn mà sẽ giúp bạn nắm được nồng độ các chất trên để tiếp tục. Tới đây bạn có thể thêm chút thức ăn chìm để đảm bảo dinh dưỡng cho vi khuẩn. (chủ yếu là photphat). Việc thay nước cũng giúp ổn định pH cho chu trình. Nhớ khử clo nước trước khi bơm vào!

    K) . Chờ điều kì diệu xảy ra.

    Tiếp tục theo dõi các thông số của nước và thêm tiếp lượng ammoniac liều 4ppm. Chú ý đến độ pH vào lúc này. Nếu pH có chiều hướng giảm, thay ngay 50% nước. Chúng ta cần đảm bảo pH ổn định lúc này.

    Vào sáng hôm sau khi bạn thức dậy, thấy ammoniac và nitrit đã biến mất! Theo lý thuyết, chu trình của bạn đã hoàn tất, nhưng ta vẫn cần kiểm tra 1 chút để đảm bảo.

    L) . Thêm một liều ammoniac 4ppm nữa.

    Xem đồng hồ. Nếu trong vòng 24h mà ammoniac>nitrit>nitrat… Xin chúc mừng! Sau 24h kết quả bạn cần đạt là ammoniac 0, nitrit 0, và rất nhiều nitrat. Bạn đã xây dựng thành công bộ lọc vi sinh để đón những con cá về nhà mới!

    M). Bạn cần giữ lũ vi khuẩn sống cho đến khi cá được thả vào.

    Cho liều ammoniac 1ppm mỗi ngày để giữ chúng sống.

    N) . Ngày trước khi bạn thả cá, bạn cần thực hiện 2 việc quan trọng:

    Thứ nhất, hạ nhiệt độ của sưởi xuống. Vi khuẩn có thể thích nước ấm nhưng cá của bạn có thể không.

    Thay 90% lượng nước. Lượng nitrat tích tụ suốt quá trình này phải rất cao rồi và cần hạ nó xuống mức an toàn cho cá. Càng thấp càng tốt, nhưng khi nồng độ nitrat dưới 20, bạn có thể nghỉ ngơi rồi!

    O) . Thả vào bể 1 vài con cá.

    Dù bộ lọc vi sinh của bạn đã rất tốt và theo lý thuyết bạn có thể thả đủ lượng cá mà bể bạn có thể chứa, nhưng chưa phải lúc. Một số loài cá nhất định cần thời gian để xác lập lãnh địa của chúng, nên nếu bạn thả vào hết một lượt, có thể gây rắc rối. Cá nhân mình thả khoảng 50-60% lượng cá, những con cá hiền lành nên cho vào trước. Bạn không muốn cá tranh giành lãnh thổ nhưng cũng đừng vì vậy mà chỉ thả vài con nhỏ tí, lượng ammoniac mà chúng cung cấp không đủ để hệ vi khuẩn khỏe mạnh.

    P) .Bước cuối cùng.

    Ngắm cá bơi và chỉ bạn bè thực hiện chu trình bể trống thôi!

    [​IMG]

    8. Vật liệu tạo mầm tốt nhất là gì?

    Vật liệu tạo mầm bao gồm tất cả những vật lấy từ một bể cá khỏe và ổn định nhằm cung cấp mộ lượng vi khuẩn vào bể của bạn. Nguyên liệu tốt nhất thường được lấy từ bộ lọc vì phần lớn vi khuẩn có lợi tập trung ở đây. Một miếng lọc bẩn, miếng lót, sứ lọc… tất cả những gì ở trong đó đều tuyệt vời. Thậm chí 1 nắm tay sỏi hay vật trang trí trong bể cũng giúp ích rồi.

    Hãy chắc là bể cá bạn chọn để lấy những thứ này khỏe mạnh vì tất cả những thứ bên trong bể, kể cả tảo, mầm bệnh, trùng kí sinh,… sẽ sớm tồn tại trong bể của bạn.

    Lưu ý giữ chúng ướt cho đến khi cho vào bể, nếu nó bị khô thì cũng chẳng có tác dụng gì.

    9. Có thể sử dụng than hoạt tính không? Nếu không thì tại sao? Thay than hoạt tính bằng vật liệu lọc gì?

    [​IMG]

    Bản thân than hoạt tính hoàn toàn không có vấn đề gì. Nó được dùng để hấp phụ các chất hóa học trong nước, giúp làm trong bể hay lấy lượng thuốc dư mà bạn cho vào bể ra. Tuy nhiên chúng cần phải thay hàng tháng để luôn còn hoạt tính và đây là điều tệ hại nhất khi mà đa số vi khuẩn có lợi của bạn tập trung trong bộ lọc! Điều này dễ dẫn đến hình thành những chu trình nhỏ, nồng độ ammoniac tăng và cá rất mệt. Hãy thay than bằng những vật liệu lọc khác có thể sử dụng lâu dài hơn mà bạn có thể thay mới từng phần để luôn có vi khuẩn có lợi phát triển trong đó.

    10. Các vi khuẩn sẽ phát triển ở đâu?

    Chúng có mặt ở khắp nơi trong bể của bạn: thành bể, lớp sỏi, vật trang trí,... Chúng đặc biệt thích khu vực giàu oxi bên trong bộ lọc, do đó dừng bao giờ thay bộ lọc trừ phi nó hoàn toàn không thể sử dụng được nữa.
    Vi khuẩn không sống trong nước như nhiều người nghĩ, cũng có khi có 1-2 gã trôi theo dòng nước và đó là lý do thay một phần nước không ảnh hưởng khi chạy chu trình.

    11. Có nên vệ sinh bể hay bộ lọc khi chạy chu trình này không?

    Một trong những điều tuyệt vời nhất khi chạy chu trình bể trống là bạn chẳng có gì phải duy trì trong bể cả, trừ việc phải thay 1 phần nước ở giữa chu trình và một lượng rất lớn ở cuối chu trình. Ngược lại việc làm sạch sỏi, đồ trang trí hay miếng lọc còn làm chậm quá trình của bạn đi khi bạn lien tục loại bỏ các vi khuẩn mà bạn cần nuôi dưỡng.
    Sau khi bể đi vào hoạt động, thay một phần nước mỗi tuần để đảm bảo nồng độ nitrat an toàn và xối nước rửa các tấm lọc bằng chính nước bể để làm sạch phân là cần thiết. Mỗi loại cá cần điều kiện vệ sinh bể khác nhau, hãy tìm hiểu điều này cho cá của bạn.

    12. Có mánh nào để tăng tốc độ chu trình này không?

    Bạn chỉ cần làm theo đúng trình tự là đã thực hiện các mánh cần thiết rồi. Nếu bạn thấy hình như quá trình đang chậm lại hay không thay đổi, thay 50% nước và tiếp tục lại, thêm thức ăn chìm cho cá cũng giúp cung cấp dinh dưỡng.

    13. pH có gây ảnh hưởng gì đến chu trình không?

    pH không gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ chu trình. Một số chủng vi khuẩn thích pH cao hơn, số khác lại ít hơn. Miễn là pH của bạn không quá cao hay quá thấp thì mọi thứ đều ổn. Nếu pH dưới 6.5 hay trên 8 thì có lẽ làm gì đó để đảm bảo khoảng pH ổn định cho nước. Cho vào một ít san hô vụn để tăng nó lên hay than bùn để hạ nó xuống. Mình cực kì không thích dùng hóa chất để điều chỉnh pH trong 99% các trường hợp, tuy nhiên với chu trình bể trống này thì cũng chẳng có cá để các hóa chất gây hại. Lượng nước thay lớn vào cuối chu trình đủ để đảm bảo pH trong nước rơi vào khoảng ổn định mà không cần làm gì thêm.

    Trong quá trình thực hiện chu trình, khả năng pH bị dao động là có thể xảy ra. Ammoniac có khả năng tăng pH lên khi bạn cho nó vào còn các vi khuẩn nitrat hóa lại tạo ra các axit làm giảm pH trong quá trình. Nếu nước bạn sử dụng có độ cứng hay tính kiềm thấp, sự dao động pH có thể rõ ràng hơn nữa. Thay 50% nước sẽ giúp ngăn ngừa việc pH bị giảm mạnh. Hãy luôn để mắt đến độ pH ở bước cuối cùng chu trình. pH giảm mạnh có thể gây ảnh hưởng lên các vi khuẩn có lợi.

    14. Có cần phải thay một phần nước trong suốt quá trình không?

    [​IMG]

    Như đã đề cập, nó chỉ thật sự cần trong một số giai đoạn của chu trình. Nếu bạn lỡ cho quá liều ammoniac, bạn cũng có thể thay bớt nước hay khi nồng độ nitrit/nitrat quá cao, hãy thay 50% nước. Nếu pH giảm mạnh ở cuối chu trình, thay 50% nước. Và khi chu trình hoàn tất, thay 90% nước trước khi thả cá, hãy đảm bảo nồng độ nitrat dao động quanh ngưỡng 20ppm, thấp hơn càng tốt.

    Hãy nhớ phần lớn các vi khuẩn có lợi tồn tại trong bộ lọc và mặt thoáng của nước nên việc thay nước hầu như không ảnh hưởng gì. Chú ý khử clo trước khi cho nước mới vào!

    15. Có cần sử dụng dung dịch khử clo không?

    Nếu bạn sử dụng nước máy, câu trả lời là đương nhiên rồi! Clo/cloramin là chất độc với vi khuẩn và sẽ tiêu diệt các vi khuẩn bạn cần nuôi. Nếu bạn sử dụng nước giếng thì dùng dung dịch ổn định nước cũng cần thiết vì lượng kim loại nặng tồn tại trong đó có thể lọt vào bể. Cũng đừng lo lắng nếu trên nhãn dung dịch khử clo có ghi “loại bỏ ammoniac và nitrit” bởi vì chúng không có thật. Nó chỉ tạm thời chuyển ammoniac và nitrit về dạng không độc hại và vi khuẩn vẫn có thể sử dụng được. Nhớ luôn sử dụng khi thay nước, đặc biệt là khi đã thả cá.

    16. Nồng độ ammoniac vẫn không giảm!

    Có thể bạn chỉ cần kiên nhẫn hơn. Lần đầu thực hiện chu trình này, phải mất 7-8 ngày mình mới thấy ammoniac bắt đầu giảm mặc dù có rất nhiều vật liệu khơi mào. Nếu sau thời gian quá lâu vẫn không thấy giảm, hãy xem lại hướng dẫn xem bạn có bỏ sót điều gì không.

    Đa số trường hợp gây ra hiện tượng này là người ta sử dụng sai nguồn ammoniac. Kiểm tra lại trên chai xem nó có ghi chứa chất hoạt động bề mặt, chất nhuộm hay hương liệu hay bất cứ thứ gì thêm vào không. Nếu có thì tin xấu là bạn phải thực hiện lại chu trình từ đầu thôi.

    17. Các gốc nitrit/nitrat chưa xuất hiện!

    Cũng có thể như trường hợp ammoniac, bạn chỉ cần kiên nhẫn hơn. Quá trình chuyển từ ammoniac>nitrit sẽ diễn ra trước và từ nitrit>nitrat sẽ diễn ra sau đó chậm hơn khá nhiều. Vi khuẩn chuyển hóa nitrat cần lấy dinh dưỡng từ nitrit để phát triển. Kiên nhẫn và kiểm tra nồng độ nitrit/nitrat cách ngày một lần. Bạn sẽ thấy rất phấn khởi khi thấy nitrat xuất hiện!

    18. Nồng độ nitrit/nitrat quá cao! Điều đó có ổn không?

    Nồng độ nitrit/nitrat quá cao là bình thường và có thể chuẩn bị trước tinh thần cho điều đó. Đây cũng là lý do vì sao chạy chu trình không có cá lại quan trọng vì nồng độ cao của các chất này có thể giết chết chúng.

    Nếu chúng cao vượt ngưỡng bộ test của bạn, thay 50% nước.

    19. Chu trình của tôi hoàn tất rồi, giờ làm gì nữa?

    Đầu tiên hãy đảm bảo chu trình đã hoàn tất, đây đâu phải lần đầu bạn cần kiên nhẫn? Nếu nồng độ ammoniac giảm xuống và giữ nguyên ở 0, hay nitrat tăng lên và cố định ở ngưỡng nào đó thì có thể chu trình của bạn thật sự đã hoàn tất.

    Điều đáng lưu ý nhất khi chu trình đã hoàn tất là vi khuẩn đang sử dụng cạn nguồn dinh dưỡng có trong nước. Thay nước và thêm chút thức ăn chỉm để đảm bảo dinh dưỡng cho chúng và ổn định cho bể của bạn.

    20. Kết quả đo được phải như thế nào để chắc chắn chu trình đã hoàn tất?

    Ở bể thực sự chạy chu trình xong, ammoniac phải bằng 0, nitrit bằng 0 và nitrat sẽ dao động. Nếu bạn có thể thêm 1 lượng 4ppm và chờ 24 tiếng mà không phát hiện được ammoniac hay nitrit, hệ thống lọc vi sinh của bạn quá ổn rồi! (Không bao giờ thực hiện kiểm tra nhỏ này sau khi thả cá vì có thể bạn phải hốt xác nó sau 24h).

    21. Tôi hoàn tất rồi! Giờ phải làm gì?

    Nếu kết quả kiểm tra là tốt, thay 90% nước để giữ nồng độ nitrat ở khoảng 20, thêm 1ppm ammoniac mỗi ngày nếu chưa thả cá và nên thay 1 phần nước vào đêm trước khi thả cá nếu đã lỡ nhỏ ammoniac vào.

    22. Làm sao để giữ cho hệ vi khuẩn tồn tại khi chu trình đã kết thúc?

    Thêm lượng 1ppm ammoniac để giữ chúng tồn tại. Thay lượng nước lớn vào đêm trước khi thả cá!

    23. Có vẻ như chu trình bị đảo ngược sau khi thay nước quá nhiều! Xuất hiện ammoniac/nitrit!

    Có vẻ như pH đã bị tuột nghiêm trọng và gây ra hiện tượng này. Đầu tiên hãy thêm lượng ammoniac 4ppm. Bạn sẽ chứng kiến quá trình chuyển đổi ammoniac>nitrit>nitrat. Thêm lượng 1ppm để xem nồng độ ammoniac có còn ở gần mức 0 hay không. Cá có thể cung cấp lượng ammoniac nhỏ và liên tục thay vì một lúc 4ppm một lần. Lọc vi sinh của bạn cần phải lý tưởng và có thể đảm bảo có thể đối phó được với bất kì lượng ammoniac nào mà không xảy ra hiện tượng tăng nitrit.

    Nếu nước bạn dùng để thay có chứa cloramin, rất nhiều bộ kiểm tra sẽ thể hiện có ammoniac tồn tại. Bạn chỉ cần dùng dung dịch khử clo để biến ammoniac về dạng không độc và nó sẽ sớm được xử lý bởi bộ lọc vi sinh của bạn thôi.

    24. Xong! Nên bắt đầu thả bao nhiêu cá vào bể?

    50% lượng cá là đủ nhưng cũng đừng cho cá quá nhỏ vào, sẽ không có đủ ammoniac cho vi khuẩn phát triển.

    25. Làm thế nào để giữ bộ lọc vi sinh luôn được tốt?

    Hầu như bạn chẳng cần phải làm gì nữa với bộ lọc vi sinh tốt. Hãy nhớ duy nhất 1 điều là đừng thay thế nó trừ phi nó hư hoàn toàn, khi đó hãy tạo mầm cho hệ thống lọc mới trước khi thay cái cũ. Cũng cần tránh hút nước quá nhiều ở lớp đáy. Dù phần lớn vi khuẩn tồn tại trong hộp lọc, một phần không nhỏ cũng tồn tại ở đáy. Hút một phần sỏi mỗi lần thôi. Điều cuối cùng, nếu bạn phải thay một lượng nước lớn, đừng nghỉ ăn trưa giữa chừng. Nếu bạn để thành bể không có nước quá lâu, một lượng lớn sẽ bị khô và chết.

    Chúc bạn thực hiện thành công chu trình bể trống! Mình hi vọng bạn học được những điều cơ bản cũng như những mánh để xây nên một ngôi nhà khỏe mạnh cho cá. Hãy nghỉ ngơi và đón những tháng ngày hạnh phúc cùng cá của bạn!

    [​IMG]

    Nguồn: http://www.aquariumadvice.com/forums/f15/the-almost-complete-guide-and-faq-to-fishless-cycling-148283.html
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/4/14
  5. tphdang8490

    tphdang8490 New Member

    Mình có ý tưởng này hy vọng có thể là giải pháp giúp giải đáp thắc mắc của bạn, nhưng cũng kèm theo đó là một câu hỏi mà mình thắc mắc bấy lâu nay mà chưa tìm đựợc tài liệu nào giải đáp.
    1. Giả sử lượng vi sinh bám trên 1m vuông diện tích bề mặt vật liệu lọc có khả năng tiêu thụ X mg NH3 trong 1 giờ.
    2. diện tích lọc của vật liệu lọc, ví dụ cụ thể là bùi nhùi khoảng 400-500m2/m3. hộp lọc có thể tích 100l => diện tích bề mặt của vật liệu lọc trong toàn bộ hộp lọc là 50m2 => hộp lọc có khả năng xử lý được tối đa 50X mg NH3 trong 1 giờ.
    3. Ra tiệm hóa chất mua NH3 cho vào hồ đúng bằng số lượng 50X mg. tiến hành đo nồng độ NH3 kết hợp với bấm giờ.
    4. lần đầu tiên cho NH3 vào hồ chắc chắn sẽ ko xử lý được trong vòng 1 giờ vì vi sinh chưa phát triển. Ví dụ 3 giờ (tính từ lúc cho vào tới lúc nồng độ NH3 trở về 0). Khi lượng NH3 đo được đã trở về 0, ghi nhận thời gian xử lý và tiếp tục thực hiện vài lần nữa với lượng NH3 đúng như vậy cho đến khi thời gian xử lý giảm xuống còn 1 giờ (tối đa).
    5. Khi đó vi sinh đã bám lên hết toàn bộ diện tích bề mặt của vật liệu lọc và coi như hệ vi sinh đã phát triển hoàn chỉnh và có thể yên tâm thả cá.

    câu hỏi đặt ra ở đây là
    1. làm sao có thể biết được tốc độ xử lý NH3 vi sinh (X)?
    2. Làm sao có thể biết được tốc độ thải NH3 của cá?

    trả lời được câu 1 thì cứ áp dụng theo cách của mình để tính toán được lượng NH3 cần bổ sung và thời gian cần thiết để nuôi vi sinh trước khi thả cá.
    Trả lời được luôn cả câu 2 thì có thể tính toán được thể tích hộp lọc cần thiết và lưu lượng dòng chảy tương ứng khi setup hồ mới!

    Xin lỗi mình ko phải chuyên ngành thủy sản hay vi sinh nên ko rành chuyện này. Hy vọng bạn nào có thể giải đáp và chia sẻ kiến thức cho các bạn khác.

    Chân thành cám ơn!
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/3/14
  6. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Mình cũng xin nói luôn mặc dù việc này có vẻ thừa :p

    1. ppm = parts per million hay Một phần triệu.

    Muốn tính lượng ammonia để cho vào bể đạt nồng độ 1ppm hay 4ppm mà bài viết nhắc đến, ta cần ra tiệm hóa chất mua dung dịch ammoniac trước. Tất nhiên mua loại thường thôi, độ tinh khiết chưa đạt 99% nhưng cũng tạm rồi vì nếu hóa chất tinh khiết, hàng của Merck thì rất là đắt và cần 1 cây pipet (rẻ) và một becher hay ống đong hay tốt nhất là bình định mức để lấy dung dịch ammoniac ra và pha loãng. Sau đó tính toán thể tích trong bể và tính lượng ammoniac cần thiết phải lấy ra bằng pipet cho vào bể.

    2. Dù điều này có tốt cho cá nhưng quả thực không phải ai cũng biết lấy chính xác các dung dịch trên cũng như giá sản phẩm thử ammoniac/nitrit/nitrat là khá đắt. Trừ pH thì rẻ và phổ biến. Những loại kia nếu mua lẻ có giá từ 150-180k/chai dung dịch. Như vậy cần ít nhất 4 chai thử để đủ bộ, cái này đối với những bạn chơi cá rẻ rẻ là hoàn toàn không kinh tế, thà mua con ba đuôi 5-10 ngàn thả vô chạy chu trình cũ rồi cho nó hi sinh có khi ngon hơn =)). Nói đi thì cũng phải nói lại, nếu bạn nuôi cá đắt tiền và lâu dài thì việc có đủ bộ 4 chai thử các thông số của nước vẫn là cần thiết, có còn hơn không :) Khi cần không phải đổ oan vì thiếu oxi mà có thể chỉ thẳng mặt vì nồng độ thằng nào trong nước quá cao mà cá anh ngỏm! =;

    3. Vụ nên thay nước, rửa tấm lọc bằng chính nước rút ra từ hồ rất đáng quan tâm vì nhiều bạn vẫn dùng nước máy xả cho sạch sẽ thì thôi, nó không tốt cho bộ lọc khi loại 1 lượng lớn vi khuẩn có lợi như vậy (gặp clo trong nước máy thì ngủm cả rồi).

    Và nhiều vấn đề khác chờ các bạn cho ý kiến. Bài wa' dài, hơi thiếu thực tế nhưng nghĩ lại cũng không quá xa vời. Nếu set bể lần sau có khi mình cũng nghịch thử :3
     
  7. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    1. Theo bài viết thì người ta không tính chính xác được tốc độ xử lý của vi sinh. Nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

    • Số lượng và chất lượng vi khuẩn trong quần thể vi khuẩn nitrat hóa
    • Các thông số vật lý và hóa học của dòng nước chảy trong bộ lọc - chảy tầng hay chảy rối, lưu lượng thế nào, nước có tính kiềm hay axit, nồng độ ammoniac là bao nhiêu, lượng kim loại nặng tồn tại trong nước ra sao, v.v...
    • Cách sắp xếp dòng vật liệu trong hộp lọc
    • Ảnh hưởng của nhóm vi khuẩn có hại
    • Và những yếu tố khác mình chưa liệt kê đủ

    2. Mình chưa rõ số liệu cụ thể từ đâu để có thể xem như tất cả cá trong hồ cùng thải ra ammoniac liên tục thì nồng độ ammoniac ấy dao động từ 1-4ppm, và lọc vi sinh vẫn phải đảm bảo tốt? Có lẽ cũng chỉ tương đối, đo theo số lượng + bể cá nhiều người mà rút ra theo xác suất thống kê để lấy bình quân. Cũng có thể chỉ đúng cho bể của tác giả, cái này cần kiểm chứng. Nhưng theo mình thì khó mà tính được chính xác khi cá ăn ít - nhiều cũng ảnh hưởng đến lượng ammoniac cá thải ra, đấy là đã mặc nhiên loại ammoniac do thức ăn thừa và cây thủy sinh hư thối mang lại.

    Giải quyết được 2 vấn đề trên có lẽ nên nộp đơn làm luận văn tiến sĩ :cool: j/k
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/3/14
  8. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Hi vọng qua 4 chủ đề vừa rồi, bạn phần nào nắm được cách set up bể cũng như những gì một bể cá mới set up phải chuẩn bị hoặc đón nhận để chăm sóc kỹ hơn ở thời gian đầu.

    Hôm nay mình xin đi sang 1 chủ đề khác dễ thở hơn nhưng cũng không kém phần quan trọng, đó là nên nuôi cá ở nhiệt độ nào?

    ------------------------------------​

    Chủ đề 5: Nhiệt độ cho bể cá vàng

    [​IMG]

    Ta thường nghe nói cá vàng là loại khỏe mạnh có thể sống sót ở một trường nhiệt độ của khá rộng – kể cả nước rất lạnh hay khá ấm – nhưng tầm nhiệt độ nào sẽ là thích hợp nhất? Khi nào là quá nóng? Khi nào là quá lạnh? Và nhiệt độ nào sẽ kích thích cá sinh sản?

    Hãy tìm hiểu làm thế nào để xác định nhiệt độ bể cá, nhiệt độ nào thích hợp để cá đẻ trứng hay để nuôi bình thường cũng như tầm quan trọng của nguồn cấp không khi trong điều kiện nước ấm.

    Làm thế nào để xác định nhiệt độ bể?

    Để xác định nhiệt độ bể bạn sẽ cần đến một nhiệt kế dùng cho bể cá và làm theo hướng dẫn của nó. Như bạn thấy trên trang Amazon, có rất nhiều loại nhiệt kế dính vào bên trong bể, hay bên ngoài bể. Ta thường chọn loại đặt bên trong hơn dù cả hai đều khá chính xác.

    Nhiệt độ bể cá sinh sản?

    [​IMG]

    Nhiệt độ phù hợp nhất cho cá vàng phụ thuộc vào việc bạn có muốn cho nó sinh sản hay không.

    Nếu bạn muốn thì thay vì giữ nguyên nhiệt độ bể ở tầm nhiệt độ nhất định quanh năm, bạn nên điều chỉnh để nhiệt độ bể thay đổi ứng với sự thay đổi xảy ra ngoài tự nhiên. Cá vàng giao phối vào mùa xuân khi nhiệt độ nước tăng lên sau mùa đông lạnh giá. Vì vậy, để kích thích cá đẻ trứng, bạn nên hạ nhiệt độ bể cá xuống thấp vào mùa đông ở khoảng 10-12oC. Sau đó khi bạn muốn chúng sinh sản, nâng từ từ nhiệt độ nước lên khoảng 20-23oC.

    Nhiệt độ bể cá thông thường?

    Nếu bạn không có hứng thú trong việc cho cá đẻ thì bạn nên giữ nhiệt độ nước ở 1 tầm nhất định suốt năm. Nhiệt độ bể cá khoảng 23oC sẽ đủ cao để kích thích làm tăng khả năng phát triển của cá vàng mà không làm cá stress.

    Thế nào là quá nóng? Khi nào là quá lạnh?

    [​IMG]

    Cá vàng sẽ rất stress nếu bị giữ ở khoảng từ 30oC trở lên. Tránh đặt bể cá nơi có ánh nắng trực tiếp hay gần các thiết bị bức xạ nhiệt để nước luôn thấp hơn khoảng nhiệt độ này.

    Ngược lại, nói về nhiệt độ thấp, cá có thể sống sót ở nhiệt độ nước gần như đóng băng. Tuy nhiên, bạn nên giữ nhiệt độ bể cá cao hơn để cá vẫn phát triển tốt.

    Điều quan trọng nhất là giữ nhiệt độ bể cá không bị thay đổi đột ngột. Việc nhiệt độ nước thay đổi đột ngột có thể khiến cá bị sốc và gây nên vài vấn đề khác, ví dụ như bệnh về bong bóng cá.

    Theo một số tài liệu mình đã đọc thì tốt nhất là tăng/giảm 1 độ mỗi 12 tiếng để cá có thể thích ứng tốt.

    Nguồn cấp khí

    Một điều quan trọng bạn cần nhớ là khi nhiệt độ của nước càng tăng thì lượng oxi trong nó càng giảm. Và dĩ nhiên, cá vàng cần oxi để sống, thế nên bạn phải đảm bảo bể của bạn có hệ thống sục khí đầy đủ. Nên mua bể có mặt thoáng lớn – tránh các bể cao với mặt thoáng nhỏ – và kèm theo sục khí.

    Nguồn: http://thegoldfishtank.com/goldfish-tank-temperature/
     
  9. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Gần đây, mình thấy một số bạn gặp tình trạng không biết cho cá vàng ăn gì. Vậy để khiến các bạn bớt đắn đo cân nhắc cũng như tạo không khí để những bạn mới chơi có dịp thảo luận, mình xin đưa tiếp chủ đề hôm nay.

    ---------------------------------------​

    Chủ đề 6: Cá vàng ăn gì? Tất cả các loại thức ăn cho cá vàng!

    [​IMG]

    Cá vàng ăn gì?

    Việc tìm hiểu xem cá vàng ăn gì và cho ăn đúng loại thức ăn cho cá là một yếu tố quan trọng để nuôi cá đúng cách. Ăn nhầm loại hay sai liều lượng có thể gây ảnh hưởng xấu cho cá.

    Rủi thay, cho cá ăn sai cách là một trong những sai lầm thường thấy nhất mà các bạn mới nuôi cá hay gặp phải.

    Vậy, cá ăn những loại thức ăn gì? Hãy để chúng tôi chỉ cho bạn những loại thức ăn được bày bán ở tiệm cá, một số thức ăn khác mà bạn có thể muốn cho vào khẩu phần ăn của cá và quan trọng nhất là làm thế nào để tránh làm hại chúng bằng việc cho ăn quá nhiều!

    Thức ăn cho cá vàng là gì? Nó có khác gì so với thức ăn các loại cá khác?

    Thức ăn của cá vàng chứa ít protein và giàu cacbonhydrat hơn thức ăn các loại cá khác (vd như cá nhiệt đới). Các nhà sản xuất thức ăn cho cá vàng cũng sản xuất nhiều loại thức ăn với hàm lượng các chất riêng mà cá vàng cần, do đó không nên mua loại thức ăn nào có nhãn đơn giản như “Thức ăn cho cá”. Cá vàng cần ăn đúng loại thức ăn dành cho chúng để đáp ứng nhu cầu riêng biệt chúng cần.

    Thức ăn cho cá vàng bạn mua thường ở dạng nổi hoặc chìm (đôi khi cũng có dạng hỗn hợp). Có một số yếu tố cần cân nhắc khi chọn nên cho cá ăn loại chìm, nổi hay loại hỗn hợp:

    • Cá của bạn có đủ lớn để ăn thức ăn chìm? Một số loại thức ăn chìm quá lớn để vừa miệng cá nhỏ. Thức ăn chìm cũng khó để tìm thấy và lấy ra khi cá không ăn hết. Điều đó có nghĩa là nó sẽ phân hủy và làm ô nhiễm nước.
    • Cá vàng có thể nuốt phải không khí khi ăn thức ăn nổi trên mặt nước, điều này có thể gây ra những vấn đề về tiêu hóa.
    • Thức ăn nổi có thể mất đi một chút hàm lượng dinh dưỡng sau khi mở nắp và tiếp xúc với không khí. Trong khi thức ăn chìm giữ được hàm lượng dinh dưỡng tốt hơn.

    Cá vàng có thể ăn gì khác?

    Trong tự nhiên, cá vàng có thể ăn các loài giáp xác, thực vật, côn trùng và thỉnh thoảng ăn các loài cá khác nhỏ hơn. Khi bạn không thể đáp ứng theo chính xác thực đơn trong tự nhiên của chúng, bạn nên thử cho cá ăn với những gì gần giống nhất mà chúng ăn trong môi trường hoang dã.

    Ngoài các loại thức ăn chìm và nổi được tạo ra cho riêng chúng, cá còn có thể ăn đậu hấp (đã tách vỏ), rau luộc, trùng huyết và tép (bỏ đầu, ngắt nhỏ).

    Nếu bạn muốn cho cá ăn thức ăn tươi sống thay vì các loại sấy lạnh thì nó tiềm tàng một mối nguy hiểm khi mang mầm bệnh đến cho cá vàng. Để tránh điều này, có thể sử dụng thực phẩm đông lạnh và sấy lạnh. Tất nhiên là chúng không tốt bằng thức ăn tươi sống nhưng chúng cũng cung cấp hàm lượng dinh dưỡng không thua là bao mà không có nguy cơ dịch bệnh.

    Lượng thức ăn cá vàng nên ăn là bao nhiêu?

    [​IMG]

    Cho cá ăn quá nhiều có thể là rất xấu cho cá vàng. Cá vàng không có bao tử, do đó chúng chẳng bao giờ thấy “no” như con người. Điều đó có nghĩa là chúng sẽ ăn và ăn cho đến khi hết lượng thức ăn chúng tìm thấy! Cho quá nhiều thức ăn sẽ khiến cá ăn quá nhiều, dẫn đến việc tắc ruột và các vấn đề về bong bóng cá. Một dây phân dài mà cá đi ra là dấu hiệu cho biết bạn đã cho chúng ăn quá nhiều!

    Bạn nên cho cá ăn hai hay ba lần mỗi ngay với liều lượng ít mỗi lần. Cho từ từ một nhúm nhỏ vào bể, trong khoảng 1 phút, không nên cho lượng thức ăn mà cá không ăn hết trong khoảng thời gian đó. Nếu bạn để thức ăn thừa lại trong bể sau mỗi lần cho ăn, nó có thể sẽ kẹt lại trong bộ lọc và phân hủy, gây ô nhiễm nguồn nước. Do đó bạn nên hút bỏ hay vớt thức ăn thừa sau khi cho ăn. Một ý kiến rất hay là cho cá ăn trước khi thay nước, khi đó bạn có thể hút bỏ luôn lượng thức ăn thừa khi thay nước.

    Nếu bạn giữ nhiệt độ bể thấp, bạn nên cho cá ăn ít hơn. Quá trình trao đổi chất ở cá sẽ giảm khi nhiệt độ thấp, đồng nghĩa với việc chúng cần ít thức ăn hơn là khi nước ấm hơn.

    Một điều quan trọng bạn cần nhớ mỗi khi cân nhắc cho cá vàng ăn là rất hiếm khi nào bạn làm hại chúng khi cho ăn quá ít mà thường rất dễ hại chúng khi cho ăn quá nhiều!

    Cá có thể sống bao lâu mà không có thức ăn?

    Nếu bạn đi du lịch hay công tác xa, bạn có thể mua máy cho cá ăn tự động, nó sẽ cho ra một lượng thức ăn bạn định sẵn sau mỗi thời gian bạn chọn. Tuy nhiên, điều này khá nguy hiểm, nếu máy bị hư hỏng và cho quá nhiều thức ăn. Một sự lựa chọn khác là viên nén thức ăn chìm, nhưng chúng cũng không ổn. Chúng dễ làm nước bị đục và mất sự cân bằng các thành phần của nước.

    Một điều quan trọng cần lưu ý là cá vàng có thể sống lâu không ngờ mà không cần thức ăn! Nếu bạn đi du lịch 2 tuần hay ít hơn, tốt nhất là không cần cho cá ăn. Hãy tin chúng tôi, chúng sẽ ổn thôi! Còn nếu bạn phải đi lâu hơn, nhờ bạn hay hàng xóm của bạn đến cho cá ăn 1-2 lần, nhưng nhớ dặn họ trước làm thế nào cho cá ăn đúng cách! Bạn của bạn có thể không biết cho cá ăn như thế nào nên bạn cần hướng dẫn để biết lượng thức ăn cá cần, khi nào cho chúng ăn và bạn cũng nên lấy mẫu một lượng thức ăn để họ biết.

    [​IMG]

    Nếu bạn vẫn còn lo lắng cá sẽ chết đói nếu không được ăn 1-2 tuần thì bài viết này sẽ giúp bạn đỡ lo! Hai chú cá vàng này đã sống hơn 4.5 tháng mà không có thức ăn!

    Nguồn: http://thegoldfishtank.com/what-do-goldfish-eat/
     
  10. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Câu hỏi hôm nay là:
    1. Vậy ta nên lựa chọn thức ăn cho cá dạng chìm hay nổi? Phụ thuộc vào những yếu tố nào?
    2. Bệnh bong bóng khí là gì? Tại sao cho cá ăn quá nhiều hay chỉ cho ăn thức ăn nổi có thể gây ra bệnh này? Cách trị bệnh đơn giản là gì? :wallbash:
    3. Cá vàng có thể ăn tảo không?
    Hi vọng các bạn sẽ thảo luận sôi nổi hơn với chủ đề này. Đây cũng là dịp các bạn có thể lên mạng nghiên cứu và đưa ra khẩu phần ăn phù hợp với loại cá vàng bạn nuôi cũng như kiểu hồ bạn hướng tới! :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/3/14
  11. qvinh93

    qvinh93 Active Member

    Đầu tiên thì mình luôn ủng hộ việc cho cá vàng ăn thức ăn chìm..thân hình đặc thù của cá vàng (dạng trứng) làm cho đường ruột của chúng có nhiều gấp khúc hơn so với các loại cá khác ( cá chép, cá la hán,...) đồng nghĩa là thức ăn thừa ko tiêu hóa sẽ dễ bị nghẹt tại những đoạn gấp khúc...cộng với việc cá vàng ko phải là loài lấy dưỡng khí trên mặt nước ( cá betta) nên có thể lí giải tình trạng chổng mông do bong bóng thường là do 2 yếu tố chính :
    1) do hệ tiêu hóa có vấn đề
    2) bong bóng khí của cá bị rối loạn chức năng bơm khí vào và thoát khí ra ( thường là cơ chế thứ 2 vì việc lấy khí vào quá mức do đớp thức ăn nổi trên mặt nước)
    Ngoài ra, vẫn còn 1 yếu tố phụ là những e short body ( tròn vo, ú nu, bụng phệ) sẽ dễ bị tình trạng này hơn những e có body dài nên cần dc đối xử đặc biệt hơn ( điển hình là ra tiệm cá chỉ thấy oranda phơi bụng chứ ít khi thấy ryukin hay ranchu).
    Và cuối cùng, về việc cá vàng có ăn tảo ko thì hiện giờ cá vàng vẫn đang dc cho ăn tảo spirulina (có trong thành phần của hạt thức ăn do nhà sx đưa ra, dạng bột có thể trộn với thức ăn khác) còn loại tảo nào khác thì not sure :)
     
  12. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Theo mình, tùy vào việc bạn có lót đáy hay không, công suất lọc, đặc điểm hình học của cá hay cách bạn cho ăn cũng như khẩu phần ăn sẽ quyết định việc cho cá ăn thức ăn chìm hay nổi.

    1. Nếu bạn có lớp lót đáy thì xét theo tiêu chí dễ vệ sinh bể, tránh gây đầu độc nước khi thức ăn thừa phân rã thì nên chọn thức ăn nổi. Các loại thức ăn nổi chất lượng tốt, phân rã chậm trong nước sẽ là lựa chọn tốt hơn so với thức ăn chìm. Việc vớt thức ăn thừa sau khi cho ăn cũng dễ dàng hơn. Tất nhiên với cách cho cá ăn từng chút một, bạn vẫn có thể cho ăn thức ăn chìm mà không sợ đầu độc nước.

    2. Theo đặc điểm hình học mà cá bạn nuôi thì một số loại có hình dáng đặc biệt do lai tạo gần đây như ping pong, ngọc trai nữ hoàng,... gặp khá nhiều khó khăn khi ăn thức ăn chìm. Nó sẽ dễ dàng ăn thức ăn nổi hơn. Tuy nhiên đa phần những loại còn lại thì thích thức ăn chìm hơn, vì nó giống với nguồn thức ăn chúng hay lùng sục dưới tầng nước đáy hơn.

    3. Dùng thức ăn chìm sẽ tốt hơn cho sức khỏe của cá. Việc nuốt không khí liên tục và nhiều trong khi ăn sẽ dễ dẫn đến các bệnh liên quan đến tiêu hóa hay rối loạn chức năng bóng khí như bạn đã nhận xét. Tuy nhiên có thể hạn chế ảnh hưởng xấu của thức ăn nổi nếu bạn làm chìm nó, hoặc ngâm nước ít phút trước khi cho ăn cũng như trong khẩu phần ăn cho cá của bạn có xen kẽ đậu xanh tách vỏ hay trùn huyết (bloodworm). Bạn cũng có thể trộn men tiêu hóa vào thức ăn nổi để giúp cá dễ tiêu hóa hơn hay chọn các loại thức ăn hạt nhỏ, mịn để khi gặp nước và nở sẽ không gây chèn ép quá nếu cá lỡ ăn nhiều.

    4. Việc bạn cho ăn nhiều chỉ trong 1 bữa trong ngày hay cho ăn từng chút một nhưng nhiều bữa cũng ảnh hưởng đến điều này. Hiển nhiên nếu có dkien, ng ta khuyên nên cho cá ăn ít mà nhiều bữa hơn là ăn quá nhiều 1 bữa. Cá sẽ luôn thấy đói và dễ tiêu hóa hơn rất nhiều.

    5. Về chất lượng thức ăn thì thật ra không chênh lệch nhiều lắm giữa 2 loại này, miễn là bạn chọn được hãng thức ăn uy tín để mua cho cá dùng.

    Còn về cá có ăn tảo hay không (ở đây là tảo hình thành trong bể) thì câu trả lời là có. Cũng như trong tự nhiên, cá vẫn ăn tảo. Nhưng chưa có nghiên cứu nào thực sự chứng minh các loại tảo thường hình thành trong bể hiện nay tốt hay xấu cho cá, trừ một số loại đã được chứng minh giúp cá phát triển/tăng màu đã được tổng hợp. Do đó khi vệ sinh bể bạn chừa lại 1 ít cho cá cũng được.

    Về câu còn lại mình xin để lại sau, hi vọng nhiều bạn hơn sẽ wan tâm đến việc chăm cho cá qua những thứ tưởng chừng chẳng có gì wan trọng như việc cho cá ăn vầy :p
     
  13. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Câu hỏi thứ 2 cũng là chủ đề mình muốn đem lại cho các bạn hôm nay, đó là chứng rối loạn bóng khí hay gọi tắt là bệnh bóng khí.:confused:
    -----------------------------------​
    Chủ đề 7: Chứng rối loạn bóng khí - Swim Bladder Disorder (SBD)

    [​IMG]
    1. Mô tả

    Chứng rối loạn bóng khí là chứng liên quan đến những vấn đề ảnh hưởng lên bóng khí chứ không chỉ đơn thuần là một bệnh. Mặc dù chủ yếu gặp phải ở cá Betta và cá vàng, thực chất nó có thể xảy ra ở bất kì loại cá nào. Khi mắc chứng rối loạn này, bóng khí không hoạt động bình thường do những vấn đề liên quan đến bệnh lý, khiếm khuyết bẩm sinh hay các yếu tố cơ học/môi trường tác động lên. Cá mắc phải chứng này sẽ cho thấy các vấn đề về sức nổi. Điều thú vị là không phải loài cá nào cũng sở hữu bóng khí, dễ nhận thấy nhất là cá mập và cá đuối.

    2. Triệu chứng

    • Cá chìm xuống đáy bể, khó nhọc trong việc bơi lên
    • Cá trôi gần mặt nước, thường bị ngửa bụng
    • Cá bơi với đuôi nhổng cao hơn đầu (thường là bị chổng mông lên trời)
    • Bụng phình căng
    • Có thể bị lệch cột sống

    Em hạc đỉnh hồng chổng mông lên trời mình đã từng nuôi - nạn nhân của chứng bệnh này

    [video]https://www.youtube.com/watch?v=4QXmj8Ekaks[/video]​

    Cá bị mắc chứng rối loạn bóng khí thể hiện nhiều triệu chứng nhưng đa số liên quan đến sức nổi, gồm: bơi ngửa bụng, chìm xuống đáy bể, chốc đầu xuống đáy hay khó khăn để giữ cho cơ thể cân bằng trong nước.

    Một số dấu hiệu khác trên cơ thể như bụng phình to hay lệch cột sống cũng có thể gặp phải. Cá mắc bệnh có thể ăn uống bình thường hoặc rất biếng ăn, bỏ ăn. Nếu sức nổi của cá gặp vấn đề nghiêm trọng, cá có thể không thể ăn uống bình thường hay thậm chí không bơi lên nổi lên gần mặt nước.

    3. Nguyên nhân

    Do sự chèn ép từ các cơ quan nội tạng xung quanh, như là:
    • Bao tử phình to do ăn quá nhiều hay đớp quá nhiều không khí
    • Ruột phình to do chứng táo bón
    • Gan phình to, do tích tụ chất béo
    • Thận phình to do bị u nang
    • Sự chèn ép của trứng ở con cái
    • Nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng
    • Tổn thương cơ học do ngã từ cao hay va đập mạnh
    • Dị tật bẩm sinh

    Chứng rối loạn bóng khí thường bị gây ra bởi sự chèn ép lên bóng khí. Nguyên nhân phổ biến nhất thường thấy gây ra sự chèn ép này là do bao tử phình to do ăn nhanh, ăn quá nhiều hay nuốt không khí. Thức ăn sấy lạnh hay thức ăn nổi dạng khô khi gặp nước sẽ nở to, làm cho bao tử hay ruột bị phình to. Nhiệt độ nước thấp cũng có thể làm giảm tốc độ tiêu hóa và làm cho ruột phình to. Kết quả là gây ra áp lực lên bóng khí hay khiến cá mắc chứng rối loạn bóng khí.

    Những nguyên do khác ít gặp hơn gây ra tình trạng này là các cơ quan nội tạng bị phình to. Khối nang ở thận, tích tụ chất béo ở gan hay lượng trứng quá nhiều ở con cái cũng có thể dẫn đến chứng bệnh này.

    Nhiễm ký sinh trùng hay vi khuẩn có thể làm sưng tấy bóng khí và gây chứng rối loạn bóng khí. Hi hữu có trường hợp va đập mạnh vào một vật nào đó trong bể, cắn nhau hay ngã từ trên cao có thể làm tổn thương bóng khí, những trường hợp này bóng khí sẽ bị tổn thương vĩnh viễn. Rất hiếm trường hợp cá bị dị tật bẩm sinh làm ảnh hưởng đến bóng khí vì những trường hợp này triệu chứng sẽ thể hiện ngay ở giai đoạn đầu đời.

    4. Cách chữa trị

    • Không cho cá ăn trong 3 ngày, sau đó cho ăn đậu tách vỏ.
    • Tăng nhiệt độ của nước lên 27oC
    • Hạ thấp mực nước xuống để cá dễ bơi lên gần mặt nước hơn
    • Cho cá ăn bằng tay trong quá trình điều trị nếu cần thiết
    • Dùng kháng sinh phổ rộng khi cần
    Vì sự phình to của bao tử hay ruột là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng rối loạn bóng khí, việc đầu tiên cần làm là không cho cá ăn trong 3 ngày. Cùng lúc đó tăng nhiệt độ lên 27oC và giữ nguyên khoảng này trong suốt quá trình chữa trị. Vào ngày thứ tư, cho cá ăn đậu hấp chín và tách vỏ. Đậu đông lạnh là lý tưởng nhất cho việc này khi chỉ cần bỏ vào lò vi-ba hay luộc trong vài giây để rã đông, như vậy độ cứng của đậu sẽ tốt nhất (không quá mềm cũng không quá cứng). Tách vỏ và cho cá ăn. Cách này sẽ chữa thành công trong nhiều trường hợp rối loạn bóng khí.

    Khi chữa bệnh, hạ thấp mực nước cũng giúp cá di chuyển dễ dàng hơn. Đặc biệt khi bể có dòng chảy mạnh, nó sẽ làm giảm dòng nước khi chữa cho cá. Nếu cá mắc bệnh bị phơi một phần cơ thể ngoài không khí, kiếm vật gì dằn nhẹ khu vực đó xuống để trách cho cá bị tổn thương thêm. Có thể phải cho cá ăn bằng tay nếu cá có những vấn đề nghiêm trọng về di chuyển.

    Nếu việc cho ăn đậu cũng không giải quyết được vấn đề, và ruột của cá vẫn hoạt động bình thường, lý do có lẽ là bởi bao tử bị phình to hay bị táo bón. Cá có thể biểu hiện ra các dấu hiệu bị lây nhiễm như rủ đuôi, co giật hay chán ăn. Chữa bằng kháng sinh phổ rộng có thể giúp trong các trường hợp này.

    Nếu nghi ngờ cá bị rối loạn bóng khí do té hay tổn thương, thời gian là cách chữa lành duy nhất. Giữ cho nước luôn sạch và nhiệt độ ở khoảng 25-27oC và cho một lượng muối nhỏ vào bể. Nếu cá không bình phục và không thể ăn, bạn hãy cân nhắc đến việc cho cá hóa rồng nhẹ nhàng…

    5. Phòng bệnh

    • Duy trì chất lượng nước tốt
    • Giữ nước ở nhiệt độ từ 27oC trở lên
    • Làm ướt thức ăn khô trước khi cho cá ăn
    • Rã đông thực phẩm đông lạnh trước khi cho cá ăn
    • Tránh cho cá ăn quá nhiều, chỉ nên cho ăn lượng nhỏ mỗi lần

    Có một số bằng chứng cho thấy nồng độ nitrat tăng cao cũng gây ảnh hưởng một phần đến chứng rối loạn bóng khí. Ai cũng biết rằng chất lượng nước kém sẽ khiến cá dễ bị lây nhiễm hơn. Giữ cho bể luôn sạch và thực hiện thay một phần nước thường xuyên cũng là cách để ngăn ngừa chứng rối loạn bóng khí. Giữ cho nhiệt độ của nước cao hơn một chút sẽ giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn và tránh được chứng táo bón, cũng là một nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về bóng khí.

    Sử dụng thực phẩm chất lượng cao cũng giúp ích, nhớ làm ướt thực phẩm khô trong vài phút trước khi cho cá ăn để tránh bị táo bón. Luôn rã đông thực phẩm đông lạnh hoàn toàn trước khi cho cá ăn. Với loài cá hay nuốt bóng khí khi ăn thức ăn ở bề mặt, hãy thử đổi sang dùng loại thức ăn chìm. Với tất cả những chú cá đã mắc bệnh, tốt hơn cả là giảm khẩu phần ăn tổng cộng lại. Cho ăn từng nhúm nhỏ để chúng không phải ăn quá nhiều.

    Nguồn: http://freshaquarium.about.com/od/problemsolving/p/swim_bladder_disorder.htm
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/4/14
  14. qvinh93

    qvinh93 Active Member

    tất nhiên khi ủng hộ quan điểm cho cá ăn thức ăn chìm thì đáy hồ phải trống, ko có nền gì cả...khả năng thích nghi của cá vàng và bản tính háu ăn của loài này ko gây khó khăn nhiều đối với ping pong hay ngọc trai...chẳng qua là thay đổi cách cho ăn như thế nào...khi đã wen rồi thì việc tranh nhau ăn chưa chắc ping pong hay ngọc trai giành ko lại những loại kia đâu :)
    Có thể đưa ra ví dụ như khi mua 1 e cá ngoài tiệm về thì từ khi ở trại cá và ở tiệm thì thức ăn cho chúng ăn ở dạng nổi...có phản xạ là khi thấy ng đến gần cho ăn thì sẽ ngoi lên lặt nước để chờ...bầy cá nhà mình cho ăn thức ăn chìm khoảng 6 tháng nay,khi cho ăn chỉ thấy tụ lại một chỗ dưới mặt nước vì chúng biết chắc trên mặt nước ko có gì cho chúng ăn, mình nghĩ có phải đây là phản xạ có điều kiện???
    sẽ mất tối đa 1 hoặc 2 ngày để cá thích nghi với việc ăn thức ăn chìm thay vì thức ăn nổi như trước đây...
    mình thấy áp dụng cách lám chìm thức ăn sakura của mem post trên mạng khá hay, vừa làm chìm và vừa làm mềm thức ăn ngay, ko phải ngâm trong nước lâu...yếu tố wan trọng là thành phần của loại thức ăn đó...loại tốt hay ngoại nhập như ( X.O ,JBL, Sera,...) thay loại các bạn thường dùng như sakura extra gold thì ko bàn đến, chứ loại rởm như kao kui thì thua...
    tiền nào của nấy thôi :D
     
  15. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Mình cũng nghĩ về lâu dài thì thức ăn chìm vẫn tốt hơn tuy hiện nay mình xài loại sakura gold (chưa làm chìm ==) kết hợp với trùn huyết đông lạnh. Không biết phải nhờ có món trùn huyết mà người ta đề cập không mà cá nhiều em bụng phệ rất to, đuôi ngắn cũn cỡn nhưng vẫn giữ dc thăng bằng và bơi bình thường dù dòng chảy khá mạnh. Có lẽ mình cũng nên thử làm chìm thức ăn trc khi cho cá ăn như hướng dẫn. Chỉ cần lưu ý tắt lọc khi cho cá ăn nên cũng không quá khó. Điều mình sợ đám mắt lồi hay telescope giành ăn ko lại bọn ryukin/oranda/ping pong/ranchu/lionchu hay học trai thôi vì đặc điểm của đôi mắt khiến nó khó khăn hơn bọn kia trong việc giành thức ăn. Giờ mới thấy những gì người ta lưu ý khi không nên nuôi nhiều loại cá vàng có đặc điểm hình học quá khác nhau hay kích thước to nhỏ chênh lệch lớn vào 1 bể là chính xác. Ko khéo 1 ngày không xa lại phải thanh lý 2 em telescope :(
     
  16. qvinh93

    qvinh93 Active Member

    khi thức ăn nổi thì chỉ ở 1 khu vực nhỏ ở thành hồ thôi..telescope do có đôi mắt to nên chen chúc khó khăn hơn, còn thức ăn chìm mình có thể chủ động rài theo chìu dài hồ, khả năng những e nhỏ hơn hay chậm hơn ăn dc thức ăn cũng cao hơn :D
     
  17. giatrinhtran

    giatrinhtran New Member

    -Mình thường xuyên làm chìm sakura cho cá ăn. Trừ lúc nào bận quá thì quăng đại vào cho ăn nổi luôn. Nói chung ăn chìm là tốt nhất cá không nuốt không khí vào bụng gây khó tiêu. Tuy nhiên nếu bể trải nền thì hơi ngại chuyện dọn vệ sinh. Theo mình thì bể cá vàng ko nên trải nền, còn bác nào thích quá thì nên đầu tư lọc đáy ngon lành.
    -Các bể dùng hệ lọc tràn trên hoặc dưới thường có máy thổi luồng để thổi phân từ góc bể xa máy bơm nên nếu trải nền sẽ gặp vấn đề nếu ko có hệ lọc đáy. Thêm nữa vệ sinh cũng vất vả hơn. Ít kinh nghiệm sau nửa năm chơi cá chia sẻ với anh em.
    -Vài hình ảnh bể cá của mình
    [​IMG][​IMG][​IMG]


    Sent from my iPhone using Tapatalk
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/4/14
  18. Mixsi

    Mixsi Active Member

    thực sự mình đang suy nghĩ về việc dừng sakura extra gold sau khi cho cá ăn hết hũ này rồi. sakura quảng cáo thì tốt quá nhưng vấn đề thức ăn nổi với 1 người nuôi cá vàng thì tìm ẩn bệnh bong bóng cho cá quá.
     
  19. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Bể cá + số lượng cá của bạn rất tuyệt, chắc đạt chuẩn để cá phát triển max size luôn wa, chả như mình bể nhỏ mà ham nuôi nhiều, vài tháng nữa cũng phải tính đến chuyện đổi bể mới =[[

    P/s: bạn có thể mua cái gì đó trang trí bể và cũng là thứ giúp cá chơi/vận động. 1-2 món để dưới đáy cũng không làm việc vệ sinh bể gặp khó khăn hay tồn đọng thức ăn thừa đầu :p

    Mình thì nghĩ thật ra cho ăn thức ăn nổi cũng dc, cần chịu khó ngâm nước làm mềm cho nó dễ tiêu hay trộn men tiêu hóa/bột tảo spirulina vào chung hay dùng ống chích để làm chìm nó theo hướng dẫn của Sakura thì càng tốt. Nếu mỗi tuần trong thực đơn luôn có trùn huyết/đậu Hà Lan thì có thể xem như ta đã luôn ngừa bệnh cho cá rồi.

    Mình tôn trọng ý của 2 bạn nhưng riêng mình muốn thức ăn cho cá vừa có loại chìm - vừa có loại nổi, vừa có loại giàu protein - vừa có loại giàu tinh bột, có tảo, có trái cây, v.v... để cá phải ăn đủ tư thế và luôn được thay đổi thực đơn :))

    Chủ đề tiếp theo các bạn muốn tìm hiểu là chi tiết về tảo spirulina hay những yếu tố ảnh hưởng màu sắc của cá vàng? Mình thấy cả 2 bài đều hay nhưng chưa nghĩ nên dịch bài nào trước, dài wa' cũng ngại dịch =))
     
  20. qvinh93

    qvinh93 Active Member

    vấn đề về bong bóng là khó khăn nhưng mà koi như là nghệ thuật nuôi cá vảng vậy :)) ai nói cá dĩa tiểu thư chứ mình thấy cá vàng cũng ko kém về khoản này...nuôi dc 1 bầy cá vàng tung tăng, ko bị bong bóng xem như là thành công rồi :D
     

Chia sẻ trang này