Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Vài kinh nghiệm với anh em cùng niềm đam mê

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá betta' bắt đầu bởi dtv90000, 31/12/12.

  1. dtv90000

    dtv90000 Banned

    Sau 1 thời gian gắn liền với Betta thì mình xin đưa ra cách thức về những vấn đề liên quan đến betta trong quá trình sinh sản,chăm con hay nuôi cá bột đến tuổi trưởng thành.
    Đầu tiên,mình xin nói về cách ép Trống Mái và chăm sóc cá bột.
    Chọn Trống và Mái:
    + Trống: có kích thướng lớn hơn mái,sung,không bệnh tật, độ tuổi lớn hơn 2 tháng (hoặc 2 tháng rưỡi,nhưng tốt nhất để sinh sản thì trống 5-7 tháng)
    + Mái: có kích thước nhỏ hơn trống nhưng không phải quá nhỏ,bụng căng trứng( màu ửng vàng,ko ăn nhưng bụng vẫn to), độ tuổi không nên quá già (>9 tháng)
    Mô hình ép:
    + 2 thùng xốp,thau nhựa,khay nhựa( bất cứ thứ gì bạn tìm được nhưng có chiều rộng và dài tương đối,chiều cao thì khoảng 7-10cm nước)!!! Nước trong hồ khi tiến hành ép là 4-5cm
    [​IMG][​IMG]
    + Trong hồ ép cần có : nước 4cm-5cm(ở đây nước có thể dùng là nước thường đã qua xử lý hoặc nước lá bàng cũng được,nhưng nếu dùng nước lá bàng thì bạn nên dùng loãng thôi nhé), 2-3 cành rong đuôi chồn,1 miếng xốp nổi S=3cm*3cm,bỏ 1 ít muối hột ( 5-6hột/1l nước ),hủ nhựa cắt bỏ đáy,1 cành rau muống bỏ lá.
    + 1 miếng giấy cactong hoặc giấy bìa cứng dùng để che mặt thoáng ( khoảng 2/3 mặt thoáng của hồ ép )
    [​IMG]
    Tiến hành ép: ( mình sẽ dùng những thứ ngày trong tuấn để dễ hình dung,T2,T3,T4,T5,T6,T7 và CN )
    Tuần 1:
    + T2 :bạn chuẩn bị hồ ép như trên
    + T3: cho cá trống vào,dùng miếng cactong che lại 2/3 hồ ép
    + T4: cho cá mái vào hủ nhựa đã cắt bỏ đáy.Quan sát cành rau muống nếu bị phân hủy thì lấy ra và thay cành mới vào nhé.
    [​IMG]
    Trong những ngày ép và chăm con các bạn vẫn cho Trống Mái ăn bình thường ( chế độ của mình là 1 ngày 2 lần sáng chiều,mỗi lần chỉ 1 ít trùn chỉ,khoảng 4-5con 1 lần)
    + T5: quan sát xem Trống đã làm tổ bọt hay chưa,có hay không thì vẫn chỉ quan sát.Lúc này bạn nên vớt phân của Trống ra để giữ vệ sinh cho hồ.
    + T6: ( mình thì thả vào khoảng lúc 1h chiều )thả mái ra,quan sát tình hình.Sẽ có nhìu trường hợp lúc này mà các bạn hay thắc mắc!
    Cá trống rượt cắn cá mái quá nhìu ( lúc này bạn nhốt mái lại rồi chờ 1 ngày nữa mới thả ra,nếu vẫn rượt quá zữ thì nên chờ thời gian dài hơn).
    Mái đá với trống,theo mình gặp trường hợp này cứ để trống và mái đá nhau 1 tí,thường thì vài đòn đánh mái sẽ chịu thua và chiu đẻ.
    Khi bạn thấy mái có hiện tượng bơi dưới tổ bọt của trống thì lúc đó bạn yên tâm vì cá mái đã chịu sinh sản.Lúc này bạn chỉ nên quan sát ở xa vì nếu quan sát quá gần bóng người sẽ làm cho cá bị strees .
    Trong quá trình sinh sản cá trống sẽ cuộn tròn ôm lấy mái và mái sẽ xì trứng để trống thụ tinh!! Thường những lần cuộn tròn đầu tiên thì mái sẽ chưa xì trứng,các bạn đừng lo lắng đó chỉ là bước kích thích mái thôi,vài lần cuộn nữa thì trứng sẽ ra.
    [​IMG]
    Lúc này cũng có trường hợp xảy ra theo nhìu hướng:
    1/ Trống ăn trứng gọn gàng sạch sẽ và bụng to lên như bà bầu ( nếu đây là lần đầu tiên Trống sinh sản thì bạn chớ vội Ném nó đi,hãy để giành và thử lần thứ 2. Nếu lần 2 mà trống vẫn ăn trứng thì ….( Nếu đó là 1 con Trống đẹp thì để chơi,tặng lại cho anh em chơi chứ không phải ép,ko thì xả cống )
    2/ Mái ăn trứng ( cũng giống như trống luôn )
    3/ Trống ngậm trứng nhả vào tổ bọt,mái cũng vậy..gặp trường hợp này thì bạn yên tâm để chúng sinh sản, đi đâu đó chơi bời,khoảng 2-3h sau quay lại.( Thường thì nếu Trống không ăn trứng thì cũng sẽ không ăn con )
    [​IMG]
    4/ Khi quay lại mà bạn vẫn thấy cá mái bụng vẫn to,cá trống vẫn bình thường và tổ bọt không có gì thì có thể cá mái vẫn chưa chịu đẻ,lúc này bạn Chụp mái lại để ngày hôm sau tiến hành lại.

    Sau khi bạn quay lại nếu đã sinh sản xong thì mái sẽ nằm 1 góc hồ ép,quan sát lúc này thì bụng mái đã nhỏ đi rất nhiều so với trước.Lúc này bạn bắt mái ra nuôi riêng,nhớ bắt nhẹ nhàng và tránh tác động mạnh đến tổ bọt.Khoảng 15h thì trứng có hiện tượng có màu đen trong trứng, đó là những trứng được thụ tinh sẽ nở thành con,những trứng không có hiện tượng này là trứng hỏng.

    + T7: Khoảng 1 ngày sau khi trứng bắt đầu được thụ tinh thì sẽ nở,nếu cá trống chăm con tốt thì thời gian này bạn sẽ khó thấy được cá bột vì cá trống giữ cá bột trong tổ bọt của mình.
    Ở thời gian này có thể bạn sẽ gặp trường hợp là cá trống không ăn trứng,không ăn con nhưng lại không biết cách chăm sóc cá bột như thế nào.Nếu gặp phải việc này thì sẽ khó khăn hơn cho bạn,bạn nên rút bớt nước trong hồ xuống để mực nước khoảng 2,5cm-3cm,độ cao nước này thì cá bột vẫn có khả năng ngoi lên mặt nước và bám vào rong.Chờ khoảng 2 ngày nữa thì bạn nên bắt Trống ra.
    + CN: lúc này thì cá bột được 1 ngày tuổi và chưa bít bơi ngang,do đó vẫn trong tổ bọt.Lúc này bạn sẽ chuẩn bị artemia cho cá bột.
    [​IMG]
    Cách ấp thì bạn xem link nhé: http://www.diendancacanh.com/forum/...ermia-của-mình.-đon-giản-dể-hiểu-và-thực-tế-D
    Ấp thì khoảng 1 ngày sau bạn sẽ bắt đầu thấy artemia nở,bạn vẫn xục khí nhẹ để trứng nở hết,khi nào quan sát trứng nở hết thì nên để xuc oxy nhe nhẹ.
    Tuần 2:
    + T2: cá bột đạt 2 ngày tuổi,cá trống vẫn chăm con bình thường thì tốt,các bạn sẽ thích quan sát nhưng hạn chế nhé,việc này dễ làm hoảng tinh thần của cá cha.
    + T3: thường đến lúc này cá bột 3 ngày tuổi đã biết bơi ngang và bơi ra khắp mặt hồ,bạn sẽ cảm thấy thích như thế nào :D. Sau đó bạn lấy artemia cho cá bột ăn theo Link ấp artemia ở trên.Chỉ cần cho 1 ít vào hồ,nhớ cho cá cha ăn bình thường nhá.Vấn đề ăn thì bạn đừng nên cứng nhắc,mình thì khi nào thấy trong hồ không còn artemia bơi loanh qoanh thì cho tiếp.
    + T4: cá bột 4 ngày tuổi.Có thể bạn sẽ thấy hiện tượng cá trống ăn 1 vài con hoặc cá bột chết ở dưới đáy hồ.Bạn cũng không nên sợ,những cá thể yếu sẽ chết,mạnh sẽ sống.( ở đây tùy vào mục đích của người chơi,nếu bạn muốn giữ số lượng bầy đông thì bắt cá trống ra sớm để tránh việc Trống ăn những cá thể yếu ).
    [​IMG][​IMG]
    + T5: 5 ngày tuổi.Vẫn bình thường,nếu bạn thấy cá trống khỏe và chăm con tốt thì vẫn để trống chăm con,nhưng trống sẽ vẫn tiếp tục ăn những cá thể yếu.Nếu trống có vấn đề như ăn con nhìu,mệt mỏi thì bạn rửa tay sạch sẽ,nhẹ nhàng bắt cá trống ra bằng tay ( bước này cũng hơi mệt ). Đồng thời bạn nên chuẩn bị 1 hồ mới với mực nước là 3-4cm,bỏ 1 ít muối hột,vài cành rong đuôi chồn.Chuẩn bị trước là để nhiệt độ nước 2 hồ bằng nhau,tránh việc sock nước khi chuyển cá bột.
    + T6: 6 ngày tuổi. Theo cách làm của bản thân thì thời gian này mình đã bắt trống ra nuôi riêng,cá bột khỏe nhưng vẫn có 1 số cá thể chết.nguyên nhân gây chết đa số là do ô nhiễm,gây nấm làm chết cá bột hàng loạt.
    + T7: 7 ngày tuổi.Lúc này cá bột đã khỏe và có thể chuyển sang hồ mới.Nhưng tùy theo bầy,nếu bầy cá của bạn yếu thì nên chờ thêm 1 2 ngày,và khi bạn thấy cá trong hồ chết quá nhìu thì lúc này bạn nên mạnh dạn chuyển cá bột. (Theo mình đây là bước quan trọng nhất quyết định đến số lượng bầy cá sau này)

    Cách chuyển của mình: Dùng vợt bobo ( loại vợt có lưới nhỏ,mịn,có thể vợt được cá bột ) cho vào nước sạch để rửa vợt,sau đó cho vào hồ vợt cá bột 1 cách nhẹ nhàng rồi chuyển sang hồ mới,khi nhấn chìm vợt có cá bột sang hồ mới bạn nên làm chậm rãi vì cá bột dễ bị sock,nhẹ nhàng chờ cá bột bơi ra ngoài vợt.Cứ như vầy khi nào xong thì thôi(Trung bình mình chuyển 1 bầy 200-300 là 1-2h đồng hồ).Trong quá trình vợt cá bột,vì cá bột có kích thước bé khó nhìn thấy,do đó bạn nên mua 1 đèn pin để phụ giúp trong việc này.
    Ngoài ra,bạn cảm thấy cá bột của mình khỏe và hồ ép cũ không có vấn đề thì bạn vẫn nuôi trong đó nhưng dễ bị nấm sau này lắm nhé.

    Thực chất theo như mình làm,nếu cá bột đã đạt được 10-12 ngày tuổi thì đã khỏe mạnh và có tỉ lệ trưởng thành cao.Và những ngày sau khi bạn chuyển cá bột,cứ nuôi và cho ăn bình thường.Lúc này bạn hãy kèm theo bobo vào trong khẩu phần ăn của chúng.Khoảng 4-5 ngày thì bạn sẽ lại chuyển hồ mới,trước khi chuyển thì bạn chuẩn bị trước 1 hồ mới trước 1 ngày.Sau này khi cá đã lớn đạt khoảng hạt gạo lúc đó bạn cho ăn bằng trùn chỉ,sẽ không sao,tuy trùn chỉ to nhưng ko vấn đề gì đâu.
    Đây là cách ép và chăm sóc betta của mình,thực tế có nhìu trường hợp nữa ví dụ về phần Ấp Phao,Mực Nước Thấp hay là bệnh của Betta(dùng cho cá trống ko bít chăm con nhưng bạn vẫn muốn có F1 ) thì mình không đề cập tới.Vì là sỡ thích bản thân,gặp em nào chăm con không tốt là… rồi :D với những bài viết về cách trị bệnh cho Betta cũng khá đầy đủ.

    Có điều gì thắc mắc anh em chỉ giáo thêm và sẵn lòng giao lưu trao đổi với tất cả anh em chơi Betta.Bài viết còn nhiều thiếu xót,anh em góp thêm nhé!
    Thân!!!
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/2/13
  2. dtv90000

    dtv90000 Banned

    Úp cái đầu giao lưu với anh em
     
  3. luckymark

    luckymark Active Member

    Thank bạn đã viết bài rất bổ ích cho anh em , cho xjn hõi là cành rau muống bỏ vào có tác dụng gì hã bạn /
     
  4. dtv90000

    dtv90000 Banned

    thực chất cái này mình bỏ cũng chỉ là để cho cá bột bám vào,cành rau muống có thể sống trong nước nên hút chất bẩn,nếu có cành bị phân huỷ thì sẽ tạo ra 1 số loại vi khuẩn nhỏ làm thức ăn phụ cho cá bột lúc từ 1-3ngày tuổi
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/1/13
  5. thaivansung

    thaivansung Active Member

    cá bột không thể ăn vi khuẩn được.rau muống mục do vi khuẩn kị khí phân hủy thành nhựng chất cho sinh vật nhỏ hơn ăn(như trùng cỏ,trứng nước chẳng hạn) đến lượt cá bột ăn nhưng sinh vật đó...v v quá trình đó là chu trình nitơ.thằng bạn của mình cho mình 1 gói sãn phẩm israel.cứ thả vào bồn kiếng lớn ép cá.chẳng cần sục khí.khoảng hơn 5 ngày là sinh vật li ti đầy cả hồ.nước ko thối .vì sinh vật này sống dai như đĩa nên chẵng cần bận tâm thức ăn.mổi ngày chỉ cần châm thêm lượng bột đó
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/1/13
  6. subtitla

    subtitla Active Member

    anh ơi trong bài nói là mái bơi vòng quanh tổ bọt nghĩa là cá sẽ ép nhưng mái của em cũng như vậy mà hôm sau vẫn chưa ép anh ạ
     
  7. dtv90000

    dtv90000 Banned

    Thanks bạn đã giải thích sâu hơn cho anh em về tác dụng của việc cho rau muống vào :D
    Bạn xem lại mái của bạn chọn đầy đủ các tiêu chí ở trên không nhé,nếu đầy đủ thì có lẽ theo mình không phải là do Mái,đôi khi Trống quá sung và cắn mái hoặc Trống và Mái đều chưa có kinh nghiệm sinh sản lần đầu nên như vậy. Bạn chịu khó đợi 1 thời gian ngắn nữa nhé.
     
  8. quangtruchq

    quangtruchq Active Member

    Hay lắm, thêm 1 chia sẻ bổ ích
     

Chia sẻ trang này