Thủy bao nhãn và ngưỡng thiên Peter J. Ponzio – Hội cá vàng Mỹ (GFSA) Cả hai dòng cá vàng thủy bao nhãn và ngưỡng thiên đều đã xuất hiện từ hàng trăm năm rồi nhưng không phổ biến ở Mỹ. Khi trưng bày, hai loại thường được gộp chung vào một thể loại gọi là “thể loại mắt”. Hai dòng rất giống nhau trên nhiều phương diện: cả hai đều không có vây lưng và đều có mắt phát triển một cách bất thường, mặc dù đặc điểm mắt hoàn toàn khác nhau. Cả hai đều được liệt vào loại cá “độc” và cần có thời gian để làm quen. Nghe nói cả hai dòng được lai tạo ở Trung Hoa cách nay hàng trăm năm và cả hai loại đều là đột biến tự nhiên. Chúng thường được lai với dạng cá vàng thân tròn (phụng hoàng) rồi lai ngược trở lại để duy trì cặp mắt độc đáo. Trường hợp cá vàng ngưỡng thiên, cá thân tròn được lai với mắt lồi rồi lại lai tiếp cho đến khi mắt từ từ hướng lên trên. Lưu ý rằng ở Trung Quốc có cả loại cá vàng ngưỡng thiên có vây lưng. Thủy bao nhãn cũng được phát triển từ dạng cá thân tròn, mặc dù bọc nước có lẽ là kết quả của một đột biến. Ban đầu, thủy bao nhãn có lẽ có dạng đầu cóc (với những túi nước ngay dưới mắt) rồi chúng được lai để to dần thành bong bóng như chúng ta thấy ngày nay. Dưới đây là hướng dẫn phân loại của GFSA đối với các dòng cá vàng thủy bao nhãn và ngưỡng thiên. Mô tả: cá thủy bao nhãn (bubble eye) có thân tròn, dài đến 20-25 cm và không có vây lưng. Độ rộng thân bằng khoảng 3/8 đến 5/8 chiều dài thân. Đuôi phải là dạng đuôi kép với các phần đuôi tách biệt trên 90%. Chiều dài đuôi khoảng từ 1/3 đến 3/4 chiều dài thân và các thùy đuôi phải tròn. Vây ngực và vây bụng phải tròn tương ứng với đuôi. Vây hậu môn có hai thùy, hình dạng tương ứng với đuôi, vây ngực và vây bụng. Điểm đặc trưng của dòng cá này đó là sự hiện diện của các bóng nước nằm dưới mắt. Hai bóng nước phải đều nhau và to. Thủy bao nhãn có ba loại vảy là ánh kim, bán kim và phi kim. Vảy ánh kim gồm cam, đỏ-trắng, đen, xanh dương, đồng thau và trắng. Vảy bán kim gồm nhị sắc, tam sắc, đỏ đơn sắc và vải hoa. Vảy phi kim gồm tím, nhị sắc và tam sắc. Mô tả: cá vàng ngưỡng thiên (celestial) có thân dài, tròn và không có vây lưng. Độ rộng thân bằng khoảng 1/3 đến 1/2 chiều dài thân. Đuôi phải là dạng đuôi kép và các phần đuôi tách biệt trên 90%. Chiều dài đuôi bằng 1/2 chiều dài thân và các thùy đuôi phải tròn. Vây ngực và vây bụng có kích thước trung bình và tròn tương ứng với đuôi. Vây hậu môn có hai thùy, kích thước trung bình và hình dạng tương ứng với đuôi, vây ngực và vây bụng. Điểm đặc trưng của dòng cá này đó là tròng mắt phía dưới con ngươi lồi ra. Hai mắt hướng lên trên và hơi vào trong. Vảy ánh kim gồm cam, đỏ-trắng và trắng. Như hình vẽ, cá vàng ngưỡng thiên thực sự có thân hình mạnh mẽ hơn so với thủy bao nhãn, với vây dài và tha thướt hơn. Hình dạng của ngưỡng thiên tương tự như cá vàng, thân tròn như trái trứng với lưng hơi cong. Thủy bao nhãn có thân mảnh mai hơn khiến chúng trông thon hơn so với ngưỡng thiên. Dòng cá vàng thủy bao nhãn rất phổ biến vào những năm 70 và 80 ở thế kỷ trước nhưng bị thay thế bởi những dòng cá vàng ngắn đòn hơn. Khi trưng bày, bạn nên lưu ý đến cái lưng hơi cong và không được có gờ hay nếp gấp trên lưng. Các vây nên dài, tha thướt và theo cặp. Trường hợp cá vàng ngưỡng thiên, cặp mắt phải hướng lên trên, và nhiều con còn có mắt hướng vào trong. Tròng mắt nên có kích thước và hình dạng phù hợp. Cá vàng ngưỡng thiên phải có kiểu tròng mắt tương tự như cá vàng mắt lồi, nhưng hầu hết đều có hình oval. Trường hợp thủy bao nhãn, túi nước phải có cùng kích thước và không được quá lớn. Cá vàng thủy bao nhãn và ngưỡng thiên có ba loại vảy: ánh kim, bán kim và phi kim, tuy nhiên loại vảy ánh kim là phổ biến nhất. Chúng có đủ mọi loại màu sắc ở cá vàng, dù màu cam và cam-đỏ là phổ biến nhất. Màu vải hoa ở những dòng cá này rất hiếm nhưng trông rất ấn tượng, đặc biệt là với cá vàng thủy bao nhãn. Bởi vì các loại cá này có cặp mắt đặc biệt và thiếu vây lưng nên bơi lội có thể là vấn đề đối với chúng. Chúng nên được nuôi chung với nhau hoặc với các dòng gần. Không nên nuôi chung với các loại cá vàng khác, đặc biệt là với những dòng đuôi đơn vốn bơi nhanh hơn rất nhiều. Cũng không nên nuôi chúng ngoài ao bởi vì chúng dễ bị tổn thương trong môi trường như vậy. Việc lai tạo hầu như phải thực hiện một cách nhân tạo (dùng tay vuốt). Cả hai loài đều rất lớn, cá vàng ngưỡng thiên lớn hơn thủy bao nhãn. Tôi từng có một con ngưỡng thiên lớn đến 25 cm và vòng bụng cũng rất to. Thủy bao nhãn lớn từ 18 đến 25 cm đã là rất to rồi. Một trong những câu hỏi phổ biến đối với những loài này đó là chúng có thể thấy đường hay không. Khác với cá vàng mắt lồi vốn có thị giác bình thường, ngưỡng thiên và thủy bao nhãn nhìn rất kém, và đó cũng là lý do nên không nuôi chúng chung với những dòng cá vàng khác. Cá vàng ngưỡng thiên màu cam - sách Cá vàng Hồng Kông của tác giả Hanson Man. Một con thủy bao nhãn màu vải hoa - ảnh Fred Rosenzweig.
Cũng có khi mình thấy có tiệm bán nhưng kô để ý lắm, qsy chơi bảy màu đủ mệt rùi còn tính đèo bòng hả, hay thích mấy em lúc nào cũng "ngước mắt nhìn trời" vì giống như mình?
Đàn ông con trai ai mà chả thế Đại ca ui!! Đại ca mà nói mình k như thế thì anh em phải xem Đại ca lại à!!hehehe Loài này hình như k thấy bán,e thường dạo ra các tiệm coi cá lắm!!
E chỉ thấy ngoài tiệm bán thủy bao nhãn chứ chưa thấy ngưỡng thiên bao giờ ,nhìn ngưỡng thiên mặt tếu quá ,hihi
có hôm mình thấy đó, nhưng ko nhớ ở đâu, hình như ở Cao quí, nhìn mấy con ngưỡng thiên thấy chúng nó "còi còi" sao í ...
Ở Việt Nam, cá vàng mắt lồi đã xuất hiện rất lâu nhưng chỉa sang 2 bên => gọi là gì vậy anh Đại ca ? (không thể là Ngưỡng Thiên). Phục anh Đại ca thật! Celestial được dịch ra tiếng Việt là Ngưỡng Thiên . Rất hay! Ngưỡng Thiên tức nhìn trời (2 con mắt chỉa hằn lên trời).
Mình không sáng tạo thêm từ mới nào hết, "ngưỡng thiên", "thủy bao nhãn", "lan thọ", "lưu kim nhật", "ngọc trai"... tất cả đều là tên những dòng cá vàng mà mọi người vốn đã hay dùng trên thị trường cá cảnh. Các tên "long nhãn ngưỡng thiên" và "thủy bao nhãn" đã được cụ Vương Hồng Sển nhắc đến trong cuốn "Thú chơi cá lia thia" cách nay nửa thế kỷ. Cá vàng mắt lồi ở Việt Nam gọi là... "cá vàng mắt lồi" bởi vì cặp mắt của nó lồi! Còn câu hỏi nào khó hơn một chút không hả bạn thaicodon?
Anh Đại ca cứ chơi đàn em không! Biết Thaicodon dốt từ ngữ Hán-Việt, đặc biệt là các tên gọi các loại cá cảnh. Vậy mà cứ hở chút là chọc ghẹo. Thaicodon dốt trong khoảng này nên dựa cột nghe và rất muốn học hỏi thêm các từ ngữ Hán-Việt trong tên gọi cá cảnh=> Em đề nghị anh Đại ca và các vị cao thủ vui lòng mở thêm ngoặc đơn chú thích tiếng Anh bên cạnh các tên gọi Hán Việt nghen. Cám ơn nhiều nhiều ! vd: Ngưỡng Thiên (celestial)
Hic! Đọc bài là em thấy òi! Ý em là không những trong phạm vi bài này mà những bài khác cũng vậy. Quan trọng nhất là những cách dịch uyển chuyển giữa tiếng Anh và tiếng Việt hay Hán-Việt. Trong bài này, em tâm đắt nhất là dịch từ celestial => Ngưỡng Thiên (trong các bài khác cũng có nhiều chỗ dịch rất hay).
Ha ha, mình đâu có dịch cái từ "celestial" làm gì, nhìn hình thấy con cá đó ở đây mọi người vẫn gọi là "cá vàng ngưỡng thiên" mà, vì vậy cứ chỗ nào có "celestial" là đổi thành "ngưỡng thiên" hà Tương tự, con ryukin mọi người gọi là lưu kim nhật (hay đầu cắm): cứ thế mà "điền" vô chớ tra từ điển từ "ryukin" làm gì. Còn con ranchu thì mọi người vẫn gọi vậy nên... để yên.
Khả năng từ ngữ của cụ Vương Hồng sển quả đáng nể ! Anh Đại ca đúng là nhạy bén thật ! (nhạy bén = kiến thức + khả năng uyển chuyển) Thaicodon đề nghị anh Đại ca và các cao thủ cố gắng nghĩ ra tên Hán-Việt cho từ Ranchu đi !
Loại này ở VN mình có bán không các bác? nhìn đã quá!không biết có khó nuôi lắm không? mình không có nhiều thời gian để chăm sóc và lúc này 1 tuần nhà mình hay bị cúp điện 1 buổi! không biết không có sục khí nó có chết không?
con thuy bao nhan co' bac' nao biet' cho ban' hem? Chi em voi', em me^ may' con do' lau lam' rui muh hok biet cho mua, nhin "de xuong" ghia