Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Sinh lý-Giải phẫu hệ tiêu hoá cá vàng - ứng dụng thự

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá vàng & cá chép' bắt đầu bởi meatfish, 22/2/13.

  1. meatfish

    meatfish Active Member

    Hệ tiêu hóa cá vàng
    dịch bài từ link the-goldfish-digestive-system

    Giới thiệu:
    - Hệ thống tiêu hoá của cá vàng rất kỳ thú bởi vì nó không có dạ dày. Điều này có nghĩa là thức ăn di chuyển trong ống tiêu hóa nhanh hơn các loài động vật có dạ dày (dạ dày là nơi chứa thức ăn, giúp thức ăn xuống ruột từ từ). Điều này có nghĩa là ruột cá sẽ chia ra thành nhiều phần thực hiện những chức năng khác nhau trong đó có chức năng của dạ dày. Toàn bộ hệ thống tiêu hóa của cá vàng tương đối dài, thông thường là gấp đôi chiều dài cơ thể (McVay 1940), và được chia thành những phần có chức năng sinh lý khác nhau.

    [​IMG]


    1) Miệng, hầu, thực quản:
    - Thức ăn đầu tiên sẽ qua miệng cá. Con cá vàng mở miệng hút, thức ăn sẽ vào miệng cùng với nước. Nước được tống ra ngoài qua mang cá, còn thức ăn được giữ lại trong miệng. Thức ăn sau đó xuống hầu, vị trí phía sau miệng. Tại hầu có cơ quan vị giác, nằm dọc những chiếc răng (được gọi là răng hầu), răng sẽ nghiền thức ăn thành những mảnh nhỏ để sau đó trôi xuông ruột. Thông thường có 4 cái răng mỗi bên hầu, mỗi chiếc răng có 1 chiếc nhỏ dự bị nằm chờ bên dưới, những chiếc này phòng trường hợp những răng chính hư chúng sẽ mọc lên thay thế (MCVay 1940). Sau khi thức ăn được nhai bằng răng hầu, chúng sẽ trôi xuống đoạn thực quản rất ngắn và đi thẳng vào bóng ruột.

    [​IMG]

    Hình ảnh răng cá vàng (răng-hầu)
    [​IMG]
    [​IMG]

    2) Bóng ruột
    - Ruột cá vàng có thể được chia thành 2 phần: bóng ruột (hay ruột giữa) và ruột đoạn đuôi (hay ruột đoạn cuối). Chức năng của đoạn bóng ruột là nơi tạm thời chứa thức ăn và hấp thu mỡ (lipid) khi thức ăn đi qua (Caceci 1984). Bóng ruột có khả năng co dãn để tạm thời chứa được thức ăn, dãn gấp 3 lần kích thước bình thường (McVay đo ngay sau khi cho cá ăn, 1940).

    3) Ruột đoạn đuôi
    - Ruột đoạn đuôi là phần cuối của hệ thống tiêu hóa của cá vàng. Đường kính của nó hẹp hơn bóng ruột, và nó không có khả năng co dãn giống như bóng ruột (McVay 1940). Chức năng của ruột đoạn đuôi là hấp thu protein của thức ăn (Caceci 1984).

    Kết luận - ứng dụng
    - Biết được thêm về hệ tiêu hóa của cá vàng có thể giúp cho người chơi chọn thức ăn thích hợp nhất cho chúng. Bởi vì thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa rất nhanh, cá vàng nên được cho những loại thức ăn dễ và nhanh hấp thu. Vì cá vàng không có dạ dày, nên chúng chỉ có thể chứa thức ăn trong 1 thời gian ngắn, với số lượng thức ăn có hạn, do đó cá vàng nên được cho ăn thành nhiều bữa nhỏ với số lượng thức ăn ít thay vì cho ăn 1 bữa/ ngày với số lượng thức ăn nhiều. Một bữa ăn/ ngày có thể gây nguy cơ quá tải hệ tiêu hóa và thức ăn sẽ làm tổn thương lên ruột của chúng.


    Tài liệu tham khảo:
    Caceci, T. 1984. Scanning electron microscopy of goldfish, carassius auratus, intestinal muscosa. Journal of Fish Biology. 25: 1-12
    McVay, Jean A. and Helen W. Kaan. 1940. The Digestive tract of carassius auratus. The Biological Bulletin. 78:1:53-67[/I]
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/2/13
  2. hoanganh00

    hoanganh00 Active Member

    Like!!:rose:
     
  3. giainguyen

    giainguyen Active Member

    like nè............
     
  4. bitmut

    bitmut Active Member

    vậy thức ăn hạt nhỏ thì dễ hấp thu hơn hạt to?
     
  5. giainguyen

    giainguyen Active Member

    cá nó có răng mà bạn. hehe
     
  6. superoneday

    superoneday Active Member

    thank, giờ mới biết cá vàng nó thế
     
  7. tin_tin

    tin_tin Active Member

    vãi bác sĩ =]]]]]]]]]]]]]]]]]
     
  8. meatfish

    meatfish Active Member

    mới có 1 tí mà đã vãi rồi
    để mai mốt nghiên cứu thêm vấn đề "tình dục của cá vàng nữa". Lúc đó vãi cũng chưa muộn. kkkkk
     
  9. duytan.dhtm

    duytan.dhtm Active Member

    bác nghiên cứu vấn đề này đi, ko hiểu sao em lai oranda, mắt lồi cái với ngọc trai, gù đực thì trứng toàn hỏng. mà lai vàng thường,oranda cái với oranda đực thì trứng lại nở. liệu lai khác dòng cần phải có chất xúc tác hay biện pháp nào đó ko nhỉ?
     

Chia sẻ trang này