Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Phân loại dòng cá Vàng_theo Nhật Bản

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá vàng & cá chép' bắt đầu bởi meatfish, 30/8/13.

  1. meatfish

    meatfish Active Member

    - Hôm nay, mình sẽ dịch bài phân loại dòng cá Vàng_theo quan niệm Nhật Bản.
    - Mặc dù phân loại cá vàng đã được bác Myfish dịch rõ ràng, tuy nhiên tài liệu này sẽ đề cập một vài điểm mới. Mặc dù cá vàng được nuôi đầu tiên tại Trung Quốc, nhưng nhiều thuật ngữ chung về cá vàng lại xuất phát từ tiếng Nhật như Oranda, Ryukin,.... Đồng thời tài liệu này còn có nhiều quan niệm mới về lai tạo dòng cá vàng.

    - Dịch từ sách: Kingyo/ The Artistry of Japanese Goldfish

    [​IMG]

    1) Dòng Oranda
    Oranda Shishigashira
    A) Giới thiệu: thuật ngữ Shishigashira có nghĩa là “đầu lân”. Thuật ngữ Shishigashira bắt nguồn từ kiểu đầu xù, chúng cho ta liên tưởng tới đầu sư tử. Tuy nhiên theo phương Tây, chúng ta gọi tắt là Oranda. Dòng này được lai tạo tại Nhật Bản trong một thời gian dài, theo tài liệu lịch sử: khoảng năm 1801 Oranda đã được nhắc đến tại Nagasaki. Điểm lạ ở đây là một con cá vàng từ Trung Quốc, bằng cách nào đấy vào được Nhật Bản thông qua quần đảo Ryukyus (chuỗi quần đảo phía Nam của Nhật Bản), và lại được đặt tên là Oranda (có nghĩa là “ Holland-Hà Lan”). Điều này giải thích là lúc này là giữa thế kỷ 17 và giữa 19, Nhật Bản đóng cửa không giao du với Thế Giới ngoại trừ một nhóm người Hà Lan và Trung Quốc tại đảo Nagasaki. Vì thế những thứ gì nhập khẩu có kèm thuật ngữ “Oranda” có nghĩa là hàng hiếm và lạ.

    B) Đặc điểm dòng Oranda: Oranda Shishigashira được xem là dòng lai tạo từ Ryukin shishigashira, đây là 1 dòng Ryukin. Bởi vì hình dáng thân mình của Oranda có phần tương tự như ranchu, nên có một số người giả thuyết là Oranda được lai tạo bởi cho lai Ryukin và Ranchu. Quan điểm sai lầm gần đây đã được loại bỏ.

    - Oranda có thân mình và vây dài hơn Ryukin. Không giống với Ryukin, chỉ có cái đầu nhọn nhỏ xíu, Oranda có đầu tròn, miệng dẹt và bướu đầu phát triển. Màu oranda chủ yếu là màu cam, tuy nhiên vẫn có thể có màu đỏ hoặc trắng đỏ. Đuôi được chia làm 3 hoặc 4 thùy, đuôi có thể xếp nếp. Oranda lúc còn nhỏ thì không đẹp, tuy nhiên sau đó đầu của nó sẽ phát triển tối đa tới khi cá trưởng thành, có thể là 3 năm hoặc hơn.

    [​IMG]



    2) Dòng Wakin
    A) Giới thiệu: Mặc dù từ “wa” xuất hiện trong tên của dòng Wakin cho thấy đây là dòng cá bản địa của Nhật Bản, thực tế không phải vậy, bởi vì Wakin là dòng cá vàng đầu tiên được nhập vào Nhật khoảng đầu thế kỷ 17. Những năm sau đó, tất cả cá vàng được gọi là “kogane uo” hay là kingyo. Sau đó, khi những dòng cá vàng khác được nhập vào Nhật, tên gọi được đặt ra để phân biệt các dòng cá. Chỉ có dòng cá vàng đầu tiên vào Nhật bản còn giữ được tên Wakin.

    B) Đặc điểm dòng Wakin: Là đột biến từ dòng cá hibuna hay còn gọi là common goldfish (Carassius auratus langsdorfii), Wakin đã phát triển thành 1 dòng cố định. Dòng này có đầu nhỏ, người dài, đuôi và vây ngắn, chúng không khác gì lắm so với nguồn gốc hibuna. Vây đuôi có nhiều dạng, từ đuôi đơn cho đến đuôi 3 hoặc 4 thùy. Màu sắc bao gồm: đỏ, trắng đỏ, trắng, mặc dù màu trắng thường bị loại ra khi chọn. Wakin có thể phát triển quá 8 inches (20 cm), lúc này con cá có giá trị nhất, và con cá màu trắng có những đốm màu đỏ với cái đuôi chia 3 hoặc 4 thùy cũng rất có giá trị.

    [​IMG]


    3) Ranchu - OSAKA Ranchu
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/9/13
  2. meatfish

    meatfish Active Member

    Up bài viết. Có ai dịch chung cho nhanh không? cho mình địa chỉ mail vào topic này. Mình chụp lại bài cho dịch =))
     
  3. thequang

    thequang Active Member

    bài của a đang dịch rất hữu ích mong tiếp tục đựoc đọc .cám ơn a !
     
  4. superoneday

    superoneday Active Member

    thank bạn, bài viết rất hữu ích
     
  5. ocsenvang

    ocsenvang New Member

    Có gì ông inbox tôi nha, tôi muốn góp chút ít công sức mà tiếng anh nha, tiếng nhật thì pó tay.
     
  6. meatfish

    meatfish Active Member

    Dạo này làm biếng quá +)))
     

Chia sẻ trang này