tình hình là nhà mình xài nguồn nước có nhìu phèn nên khi xúc khoảng 1 -2 ngày thì bị rong và kết tủa màu vàng lên kiếng..không biết tình trạng như thế có ảnh hưởng gì đến cá không ??? nếu có mấy bác chỉ dùm em cách khắc phục nguồn nước . . .thanks mấy bác
mình dùng nước máy nên cũng ko rành..........bạn thử mua chai cân bằng PH về xử lý trước rồi sau đó thêm rong vào 1 thời gian hãy nuôi kết tủa màu vàng thì thử nuôi thêm ốc cho nó cạp xem có hết ko
Cách 1 : Bạn mua 1 cục phèn chua hòa 1 ít vào xô nước dùng để thay nước cá.Để qua đêm thì cặn bẩn và phèn sẽ nằm dưới đáy xô.Hút nhẹ nước bỏ cặn là xài ok. Cách 2 : Ban có thể làm 1 bộ xử lý phèn mini.Có thể bố trí 2 hoặc 3 lớp vật liệu:Lớp dưới cùng là sỏi ,lớp giữa là than hoạt tính ,trên cùng là lớp cát mịn.Cho nước xử lý chảy ra từ từ sao cho lớp cát trên cùng luôn ngập nước để tạo 1 lớp màng vi sinh giúp giảm thiểu tối đa mùi tanh của nước nhiễm phèn nặng.
Vấn đề nguồn nước nhiều phèn trong dân gian người ta xử lý bằng cách cho phèn chua vào nước sau 12h thì nước trong phần kết tủa màu vàng lắng xuống đáy.Hút lấy phần nước bên trên sử dụng thì sẽ ko bị màu vàng bám lên kiếng . Cẩn thận khi nguồn nước nhiễm phèn thường ph rất thấp nên đo lại độ ph trước khi nuôi cá 7 màu nếu ph thấp nên thả vài nhánh san hô để tăng ph đồng thời cũng trang trí làm đẹp hồ.
dân gian muốn nước trong thì dùng phèn chua để tạo kết tủa trong nước rồi loại bỏ kết tủa.......và lấy nước trong sử dụng trong trường hợp này bạn cần nước để nuôi cá thì đừng quá lạm dụng phèn chua.....vì khi tạo xong hết kết tủa thì lượng phèn chua trong nước vẫn còn đó chứ không "phản ứng đủ"....................có nghĩa là hết kết tủa nhưng phèn chua vẫn còn trong nước và vô tình biến thành "nước phèn chua"....... lượng phèn chua trong nước còn mà thả cá vào thì ai biết được cá có bị tuột sạch nhớt như dân gian vẫn lấy phèn chua để làm món ăn : cá chạch, lươn.... ???? mong bạn suy nghĩ thấu đáo khi sử dụng phèn chua
Phèn chua là nhôm sunphat ngâm nước – Al2(SO4)3.18H20, dùng làm chất ngưng tụ (coagulant). Nhôm sunphat gặp các vẩn canxin trong nước sẽ tạo thành các hạt keo nhôm hiđrôxit. Các hạt này hấp thụ các hạt lơ lửng có trong nước và lắng xuống đáy. Phản ứng xảy ra như sau: Al2(SO4) + 3Ca(HCO3)2 ---> 2Al(OH)3 + 3CaSO4 + 2CO2 Liều lượng sử dụng là 100 lít nước dùng 5 – 10 g phèn chua. Ngoài việc dùng nhôm sunphat, người ta còn dùng nhôm kali sunphat – Al2(SO4)2.K2SO4.24H2O kết hợp với FeCl3. Các hạt keo sắt trong hiđrôxit. Nước đánh phèn không có độc hại gì và có thể dùng làm nước ăn (sau khi đã gạn bỏ cặn). Nguồn : edu.go.vn
tks bạn đã trích dẫn.............nước ăn cho người.......nhưng cá có bị tuột nhớt ko ? bạn đã thử và chắc chắn chưa ? vẫn phải lưu ý lượng phèn còn lưu lại chứ nhỉ ??? nếu dạn tay sử dụng và đúng liều lượng...phèn ko còn dư trong nước thì quá tốt ^^
Mình đã thử và chắc chắn với liều lượng như trên thì sau khi bỏ cặn ,thêm muối và sủi oxi để cân bằng độ PH thì nuôi cá ok,trước đây mình cũng xài nước giếng nuôi cá rồi. Lúc trước cũng có 1 pro trên dd cũng nói về vấn đề này rồi .
à ra vậy......vậy chủ thread có thể tiếp nhận kinh nghiệm của bạn trầnthanhtuấn và yên tâm nuôi cá rồi nhé !! cố gắng dùng phèn chua đúng liều lượng để cá ko bị tuột nhớt là ok..........vấn đề PH thì cứ đo cho chuẩn là đc
Cách 3: Đem nước ra công ty lọc nước PVC test, sau đó bán cho cái cột lọc về dùng cho sinh hoạt trong nhà và cho luôn mấy em guppy! nhà mình cũng đang dùng, lắp hơn 1tr
Cách 3: Đem nước ra công ty lọc nước PVC test, sau đó bán cho cái cột lọc về dùng cho sinh hoạt trong nhà và cho luôn mấy em guppy! Bạn có thể yêu cầu PVC cho vật liệu để nâng ph theo yêu cầu của bạn nhà mình cũng đang dùng, lắp hơn 1tr