Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Tại sao muốn phát triển con cá vàng đẹp thì phải nuôi ở mực nước cạn?

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá vàng & cá chép' bắt đầu bởi president, 15/10/12.

  1. president

    president Active Member

    1 thắc mắc không phải ai cũng biết, có nhiều bạn đã và đang làm như vậy nhưng cũng chưa chắc biết rõ.

    [​IMG]

    Các chuyên gia nuôi cá vàng tin rằng nếu những con cá vàng từ nhỏ được nuôi trong mực nước cạn thì nó sẽ phát triển tốt hơn các vẻ đẹp của nó (vây, đuôi, body, đầu)

    Khi chúng phát triển đến 1 mức nào đó, cá vàng có thể được nuôi trong 1 nơi với mực nước sâu hơn và rộng hơn, đó là lý do thường chúng ta hay hỏi hồ nhà bạn cao và rộng bao nhiêu.

    Đó khác hẳn với việc chúng ta nuôi cá Koi, những người nuôi cá Koi thường quan tâm hơn đến tải trọng (khối lượng) nước trong hồ. (hồ chứa bao nhiêu gallon, bao nhiêu lít) vì đặc điểm nuôi và cấu tạo của cá Koi khác.

    Tuy nhiên với 1 số loài có cấu tạo đặc biệt như Tosakin thì thậm chí khi chúng lớn chúng ta vẫn không nên nuôi trong mực nước sâu, nơi mà áp lực nước lớn có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng rất nhiều.

    Ngoài ra để phát triển 1 chú cá vàng đẹp còn kể đến gen của chúng, cho dù có 1 môi trường tốt nhưng với bộ gen được truyền từ cha mẹ không tốt thì cũng không thể mong chờ gì nhiều.

    Nhiều trường hợp ở VN cho thấy nuôi trong mực nước sâu thì cá thường bị quăn đuôi (đối với 1 số loại cá đuôi dài) có 1 số con thì không bị quăn (rất ít, có thể do may mắn bộ đuôi khỏe) và nhiều bạn tin rằng nuôi trong mực nước sâu có thể ảnh hưởng rất nhiều đến bong bóng của cá (bộ phận để giữ thăng bằng cho cá), khiến cá dễ bị lật bụng, bơi ngữa, "trồng cây chuối".

    Nguồn: Fan page Cá Vàng

    Mời các bạn bình luận, trao đổi kinh nghiệm ...
     
  2. fabulous

    fabulous Banned

    Vậy dân đồng bằng với dân Sapa chân khác nhau hả anh? Vì Sapa là vủng cao nên áp suất không khí nó cao hơn ở đồng bằng => có thể hiểu như anh nói là cá nuôi nước thấp đuôi đẹp hơn cá nuôi ở nước cao.
     
  3. guppyendler

    guppyendler Banned

    có khác ỡ cái nồng độ Hb trong máu ấy,còn chân thì cũng khác :)........ miền núi............ chân trắng đẹp ........hơn miền đồng bằng ,chắc cú 100% :)
     
  4. fabulous

    fabulous Banned

    Mình đang hỏi về chân tay ko hỏi nồng độ Hb trong máu bạn ạh. Tặng bạn 1 tấm hình mà bạn chắc 100% nè =]]
    [​IMG]
     
  5. president

    president Active Member

    Bạn có cách so sánh thật là hài hước :)) nhưng rất là không liên quan :))
     
  6. nhatquangvl

    nhatquangvl Active Member

    bạn có thắc mắc ..nhưng đôi khi có những thắc mắc và so sánh về 2 loài khác nhau hoàn toàn nhe bạn ..ví dụ bạn nên so sánh loài vượn với loài người thì môn sinh học có thể giải thích vì tổ tiên loài người là loài vượn người , ...còn cá vàng và con người khó .... nói thật.
     
  7. tronjava

    tronjava Active Member

    muốn cá vàng phát triển tốt đẹp cần nuôi bể thấp vì khi để mực nước vao nhiều, cái thứ nhất chính là áp lực nước tạo ra. Áp lực nước có xu hướng là dùng lực bóp vào trong theo chiều ngang, vì thế sẽ ãnh hưởng tới cá. đặc biệt là phần đuôi nhỏ mỏng chỉ có những gân cơ xương mỏng, chịu áp lực nước nên thường bị quăn, quặt vào trong xoắn lại.

    Thứ 2 khi mực nước nhiều cao. cá co xu hướng bơi lên trên, càng lên cao thì lực hút của trái đất tăng, tạo cho đuôi cá cụp, xệ nghiêng xuống.

    đó là 2 lí do vì sao không nên nuôi cá vàng với mực nước quá 25cm. 1 hồ tiêu chuẩn để nuôi cá vàng là 60*40*25 cho 1 con/1 diện tích. Vì thế tại sao khi vào nhưng trai cá ranchu,những trai cá lớn ở nước ngoài. đa sô thấy họ nuôi 1 2 đến 2 con cá trong 1 thau nhựa vuông.vừa dễ kiểm soát dc cá, kiểm soát sinh sản, tránh gây tổn thuong tới cá. Đó là những gì mình biết khi liên hệ với ông chủ trại ranchu Boss ranchu tại thái lan.
     
  8. president

    president Active Member

    Rất chính xác, thường các bạn chọn Ranchu sẽ chọn những con có góc đuôi 45 độ, nhưng nếu mang về nuôi 1 mực nước cao, góc đuôi sẽ từ từ hạ xuống làm mất vẻ đẹp của cá. Cái này mình đã từng là nạn nhân, nhưng nhiều khi mình nuôi kiểng và có giới hạn, ko có nhiều lựa chọn, nên phải chấp nhận.
     
  9. kysuphuongpt

    kysuphuongpt Active Member

    Tuyệt sắc giai nhân ...tại sao ở nơi ấy lại có một bóng hông như thế nhỉ /????////
     
  10. giainguyen

    giainguyen Active Member

    quá đỉnh luôn
     
  11. meatfish

    meatfish Active Member

    Quá hay, 1 kn nghiệm quý nữa
    Cám ơn bác.
     
  12. hidalgo_1690

    hidalgo_1690 Active Member

    Không những đẹp rạng ngời mà còn chói lòa..... ko ai dám đến gần
     
  13. AEIOU

    AEIOU Active Member

    Hôm nay em mới đọc topic này. Em cũng thấy khuyên nên nuôi cá nước thấp nhưng có mấy điểm em thấy chưa hiểu.

    Lực nước có bóp vào trong theo chiều ngang nhưng chính nước phía trong đuôi cá sẽ có lực phản lại và dàn đều lực ra xung quanh để triệt tiêu áp lực nước bóp vào trong đó (nếu bác thí nghiệm là quả bóng sẽ bị bóp vào thật). Nếu không tin bác thử làm 1 vật liệu nào thật mỏng, cắt hình như đuôi cá vàng và thả xuống hồ sâu tới 15m thì nó cũng ko bị áp lực nước làm biến dạng đâu.
    Cá bơi lên trên, do chính lực cản của nước khi đuôi cá quẫy để bơi lên thôi chứ em nghĩ ko phải co lực hút của trái đất làm đuôi cá cụp. Nếu do lực hút trái đất thì cá vàng nuôi trên nhà cao tầng đuôi quăn hết á. À mà càng lên cao thì lực hút trái đất càng giảm bác nhá :D
    Túm lại là em thấy nên nuôi nước thấp và không rộng quá đối với cá nhỏ để giảm vận động của cá, từ đó sẽ giảm được quăn đôi hoặc xệ đuôi chứ áp lực nước hay trọng lực trái đất em nghĩ không phải lý do quăn hay xệ đuôi cá.
     
  14. quangthaingo

    quangthaingo Active Member

    Vậy theo các ý kiến của các anh em ở trên thì mực nước bao nhiu thì tốt nhất cho cá vàng mà vừa đảm bảo nhình bể đẹp đầy đặn, bồn kiếng nhà mình cao 45cm
     
  15. tronjava

    tronjava Active Member

    25 là chuẩn, 30 thì cho hồ co thẩm mĩ tí,
     
  16. quangthaingo

    quangthaingo Active Member

    Thank anh nhe :)
     
  17. ca con

    ca con Active Member

    bạn so sánh ko hợp lý chút nào. bạn có thể bơi dưới mực nước sâu 20m được ko, với không khí bạn có thể ở sâu dưới 200m cơ đấy. áp suất kk và áp suất nước khác nhau hoàn toàn nhé bạn.
     
  18. ca con

    ca con Active Member

    nếu nước phía trong đuôi cá và nước bên ngoài giống nhau,có cùng áp suất thì ko có ji để bàn cãi rồi,bên trong đuôi cá là những mao mạch li ti,rất mỏng manh,với 1 áp lực lớn tác động vào thì có phát triển bình thường được ko????
    theo mình nghĩ thì mực nước có sâu thêm 1o-15 cm thì cũng ko tác động đến cá quá nhiều đâu, nhưng bạn nói xuống 15m thì lại là chuyện khác àh,mỗi loài cá có cấu tạo cơ thể khác nhau,cá vàng là loài mỏng manh,nhất là cá nhỏ với 1 áp suất nước wa lớn làm chậm sự phát triển và ko thể phát triển hết vẻ đẹp dù có gien của cha mẹ đẹp trong người. ngay cả con người còn ko thể lặn sâu wa 20-30m nếu ko có dụng cụ bảo hộ.
     
  19. haugiang

    haugiang Active Member

    hình như bạn đã hiểu chưa đúng về sự lý giải của AIEOU ở câu :<nước phía trong...vào trong đó>.
     
  20. AEIOU

    AEIOU Active Member

    Thôi em chả nói về áp lực nước đè xuống theo chiều nào nữa, bác nào nghiên cứu vật lý lại hộ em nhá. Em ko phải cá nên hồi đi Nha Trang em lặn mới đc 8m là tai em ù rồi, ko dám thử tới 15m. Nhưng em vẫn ko hiểu sao con sứa biển nó mong manh và mềm nhũn thế mà sao nó xuống đc hàng trăm mét để sống dưới đáy biển nhỉ. Sao nó ko bị áp lực hàng trăm khối nước ép cho bẹp dí ra nhở :D
     

Chia sẻ trang này