Gà nòi miền Nam Việt Nam ngày xưa đá cựa chốt là chủ yếu, hiện nay sử dụng cựa sắt để đá, hôm nay mình mở chủ đề này để anh em cùng thảo luận, xin phép có vài ý kiến trước Về lối đá: gà thường có các lối đá chính như sau 1/Gà đá nạp: lối đá nạp thiên về tốc độ, thông thường gà nạp đá chân cao từ trên bửa xuống 2/Gà đá lùa: đây là dạng nạp nhưng chân thấp và ra đòn liên tục, thường thì đá lùa như vậy cựa thường không sâu 3/Gà đá canh nạp, gà đá chặn, chỏi nạp: thường những chiến kê sẽ có lối đá này, lối đá này là lối đá lên chân sau và thường đá chân dưới (đây là một lợi thế sẽ bàn luận thêm ở phần sau) 4/Gà chạy dạt, tránh né: lối đá là chờ đối thủ tấn công rồi dạt ra biên, quay vào tấn công phần bên hông địch thủ. 5/Gà đá miệng: thường không lên chân khi giao nạp, chỉ khi xáp vào gần địch thủ cắn vào địch thủ lấy điểm tựa rồi mới đá thông thường gà chạy dạt đôi khi cũng có lối đá miệng Thông thường gà sẽ không có một lối đá chuẩn mà trong một trận đấu sẽ có nhiều cách tấn công khác nhau, và đôi khi gặp đối thủ khác thì lối đá của chiến kê cũng sẽ thay đổi. Cùng một chiến kê nhưng nếu trải qua nhiều trận chiến (nếu thắng) thường ít nhiều củng sẽ thay đổi trong cách đá vấn đề này xin phép sẽ nói sau ở phần chuyên sâu nhờ các anh em đóng góp ý kiến. Tôi từng nghe một tay chơi gà cựa lâu năm nói rằng gà đá cựa sắt phần quan trọng nhất là khi đá phải nhanh, mạnh và chính xác Về lối đâm của gà cựa: 1/Lối đâm từ trên chồng xuống 2/Lối đâm từ dưới đâm ngược lên 3/Lối đâm móc thường của gà lai, gà Mĩ ( đá chân quơ ra rồi chập lại đâm vào trong ) Xin mời các anh em đóng góp ý kiến
Cám ơn T, đây là đề tài thú vị. Mình tìm đọc rất nhiều nơi thì thấy mọi người hay bàn đến "lối đá" hay "bến đá". Đến khi ngâm cứu các độ gà thì thấy rằng hầu hết đều không đá chết một kiểu như mô tả. Bởi vậy mình đề nghị cách gọi như thế này để dễ bề phân tích: Thế đá: lùa (đá chân thấp), bay (đá chân cao), canh, dạt,... Một thế gồm nhiều đòn (đòn=chiêu, thế=thức, bởi vậy mà người ta hay nói "đòn thế", "chiêu thức"), cứ thế mà phân tích sâu hơn. Lối đá (hay bến đá): là cách vận dụng các thế đá. Hiện nay, mọi người thường lấy một thế đá sở trường đặt tên cho lối đá. Chẳng hạn, có những con sở trường thế đá rình rập, tránh né nên mọi người gọi là gà "canh dạt". Như vậy "lối đâm" cũng có thể gọi là đòn kết thúc hay sát chiêu.
Thank anh Đ, rất tiếc là nhiều tay chơi sành sỏi lâu năm thường ko lên các forum và biết cũng sẽ không nói, em đang tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bài viết chắc phải lâu lắm nữa mới được tí tẹo kinh nghiệm. Theo em thì Lối đá: chỉ trong trận chiến con gà ra chân như thế nào hay nhiều thế đá sẽ tạo thành lối đá Ví dụ như gà chuyên canh dạt, vô gay đá lông dữ thì đó là lối đá của con gà đó Bến đá: liên quan đến bổn bang, dòng gà của người lai tạo nhiều hơn. Ví dụ như dòng gà của Chín Hóa đổ ra chuyên đá nạp, thì người ta sẽ gọi dòng gà Chín Hóa bến đá nạp, nếu gặp dòng nào đá với gà Chín Hóa toàn bị thua người ta gọi là khắc bến đá
Canh chận nạp hay né nạp và vô gai phải mần liền tù tì là những lối đá khó chịu có thể đương cự và tranh ăn ở trường với gà lai hay Việt. Né dạt không may gặp anh gà lai quá lẹ thì đụng bồ là chết liền, đỡ hơn chút nếu có 'camera' lùi để không đụng chướng ngại vật phía sau.
Lối đá – lối đâm – cách lắp cựa: những vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau, bởi vậy mà bên xứ người có những tay lắp cựa chuyên nghiệp (lãnh 5% tiền thắng độ). Trước khi đá giải, người ta mời chuyên gia lắp cựa đến trại xem gà xổ để lên kế hoạch lắp cựa cho từng con. Bên Phi có câu “Khi chiến kê thắng, nó là hảo kê. Nhưng khi bại, lỗi bởi tay lắp cựa”, đủ thấy tầm quan trọng của việc lắp cựa đến mức nào. Nhân tiện có bạn hỏi mình thông tin về cách lắp cựa, đại loại “đâm như thế nào thì lắp cựa như thế nào”. Sư kê thiệt hỏi khó sư kê ảo đây mà , chắc mình phải bay qua Phi học một khóa lắp cựa quá. Tài liệu về cách lắp cựa rất hiếm, rải rác mỗi nơi một chút, mình có sưu tầm được một ít đây, các bạn đọc nha: Quản-lý-chiến-kê Nghệ-thuật-chọi-gà George Conderman - Phương pháp biệt dưỡng (1899) Anthony Greene – Cách biệt dưỡng của cựu sư kê Cho mình mấy hôm đọc thiệt kỹ xem có phát hiện được manh mối nào không.
Mới tìm được một tài liệu về lắp cựa. Xin lược dịch để các bạn tham khảo: *Một trong những những điều quan trọng nhất khi lên cựa là có người bồng gà thành thạo. Bởi hầu như không thể lắp cựa một khi gà giãy dụa, cắn và chòi đạp. Khi bồng gà để lắp cựa, phần ngực/cổ phải tì lên cánh tay. Gà phải được giữ sao cho xương ức hơi thấp hơn xương sống, phần cán hướng ra, về phía người lắp cựa, phần đùi duỗi hẳn về phía đuôi. *Nếu bạn bồng gà quá ngửa, nó sẽ giãy. Với gà đá người, đầu phải đặt giữa cánh tay và thân để cản không cho nó mổ. Chân lắp cựa phải bố trí ngang tầm. *Khi tròng cựa sắt, đệm ngón tay dưới chân để tránh xục xịch. *Chỉnh mũi cựa theo cạnh ngoài của sợi gân gối. Nhúc nhích ngón thới để định vị sợi gân. *Với cặp cựa 2 ¼ – 2 ½ (5.7 – 6.3) nếu được lắp đúng cách sẽ giao nhau ở điểm giữa. Cặp cựa và hai chân tạo thành một tam giác cân. Nếu lắp quá “gai”, gà sẽ tự đâm vào chính đầu mình. ("proper tied"=vừa, "too far in"=quá gai, "too far out"=quá xa về thới) *Cần thực hành cho quen việc lắp cựa. Nên lắp thử vào hôm trước trận đấu. Thả gà vào lồng và quan sát cách nó bước đi. Nếu chân bị co ro thì bạn đã quấn quá chặt. Tốt nhất nên phát hiện và điều chỉnh từ trước, còn hơn là để đến khi xuất trường mới thấy. *Cho đá với gà phở xem nó có đâm tốt hay không (gà phở không lắp cựa).
Lắp cựa như vậy là hơi vô, đâm sẽ kém trừ trường hợp con gà có lối đá cặp 2 chân vô đối phương, lắp theo hướng đường phân giác của góc tạo bởi ngón giữa và ngón ngoài sẽ thích hợp hơn khi nạp và 'ray'.
Để anh chụp hình rồi gởi cho dễ nhìn, vẽ xấu khó nhìn. Tiện thể có 2 phim để các bạn quan sát các trường hợp cụ thể. 1/ Gà úa đá cặp chận vô nên khi lắp cựa ta lắp gay vô trong: http://www.youtube.com/watch?v=7_8u4cYUwVc&feature=youtu.be 2/ Gà cú đá và ray chân dọc nên ta lắp dọc theo ngón thới: http://www.youtube.com/watch?v=nu5-YARfFWA&feature=youtu.be.
Đây là bài viết của thành viên Tsampoy trên diễn đàn gamerooster.com về việc chọn và lắp cựa dao (long knife) dựa vào lối đá và các vấn đề khác nữa. Về cơ bản, việc lắp cựa sắt (gaff) cũng bao gồm những vấn đề tương tự. Mời các bạn tham khảo: Lắp cựa Chiều dài dao: gà bay (flyer) sử dụng dao dài hơn (mức cao), gà bám đất sử dụng dao ngắn hơn (mức thấp) so với loại cựa mũi trung bình (medium-high point knife) để tránh bị vướng và để gà đá chân ray (shuffer) đâm vào và rút ra một cách dễ dàng. Lưu ý khi tính chiều dài dao, điểm gốc được căn từ ngón thới. Hai chấm đỏ trên gối là các mức tham khảo dành cho gà bay và gà bám đất (xét về lối đá). Tôi dùng loại cựa mũi trung bình, và dài (chấm đỏ trên cao) cho những con đá bay. Định nghĩa mũi dao: mức tham khảo là đường ngang tính từ chính giữa gốc cựa xương (natural spur). Mũi dao được so sánh với đường này gồm: mũi cao, mũi trung bình và mũi thấp. Hình trên là loại dao mũi cao. Gà bị đâm bởi loại mũi dao này rất khó phục hồi bởi vết thương quá nặng. Hầu hết các trận đấu đều kết thúc một cách nhanh chóng với loại mũi dao này. Và có nhiều người sử dụng nó hơn là loại mũi dao trung bình. Nếu bạn không biết chắc lối đá của gà nhà hoặc nó đá kiểu kết hợp bay/bám đất, thì chiều dài dao nên ngắn hơn mức cao cỡ 1/16 inch (~1.5 li). Đấy là kinh nghiệm lắp cựa và đá trường của tôi. Nếu bạn tìm kiếm tay lắp cựa giỏi nhất đương thời thì Noli Estrellado là một trong số đó. Một trong những tay chế cựa hay nhất ở Philippines là Carding Manoloto. AugustMoon ở Cebu cũng chế những bộ cựa supercobalt rất tốt. Hình trên là loại cựa “pakpak langaw” (cánh ruồi) của AugustMoon. Bản rộng. Đây là loại vũ khí dành cho gà già 2-3 tuổi, đá chân rời (single stroke) đủ lực. Một khi đối phương bị dính cựa trên không thì hết đường hồi phục! Tôi thử dùng nhiều lần, những con bị đâm bằng cựa này đều gục đầu xuống đất bởi nó có độ sát thương cao nhất. Loại cựa này không dùng cho những con đá chân ray như máy. Cựa pakpak langaw tốt nhất nên dùng cho những con trưởng thành hoàn toàn, đá chân rời, mạnh và có chủ đích. Theo tôi, loại cựa bản cực rộng này không phù hợp với gà đá chân ray. Khi chọn mua cựa chạc (fork), tôi thích loại cán hơi mỏng. Có rất nhiều loại cựa dao chạc dày. Người ta nói khi cột nó sẽ chắc chắn hơn. Nhược điểm của nó là nặng hơn. Một ví dụ về cựa dao chạc dày. Qua kinh nghiệm đá trường, tôi thấy loại cán mỏng cũng chắc chắn như loại cán dày. Tất cả đều phụ thuộc vào tay cột cựa nếu họ cột đúng cách. Trọng lượng cựa càng nhỏ thì gà càng dễ bay nhảy, đặc biệt trong các trận đấu kéo dài thì cựa nhẹ sẽ có lợi thế. Nếu bạn từng tham gia các giải đá dao lớn (world slasher), những con dùng mũi cựa cao sẽ hạ thủ đối phương nhanh hơn là những con dùng mũi trung bình. Dĩ nhiên, những con dùng mũi cựa trung bình vẫn thắng trận, nhưng trận đấu thường kéo dài hơn. Giả sử trình độ của chiến kê là như nhau thì cựa dao mũi cao sẽ sát thương mạnh hơn. Nếu gà của bạn đá bay tốt thì theo tôi bạn nên chọn loại cựa dao mũi cao. Nếu nó đá chân sâu nữa thì trận đấu thường kết thúc trong tích tắc. Cựa dao mũi cao phát huy tối đa tác dụng khi giao nạp trên không. Dẫu loại cựa mũi trung bình cũng có tính sát thương, ưu điểm của cựa mũi cao là một khi đã đâm trúng thì đối phương khó có thể trả đòn. Đối phương hoặc bất động hoặc nằm sàn. Độ dài của cựa dao cũng rất quan trọng. Cựa quá dài sẽ đâm thiếu chính xác. Nếu được chọn chất liệu dao thì tôi dùng hợp kim COBALT. Nó bóng hơn loại thép thường và cứng nhờ vậy mà lưỡi và mũi luôn sắc bén. Một vài chiến hữu sử dụng titan nhưng kết quả không tốt. Lưỡi và mũi của loại dao này dễ bị cùn. Lông cánh dài Lông cánh dài không đồng nghĩa với bay cao. Thay vào đó, nó là dấu hiệu gà vỗ cánh mạnh và linh hoạt khi cận chiến, tình thế vốn chỉ cần những cú đá nhanh ở tầm trung bình. Hầu hết những con bay cực cao và giữ thăng bằng tốt trên không mà tôi thấy đều có lông cánh tương đối ngắn. Một số con lông cánh dài cũng bay rất cao nhưng lại xoay trở không tốt bằng những con lông cánh ngắn. Lý do là vì cánh càng dài thì thời gian đập cánh càng nhiều. Những chiến kê cánh dài như của Roger Roberts và Ray Alexander không bay cao. Chúng có xu hướng bám đất và chờ cơ hội hạ thủ đối phương bằng các đòn cận chiến chớp nhoáng, ở tầm cao trung bình. Khi cận chiến, chúng thường xoay trở nhanh hơn, hầu như không để đối phương lấn lướt và hạ thủ. Lông cánh dài giúp chúng xoay trở tốt ở cự ly gần và trung bình. Đá loại gà này cần kỹ năng đặc biệt. Chúng đá lông không tốt lắm nên đừng khiến chúng quá hung dữ. Bởi vậy nên cho chúng bị mổ ít thôi để còn bình tĩnh. Nhược điểm của chúng nằm ở vài chân giao nạp lúc khai trận khi hai con đá từ khoảng cách xa. Chúng hoàn toàn lép vế trước những con đá bay giỏi. Thả và kéo chúng dạt sang một bên sới, và để chúng dần tiếp cận đối phương thì mới có cơ thắng trận. Tôi nhớ có trận khi Roger Roberts thả con Hatchet Kelso mặt đối mặt với một con Bruce Barnett Sweater. Nài bên kia phát hiện thấy gà của Roger Roberts đang chòi đạp trong tay ông. Tay này liền buông con Sweater sớm hơn gà của Roberts. Con Sweater giành lợi thế và găm gà của Roberts ngay trên không. Vậy là xong. Trận kế tiếp, ông để nài của đội Thunderbird thả gà cho mình. Roger Roberts đã học được một điều trong bộ môn đá dao dài. Dưới đây là hình ảnh nài Thunderbird thả gà dạt bên ở góc xa của sới. Dĩ nhiên, cũng có những con lông cánh dài bay cao. Nếu so sánh về cấu trúc cơ thể thì chúng thường có lườn ngắn hơn so với gà của Roger Roberts và Ray Alexander. Đây là một chiến kê Roundhead pha, cánh dài mà nó hạ thủ đối phương ngay trên không. So sánh với gà của hai sư kê trên thì con này có lườn ngắn hơn. Cấu trúc không vững chắc lắm nhưng có thể đá cao chân hơn. Còn bây giờ, tôi cho bạn xem một chiến kê pha tuyệt vời của Roger Robert, con Hatchet Kelso. Lông cánh dài nhưng lườn và cơ lưng săn chắc. Con này không đá cao chân nhưng có thể nghiền nát đối thủ trong các trận cận chiến, tầm đá trung bình. Chúng là những đối thủ nặng ký trong các giải đấu lớn. Tại sao gà lông cánh dài, chân đá trung bình lại thất thế lúc khai trận trong thể loại dao dài? Theo ý kiến và quan sát của riêng tôi, gà lông cánh dài mất nhiều thời gian đập cánh hơn, khiến chúng chậm hơn trong tích tắc trước các đối thủ cánh ngắn. Trong trường hợp này, khi chúng vỗ cánh, VÙNG NÁCH ngay bên dưới gốc cánh DANG RỘNG TRỞ THÀNH MỤC TIÊU NGON ĂN trong bất kỳ trận không chiến nào. Đấy là lý do chúng bị dính những vết thương trí mạng từ các đối thủ bay giỏi. Nhưng khi cận chiến, chúng không đập cánh nhiều mà chỉ chao hoặc lắc cánh thật nhanh. Luyện tập Bàn tập (bench work) Bàn cao cỡ ngang eo. Một lồng nhỏ nhốt mái để giúp trống hăng hái. Ôm gà mặt hướng về phía bàn. Tung nó tới trước cách bàn khoảng 0.6 m. Nếu nó có thể bay và đậu một cách dễ dàng lên bàn thì tăng dần khoảng cách. Một khi gà đã quen với dạng bài tập này, bạn có thể tăng dần số lượt thảy mỗi ngày. Khi gà bắt đầu há mỏ và thở dốc thì nên dừng để nghỉ một lát. Theo dõi thời gian phục hồi của mỗi chiến kê. Thời gian gà phục hồi có thể tiết lộ nó đã từng mắc bệnh đường hô hấp khi còn nhỏ và có xu hướng mỏi mệt khi luyện tập. Ở một số con, đầu bị tái xanh (vì thiếu ô-xy). Cầu thang (climb board) Giữ đuôi gà và để nó trèo lên bàn. Khi nó đi được nửa đường, bạn hơi kéo đuôi để nó phải gắng sức một chút. Gà phải gồng chân và vỗ mạnh cánh để lên. Nghe nói, nàng gà mái trên bàn là động lực để nó leo trèo, ka ka.
có vài cách lên cựa của phi, có thể có ích cho ae 1. Lên cựa theo xương ghim của gà, cách này thấy hơi chủ quan, khó chính xác. cái này hơi lệch ra: 2. Lên cựa theo đường phân giác của ngón ngoại & ngón chúa, cách này kg biết phải cách mà a bsdinhuong hay sd kg nữa^^ 3. Lên cựa theo múi giờ: * Đáp án "B" chính là đáp án đc nhiều "sư kê phi" chọn nhất cho việc lên cựa gà của họ Về mũi cựa thì thấy mũi cựa của họ rất thấp, bằng, cao hơn, thấp hơn gốc cựa chốt 1 tý. Riêng cựa vn, nhất là loại gọng lai sau này thì thấy cao hơn gốc cựa rất nhiều. ...
Mình thường lên theo cách (2) nhưng nếu gà ray dọc thì lên theo (3A) 12 giờ, gà đá kẹp chân vô người đối thủ thì theo 12h30. Ray như gà cú này thì cách (2) hay (3A) là thích hợp: http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=I1K3cYM1h0I
ủa a, e thấy thường gà mỹ thì đá chân ray theo lối dọc, đá trực diện & vô ngực là chủ yếu, như vậy phải trồng theo thới (hoặc hướng 12h như a nói) vậy tại sao người ta lại trồng cựa(ống) theo hướng cựa chốt, mũi cựa hướng theo gân gối. Như vậy là gai quá, liệu có phù hợp với lối đá trực diện của con gà mỹ kg?? Cái này từ xưa đến giờ sư kê mỹ đã trồng cựa như thế, nếu trồng theo thới hiệu quả hơn thì e nghĩ họ đã kg trồng cựa theo gốc cựa chốt. Cũng nên nhớ rằng người mỹ là mọi thứ đều đc nghiên cứu & làm theo khoa học chính xác hơn là tư duy cảm tính của người vn còn con gà việt thì thường đá vô mình, vô nách thì người việt mình lại chồng theo thới, nếu chồng theo cựa chốt mũi hướng gân gối thì đá tự sát là cái chắc. Hoặc chỉ cần gai vào 1 tý nhiều khi cũng hay bị tự sát lắm. Còn lối đâm thì nhiều người nói trồng theo thới thì đá nạp, chồng gai tý thì vô gai đâm nhiều. bây giờ thấy cũng có nhiều cách trồng cựa, nào là gọng cựa ở giữa ngón thới & ngón nội, mũi đi ra (cách này chính mắt thấy ô U.T lên cựa & bữa đó trồng cựa số 7, 1 số tv gạo cội cũng xài cách này) có người còn trồng gọng cựa ngay thới nhưng đánh gọng ra ngoài & mũi cựa lấy thẳng vô trong chắc cũng phải 30-45 độ...... bữa nào có đá thì làm cái clip lên cựa theo cách của a cho ae cùng tham khảo nha a
Bài viết quá bổ ích. Mình cũng có 1 em trai trồng cựa rất chuyên nghiệp. Trại gà lai Bến Tre - website : www.gaperu.vn - update gà thường xuyên Cung cấp gà bổn bến tre đá cựa lai với Mỹ, Peru, Asil. Giá tốt, chất lượng bảo đảm. Có bán gà giống Peru, Mỹ. Liên hệ: Mr Thịnh 0914.293.444 ỏ website: http://www.gaperu.vn
Con gà úa clip 1 đá hay quá, bu vô giãy cựa ko, máyanh có thông tin gì về em nó ko, gà này chắc win nhiều lắm nhỉ
Ae cho minh hoi.ga asịl rac trong cua ntn.trong binh thuong theo thoi,hay trong cua gay vo trong.mong ae huong dan minh cach trong cua ga asil.tai o nha co con tre asil sap toi cu da ma ko biet cach trong.thanks
Gà khi đá mỗi trận đánh đều có cách đá riêng. Tùy thuộc vào màu-mạng, ngày-giờ,...của từng con. Mỗi con khi đá sẽ có cách đánh riêng theo từng màu kỵ, vì vậy khi đá gà bạn nên xem màu của gà mình và gà đối thủ có trên-dưới cơ hay không mà quyết định xuống sát nhé.