Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Tổng quan về cá 7 màu (sưu tầm)

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá bảy màu' bắt đầu bởi QSy, 16/5/08.

  1. QSy

    QSy Moderator

    Cá bảy màu/Guppy
    (Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia)
    [​IMG]

    Tình trạng bảo tồn: An toàn
    Phân loại khoa học
    Giới (regnum): Animalia
    Ngành (phylum): Chordata
    Lớp (class): Actinopterygii
    Bộ (ordo): Cyprinodontiformes
    Họ (familia): Poeciliidae
    Chi (genus): Poecilia
    Loài (species): P. reticulata

    Cá bảy màu hay guppy (danh pháp khoa học: Poecilia reticulata), cũng gọi là cá triệu (millionfish trong tiếng Anh),là một trong những loại cá cảnh nước ngọt phổ biến nhất thế giới. Nó là một thành viên nhỏ của họ Poecilidae (con cái dài 4-6 cm, con đực dài 2½–3½ cm) và giống như các thành viên khác của họ cá này, chúng là dạng cá đẻ trứng thay.

    Nguồn gốc
    Tên thường gọi là cá bảy màu.
    Tên khoa học: Poecilia reticulata, thuộc họ Cá khổng tước (Poeciliidae)

    Đây là giống cá dễ nuôi, sinh sản nhanh, đa dạng và phong phú nhất trong số các loài cá cảnh (về màu sắc). Cá bảy màu nhập ngoại vào Việt Nam có 2 loại chính: bảy màu đuôi rắn và bảy màu thân xanh đen, đuôi màu xanh biếc, đỏ điểm vạch trắng. Ở các nước khác có cá bảy màu toàn thân đen tuyền chưa thấy có tại Việt Nam.

    Cá có nguồn gốc từ Jamaica, sống trong những vũng vịnh cạn, eo biển, mương rãnh và dọc theo bờ biển. Năm 1866, Robert John Lechmere Guppy sống ở đảo Trinidad thuộc British West Indies gửi một vài con cá này đến bảo tàng Anh để nhận dạng. Albert C. L. G. Gunther của bảo tàng này đặt tên khoa học cho nó là Girardinus guppii để ghi công Guppy vào cuối năm đó. Đến năm 1913, đặt tên lại là Lebistes reticulatus, tên khoa học chính thức lúc bấy giờ. Tuy nhiên, loài cá này đã được Wilhelm Peters mô tả trước đó vào năm 1859 trong số sinh vật ông thu thập được từ Nam Mỹ. Mặc dù Girardinus guppii hiện nay được coi là từ đồng nghĩa của Poecilia reticulata, nhưng tên gọi "guppy" vẫn được sử dụng.[2] Theo thời gian cá bảy màu đã được đặt nhiều tên gọi khoa học khác, nhưng hiện tại Poecilia reticulata là danh pháp được coi là hợp lệ.


    Phân bố
    Cá bảy màu là cá bản địa của Trinidad và một số khu vực thuộc Nam Mỹ, đặc biệt là Antigua và Barbuda, Barbados, Brasil, Guyana, Netherlands Antilles, Trinidad và Tobago, quần đảo Virgin và Venezuela[3].

    Tuy nhiên, cá bảy màu đã được đưa vào nhiều quốc gia khác nhau tại mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực. Đôi khi điều này diễn ra một cách ngẫu nhiên, nhưng chủ yếu thường là trong vai trò của sinh vật kiểm soát muỗi, với hy vọng rằng cá bảy màu sẽ ăn các loại ấu trùng muỗi và làm giảm sự lan truyền của bệnh sốt rét. Trong nhiều trường hợp, những con cá bảy màu này lại trở thành loài xâm hại có ảnh hưởng tiêu cực tới quần xã cá bản địa[4].


    Sinh thái và hành vi
    Có một sự đa dạng lớn về màu sắc giữa các quần thể, nhiều quần thể với màu sắc rất khác biệt nhau. Những quần thể nào sinh sống trong các môi trường mà các loài động vật ăn thịt là phổ biến sẽ có xu hướng ít sặc sỡ như là một biện pháp tự bảo vệ trong khi các quần thể với môi trường sống ít kẻ thù thì lại sặc sỡ hơn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy những con đực màu sặc sỡ được ưa thích hơn trong quá trình chọn lọc giới tính (nguyên lý handicap) trong khi chọn lọc tự nhiên thông qua lối sống ăn thịt lại ưa chuộng các sắc thái dịu. Kết quả là, các kiểu hình thống lĩnh được ghi nhận trong phạm vi các cộng đồng cô lập về mặt sinh sản là chức năng của tầm quan trọng tương đối mà mỗi yếu tố có trong môi trường cụ thể.

    Đôi khi những con đực có thể đối xử với nhau một cách hung hãn, tham gia vào những cuộc chọi đứt vây hay các hành vi ức hiếp khác. Cá bảy màu sống trong một mạng lưới xã hội phức tạp, chúng lựa chọn đối tác và ghi nhớ các đối tác này[5].

    Cá bảy màu là loài cá được cá nhà sinh học tiến hóa chọn lựa do lối sống ăn thịt của chúng thông thường hay biến đổi ngay cả khi chỉ trong một khu vực nhỏ. Cả các công trình nghiên cứu trong quá khứ lẫn các nghiên cứu gần đây về cá bảy màu được khái quát hóa trong Evolutionary Ecology: the Trinidadian Guppy của Anne Magurran.


    Sinh sản

    [​IMG]
    Cá bảy màu non (cá bột) trong bể cảnh, 1 tuần tuổi

    Thời kỳ mang thai của chúng là 22-30 ngày, trung bình khoảng 28 ngày. Sau khi cá cái được thụ tinh thì một vùng sẫm màu gần hậu môn, gọi là đốm thai, sẽ lớn dần lên và sẫm màu đi. Cá bảy màu ưa thích nước có nhiệt độ khoảng 28 °C (82 °F) để sinh sản. Cá bảy màu cái sẽ sinh ra từ 2-200 cá con, thông thường trong khoảng 30-60 con. Chỉ vài giờ sau khi sinh đẻ xong, cá cái lại sẵn sàng cho việc thụ thai.


    Trong bể cảnh

    Các tiêu chuẩn về cá bảy màu
    [​IMG]

    Cá bảy màu ưa thích bể cảnh nước cứng và có thể trụ vững trong môi trường với độ mặn cao gấp 1,5 lần độ mặn thông thường của nước biển[7]. Cá bảy màu nói chung là ưa chuộng hòa bình, mặc dù hành vi cắn xé vây đôi khi thể hiện ở những con đực hoặc nhằm vào những loài cá bơi lội ở tầng trên như các loài cá kiếm (Xiphophorus spp.) và đôi khi nhằm vào những loài cá khác với các vây dễ thấy như cá thần tiên (Pterophyllum spp.). Đặc trưng đáng chú ý nhất của cá bảy màu là xu hướng sinh sản, và chúng có thể cho sinh đẻ trong cả bể cảnh nước ngọt lẫn bể cảnh nước mặn[8].

    Cá bảy màu do những người nuôi cá cảnh tạo ra có sự biến đổi lớn về bề ngoài, như màu sắc hay hình dáng đuôi (đuôi quạt hay đuôi kiếm nhọn đầu). Sự sinh sản chọn lọc đã tạo ra nhóm các nhà thu thập "cá bảy màu lạ lùng", trong khi cá bảy màu "hoang dã" vẫn duy trì được độ phổ biến của chúng như là một trong những loại cá cảnh dễ nuôi.

    Những người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm gây giống cá bảy màu cho chính mình đều biết rằng cá trưởng thành sẽ có thể ăn thịt các con non và vì thế nên tạo ra khu vực an toàn cho cá bột. Các bể cho sinh đẻ được thiết kế đặc biệt, có thể treo lơ lửng bên trong bể cảnh. Chúng phục vụ cho hai mục đích, thứ nhất là che chở cho cá cái đang mang thai không bị các con đực để ý tới và thứ hai là cung cấp một khu vực riêng biệt cho cá con mới sinh không cho chúng bị mẹ ăn thịt. Cần lưu ý không thả cá mẹ vào nơi đẻ quá sớm hay quá muộn do nó dễ bị sảy thai.
     
  2. leviathan

    leviathan Active Member

    bổ sung 1 tí: hình a là đuôi cờ, b là đuôi tam giác,c là đuôi quạt,d là đuôi voan, e là song kiếm, f là kiếm trên, g kiếm dưới, h là đàn lia, i là hình thuỗng, j là hình ngọn giáo, k là hình tròn, l là đuôi kim
     
  3. QSy

    QSy Moderator

    Cám ơn bạn nhìu!!
    Nhưng cái này là tên địa phương,bạn đặt sao cho người khác hình dung dễ dàng là tốt nhất!!
     
  4. minh_2008

    minh_2008 Active Member

    anh sĩ hay pro nào up choa em cai' hình cách thiết kế hồ để choa ca' đẻ dc hôk??? và làm ơn choa em biết là vào khỏan thời gian nào thì choa ca' mẹ vào ép dc??? hồi dóa tới h tòan là ép 4 cặp thì 2 con mái chết, 1 con hok chịu đẻ, một con đẻ ra tòan mái con huhuhuhuhu
     
  5. QSy

    QSy Moderator

    Cá 7 màu đâu cần thiết kế hồ phức tạp e!!!
    Cá này k ép gì cả,bỏ cá trống và mái vào là 1 lúc nào đó sẽ đẻ thui!!!
    Quan trọng là e xử lý nguồn nước cho tốt và cho ăn đầy đủ,nếu cho ăn bằng bột thì đừng nên bỏ nhìu vì nước sẽ thúi và cá ra đi rất nhanh
    Còn tỉ lệ cá con như thế nào thì.........hên xui à!!
     
  6. minh_2008

    minh_2008 Active Member

    co' khi nao o^'n we' nen ca' so rui nin' de hem
     
  7. minh_2008

    minh_2008 Active Member

    nen cho ca' an j de^? de? Le. va nhiu thia' anh?
     
  8. dennis1989

    dennis1989 Active Member

    mình nghĩ nên cho ăn trùng chỉ là ok, còn việc sinh sản nhiều hay ko thì cũng tùy thuộc vào môi trường sống của nó. Nều như môi trường thích hợp thì nó đẻ cả đống
     
  9. QSy

    QSy Moderator

    Thật sự a đọc các bài của e mà mỏi cả mắt,e coi lại cách viết bài nhé!!
    Cá 7 màu dễ nui và cực kì dễ đẻ!!
    E cứ cho cá ăn trùn chỉ,bobo,lăng quăng,bột và nhất thiết phải có bèo,rêu,rong vì những thứ này k những làm hồ cá đẹp và sinh động hơn mà còn là nguồn thức ăn dự trữ rất tốt cho cá,đặc biệt là cá con,đồng thời cũng là nơi trú ẩn cho cá con cực tốt!
     
  10. hoanghuyenmy

    hoanghuyenmy Active Member

    tui thì nghĩ chẳng cần phải cho ăn cầu kì thế làm gì cả,như tui nuôi thì dễ lắm à!
    -cho ăn cám dành cho gà con(hihi),vì tui thấy lũ bảy màu con ăn ngon lành.
    -lucfs nào ăn trứng gà thì cho lũ cá con một mẩu(cái này cũng hơi cầu kì,hihi!)
    -thả nuôi lũ cá con vao một bể rộng,thật nhiều rong rêu,nhiều những sinh vật phù du,có thêm vài cây bèo tây,bèo ta(ko co bèo tấm đâu,vì loại bèo này sinh sản nhanh và nhìu sẽ che kín mặt nước,cá con ko có õi mà thở),để chúng sống tự nhiên,vài hôm hãy cho ít cám vào là ổn,ko cho thường xuyên làm gì cho dơ bể.
    trên đay là ý kiến của tui,ai có nhiều kinh nghiệm thi xin đóng góp nha!
     
  11. dennis1989

    dennis1989 Active Member

    uh ý kiến bạn hay đấy. Nói túm lại tụi 7 màu này nuôi ngoài trời là lấy tiền hehe
     
  12. QSy

    QSy Moderator

    Ừ,nuôi 7 màu đâu có gì mà cầu kì đâu bạn!!
    Nuôi như bạn nói khá tốt!!Tuy nhiên nếu cho ăn cám thì cẩn thận vì nếu bỏ nhìu 1 tí là nước sẽ bị thối và cá ra đi ngay!
    Bèo tấm rất tốt bạn à,bạn k thấy người ta cho vịt ăn à?Tuy nhiên như bạn nói đấy,nó sinh sản rất nhanh,vì thế vài ngày cần vớt bỏ bốt.
    Mình thì nuôi cả ngoài trời và trong nhà,bèo để trong nhà chắc chắn sẽ bị héo rất nhanh,do vậy bèo để ngoài trời là nguồn cung cấp rất tốt cho các chậu cá trong nhà,hehehe.......vì vậy mình k bỏ gì hết!!
    Mình cũng đàng cố gắng sưu tầm các loại bèo vì chúng rất đẹp,bạn có thì share lun nhé!!
     
  13. hai_phan_88

    hai_phan_88 Active Member

    exactly ! cứ nuôi hòn non bộ là từ 10 cặp có thể nâng số lượng lên đến 500 con chỉ sau vài tháng.
     
  14. QSy

    QSy Moderator

    Hoàn toàn đồng tình với quan điểm này!!!
     
  15. hoanghuyenmy

    hoanghuyenmy Active Member

    ui!cá của tui đẻ nhanh quá mấy bác ới!có 2 cá mẹ,1 cá bố mà đẻ liên tục à! hết con này đẻ lại đến con mái tiếp theo đẻ,hôm wa có một con vừa đẻ 97 con đó!(tui vớt lũ cá con sang bể khác nên tiện thẻ đếm lun,hihi!).bể của tui bé quá mà mấy trăm nhóc cá con đủ loại,nuôi sao cho xuể,vậy mà chúng cứ đẻ tì tì,"dân số"tăng đều đều vậy,lũ cá con lại lớn cực nhanh nữa !ai chỉ cho tui làm thế nào cho nó đẻ ít ít thui với!
    cá đẻ nhìu cũng khổ chứ tướng
     
  16. hoanghuyenmy

    hoanghuyenmy Active Member

    tình cảnh bi giờ trong bể cá nhà tui là:"đất chật cá đông"!
     
  17. nguyen_tan_thien

    nguyen_tan_thien Active Member

    mình cũng có nuôi 7 màu nhưng mình chỉ thấy nó đẻ có 20 con trở xuống chứ ko hơn được
     
  18. QSy

    QSy Moderator

    Ặc......k đẻ cũng nói mà đẻ nhìu cũng la!!
    Mún giải quyết vấn đề cá 7 màu nhìu quá,bạn chỉ việc mua 1 chú LH về để giải quyết đám cá con là xong nhé!!
    Nếu k thì đem bán rẻ hoặc tặng các anh em chơi!!
     
  19. hoanghuyenmy

    hoanghuyenmy Active Member

    qsy ơi,ai lại độc ác thế !à!nếu muốn đc tui tặng thì cứ theo địa chỉ nhà tui xuông mà lấy!tui biếu đó,nhưng đấy là cá con thui,bé tí teo đó,lấy ko?hihihi!
     
  20. QSy

    QSy Moderator

    Ặc...đó là thường tình mà bạn!!!Quy luật của tự nhiên mà!!
    Nếu cá bạn đẹp và độc mình quơ hết,hehehehe
     

Chia sẻ trang này