Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Luật đá cá (cũ) của dân Nghiệp Dư Hà Nội!

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá đá - cá chọi' bắt đầu bởi Alicuti-CaBeo, 30/5/09.

  1. Alicuti-CaBeo

    Alicuti-CaBeo Active Member

    Bài viết trước của em bị 1 số ae trong diễn đàn phản ứng mạnh về cách "Om Chọi và nuôi vây dài". Nên em viết bài này để các ae trong Diễn đàn được biết thêm cách đánh Cá của Hà Nội nói chung và của em nói riêng.
    Em chưa bao giờ được xem cách đá cá của ae trong HCMC và một số nơi khác ngoài Hà Nội. Tiện đây em cũng giới thiệu qua cho ae trong diễn đàn 1 chút về luật đá cá của tụi em cũng như những tay chơi cá phía Bắc cho các bạn biết (có thể nghiệp dư hoặc chuyên nghiệp, vì lâu rồi em không đi xem đá cá, nhưng đây là luật đá cá cũ mà e còn nhớ) :
    - Chuẩn bị:
    + Que bịt đầu bằng nhựa đường (Vì nhựa đường mềm, không làm tổn thương khi gạt cá hoặc khi cá đánh vào que).
    + Trường đấu (Ca nhựa, phải là chất nhựa dẻo hoặc ống lon = kim loại vì dùng để "Cối", tránh trường hợp vỡ ca, gây tổn thương khi cá bị văng ra).
    + 1 người làm trọng tài (cầm Ca để Cối và gạt cá).
    - Giao chiến: Cá A VS Cá B
    + Thả 2 cá trong Ca (Hộp kim loại)
    + 2 cá xù, vè (cách nói của Hà Nội), không tính.
    + Cá A bụp (đánh, đá) cá B, Trọng Tài xoáy mạnh ca nước (gọi là Xoáy, xoáy 2-3 vòng rồi xoáy ngược 1 vòng hoặc không xoáy ngược).*Thực tế người cầm ca xoáy nước nhiều hơn 3 vòng.
    + Cá A bụp lần 2...tiếp tục xoáy nước (có thể không xoáy ngược tùy vào trọng tài cầm ca).
    *sử dụng que bịt đầu nhựa đường để gạt hai cá đối đầu nhau.
    + Cá B bụp trả (chỉ tính khi Cá A hoắc cá B trả đòn).Trọng tài Cầm ca xóc mạnh lên xuống 2 đến 3 lần (thậm chí nhiều hơn) rồi đập mạnh đáy ca xuống đất (Gọi là Cối).
    (Khi trọng tài Cối: 1 tay cầm ca, 1 tay che nắp ca để cá kỏi bay ra ngoài).
    Cứ làm như vậy khi cá A hoặc B trả đòn, có thể tăng cấp độ xoáy và Cối cho tới khi Cá A hoặc Cá B chuyển màu nhợt nhạt và bỏ chạy thì trận đấu kết thúc.
    Người thắng cuộc mang cả 2 cá về, chăm sóc, trận sau mang đi đánh tiếp vẫn theo luật đá trên.
    Ae trong diễn đàn có thể trao đổi luật đá cá của nơi ở, địa phương mình cho mọi người cùng được biết.
    Mời mọi người cùng tham gia thảo luận về cách đánh cá của mình và Cách đánh cá của mọi người!!!
     
  2. keek87

    keek87 Active Member

    Cách đánh cá này của Hà Nội vì chỉ có cá NGhi Tàm mới chơi được kiểu này nói thật em ko thích kiểu chơi đó lắm đá cá mà sóc cối thế thì sao thấy được cái hay khi con cá nó đá
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/5/09
  3. DuckJ

    DuckJ Active Member

    theo các dân chơi độ ở HN thời xưa , chọi chiến cũng có đuôi ngắn và cũng đá cối xoáy hok kém gì cá Nghi Tàm:D
     
  4. dthong

    dthong Moderator

    cách đá của trong Nam cũng như các nước Đông Nam Á đều giống nhau ở chổ bỏ 2 con vào cho đá tới khi nào ăn thua thì thôi . Các địa phương thì khác nhau về thể lệ cáp cá và cách phân xử vào giai đoạn cuối . Ví dụ Thái Lan thì cáp theo chiều ngang, VN thì cáp trên xuống, Sing thì cáp cả 2 chiều, Hoa Kỳ thì 1 số nơi dùng cân điện tử . Thường sau 3-4 tiếng là có ăn thua hoặc cá ngưng đá . Mỗi địa phương sẽ có cách phân xử thắng thua hoặc huề khác nhau khi cá ngưng đá . Đa số các nước Đông Nam Á sử dụng cá trọng tài . VN thì không . Có nơi vớt 2 con ra 2 lọ khác và bỏ cá trọng tài vào (Indo). Có nơi bỏ cá trọng tài vào trong hũ đá, có nơi ấn định thời gian 4 tiếng, quá 4 tiếng còn đá cũng xem như huề . Có nơi tính nếu 1 con xuống ủi con kia 3 lần mà con kia không phản ứng thì xem như thua .
     
  5. dthong

    dthong Moderator

    chọi đuôi ngắn chắc cũng chịu được cối xoáy vì thấy tụi Dominican xài cá đuôi ngắn mà cối xoáy
     
  6. betta_codon

    betta_codon Active Member

    sao giống cách đá cảu dân phú yên thế nhỉ
     
  7. Alicuti-CaBeo

    Alicuti-CaBeo Active Member

    Cách đánh như vậy đó, vậy mới thấy thể lực con cá làng Nghi Tàm và cách huấn luyện cho con cá chiến đấu trong môi trường khắc nghiệt như vậy của dân Miền Bắc không hề dơn giản chút nào:D
     
  8. keek87

    keek87 Active Member

    ^^

    đúng là cá Nghi Tàm có nét đặc trưng chịu được sóc cũng hay

    cách sóc cối để phân thắng thua cũng ko có gì sai nhưng nhiều chỗ em thấy đá cá mà vừa thả vào chưa được đến 1' cá mới đá được 1,2 cái đã đem sóc thì ko hay lắm ^^
     
  9. Alicuti-CaBeo

    Alicuti-CaBeo Active Member

    vì thế cho nên trận đấu không ké dài quá 1 giờ. Thường thì người đi thi đấu mang từ 2 - 3 chú Chọi chiến đi thi đấu. Trận này xong, thua, có chú thứ hai phục thù cho chú thất bại lấy lại danh tiếng cho chủ nhân.
    Bạn có nghĩ là xem 2 chú cá khoảng 3-4h đồng hồ có nhàm chán không và bạn có đủ thời gian dành cho trận đấu đó không?!!
     
  10. ngotrongcong

    ngotrongcong Active Member

    cá đã đến 45 phút hay 1 h tuỳ . nếu vẫn con lỳ .hai bên chấp nhận vẽ một ô tròn bankinh khoang 20cm . nếu con nào còn sức nhảy được ra khỏi ô đó con đấy thắng . thường được áp dung với mấy ông có độ kha khá
     
  11. Crystal

    Crystal Active Member

    Đọc bài này lại nhớ lại những kỷ niệm thời thơ ấu, trận nào đi chọi cá mỗi chú cũng tòng teng 2,3 cái lọ.

    Chọi nghi tàm hoặc chợ mơ thời đó nếu đánh không cối và xoáy chắc cỡ vài tiếng mới có con chạy. Tiếc là bây giờ thế hệ các em sau này không thấy có mấy người ham mê chọi cá, chắc là bị những thú chơi khác như games, internet ngốn hết thời gian .
     
  12. dthong

    dthong Moderator

    một trận cá khoảng 3-4 tiếng trông có vẻ nhàm chán nhưng thật ra nếu biết cách thưởng thức thì nó rất hay . Cũng giống như ngoài Bắc ưa chơi gà đòn đá nguyên cả ngày vậy . Nếu không hiểu sẽ thấy chán . Con cá khi đá nhau nó sẽ ra các thế võ độc đáo của dòng giống . Có bầy chuyên cắn vào nách, có bầy chuyên trị đuôi, có bầy chuyên trị mỏ . Có con thì đá tốc độ đều đều, ban đầu có vẻ chậm chạp nhưng về khuya lại leo lên đá các đòn dứt điểm . Con cá khi bị thương lại có 1 số biểu hiện mà phải biết cách xem mới đánh giá là nó đang bị gì . Trong 3-4 tiếng mà tình thế có khi nghiêng sang bên này hoặc bên kia, rất hồi hộp . Nếu kô nhìn quen chỉ thấy đơn thuần hai con bụp qua bụp lại . Người ta cũng có thể đá nhiều con cá cùng lúc chứ không cần phải xong trận này mới đá tiếp trận khác .
     
  13. keek87

    keek87 Active Member

    ^^

    Mình ko phê phán cách đá sóc xoáy ở Hà Nội mỗi nơi có 1 nét đặc trưng riêng

    nhưng mình ko đồng ý khi bạn nói là nhàm chán khi xem cá đá 3-4 tiếng đồng hộ nếu bạn chịu khó ngồi xem 2 con cá đá nhau thì mình nghĩ bạn sẽ ko thấy nhàm chán đâu mà rất hồi hộp và gay cấn là khác đấy

    Mình chỉ ko thích cách đánh sóc xoáy của HN thôi nên bạn đừng hiểu nhầm
     
  14. DuckJ

    DuckJ Active Member

    Mọi người hok biết chứ cá người HN hồi xưa ít đánh đón lắm và nó lì là chính , đá cả ngày 2 con cá mệt lả cũng hok con nào chạy đâu !
    Đá tầm 1 - 2 h là cơm nguội rồi !
    Cối xoáy cũng có cái hay là khi cối , xoáy , con cá theo dòng nước vẫn đánh chứ hok phải là chị bị cuốn theo dòng đâu:D
     
  15. Alicuti-CaBeo

    Alicuti-CaBeo Active Member

    Chính xac là thế! Cá lội ngược dòng vãn chiến. Các bạn không thích cách đánh của Hn cũng dễ hiểu thôi vì mỗi nơi có quan điểm nhìn nhận riêng, cách đánh của Hn không phải không có sự hồi hộp và gay cấn, không hẳn là chú cá nào mới thả vào lọ đã áp đảo được chú cá kia từ lúc đầu đâu. Thậm chí có chú càng cối đánh càng hay. Đó là sự độc đáo và kịch tính như các bạn đã nói. Đó là cách huấn luyện của riêng mỗi người mà :D
    Thân!
     
  16. dthong

    dthong Moderator

    xin hỏi mấy bạn Hà Nội về bài viết này
    http://betta.ketviet.com/viewtopic.php?f=22&t=218&view=previous
    có đoạn nói về cá của 1 người tên Hùng "đen" : "Dân chơi cá đồn rằng cá chọi của Hùng “đen” thả ra đánh nhau cả ngày cho tới khi chết mới thôi. " Nếu dùng luật lắc xoáy thì tại sao lại có vụ thả ra cho đánh cả ngày . Các bạn có quen biết Hùng đen hay ai cỡ Hùng đen để tìm hiểu thêm về loại cá mắc tiền được không ?
     
  17. thanh73

    thanh73 Active Member

    Theo mình thì đấy là cách thể hiện của tác giả bài viết. Việc cá Nghi tàm đánh cả ngày không chạy theo mình thì có nghĩa là hai con quá lỳ và ngang sức. Bạn Dthong cứ tưởng tượng có hai con cá đánh nhau trong chai, bạn có thể dùng tất cả sức lực mà sóc xoáy theo ý bạn đến khi bạn mỏi tay thì thôi mà khi dừng xoáy thì chúng nó lại lao vào đánh tiếp. Cứ như thế xoáy chán lại dừng, không phân thắng bại, có khi hai con cá ngửa bụng tưởng chết để một lúc lại hồi lại và đánh tiếp, tác giả viết là cả ngày là ý đó. Thường mình thấy thì những trận như thế hiếm lắm, thường thì sau 20 đến 30 phút cối xoáy ác liệt thì cá đờ đẫn hết rồi, nếu không có con chạy thì coi như hòa thôi. Đánh trận khác. Mình cũng không biết Hùng đen trong bài viết nhưng ở Làng nghi tàm cũng có một số nuôi chon lọc theo chế độ riêng và duy trì những dòng cá hay. Những loại đó đương nhiên không thể 10k/ con được
     
  18. picasso

    picasso New Member

    Cách đánh ở ngoài bắc là thế, nếu đánh mà không xoáy ko đập thì nó đánh đến chêt luôn vì có lần mình đã thử.Mà như vậy cá sẽ bị thương lần sau sẽ bị yếu đi.Có lần tôi mang một con đi mà cho đánh đến 5 trận mang 5 con cá về nếu ko xoáy đập thì nát hêt cá à.
     
  19. Alicuti-CaBeo

    Alicuti-CaBeo Active Member

    :D chi co ca than khinh va the luc that tot moi chiu duoc :D
     
  20. picasso

    picasso New Member

    Ở ngoài này hồi nhỏ minh đi đá cá có cái luật là:
    Ví Dụ nếu bên A mang cá đến bên B đá thì bên B phải chịu trấp nghĩa là đổ cá bên B vao chai đựng cá bên A.(Thường nuôi bằng chai 65) hoặc chịu 2 hay 3 xoáy.
    Nhiều khi có chú cá vừa đổ vào chai đã bị ngay cú phủ đầu, nếu không phải cá lì có thể lồng và chạy ngay.Như thế kết quả sẽ không tính và có thể để cá hồi hoặc lần sau đấu lại.Cũng có nhiều kỹ thuật của mấy tay chơi cá tiểu xảo khi xoáy hay đập cũng như cách đổ cá vào chai để đấu, đâm ra nhiều khi cãi nhau đánh nhau...cũng vui
    Đấy là một thời kỷ niệm chơi cá mà giờ nghĩ đến lại thấy nôn nao trong người.
     

Chia sẻ trang này