link tham khảo Swim Bladder Disorder Tên bệnh: bệnh bong bóng cá (Swim bladder Disorder) Tên khác: SBD, bệnh cá bị nổi (Floating disorder) Bệnh thuộc loại: khiếm khuyết cơ thể/ nhiễm khuẩn/ bệnh ăn uống Tần suất mắc: thường xảy ra, đặc biệt là ở cá vàng, nhưng bệnh có thể xảy ra trên tất cả cá loài cá nước ngọt Triệu chứng: Con cá không thể giữ cân bằng khi bơi trong nước, nó có thể bị lật sang một bên, trôi xuống đáy, bơi đầu chỏng lên hoặc đuôi chỏng lên, cũng có thể con cá chìm xuống đáy, hoặc con cá không thể bơi xuống đáy. Con cá có thể chán hoặc bỏ ăn, nhưng đa phần ăn uống vẫn bình thường. cá bị nổi nghiêng một bên cá bị chìm đáy Nguyên nhân: - Bong bóng cá là một cơ quan chứa đầy khí, giúp chúng có thể cân bằng trong nước, và bơi lên, bơi xuống nhờ sự điều chỉnh áp lực khí bên trong. Nếu bóng khí bị căng to quá, bị khiếm khuyết (dị tật bẩm sinh), hoặc bị bệnh, con cá sẽ không thể điều chỉnh nó và vì thế chúng mất căng bằng. Cá vàng thường mắc bệnh bóng khí bởi vì những nguyên nhân như: người ngắn (short body), nguyên nhân này thường là do khiếm khuyết nội tạng của con cá. giải phẫu cơ quan bên trong của cá vàng Hình ảnh bóng khí của cá vàng: gồm 2 phần: phần bóng khí đoạn lưng và đuôi - Một nguyên nhân khác là: bệnh táo bón (bệnh này sẽ làm bóng khí căng to), bệnh này do con cá nuốt hơi trên mặt nước khi ăn hoặc là quá nhiều không khí trong thức ăn viên, đặc biệt là thức ăn khô dạng nổi. Một số nguyên nhân khác nữa là: bệnh gan nhiễm mỡ, nang thận. - Ngoài ra vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng có thể liên quan đến bệnh bóng khí, hoặc đôi khi con cá mái cũng mắc bệnh này do chúng mang trứng trong bụng. con cá mái đang mang trứng cũng có thể bị lật bụng tạm thời Điều trị: - Ban đầu, cho cá nhịn ăn trong vòng 2 -3 ngày, sau đó cho cá ăn đậu hà lan đã luộc, bóc vỏ và cà nhuyễn (cách này sẽ trị chứng táo bón của cá). Nếu bạn thấy không hiệu quả, nâng nhiệt độ lên 78-80 độ F, và thêm muối – khoảng 8 thìa trà/ 5 gallons. cho cá vàng ăn đậu hà lan đã luộc chín, bóc vỏ và cà nhuyễn - Nếu vẫn không hiệu quả, dùng thực phẩm có thuốc hoặc kháng sinh phổ rộng (nên dùng: Medigold hoặc Metromed hoặc Maracyn – cái này chỉ có ở Mỹ- Ở VN, kinh nghiệm của chúng tôi, ở VN: dùng kháng sinh Metronidazole- nhưng tốt hơn, nên dùng Megyna-thuốc trị nhiễm khuẩn âm đạo, thuốc này tốt hơn metronidazole ở chỗ phổ kháng sinh rộng: metronidazole + Cloramphenicol và cá vàng rất thích ăn thuốc, liều lượng: 1 viên thuốc/10 lít nước- tốt nhât là xài nước tinh khiết trong bình lọc). thuốc megyna: kháng sinh phối hợp, trị vi khuẩn yếm khí đường ruột, sinh dục, một số loại nấm, ký sinh trùng - Nếu dùng kháng sinh lại không hiệu quả, có thể dùng thuốc điều trị ký sinh trùng. Nếu vẫn không hiệu quả nữa, nên đem con cá đi chụp X quang để xem bóng khí hoặc các cơ quan lân cận có bị khiếm khuyết gì không, hay là bóng khí bị căng to quá, nguyên nhân này có thể chữa được bằng phẫu thuật. - Đối với con cá bị nằm đáy, bạn nên giảm mực nước hồ xuống ½ để làm giảm áp lực nước đè lên con cá. Đối với con cá bị nổi trên bề mặt, bạn nên giảm dòng chảy của lọc nếu con cá bị cuốn trôi vòng vòng, và trồng một số cây nổi trên bề mặt để giữ, nâng đỡ con cá. - Nếu bụng hoặc vây lưng con cá nổi lên khỏi mặt nước, bị phơi khô trong không khí, bạn nên bôi một lớp mỏng Vaseline để tránh cho da con cá bị khô và tổn thương Nên nhớ rằng: thỉnh thoảng bạn không thể chữa được bệnh bóng khí mạn tính. Nếu bạn thấy con cá sống quá khổ sở, nó không thể ăn hoặc bỏ ăn, bạn nên chủ động cho con cá thân yêu ra đi một cách nhẹ nhàng là điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho chúng. Hầu hết con cá sẽ chống chọi với căn bệnh bong bóng trong một thời gian dài, ngay cả những con cá bị chỏng đứng vẫn thường tự xoay xở trong một thời gian… Khuyến cáo: - Muối và thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến vi sinh của hồ vì thể cần chú ý quản lý chất lượng nước trong quá trình trị bệnh, đặc biệt chú ý khi mực nước hồ bị rút còn một nữa. - Cho ăn bằng tay nên được thực hiện đối với con cá bị bệnh vì chúng thông thường kiếm ăn rất khó khăn. - Những con cá chung hồ có thể gây tổn thương cho cá bệnh, nếu thể bạn nên bắt cá bệnh vào bể bệnh viện. Ngoài ra, mặc dù bạn chữa thành công bệnh bong bóng cá, bệnh này vẫn có thể tái lại bất cứ lúc nào, vì thể bạn nên ngâm thức ăn viên và làm chìm chúng tốt hơn là để chúng nổi và giữ nhiệt độ của hồ trên 70 độ F. Chú ý: khi nhiệt độ hồ cá trên 76 độ F, cần phải tăng cường lượng oxy cung cấp cho nước. Cập nhật: - Một số nghiên cứu gần đầy đã phát hiện có mối liên quan chặt chẽ giữ nồng độ Nitrate vơi bệnh bong bóng cá. Nhiều trường hợp, con cá đang bị nổi phục hồi một cách nhanh chóng trở về bình thường khi bạn giảm Nitrate xuống. Vì thể chuyên gia khuyến cá rằng bạn nên kiểm tra Nitrate trong hồ khi cá bạn vừa mắc bệnh bong bóng và giữ Nitrate luôn dưới mức 20ppm. - Theo trang, link http://www.biology-online.org Có đề cập nguyên nhân bệnh bóng khí: thỉnh thoảng bóng khí của cá bị căng, nguyên nhân là do nhiễm khuẩn hoặc tắc nghẽn cơ quan physostome. Cơ quan “physostome” giống như một ống dẫn điều chỉnh không khí bên trong bong bóng. Khi ống này bị hư hoặc tắc, nước có thể tràn vào bóng khí, hoặc tệ hơn, không khí không thể thoát ra khỏi bong bóng.
còn 1 cách nữa : giải phẫu nhét đá thạch anh nếu cá bị nổi , treo bong bóng nếu cá bị chìm. cái này bác sĩ nghiên cứu tiếp đi
bs nghien cuu them fan dao keo de giup chua benh di. e thay cac ae dang quan tam den viec trich bong bong nhu v.s clh day
Cái hình mấy em cá bị mổ thấy tội nghiệp quá, nhất là em cá mái chắc là bị mổ lúc còn sống vì thấy bụng có trứng. Đúng là mấy ồng nước ngoài ....dã man như con ngan.
Nhà mình có con orada short body bị chổng mông >> ngửa bụng đã lâu. Các bác cho hỏi: có thể dùng cách "dao kéo" để chửa cho em nó dc ko. Mình xin nêu cách của mình: - Dùng kim - sát trùng, canh điểm bong bóng sau mà chích vào. Hi vọng em nó cân bằng thế bơi. * Có vài vấn đề đáng nói ở đây: Châm kim ở vị trí hướng lưng - gốc đuôi: có dễ bị nhiễm trùng ko? sau đó dưỡng em nó trong môi trường như thế nào? Bạn nào từng có kinh nghiệm trong vụ dao kéo này, xin cho ý kiến. Chứ nhìn em nó sống ngửa bụng, lây lất 2 tháng nay như thế này thì bản thân chủ nó cũng đau lòng quá.
Bác thieuthan đọc cách đó ở đâu vậy ạ. Chắc ý là phải chích cho xi bớt hơi trong bong bóng cá phải không nhỉ? Mình thì rất ớn vụ giải phẫu cho cá @@ Bác nào làm rồi thì cho xin ý kiến
Nhiễm trùng thì chẳng sợ, khỏi phải sát trùng bởi vì nước nuôi cá đầy vi trùng Chọc xong xì bóng khí, cá nằm đáy????
Chưa kịp làm gì thì em ấy đã quy tiên. Lúc ra đi còn rủ theo bạn chung phòng - em Oranda short body tuyệt đẹp cũng ra đi không biết vì lý do j mà vảy và vây sừng (ko phải xù vày) cứng hết lên >>> rồi ra đi. Rip 2 Orada tuyệt đẹp của anh.
có ai dùng thử hạt vừng trị bệnh bong bóng chưa nhỉ, theo mình cá vàng ăn hạt vừng (đã rang) rất dễ tiêu, đuôi và vẩy cứng cáp, cá vàng rất thích ăn. Dễ tìm hơn đậu hà lan một số công dụng hạt vừng (hạt mè): Hạt vừng chứa 40-55% dầu màu vàng, 5-8% nước, 20-22% protein, 5% tro (trong đó có 1,7 mg đồng) 1% canxi oxalat, 6,3-8,8% chất không có nitơ có các chất: sesamin, sesamolin, sesamol, pedaliin planteose, sesamose. Dầu Vừng chứa khoảng 12-16% acid đặc và 75-80% acid loãng, 0,9-1,7% phần không xà phòng hóa; khoảng 1% lexitin. Trong dầu có chất sesamin với tỷ lệ chừng 0,25-1% và chất sesamol là một phenol, chừng 0,1% Hạt có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tư bổ can thận, ích tinh huyết, nhuận tràng, thông sữa. Lá có vị ngọt, tính lạnh; có tác dụng ích khí, bổ não tuỷ, bổ xương, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp.
Vụ hạt mè này đã và đang dùng 1 thời gian rút ra kết luận như sau. 1. Cá rất thích ăn vì có mùi rất thơm. 2. Cá đi phân trắng đục dài và đặc. 3. Trường hợp cá ăn không hết phải vớt ra ngay. Hạt vừng khi vào nước 1 ngày đã bắt đầu mốc trắng có khả năng gây bệnh cho cá.