Nhân anh Đại đăng bài về piranha tình cờ lại nhằm lúc có tin post bên diễn đàn 4so9 về sự có mặt của cá piranha ở sông SG, post link lên đây cho bà con xem cho vui http://4so9.com/cauca/DiscView.php?mid=29000&forum_id=18&
hehehe! ở dưới quê em cũng đầy rùi nè! vác cần câu ra mấy đống chà 1 lát vác về vài con cá chim trắng ấy! chỉ sợ đứt dây câu thui!
Sắp tới sẽ có phóng viên viết bài về con piranha này xổng ra ngoài môi trường tự nhiên ở Việt Nam, mình chuẩn bị trước một ít tài liệu về chúng.
Cá này là thứ thiệt chứ không phải chim trắng . Chim trắng không gây nguy hiểm cho chim bằng loại này . Haha
Hehe nguy hiểm quá! Lỡ mất là chết! Cá chim trắng đã dữ cá này còn dữ hơn nữa! Nhà ở Mỹ Tho em nuôi có 4000 con cá Chim trắng hà! hàm răng nó nhìn kinh khủng!
hic.. con cá này vào mùa he một đàng của nó ăn một con bò chỉ có 1tiếng đồng hồ thôi còn mình thì chắc 30 phút là ròi đời quá hehe nhưng em oh bh nên chưa có còn an toàn hehe
chà nguy hiểm quá, hôm bửa ra câu ở sông SG mất hết gần hcục lưởi câu mới dính một e này cở 3 ngón tay, tưởng chỉ là giống cá chim trắng nhưng do ở sông nên có màu đỏ nên cho thằng ban về thả trong ồ ximăng rồi chắc nó ăn hết mấy con cá ờ trỏng lun quá, rùi hôm nào wên thò tay vô nó đớp một phát chắc là hồn vía lên mây lun.
Ặc...e làm thế nhìu nhà môi trường phê phán lắm à!!Khi nào k nui thì hú sẽ có anh em nào đó nui dùm à!! @Fish2005:chào mừng a vào thế giới của anh em cùng đam mê,hehehe
lang thang trong này thấy Sỹ cũng hoạt động giữ he, chắng mình cũng chuyển nghề chơi lại cá mún cá bảy màu lun quá hihihi
lúc cá hổ mới đc. biết đến thì chợ cá gì xéo xéo đường Nguyển thông củng có bán,nhưng sau này chợ cá đó đã dẹp kể từ khi bị báo đăng là bán cá hổ,về sau thì nghe cá chim trắng ở VN,bây giờ cá hổ xổng chuồng ra sông SG thì sao quản lý đc.,khi cá hổ ko bị 1 mối đe doạ nào ở sông SG ,vì cá hổ chỉ có cá sấu trị đc. thôi,ghê quá,thấy cảnh tượng nó rỉa 1 con cò trắng trên TV trong vòng 5',vậy nó rỉa.......chắc cỡ 10' là còn xương thôi quá
hehe có gì đâu thả cá xấu xuống là xong hết tụi cá hổ chứ gì, nhưng mà sau đó . . . . em cũng chả bít
Ê ê, Denis giỡn hoài, ở Amazon mấy cá sấu cũng hay bị cá hổ Piranha mần thịt à nha (nhất là mấy con sấu già mà xấu). . Chỉ có 1 loại diệt cá Piranha nhanh chóng mà chẳng bao giờ bị cá Piranha mần thịt thui, đó là... không phải loài cá mà là loài Rái Cá Khổng Lồ ở Nam Mỹ. (tuy nói là khổng lồ nhưng nó chỉ to hơn các loại rái cá khác thui, và có 1 kỹ năng săn cá thuộc hàng đỉnh, cá piranha là món khoái khẩu của nó đấy)
uh. chắc bữa nào đi ra mấy con sông có nó bắt cả bầy về nuôi quá. hehe nuôi mấy con này chắc tốn tìn mua mồi đây
Cá chim trắng Một số đặc điểm sinh học của cá chim trắng 1. Nguồn gốc và sự phân bố Cá chim trắng nước ngọt có tên khoa học là: Colossoma brachypomum, thuộc họ cá Chép, nguồn gốc ở sông Amazon Nam Mỹ, được du nhập vào Trung Quốc năm 1985 và đến năm 1988 loài cá này đã được nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công . ở Việt Nam loài cá này được nuôi từ cuối năm 1999, trong đó có Nghệ An. Đặc biệt đề tài "ứng dụng công nghệ sinh sản cá chim trắng tại Nghệ An" đã được ngành thuỷ sản thực hiện trong hai năm thực hiện(2002-tháng 7-2003)đề tài đã đạt kết qủa tốt với sản lượng 3 triệu con cá bột. Điều quan trọng là ngành đã chủ động sản xuất, đáp ứng thoả mãn nhu cầu con giống thả nuôi của nhân dân. 2. Đặc điểm sinh học Cá chim trắng là loài cá nhiệt đới, khả năng chịu lạnh kém. Theo tài liệu của viện nghiên cứu Thuỷ sản Châu Giang(Trung Quốc)khi nhiệt độ nước ở 12oC cá bơi lội không thăng bằng, nhiệt độ 10oC là giới hạn thấp nhất đối với cá và nhiệt độ xuống dưới 10oC cá sẽ chết. Đặc biệt khi nhiệt độ thấp từ 12-20oC cá con dễ mắc bệnh: bệnh trắng da, bệnh ký sinh trùng Gyrodaetylus, bệnh trùng quả dưa, bệnh trùng amip ở dạ dày. 2.1. Tập tính sống Cá chim trắng sinh trưởng và phát triển trong nước ngọt, cá thường sống thành từng đàn ở tầng nước giữa và đáy, có thể chịu đựng được ở vùng nước có hàm lượng ôxy hoà tan thấp 1,5mg/l. Giới hạn pH từ 5-10 và khả năng chịu được khí NH3 tới 2,2mg/l. Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng, phát triển là 25-30oC, song chịu đựng kém với nhiệt độ thấp. Nhiệt độ gây chết cho cá là 10oC. 2.2. Tính ăn Cá chim trắng thuộc loại ăn tạp, giai đoạn cá con thức ăn chính là động vật phù du là chủ yếu và một phần mùn bã hữu cơ. Giai đoạn trưởng thành cá ăn giun, tép, rau, bèo tấm, cám và các mùn bã hữu cơ. Mặc dù cá có hàm răng sắc và nhọn song cá lại rất hiền lành và dễ đánh bắt, nó không dữ tợn như ta nhầm tưởng. Điều đáng chú ý là khi nuôi chung cùng các loại cá khác thì lúc thả giống nuôi cá phải cùng cỡ để tránh sự cạnh tranh thức ăn và đề phòng nhữnh lúc thiếu thức ăn, cá chim trắng có thể ăn vây của các loại cá khác, hoặc ăn thịt các cá thể nhỏ hơn. 2.3. Sinh trưởng Cá chim trắng lớn nhanh hơn so với các loại cá khác như cá mè, cá trắm cỏ, nuôi 120 –130 ngày chỉ đạt chiều dài 10 –12cm/con, trọng lượng 25-30g/con. Cùng thời gian nuôi đó cá chim trắng đạt chiều dài 13-15cm/con, trọng lượng đạt 80-100g/con (tính từ cá bột). Nếu tính từ cá giống loại 5-6cm/con nuôi 120 ngày cá đạt trọng lượng 300g/con, nuôi trong 1 năm cá đạt trọng lượng 800-1200g/con. 2.4. Sinh sản Bình thường ở trong điều kiện nhiệt độ môi trường nước luôn luôn trên 20oC cá chim trắng giống thành thục lần đầu tiên sau 20 tháng tuổi và đạt trọng lượng 1,8-2,2kg/con. Cá chim trắng đẻ rộ từ tháng 3-7 trong năm, lượng trứng đẻ tỷ lệ với trọng lượng cá và tuổi của cá. Cá từ 2-5 năm tuổi có trọng lượng đạt 2,5-4,5kg/con, có lượng trứng đẻ trung bình là 6 vạn trứng/kg cá cái/lần đẻ. trích nguồn http://www.nghean.gov.vn/adnews Cá răng đao Cá răng đao có tên thường gọi là "cá cọp" (Piranha), một loại cá nước ngọt thuộc họ Hồng Nhung Characidae, có kích thước to lớn, một con cá Piranha trưởng thành có kích thước 2,5cm. Xuất xứ từ miền Tây Nam Brazil - Piranhas nên có tên gọi là Piranha. Đặc điểm Là một loài cá cực kỳ hung dữ vì có một hàm răng sắc nhọn, thường sống theo bầy đàn, tấn công các loài cá dưới nước và những động vật xuống nước như gà vịt, trâu bò. Một đàn cá Piranha có thể xé xác một con bò chỉ trong khoảng 10 phút nên được xem là đặc biệt nguy hiểm. Năm 1997, một vài con cá Piranha được nhập lậu về Việt Nam để bán như là cá cảnh. Với hiểm họa từ cá Piranha là khi bị xổng vào môi trường thiên nhiên như sông hồ, chúng sẽ tiêu diệt các sinh vật dưới nước khác và đe dọa đến tính mạng con người nên đã bị Bộ Thuỷ Sản Việt Nam nghiêm cấm nhập khẩu và nuôi từ năm 1998 đến nay. nguồn http://vi.wikipedia.org