Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Sự chêng lệch về chế độ dinh dưỡng

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá vàng & cá chép' bắt đầu bởi namvuongus, 30/4/13.

  1. DuyDT

    DuyDT Active Member

    Phần này Duy không đồng ý lắm. Bất kỳ loài nào cũng chịu ảnh hưởng lớn từ di truyền.
    Di truyền ảnh hưởng nhiều đến kiểu hình lắm đó namvuong.
    1 cặp cá đuôi voan không thể nào đẻ ra con đuôi bướm được.
    Kiểu hình được tổng hợp từ nhiều đời. Namvuong đang có là F1, lai đồng huyết tiếp nhiều đời thử xem F2, F3 và đánh giá số cá thể dị tật ở từng đời.

    Theo em nghĩ dinh dưỡng chỉ ảnh hưởng nhiều đến thân hình và màu sắc thôi chứ.
    Điều quan trọng nhất là giống tốt và nguồn nước tốt.
    Em có thể đưa ra 1 số giải thích sau:
    1. đối với cá guppy(7 màu) nếu cho đồng huyết nhiều đời đuôi sẽ càng ngày càng mỏng đi, nhỏ đi. Các cá thể đuôi mỏng xuất hiện càng nhiều vào thế hệ F3, F4, F5.
    2. Thực tế trong bầy oranda có 1 số con đẹt size chưa đến 1 đốt tay nhưng kiểu hình đuôi cũng như các con khác.
    3. Nhiều bạn nuôi cá cho ăn rất hạn chế, chỉ ở mức cá đủ sống nhưng bản chất con cá đuôi đẹp thì bộ đuôi vẫn phát triển to và xòe, còn thân hình thì thật sự ốm và chậm lớn.
     
  2. DuyDT

    DuyDT Active Member

    Em không chuyển được. Đề em báo Hải chuyển sang "Tổng hợp - kinh nghiệm".
    Topic này đang hay từ từ sẽ thảo luận sang vấn đề khoáng nhé anh :D
     
  3. superoneday

    superoneday Active Member

    mấy bác không thể lấy mấy cái bài di truyền học từ năm cấp 2 cấp 3 ra sao sánh được vì:
    - Không thể lấy cặp trống mái đang nuôi kêu bằng dòng F1. Theo sách, F1 phải là thuần chủng (F1 mang tính trạng đơn, tính trạng của cha, mẹ là trội 100%) thì kết quả mới như thế. Các dòng cá bây giờ là kết quả của lai nhiều tính trạng kết hợp với đột biến.
    - Nhiều cá thể trong tương lai có thể mang kiểu hình như mong muốn, nhưng do vấn đề sức khoẻ nên chết non.
     
  4. DuyDT

    DuyDT Active Member

    Biết là thế nhưng cá mua bên ngoài rất là khó kiểm soát, đặc biết là cá vàng là cá lai tạo không phải nguồn cá tự nhiên.
    Để lai tạo con cá đẹp đã khó, việc duy trì các tính trạng tốt, mong muốn càng khó hơn đòi hỏi qua nhiều đời cố gắng tuyển chọn.
    Anh em cứ trao đổi thoải mái nhé, mình sẽ nhờ mod stick lên.
    Đề nghị tránh dùng từ mang hướng chỉ trích và gato.
     
  5. giainguyen

    giainguyen Active Member


    Hỏi bạn giống 'thuần chủng' thực tế kiếm đâu ra. Người ta nghiên cứu thì phải tuyệt đối hoá vấn đề. giống như làm 1 bài toán vật lí, giả sử ko có ma sát xảy ra, mà trên thực tế làm gì mà lại ko có ma sát .

    Mình muốn cái gen nào trội thì theo tính toán duy truyền lai qua nhiều đời, biến cái gen đó thành gen trội thì mới ra 1 giống cá mới.

    Anh em nuôi cá chơi vui thì dựa vào kinh nghiệm là chính, nhập giống cá tốt về nuôi nó, duy trì sống 5 7 năm. còn nếu mơ ước xa xôi hơn, thì ngoài chuyện thời gian và kinh tế ra, thì phải có sự can thiệp của khoa học, ở đây là các nhà chuyện thủy sản, tìm hiểu, lí giải 1 số vde thắc mắc, mới mong phát triển được.
     
  6. superoneday

    superoneday Active Member

    Mình không có ý cản các bác nhiên cứu khoa học, cũng không có ý chỉ trích ai. Đoạn trên mình muốn nêu rõ: lý do mấy cái lý thuyết di truyền thường cơ bản hiếm khi có kết quả đúng trong thực tế. Mình chỉ muôn nói là: Đã nghiên cứu thì phải tìm tòi nhiều, bỏ ra công sức thử nghiệm. Đến khi kết quả không như ý thì không phải lý thuyết bị sai, chẳng qua điều kiện ban đầu đã khác biệt rồi.
     
  7. DuyDT

    DuyDT Active Member

    Ý mình không nói bạn. ++
    Mình sợ nhiều anh em trao đổi vượt quá giới hạn cho phép nên nhắc chung thôi :D
     
  8. tin_tin

    tin_tin Active Member

    gen quyết định nên hơn 70% con cá,các chế độ khác dù hoa mỹ thế nào theo mình cũngla2 thúc đẩy gen,các bạn có thể search các web nước ngoài của các chuyên gia nuôi cá vàng để biết thêm :)
     
  9. namvuongus

    namvuongus Active Member

    Làm gì dữ vậy em, anh đâu có nói loài cá không ảnh hưởng về huyết thống đâu.Anh chỉ thấy loài lông mao bị ảnh hưởng nhiều thôi. Bình tĩnh lại em.
     
  10. namvuongus

    namvuongus Active Member

    Ở đây có nhà đại ca sử lúc xưa nuôi tôm, về Bạc Liêu nghe nói cặp tôm giống tới mấy chục triệu, bà dì nói con giống là con đạt chất lượng về sức khoẻ và về tỉ lệ đạt khi trứng nở ra con, đẻ nhiều mùa. Không biết nó đượt liệt vào F1 hay không anh sử ? Nếu có thì con cá cũng vậy thôi. Chứ F1 thuần chủng kiếm từ ông bà tổ tiên đi đâu mà có, nên tính trạng đơn AA dường như hơi phi lý. Thôi mọi người nên dừng ở đây được rồi đừng đi xa vấn đề, nhờ kiến thức của Duy và mọi người mình cũng hiểu nhiều hơn rồi, thank
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/5/13
  11. giainguyen

    giainguyen Active Member

    hiểu ý bạn rồi <_>
     
  12. giainguyen

    giainguyen Active Member



    em thấy topic của anh đưa ra cũng khá bổ ích chứ có gì đâu. Ngày xưa có đưa ra bàn bạc việc qua thái nhập cá về, rồi anh em cũng thực hiện được.
    Khi chúng ta bàn bạc về vde này, nếu chúng ta ko có khả năng làm, thì hi vọng có 1 người nào có chuyên môn, đam mê cá vàng, đọc đuọc thì có khi sẽ hỗ trợ chúng ta thì sao. Nhiều khi chém gió nó cũng có cái lợi của nó .hehe
     
  13. DuyDT

    DuyDT Active Member

    Vấn đề này rất hay đó namvuongus.
    Duy thấy các dòng cá khác đều có nhiều thảo luận về lai tạo giống. Hiện bên mình chưa có nhiều những thảo luận này.
    Duy không phủ nhận sự quan trọng của thức ăn. Mọi yếu tố đều góp phần tạo ra con cá đẹp mà. :D
    Nếu có anh em nào tâm huyết lập ra sơ đồ lai tạo, quan sát và tuyển lưạ các kiểu hình trội. Bên la hán cũng đã có nhiều anh thành công khi tạo ra các dòng cá Việt chất lượng. Còn cá vàng, tại sao không?
     
  14. namvuongus

    namvuongus Active Member

    Sẵn đây cũng kể cho mọi người nghe về thập niên 1990. Lúc đó mình nhớ không lầm cặp cá vàng đến 4 chỉ vàng. khi đó nhập một con oranda từ bên trung quốc rất khủng, đầu lion và đuôi thì ovan của Thái Lan. Namvuong còn nhớ khi mình còn là một cậu bé ,con hẻm lưu xuân tín không có thuê mặt bằng để toàn bộ hồ kiếng chất ra ngoài hết. Còn nhớ mặt ông Liêm bên dã tương non chẹc.
    Thời đó đa phần người Tàu ( Quảng Đông) chơi rất mạnh, 1 cặp cá vàng vip cũng chứng tỏ tài chính 1 gia đình. Nhưng không hiểu sao quá khứ hào hùng đó không thể lai được giống cá vàng nhìn đẹp hơn, để lại giống tốt cho đời sau. Mà hiện giờ toàn là mấy con oranda lion dàn đuôi bị bóp méo quá chừng, thiệt là uổn. Ai đã chơi cá thời đó sẽ biết cá vàng, cá heo, cá ông tiên rất hot. Và thậm chí cá tài tượng người ta cũng rất quý con giờ đem chiên xù không à
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/5/13
  15. giainguyen

    giainguyen Active Member


    Tai hoi do ko co internet de chem gio do anh namvuongus. :lee::lee:
     
  16. namvuongus

    namvuongus Active Member

    hiiihihi, chắc là vậy rồi
     
  17. sheeppro

    sheeppro Active Member

    :whistling::whistling::whistling::whistling:cá đẹp
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/5/13
  18. superoneday

    superoneday Active Member

    Hiện tại mình lai thử cặp cá cha-mẹ khác dòng (oranda với lionchu) và chờ xem đời con có cải thiện đầu không. Theo các bác cho ăn bo bo non có được không ạ.
     
  19. namvuongus

    namvuongus Active Member

    Bên cao quý có bán bột cho cá con
     
  20. bitmut

    bitmut Active Member

    mình đính chính về cá F1 là lứa con đầu tiên từ 1 cặp bố mẹ thuần chủng, nếu lấy cá F1 (ko nhất thiết là anh em cùng bầy) thì ra F2, tương tự như thế cho nghĩa F3,F4.
    Còn bố mẹ thuần chủng thì ko có 100% vì cá cảnh là lai nhân tạo, nhưng cứ chọn cặp bố mẹ ngoại hình tốt (kiểu hình thể hiện kiểu gen) để thử vì ko biết các nét đẹp cá vàng như đuôi, lưng, mào là gen đồng hợp (tội hay lặn) hay dị hợp. Nếu là dị hợp thì cứ lấy cá thể đẹp lai với nhau. nếu đồng hợp thỉ phải lai cận huyết để tăng tỉ lệ gen đồng hợp (miển đừng lấy anh em cùng 1 lứa)
     

Chia sẻ trang này