Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Những bài học nhỏ mang lại kết quả to cho người mới nuôi cá

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá vàng & cá chép' bắt đầu bởi ImissClubA1, 19/3/14.

  1. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Mình cũng gặp một số khó khăn nhất định khi nuôi lại trong tháng qua nên quyết định tranh thủ thời gian nghỉ dưỡng bệnh để tìm hiểu và dịch một số bài viết có nguồn gốc ở nước ngoài, liên quan đến việc làm sao để nuôi cá khỏe mạnh. Bài viết của mình có lẽ sẽ hơi lộn xộn về chủ đề nhưng hi vọng các bạn không chấp nhất và tìm ra những điều nho nhỏ, giúp ích cho việc nuôi cá hiện tại và trong tương lai. Những câu hỏi có khi bạn từng nghĩ đến nhưng chưa có thời gian tìm hiểu như: Cách tính toán lượng nước tối thiểu trong bể để cá phát triển tốt cho một và nhiều con? Làm sao để biết khi nào là đã cho cá ăn đủ? Cá vàng có ngủ không và nếu có thì thời gian cần thiết để 1 chú cá vàng nghỉ ngơi như thế nào? Cần hay không tạo dòng nước trong bể cá? v.v... Mỗi ngày mình sẽ cố gắng dịch 1 bài cũng như để mọi người trao đổi những câu hỏi mở, tìm ra cách tốt nhất có thể để áp dụng cho bể cá mỗi người. Hi vọng những ai có hứng tìm hiểu sẽ phụ mình một tay để thread thêm sinh động :D
    --------------------------------------------------------​

    Chủ đề 1: Dòng chảy trong bể cá

    [​IMG]

    Dòng chảy trong bể giúp duy trì môi trường sống khỏe mạnh theo rất nhiều cách. Dù bạn đang chuẩn bị thiết kế bể cá mới, nâng cấp bể cá có sẵn hay cố gắng giải tuyết những vấn đề phát sinh thì việc xem xét dòng chảy trong bể có đáp ứng được nhu cầu của cá là một cân nhắc khôn ngoan.

    Lợi ích mà dòng chảy mang lại:
    • Tăng khả năng hòa tan oxi vào nước
    • Duy trì nhiệt độ nước đồng đều
    • Thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi
    • Đưa phân/cặn đến đầu hút nước máy lọc
    • Tạo các dòng chảy cho cá

    Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, dòng chảy trong bể là nhân tố quan trọng trong quá trình hòa tan oxi vào nước. Việc trao đổi oxi xảy ra chủ yếu ở mặt thoáng của nước và tăng tỉ lệ thuận theo độ hỗn loạn của dòng nước. Việc đảm bảo có nhiều dòng nước đồng nghĩa với việc đảm bảo cá của bạn có đủ oxi mà chúng cần. Bất cứ khi nào chúng ta đắn đo về khả năng hòa tan oxi vào nước, điều đầu tiên cần làm là tăng tốc độ dòng chảy lên. Thường thì đây cũng là việc duy nhất cần làm. Nếu bạn có ý tưởng về một bể cá mới, hãy đảm bảo bạn đã tính đến việc tạo nhiều dòng chảy ngay từ ban đầu.

    Một lợi ích quan trọng khác mà một dòng chảy tốt mang lại là điều hòa nhiệt độ nước trong bể. Nếu bể có ít hay hoàn toàn không có dòng chảy, những vùng nước ấm và lạnh sẽ nhanh chóng phát sinh. Việc tuần hoàn nước sẽ giúp ngăn chặn hình thành phân lớp nhiệt độ trong bể. Dùng những đầu đẩy nhỏ ở những vị trí khác nhau hay dàn phun cũng là phương pháp hay để kiểm soát tốt nhiệt độ bể cá.

    Khi dòng chảy được tăng lên nó cũng giúp những góc khuất, khe hẹp trong bể không trở thành không gian chết. Chất thải và những thứ rác khác sẽ tích tụ tại những khu vực này và theo thời gian gây ảnh hưởng lên nhóm vi khuẩn có lợi, đây cũng là hiểm họa tiềm tàng cho bể cá. Điều chỉnh hướng dòng nước đi vào các không gian chết này sẽ đẩy chất thải đi vòng quanh bể và dễ dàng bị hút vào hệ thống lọc.

    Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là dòng chảy ảnh hưởng khá mạnh đến một số giống cá. Thực tế, một số loài cần dòng chảy để có sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chúng mang kết quả ngược lại. Ví dụ như cá betta, chúng thích những vùng nước tĩnh với dòng chảy thật yếu. Hãy luôn tìm hiểu nhu cầu của cá bạn nuôi và tăng tốc độ dòng chảy cho những loài cần nó.

    Nguồn: http://freshaquarium.about.com/od/waterparameters/tp/Aquarium-Water-Movement.htm

    --------------------------------------------------​
    Những bài viết liên quan:
    Chủ đề 2: Chu trình Nito
    Chủ đề 3: Để cá sống lâu hằng chục năm
    Chủ đề 4: Chu trình bể trống
    Chủ đề 5: Nhiệt độ cho bể cá vàng
    Chủ đề 6: Cá vàng ăn gì? Tất cả các loại thức ăn cho cá vàng.
    Chủ đề 7: Chứng rối loạn bóng khí - Swim Bladder Disorder (SBD)
    Chủ đề 8: Màu sắc của cá vàng
    Chủ đề 9: Bạn nên chiếu sáng bể cá bao lâu mỗi ngày?
    Chủ đề 10: Tảo Spirulina - Những lợi ích về sức khỏe cho cá và các động vật khác
    Chủ đề 11: Nhận biết giới tính cá vàng và koi
    Chủ đề 12: Chứng phù nề - Cá của bạn có đang phình to ra?
    Chủ đề 13: Các triệu chứng nhiễm bệnh -14 dấu hiệu đầu tiên cho biết cá vàng đã bị bệnh
    Chủ đề 14: 7 bệnh thường gặp ở cá vàng - Cá của bạn có đang mắc bệnh?
    Chủ đề 15: Tạm biệt NẤM
    Chủ đề 16: Sử dụng than hoạt tính trong bể cá nước ngọt
    Chủ đề 17: Chứng lồi mắt ở cá vàng
    Chủ đề 18: Cách trị cho cá bị nhiễm kim loại, hóa chất
    Chủ đề 19: Bồ công anh Trung Quốc và cây ké (kế) sữa
    Chủ đề 20: Tỏi và Chất diệp lục
    Chủ đề 21: Thức ăn dạng gel cho cá vàng
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/5/14
  2. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Vậy, với những ai quan tâm, các câu hỏi mình muốn thảo luận là vậy cá vàng có cần dòng chảy trong bể không. Và nếu có thì 2 loại cá vàng chính: dòng cá vàng gốc - flat body goldfish (common-comet-shubunkin-wakin-jikin) và đám fancy goldfish (egg-shaped body goldfish), có cần những dòng nước mạnh/yếu khác nhau không? Dòng nước trong bể không rải đáy và bể rải đáy cần thay đổi như thế nào, thêm các phụ kiện gì để đảm bảo dòng nước luân chuyển tốt? Trường hợp không có khả năng tạo dòng chảy, ta có thể làm gì để đảm bảo chất lượng nước trong ngưỡng cho phép?

    Mình biết trong box còn nhiều người có tâm huyết cũng như kinh nghiệm/kiến thức để trả lời những câu hỏi trên. Xin mọi người tham gia đóng góp để những người mới nuôi cá lại như mình và các bạn muốn nuôi sau này không mắc lại những sai lầm cố hữu nữa :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/3/14
  3. Mixsi

    Mixsi Active Member

    comet-shubukin goldfish và đám fancy goldfish 2 loại này là gồm những gì vậy bạn. oranda, ruykin, ranchu, hạc, pingpong.... la thuộc dòng nào vậy :D
     
  4. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Sorry bạn mình viết sai Shubunkin* goldfish mới đúng :D Common-comet với shubunkin goldfish là đám cá vàng đuôi đơn, thỉnh thoảng ở Huy Song Long II hay Sơn Hà II có bán :D Mình nó dài và dẹp, nhìn rất giống cá chép và được xem là loại cá vàng gốc. Cả 3 loại vây đuôi đơn và 2 loại vây đuôi đôi (wakin, jikin) được xếp vào nhóm flat-body hay ordinary goldfish. (mình đã bổ sung ở trên để không làm rối mọi người nữa :p)

    Bạn có thể xem các loại cá vàng phổ biến hiện nay theo link này, 1 bạn trong diễn đàn đã tổng hợp sẵn, có hình ảnh minh họa:

    http://www.diendancacanh.com/forum/showthread.php/71899-Th%C3%B4ng-tin-%C4%91%E1%BA%A7y-%C4%91%E1%BB%A7-v%E1%BB%81-c%C3%A1c-lo%E1%BA%A1i-C%C3%A1-V%C3%A0ng-Goldfish

    Đám oranda, ryukin, ranchu, hạc, ping pong, mắt lồi, v.v... thuộc fancy goldfish hay mình gọi đơn giản là thân hình dạng quả trứng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/3/14
  5. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Sai lầm của mình tháng rồi và nhiều bạn mới nuôi cá khác là ít để ý đến việc set up bể cũng như tìm hiểu kỹ về việc điều gì sẽ xảy ra một khi cá được thả vào mà thường chỉ nghĩ nuôi cá gì cho đẹp, trang trí hồ làm sao, lọc nước thế nào, v.v... Thế nên rất nhiều trường hợp cá không bị bệnh gì trên người mà chỉ lờ đờ rồi ra đi không nói năng chi (có muốn cũng chả nói được =))). Mình xin tiếp tục chủ đề hôm nay qua việc tìm hiểu về chu trình Nito trong bể cá!

    ----------------------------------------------------​

    Chủ đề 2: Chu trình Nito

    Chu trình, sự nitrat hóa, chu trình sinh học, hiệu ứng bể mới, chu trình bắt đầu hay chu trình nito, dù ta gọi nó bằng bất cứ cái tên nào thì bất kì bể cá mới nào cũng phải trải qua quá trình hình thành nhóm vi khuẩn có lợi trong bể. Những bể nuôi lâu cũng phải trải qua những giai đoạn mà số lượng của nhóm vi khuẩn này biến đổi. Thất bại trong việc nắm bắt quá trình này là tác nhân lớn nhất khiến cho cá chết. Hiểu nó là gì và làm thế nào để vượt qua những giai đoạn nguy hiểm nhất trong chu trình nito sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc giữ cá sống thành công.

    Vấn đề chất thải
    Không giống như môi trường tự nhiên, bể cá là một môi trường đóng. Tất cả những chất thải ra từ cá, thức ăn thừa hay thực vật phân rã đều được giữ lại trong bể. Nếu không có gì loại bỏ những chất thải này, hồ cá xinh xinh của bạn sẽ nhanh chóng trở thành một hầm cầu!

    Thực vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, bể cá mới sẽ trở thành một hầm phân độc hại. Nước nhìn có thể trong, nhưng đừng để bị đánh lừa! Nó chứa rất nhiều độc tố như thể một bể nhiễm khuẩn vậy. Nghe kinh khủng quá phải không? May mắn thay, các vi khuẩn có khả năng chuyển chất thải thành những sản phẩm trung gian bắt đầu phát triển trong bể ngay khi cá được thả vào. Đáng tiếc là chúng không đủ nhiều để ngay lập tức phân hủy hoàn toàn độc tố, vì vậy trong khoảng thời gian từ vài tuần đến một tháng hay lâu hơn nữa, bể cá của bạn vẫn đang đối mặt với nguy hiểm (thường là 2 tuần đến 2 tháng tùy bể).

    Tuy nhiên, bạn không cần phải lo sợ. Trang bị bằng kiến thức vận hành của chu trình nito và biết cần phải thực hiện những bước nào, bạn sẽ vượt qua giai đoạn bể mới này chẳng có chút vấn đề gì.

    Các giai đoạn của Chu trình Nito:
    Có 3 giai đoạn trong chu trình nito, mỗi giai đoạn đều đặt ra những thách thức riêng

    [​IMG]

    Giai đoạn khơi mào: Chu trình bắt đầu khi cá được thả vào bể. Phân, nước tiểu của chúng cũng như thức ăn thừa sẽ nhanh chóng chuyển thành các dạng ammoni đã ion hóa hoặc chưa bị ion hóa. Dạng đã bị ion hóa, hay các gốc NH4, sẽ xuất hiện khi pH nhỏ hơn 7 và không gây đầu độc cá. Còn dạng chưa bị ion hóa, hay khí NH3, sẽ xuất hiện khi pH bằng 7 hay cao hơn, chúng đầu độc cá rất mạnh. Dù ở bất kì nồng độ nào thì dạng này cũng gây nguy hiểm, tuy nhiên khi chúng đạt đến nồng độ 2 ppm, cá của bạn có nguy cơ hóa rồng. Khí ammoniac bắt đầu tăng dần vào ngày thứ 3 từ khi thả cá.

    Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, các vi khuẩn nitrosomonas sẽ oxi hóa khí ammoniac, nghĩa là loại bỏ được nó. Tuy nhiên, sản phẩm trung gian của quá trình này là các muối nitrit, cũng đầu độc mạnh cho cá. Nồng độ nitrit thấp khoảng 1 mg/l cũng có thể làm chết cá. Nitrit thường bắt đầu tăng vào cuối tuần đầu tiên sau khi thả cá.

    Giai đoạn 3: Trong giai đoạn cuối của chu trình, các vi khuẩn nito sẽ chuyển các gốc nitrit về dạng nitrat. Các gốc nitrat không gây đầu độc cá khi ở nồng độ phân tử thấp. Việc thay một phần nước định kì sẽ giữ cho nồng độ nitrat luôn ở ngưỡng cho phép. Bể nuôi lâu cũng nên đo thử nồng độ nitrat vài tháng một lần để đảm bảo nồng độ nitrat trong bể không quá cao.

    Giờ đây, khi bạn đã biết điều gì đang xảy ra, bạn cần phải làm gì? Các bước đơn giản nhất là kiểm tra nước (pH, NH3, NO2, NO3) và việc thay nước sẽ giúp bạn vượt qua chu trình nito này mà không phải để chú cá nào hóa rồng.

    Nguồn: http://freshaquarium.about.com/cs/biologicalcycle/a/nitrogencycle.htm
    -----------------------------------
    (Mình sẽ gửi đến các bạn các câu hỏi mở sau, nếu có ai đó thật sự quan tâm đến vấn đề này)​
     
  6. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Chủ đề 2: Chu trình Nito (tt)

    [​IMG]

    Khi đã hiểu về chu trình Nito có ảnh hưởng lớn như vậy, ta cũng nên biết những việc cần làm và không nên làm khi chu trình này diễn ra

    Việc CẦN làm:
    Chìa khóa thành công là kiểm tra nồng độ ammoniac và nitrit trong nước, cũng như xử lý nhanh chóng khi có vấn đề phát sinh.

    • Kiểm tra ammoniac: Bắt đầu kiểm tra lượng ammoniac sinh ra từ ngày thứ 3 sau khi thả cá vào bể và liên tiếp những ngày sau đến khi lượng ammoniac bắt đầu giảm. Khi lượng ammoniac bắt đầu giảm, kiểm tra ở những ngày sau (không nhất thiết phải liên tục) cho đến khi nó tiến về 0. Ngược lại nếu cá cho thấy dấu hiệu kiệt sức như thở dốc, vây rũ xuống, bơi thất thường hay nổi lên gần mặt nước, hãy nhanh chóng làm giảm nồng độ ammoniac xuống. Các chất hóa học như Ammo-Lock (API) sẽ trung hòa nhanh lượng ammoniac độc hại.
    • Kiểm tra gốc nitrit: Bắt đầu kiểm tra nồng độ nitrit sau khi thả cá 1 tuần. Tiếp tục kiểm tra mỗi 2-3 ngày sau đó, cho đến khi nồng độ này tiến về 0. Nếu cá có các dấu hiệu kiệt sức như thở dốc, thả mình gần mặt nước như để đớp lấy không khí, thay 25-50% nước ngay lập tức và kiểm tra mỗi ngày cho đến khi nồng độ nitrit giảm xuống.

    Việc KHÔNG NÊN làm:

    • Đừng thả thêm cá vào bể – hãy chờ đến khi chu trình đã hoàn thành.
    • Đừng thay đổi hệ thống lọc – các nhóm vi khuẩn hữu ích đang phát triển tại đây. Không nên tác động vào chúng cho đến khi chúng được hình thành ổn định.
    • Đừng cho cá ăn quá nhiều – Khi nghi ngờ cá bị ngộ độc nito, hãy cho cá ăn ít. Nên nhớ rằng bất cứ thứ gì được cho vào bể lúc này sẽ sinh ra chất thải bằng cách này hay cách khác.
    • Đừng cố gắng thay đổi pH – các vi khuẩn hữu ích có thể bị ảnh hưởng khi pH thay đổi. Trừ phi có vấn đề quá nghiêm trọng với pH (thường là quá cao), hãy mặc kệ nó trong quá trình bắt đầu này.

    Nguồn: http://freshaquarium.about.com/cs/biologicalcycle/a/nitrogencycle_2.htm
    ---------------------------------​

    Các câu hỏi được đặt ra:confused::

    • Nếu ta bổ sung men vi sinh vào giai đoạn này, ta có loại bỏ được chu trình này diễn ra hay không?
    • Việc thay nước thường xuyên có làm chu trình này diễn ra lâu hơn không?
    • Cho nước vào bể rồi bật lọc vài ngày, có làm chu trình này tự diễn ra không?
    • Tại sao bể cá của ai đó ta quen, lọc thì cùi, cũng lười thay nước mà cá của họ không chết?

    Chúc các bạn chưa và đang đối mặt với chu trình này vượt qua giai đoạn cực khổ này. Thông báo là cá của mình cũng hóa rồng hết 3-4 em trước khi mình khám phá ra sự thật phũ phàng này :wallbash:
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/3/14
  7. khanh.tran

    khanh.tran Active Member

    - Vi khuẩn có ích cần thời gian để sinh sôi nên việc bổ sung men vi sinh là để rút ngắn thời gian vi khuẩn có ích phát triển
    - Nếu bộ lọc đủ tốt thì việc thay nước là để loại bỏ nitrate (có thể có thêm một số chất khác) vì nồng độ nitrate cao cũng gây độc cho cá
    - Vi khuẩn có ích sẽ tự sinh sôi và phát triển, nên chỉ cần có chỗ (vật liệu lọc) và thời gian thì nó sẽ phát triển thôi
    - lọc cùi và lười thay nước mà cá ko chết thì có thể nuôi cá số lượng ít hoặc cho ăn ít =)))). Thật ra với 50l/1 con cá vàng + bộ lọc vi sinh vừa vừa + thay nước đều tuần 2 lần mỗi lần 20% thì mình nghĩ muốn nó chết cũng hơi khó, trừ trường hợp nó bị bênh nan y thôi :D
     
  8. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Cám ơn bạn đã tham gia câu hỏi mở :lee: Mình hoàn toàn nhất trí với bạn về câu đầu và cuối.

    Ở câu 2 thì thật ra đúng là việc thay nước làm giảm nồng độ NH3/NO2/NO3 và như vậy cũng làm chậm chu trình Nito lại nhưng thật an toàn khi luôn đảm bảo nồng độ các chất trên luôn trong ngưỡng cho phép :p Cho nên thay nước đều đặn vẫn rất cần thiết :cool:

    Còn câu 3 thì câu hỏi được đặt ra sau đó là vi khuẩn làm nhiệm vụ chuyển đổi NH3 => NO2 => NO3 sẽ lấy chất dinh dưỡng của chúng - nguồn Nito từ đâu nếu không phải từ chất thải của cá và thức ăn thừa trong nước để phát triển :confused:
     
  9. qvinh93

    qvinh93 Active Member

    ý kiến của mình về vấn đề dòng chảy thì các loại cá vàng căn bản sinh ra đã có kiểu hình phù hợp với dòng chảy mạnh trong hồ ( thân cá thon, dài và dẹp)...cơ thể tương thích như ở cá chép thì dòng chảy mạnh hay yếu cũng ko là vấn đề đáng bận tâm...còn các loại egg-shaped thì ngược lại mà điển hình là ranchu, 1 môi trường mà dòng chảy ko mạnh để ko làm ảnh hưởng đến cá sẽ giúp giảm bớt stress, bơi lội thoải mái vì cá vàng là loại hiếu động...bản thân mình khi ra các tiệm cá thì những con cá trong hồ có kích thước nhỏ mà hồ lại để vòi phun của máy bơm 2 trong 1 có tình trạng đuối sức vì phải bơi tránh dòng nước của máy phun ra. Theo kinh nghiệm bản thân thì khả năng bơi lội khỏe mạnh mình sẽ xếp hạng : ryukin > oranda, ngọc trai> ranchu > ping pong
     
  10. steventb

    steventb Active Member

  11. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Vậy là bạn hiểu quá đúng rồi. Đúng là lũ mình dài-dẹp thì thích dòng chảy tương đối y như đám chép. Còn lũ ỉn mà thường mọi người thích nuôi thì cần dòng chảy yếu hơn, nhưng cũng nên có. Dòng chảy quá mạnh sẽ khiến chúng mệt khi phải liên tục bơi ngược dòng. Còn cá đang bệnh, gặp dòng mạnh sẽ rũ rượi cuốn theo dòng nước hay kẹt luôn trong chỗ hút nước của máy lọc. Sáng hôm sau cho đi du lịch sông Hồng/Sài Gòn luôn thể =)) Đây cũng là lý do người ta hay khuyên tắt lọc hay bắt cá bệnh bỏ riêng vào bể bệnh viện. :p
     
  12. qvinh93

    qvinh93 Active Member

    lúc trc mình có 1 đàn 5 em ping pong, 4 em ra đi cũng vì 1 lí do là dòng chảy mình thiết kế hướng vào 2 máy lọc ở 2 góc hồ, do ko chịu nổi sức nước thế là dính lun vào máy ... cá biệt có 1 em ko bik sao mà đủ khỏe và khôn giành dc đồ ăn với lũ ryukin và oranda...bây h dc gần 1 năm, size khoảng trái chanh lớn, ẻm rất thích lượn lờ chỗ máy lọc mà chẳng lo bị hút vào..xem như cũng là may mắn :)
     
  13. khanh.tran

    khanh.tran Active Member

    - đồng ý với bạn về câu 2 :D
    - còn câu 3 thì bạn còn cần con vi khuẩn lấy dinh dưỡng ở đâu ngoài chất thải và thức ăn thừa của cá nữa :D
     
  14. khanh.tran

    khanh.tran Active Member

    Đưa thêm 1 số thông tin về chu trình nito

    Các loại vi khuẩn
    Về cơ bản, có 4 loại vi khuẩn hiện diện trong hầu hết các hồ cá cảnh. Loại thứ nhất là các vi khuẩn phân huỷ. Chúng sử dụng các chất hữu cơ trong hồ cá bao gồm phân cá, thức ăn thừa và xác rong, tảo làm nguồn thức ăn. Trong hồ cá luôn tồn tại một số lượng lớn các vi khuẩn loại này. Là loại vi khuẩn có ích, chúng phân huỷ các chất hữu cơ thành các chất vô cơ gồm ammonia (NH3) và carbon dioxide (CO2) để các vi khuẩn khác tiêu thụ. Chúng cũng là nguyên nhân chính làm cho nước hồ ngả đục. Chẳng hạn, khi bỏ quá nhiều thức ăn vào hồ thì thức ăn thừa sẽ làm bùng phát số lượng các vi khuẩn phân huỷ; chúng tiêu thụ hết lượng ô-xy trong nước làm cá nghạt và phải ngoi lên mặt nước để thở. Với mật độ thích hợp, chúng làm tốt công việc vệ sinh hồ cá, nhưng nếu để phát triển quá mạnh thì chúng có thể làm chết cá trong hồ. Vì vậy, hồ cá cần được trang bị bộ lọc nước có chất lượng.

    Loại thứ hai cũng là các vi khuẩn phân huỷ, nhưng là loại đặc biệt, vi khuẩn ô-xy hoá ni-tơ. Có hai nhóm vi khuẩn thuộc loại này. Một nhóm tổng hợp ô-xy và NH3 để tạo ra NO2 (nitrite). Nhóm khác tổng hợp ô-xy và NO2 để tạo ra NO3 (nitrate). NH3 và NO2 là chất độc đối với cá; độ pH càng cao, độc tính càng mạnh. NO3 lại vô hại ở nồng độ tương đối cao, dưới 100 ppm. Vì vậy, mục đích của bộ lọc là chuyển hoá một cách nhanh chóng và hiệu quả chất NH3 do cá hay các vi khuẩn phân huỷ tạo ra thành NO2 , rồi sau đó là NO3 càng nhanh càng tốt. Muối nitrate sẽ được lấy ra khi thay nước hồ.

    Loại thứ ba là các vi khuẩn gây bệnh. Một vài loại trong số này tương tự loại thứ nhất, chẳng hạn như loại vi khuẩn phân huỷ phần da chết của cá. Các vi khuẩn này là dạng mầm bệnh cơ hội; chúng không tấn công cá cho đến khi cá bị thương hay yếu đi. Một số khác là mầm bệnh thực sự, chúng luôn luôn hiện diện trong hồ cá và không ngừng tấn công vào hệ thống miễn dịch của cá. Chừng nào cá còn mạnh khoẻ, hệ thống miễn dịch của nó còn có khả năng chống chọi với vi khuẩn gây bệnh. Nhưng khi có một con bị yếu đi và ngã bệnh; nó cung cấp vật chủ để vi khuẩn sinh sôi đến mật độ đủ lớn từ đó áp đảo hệ thống miễn dịch của các con cá khoẻ mạnh khác. Giảm stress là cách tốt nhất giúp cá chống chọi với bệnh tật. Cách nữa là cách ly cá mới, cá nhiễm bệnh để làm giảm sự lây lan mầm bệnh.

    Loại thứ tư là các vi khuẩn yếm khí. Chúng có thể là một trong số các vi khuẩn kể trên nhưng có khả năng chuyển đổi cơ chế hoạt động từ môi trường có ô-xy sang môi trường không có ô-xy, tức yếm khí. Môi trường không có ô-xy trong hồ cá thường là lớp đá sỏi dưới đáy hồ. Một số vi khuẩn yếm khí rất có ích vì chúng phân huỷ muối nitrate thành khí ni-tơ. Nhưng nếu tập trung với số lượng lớn, vi khuẩn yếm khí có thể trở nên có hại nhất là trong các hồ cá biển, vì vài loại trong số chúng tạo ra khí độc H2S (hydrogen sulfide) làm chết cá. Những cách để hạn chế các khu vực yếm khí là không nên đặt đá tảng hay vật trang trí nơi không có dòng nước lưu thông qua, giảm độ dày đáy nền hay hay tăng kích thước sỏi để cho phép nhiều ô-xy thâm nhập sâu hơn xuống đáy. Ngoài ra, có thể sử dụng những động vật đào bới đáy hồ như ốc sên, cá chạch, cichlid hay ba ba để ngăn ngừa việc hình thành các túi khí. Không sử dụng cát mịn vì nó có khuynh hướng lèn chặt và tạo ra môi trường yếm khí. Trong môi trường nước ngọt nguy cơ này không cao, nhưng là dấu hiệu của sự thiếu chăm sóc hồ cá.

    Chu trình ni-tơ
    Trong hồ cá, chất ni-tơ tồn tại và luân chuyển dưới nhiều trạng thái khác nhau. Quá trình luân chuyển này bao gồm một chuỗi các phản ứng hoá sinh; gọi chung là chu trình ni-tơ. Chu trình ni-tơ được coi là tác nhân lọc sinh học và đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường sống lành mạnh cho các sinh vật trong hồ. Chu trình này thực sự phức tạp vì bao gồm rất nhiều quá trình trung gian nhưng có thể tóm tắt thành 4 quá trình diễn ra như sau:

    Chất hữu cơ [1]==> ammonia [2]==> nitrite [3] ==> nitrate [4]==> khí ni-tơ

    [1] Quá trình khoáng hoá (mineralisation) là quá trình mà chất hữu cơ được vi khuẩn phân huỷ thành các chất khoáng vô cơ, chủ yếu là ammonia.

    [2] Quá trình ô-xy hoá ni-tơ (nitrification) là quá trình ô-xy hoá ammonia thành nitrate. Có hai giai đoạn; giai đoạn đầu, vi khuẩn phân huỷ ammonia thành nitrite (NO2-). Giai đoạn sau, vi khuẩn ô-xy hoá nitrite thành nitrate (NO3-). Cả hai giai đoạn tiêu thụ ô-xy hoà tan.

    [3] Quá trình tạo ni-tơ (denitrification): là quá trình phân huỷ nitrate và nitrite thành các khí ô-xít ni-tơ (N2O) và ni-tơ (N2). Vi khuẩn yếm khí lấy ô-xy từ nitrate và nitrite để hô hấp vì môi trường có rất ít hoặc không có ô-xy hoà tan.

    [4] Quá trình đồng hoá (assimilation): là quá trình tiêu thụ các chất vô cơ như ammonia, nitrite và nitrate của các sinh vật tự dưỡng (autotrophs) bao gồm vi khuẩn, rong tảo và các loài thực vật thuỷ sinh.

    [​IMG]

    Mô hình giản hoá chu trình ni-tơ trong hồ cá. Những mũi tên thể hiện sự chuyển hoá của ni-tơ. Chất hữu cơ được phân huỷ thành các hợp chất có chứa ni-tơ. Rong, tảo và các loài thực vật thuỷ sinh lại tiêu thụ các hợp chất này.

    trích awarona.com.vn
     
  15. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    À, giờ mình mới đọc lại mới thấy, do thiếu sót của mình, câu hỏi của mình thiếu. Thật ra ý mình nhắm tới là một số bạn nghĩ trước khi thả cá thì việc cho nước vào chạy bơm/lọc chay vài ngày hay 1-2 tuần cũng có thể tạo được hệ vi khuẩn có lợi cho bể cá và quan điểm đó là SAI khi mà chúng không có nguồn nito cung cấp liên tục (phân + nước tiểu của cá). Thx bạn đã làm rõ hơn các nhóm vi khuẩn tồn tại trong bể cá :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/3/14
  16. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Ngoài những vấn đề liên quan đến chu trình nito, về hệ thống dòng chảy trong bể, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến cách ta chăm sóc cá hằng ngày. Liệu bể của chúng ta đã phù hợp để chúng có một môi trường phát triển tốt nhất? Chúng ta đã cho chúng ăn đúng cách chưa? Hi vọng qua chủ để lần này, ta sẽ tìm ra những vấn đề nhỏ hơn nhưng cũng thật quan trọng để kéo dài tuổi thọ cho cá.

    ------------------------------​

    Chủ đề 3: Để cá sống lâu hằng chục năm!

    Dù bạn có tin hay không thì một chú cá vàng có thể sống từ 10-25 năm hay thậm chí lâu hơn nếu nó được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, với chế độ chăm sóc thông thường, tuổi thọ của chúng chỉ kéo dài khoảng 6 năm. Sách kỉ lục Guinness thế giới ghi nhận một chú cá vàng tên Tish đã sống thêm 43 năm sau khi giành chiến thắng ở 1 hội chợ tại Anh năm 1956! Bạn cũng có thể giúp những người bạn lắm vảy của mình sống đến thời kì vàng son như vậy. Người ta thường quên rằng stress và việc vệ sinh có thể gây ảnh hưởng lớn đến cá, ngược lại nếu có thể hiểu rõ 2 vấn đề này, cũng có thể kéo dài tuổi thọ của cá rất nhiều. Những thay đổi nhỏ như việc thay nước từng chút một có thể giúp cá sống lâu hơn nhiều.

    Hãy chú ý các vấn đề sau:

    1. Chuẩn bị cho chúng bể càng lớn càng tốt.
    [​IMG]
    Đừng sử dụng bể tròn. Một chú cá vàng loại fancy cần ít nhất 75 lít nước để sống thoải mái (cần thêm 37 lít cho mỗi chú cá thêm vào). Chọn bể có mặt thoáng lớn để tăng khả năng tiếp xúc của oxi với bề mặt nước (bể rộng sẽ tốt hơn bể cao).

    2. Thiết kế bể trước khi thả cá:
    [​IMG]

    Đôi khi phải cần đến 2 tuần trở lên cho công tác chuẩn bị này. Việc hình thành chủng vi khuẩn có lợi trong bể để phân hủy chất thải của cá là cực kì cần thiết. Để làm được điều này, hãy thực hiện “chu trình không cá”. Sau khi hoàn tất, bể cá của bạn sẽ rất nhiều vi khuẩn làm nhiệm vụ phân hủy chất thải từ cá. Ngược lại, nếu bạn không chuẩn bị điều này, bể cá dễ bị đầu độc bởi ammoniac và cá sẽ chết.

    3. Cung cấp điều kiện vận động và giải trí cho cá:
    Trang trí bể với sỏi, lũa (gỗ trôi dạt), cây thủy sinh, v.v… Hãy đảm bảo chúng không tiềm ẩn nguy cơ cho cá (các chủng vi khuẩn có hại có thể phát triển bên trong) cũng như không có những gờ/mép sắc nhọn (có thể làm rách vây cá). Chuẩn bị những vùng khác nhau trong bể, như khoảng trống lý tưởng cho cá bơi cũng như chỗ núp. Bạn cũng có thể huấn luyện cho cá bằng nhiều cách. Nếu bạn cho chúng ăn vào khoảng thời gian nhất định mỗi ngày, chúng sẽ sớm chờ bạn đúng khoảng thời gian đó và quen với sự hiện diện của bạn khi chúng ăn. Không lâu sau, bạn có thể dạy chúng lên ăn trên tay. Bạn cũng có thể dùng vợt vớt cá đã bỏ đi phần lưới để làm cái vòng và dạy cho cá của bạn bơi qua đó.

    4. Thêm thiết bị làm tăng lượng oxi hòa tan vào nước:
    [​IMG]

    Một bơm khí nhỏ hay đá bọt có thể là đủ. Hay bạn cũng có thể tận dụng dòng chảy từ “thác nước” mà một số loại lọc cung cấp để khuấy động bề mặt nước.

    5. Làm vệ sinh bể ít nhất 2 tuần 1 lần, nhưng càng thường xuyên thì càng tốt bởi lượng chất thải mà cá vàng thải ra:
    [​IMG]

    Hãy cân nhắc đến việc mua một máy lọc, cá vàng thải rất nhiều và dễ làm tăng lượng ammoniac và gốc nitrit rất có hại cho cá. Nếu bạn không sử dụng lọc thì nên làm vệ sinh 2 lần mỗi tuần! Đây là việc rất quan trọng. Bạn phải làm vệ sinh thường xuyên hay không còn phụ thuộc vào kích thước bể, số lượng cá và hiệu quả hệ thống lọc nước. Cây thủy sinh cũng rất tốt cho việc hấp thụ một phần ammoniac, các gốc nitrit và nitrat.

    Kiểm tra thường xuyên nồng độ ammoniac và nitrit (chúng cần phải luôn ở mức 0). Một bộ kiểm tra pH cho nước cũng rất cần thiết để đảm bảo nước không quá kiềm hay quá chua. Bạn sẽ dễ dàng mua được ở tiệm bán cá. Đừng cố gắng điều chỉnh nước trong bể trừ phi nó có thong số khác quá xa so với nước môi trường tự nhiên. Cá vàng có thể tồn tại trong khoảng pH rộng và những chất hóa học thay đổi độ pH cũng không phải là giải pháp duy nhất mà người nuôi cá có thể chọn, còn nhiều cách khác phổ biến hơn. Tầm pH từ 6.5-8.25 là ổn. Rất nhiều hệ thống cấp nước đẩy độ pH lên khoảng 7.5 và cá vàng sống rất thoải mái ở tầm pH này.

    Đừng đem cá ra khỏi bể khi thay nước. Việc hút phân cá khỏi bề mặt sỏi có thể được thực hiện bằng ống hút/bơm khi cá còn trong bể. Thay đổi một phần nước định kì tốt hơn nhiều việc thay đổi toàn bộ nước (có thể làm cá stress). Nếu buộc phải đưa cá ra, hãy dùng 1 thau nhựa thay vì dùng vợt vớt, cá có thể tự làm tổn thương vây/vảy của chúng khi giãy giụa. Điều này cũng khiến cá bị stress! Nếu chỉ có thể dùng vợt để vớt, hãy làm ướt nó trước khi sử dụng. Vợt khô dễ gây tổn thương hơn là vợt ướt. Khi dùng thau nhựa cũng cần lưu ý để cá của bạn tự bơi vào.

    6. Cho phép nhiệt độ của nước thay đổi khi chuyển mùa:
    [​IMG]

    Mặc dù cá vàng không thích nhiệt độ cao hơn 24oC, chúng lại có vẻ chịu khi nhiệt độ hạ xuống tầm 15-20oC vào mùa đông. Cá vàng fancy là ngoại lệ, chúng không dễ dàng thích nghi nếu nhiệt độ xuống dưới 16oC. Cần lưu ý cá sẽ không ăn khi nhiệt độ dưới 10-14oC.

    7. Cho cá ăn hai lần mỗi ngày với thức ăn dành riêng cho chúng:
    [​IMG]

    Nếu bạn muốn cho chúng ăn nhiều cữ hơn, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn ra để tránh việc cho chúng ăn quá nhiều. Chỉ cho ăn đủ lượng thức ăn chúng có thể ăn trong vài phút và vớt thức ăn thừa ra ngay. Nếu sử dụng thức ăn nổi, hãy làm ướt vài giây trước khi cho ăn để nó dễ dàng chìm xuống. Điều này sẽ làm giảm lượng không khí mà cá nuốt lấy trong khi ăn, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về bong bóng.

    [​IMG]

    Một số mẹo nhỏ:
    • Hãy đảm bảo cá khỏe mạnh khi bạn mua chúng. Nếu có bất kì con cá nào trong bể bạn lựa có dấu hiệu bị bệnh (đốm trắng, đốm đỏ/lở loét, xù vảy/phù nề) thì tốt nhất đừng mua cá trong bể đó. Quay lại cửa hàng đó sau 1 tuần và mua về những con cá khỏe mạnh thay vì mang về một con cá mà bạn phải đánh thuốc đặc biệt hay thậm chí chết khi bạn chăm sóc. Cá mới cùng cần được nuôi cách ly một thời gian để tránh lây lan ký sinh trùng, vi khuẩn hay nấm.
    • Cá vàng thân dẹp và một số loại thân hình trứng có thể lớn trên 12 inches (30.5cm) nếu được nuôi trong bể hay hồ đủ rộng! Tuy nhiên, trái với những gì đa số chúng ta nghĩ, cá vàng không thể giữ nguyên kích thước khi ở trong bể của chúng. Đừng mua bể quá nhỏ và nghĩ rằng con cá của bạn sẽ ngừng phát triển, điều này sẽ rút ngắn tuổi thọ của cá và gây stress.
    • Cẩn thận khi vận chuyển cá. Stress có thể rút ngắn tuổi thọ của chúng.
    • Nếu bạn có nuôi mèo thì KHÔNG để hở mặt bể.
    • Đừng chiếu sáng bể nhiều hơn vài tiếng mỗi lần, nó sẽ khiến nhiệt độ của nước quá nóng và làm tảo phát triển. Dù bạn có trồng cây thật thì 8 tiếng mỗi ngày là đủ cho việc chiếu sáng. Lưu ý khi bật/tắt đèn bể, bật/tắt đèn phòng trước để tránh làm cá shock. Chúng không có da mí mắt nên đột ngột thay đổi ánh sáng có thể làm chúng hoảng sợ.
    • Theo dõi các thông số nước bể thường xuyên. Quan tâm đến nhiệt độ nước. Kiểm tra nồng độ nitrat, nitrit và ammoniac. Kiểm tra pH của nước, độ cứng và độ kiềm. Hãy nghiên cứu thêm về chúng.
    • Đảm bảo dọn thức ăn thừa hay phân cá khỏi lớp sỏi nền thường xuyên.
    • Chú ý đến vị trí đặt bể cá. Đừng để gần lò sưởi hay các thiệt bị điện khác, cũng đừng đặt gần cửa chính hay cửa sổ. Làm như vậy sẽ dễ làm thay đổi đột ngột nhiệt độ bể. Cũng đừng đặt đâu đó bị ánh sáng mặt trời chiếu vào suốt ngày, điều này khiến bể có thể rất nóng và tảo sẽ phát triển.
    • Đảm bảo không có vật sắc nhọn trong bể để cá không bị rách vây hay tróc vảy.
    • Cho cá ăn nhiều quá cũng không tốt, chỉ cho chúng ăn lượng thức ăn chúng kịp ăn hết trong 2 phút. Cũng đừng cho tất cả thức ăn vào một lần duy nhất, cho từng chút một và để cá có thời gian để ăn. Bạn sẽ không muốn có bất kì thức ăn thừa nào chìm vào lớp sỏi nền (thức ăn chìm hay một số loại thức ăn nổi mà mau chìm nên lưu ý).
    • Nếu máy sục oxi của bạn quá công suất so với kích thước của bể, gắn vào đầu thổi 1 cái kẹp hay các van phổ biến có mặt trên thị trường để làm giảm lượng bong bóng.
    • Khi sử dụng cỏ/bèo ở gần bể để làm môi trường sống của cá tự nhiên hơn, hãy làm sạch nó trước để đảm bảo chúng không phát tán ký sinh trùng cho cá.
    • Khi chữa cho cá bệnh, không nhất thiết phải đưa chúng vào bể riêng.
    • Không bao giờ sử dụng bể dung tích dưới 50 lít trừ phi là để tạm (vdu trong 1 tuần). Bể nhỏ hơn sẽ khiến cá không thoải mái, choáng và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, điều này cũng là tàn nhẫn nữa.

    Hãy chăm sóc cá đúng cách.

    Nguồn: http://www.wikihow.com/Make-a-Goldfish-Live-for-Decades
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/3/14
  17. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Và câu hỏi mở kì này hi vọng bạn Axu hay bạn nào có kinh nghiệm chạy chu trình nito trước khi thả cá vào bể hãy cho mọi người biết kinh nghiệm của mình. Có lần mình cũng nhắc bạn Axu là nếu chạy khơi khơi lọc cho bể mà không có nguồn nito cung cấp cho vi sinh vật phân hủy nitrat phát triển thì chẳng lẽ chúng cạp đất mà ăn? =)) Như vậy rõ ràng là vẫn có cách cung cấp dinh dưỡng để chủng vi khuẩn có lợi này phát triển mà không nhất thiết phải thả cá nào vào "làm vật hi sinh". ;)
     
  18. steventb

    steventb Active Member

    uppppppppppp, bài hay
     
  19. abc456

    abc456 Active Member

    Ông bạn rất hay !! úp nhìu tài liêu kham khảo :)
    Rất mong sẻ có nhìu bài hơn
    Tks ông bạn :D
     
  20. tphdang8490

    tphdang8490 New Member

    Việc chạy hệ thống lọc mà không có cá thì đúng là vi sinh không phát triển thật, kinh nghiệm thực tế sau nhiều lần làm hồ của mình là sau khi đã lắp đặt tất cả các thiết bị cần thiết cho hồ cá như máy bơm, sục oxi, vật liệu lọc thì cho thêm men vi sinh vào, thức ăn viên cán thành bột mịn sau đó hòa vào nước, để khoảng 2 ngày trước khi thả cá. Và việc lựa cá của mình cũng khá kỹ lưỡng nên mình cũng ko gấp thả cá, có hồ mình làm cho nó chạy không gần 2 tuần mới tìm được con cá vừa ý thả vô.

    Việc tìm hiểu hệ vi sinh có phát triển hay chưa trước khi thả cá thì có lẽ hơi khó vì khó phát hiện bằng mắt thường. Cách duy nhất biết được là nước hồ trong vắt như pha lê, ko có mùi hôi tanh là ổn. Còn khi thả cá vào khoảng 1-2 tháng thì có thể thấy được vi sinh bám 1 lơp nâu nhìn như sình trên các vật liệu lọc (bùi nhùi và sứ lọc là dễ thấy nhất)

    Chu trình nitơ thì cũng tương tự như khi đã hoàn thành và thả cá, trong thức ăn cá có chưa một lượng protein nhất định bổ sung dinh dưỡng cho cá, lượng protein này có gốc nitơ sẽ cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh phát triển. Việc bỏ men vi sinh vào hồ có tác dụng đẩy nhanh tốc độ phát triển của vi sinh. Thực tế trong nước, thức ăn và trong cơ thể cá đã có sẵn một số ít vi sinh này rồi. khi gặp môi trường thích hợp sẽ tự nhiên phát triển. Nếu ko cho men vi sinh vào khi mới set hồ thì cũng ko sao nhưng vi sinh sẽ phát triển chậm hơn thôi.

    Một số bạn cho rằng khi thay nước sẽ làm chết một lượng vi sinh và cần châm thêm vi sinh mỗi khi thay nước. Thực tế thì vi sinh sống lơ lửng trong nước cũng có nhưng ko đáng kể. Đa số vi sinh cần giá thể để bám vào mà phát triển (đó chính là tác dụng của các vật liệu lọc vi sinh). Do đó việc thay nước sẽ chẳng ảnh hưởng gì nếu hệ vi sinh của bạn đã phát triển ổn định, chu trình ni tơ đã hoàn tất thì vi sinh sẽ lại tiếp tục phát triển tiếp.

    một vài kinh nghiệm ít ỏi chia sẻ cùng các bạn!
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/3/14

Chia sẻ trang này