Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Cá Koi

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá vàng & cá chép' bắt đầu bởi nhixuan, 1/2/09.

  1. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Cá chép Koi
    Nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Cá_Chép_Koi




    [​IMG]


    Một đàn cá chép Koi.
    Tình trạng bảo tồn
    An toàn
    Phân loại khoa học
    Giới (regnum): Animalia

    Ngành (phylum): Chordata

    Lớp (class): Actinopterygii

    Bộ (ordo): Cypriniformes

    Họ (familia): Cyprinidae

    Chi (genus): Cyprinus

    Loài (species): C. carpio


    Tên hai phần
    Cyprinus carpio
    (Linnaeus, 1758)
    Cá chép Koi (tiếng Nhật: 鯉 (こい), La tinh hóa: koi) là một loại cá chép (Cyprinus carpio) thông thường đã thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh, có nguồn gốc Trung Quốc nhưng được nuôi phổ biến tại Nhật Bản. Chúng có quan hệ họ hàng gần với cá vàng và, trên thực tế, kiểu cách nhân giống và nuôi cảnh là khá giống với cách nuôi cá vàng, có lẽ là do các cố gắng của những người nhân giống Nhật Bản trong việc ganh đua với cá vàng. Cá chép Koi và các hình xăm trên cá được người Nhật coi là điềm may mắn.




    Xuất xứ
    Cá chép bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo các nhà khảo cổ học, phân tích từ hóa thạch tìm được ở miền Nam Trung Quốc, thì cá chép đã có từ hơn 2 triệu năm. Vào thế kỷ 4, người TQ đã biết lai tạo giống cá chép, để giờ đây giống cá 3 đuôi hoặc cá Tàu đã nổi tiếng trên thế giới. Cá chép được lai tạo để trở thành giống cá đẹp, trưng bày làm cảnh (kiểng) đã phát tán rộng rãi và người Nhật Bản cũng đã nghiên cứu để nhân giống loài cá này đầu tiên tại đảo Niigata. Đầu thế kỷ 20, năm 1914, để tôn vinh hoàng tử Hirohito, Nhật Bản đã cho triển lãm giống cá chép Koi đầu tiên tại Tokyo và đảo Niigata chính thức được mang tên Niigata Koi. Từ đây, cá chép Nhật vói 2 màu chủ đạo "đỏ và trắng" được tôn vinh và mua bán rộng rãi.

    Để nghiên cứu thêm về cách lai tạo màu, sinh sản, nhân giống và nuôi dưỡng v.v. từ năm 1950, Nhật Bản đã cử các chuyên gia đến học hỏi tại Trung tâm Khoa học Kỹ thuật thuộc khoa Sinh vật trường Đại học Chicago và khoa Hóa lý thuộc Viện nghiên cứu Illinois, Hoa Kỳ.

    Cá chép do người Nhật lai tạo đẹp về màu sắc và đắt giá. Do vậy, mỗi khi nhắc đến loài cá chép được lai tạo có nhiều màu sắc đẹp, người ta liên tưởng ngay đến người Nhật và thường được dùng chung một tên gọi là "cá chép Nhật". Thực ra, cá chép do Nhật Bản lai tạo có tên gọi là Nishikigoi, dịch ra tiếng Việt là cá chép nhiều màu sắc, đến thế kỷ 19 thì có thêm tên gọi KOI. Từ Koi theo tiếng Nhật là cá chép, từ đồng âm khác nghĩa là tình yêu, yêu mến. Như vậy, giống cá này được lai tạo bắt nguồn từ Trung Quốc, Koi là tên do người Nhật đặt và được gọi chung cho tất cả các loại cá chép lai tạo. Hiện nay, trên eBay đang bán một loại cá chép Koi màu trắng sữa đuôi dài, được ghi rõ xuất xứ Việt Nam.

    Do cá Koi của Nhật thuộc loại xuất sắc, đắt giá và nổi tiếng, nên người Nhật đã tự đặt ra những quy cách về gam màu, tên gọi để phân biệt từng chủng loại.


    Chủng loại
    Cá Koi được chia ra làm 2 loại: Koi chuẩn và Koi bướm.

    Koi chuẩn: Hình dáng giống như cá nguyên thủy, nhưng được pha trộn nhiều màu sắc rất đẹp (khi được nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng), do đó cá Koi chỉ thật sự đẹp khi được nuôi ở ao.
    Koi bướm: Khác với cá nguyên thủy là vi, vây và đuôi dài, khi bơi nhìn uyển chuyển rất đẹp, nên có thể nuôi được ở cả ao và hồ kiếng. Koi bướm còn có những tên gọi khác như “cá chép vây dài” hoặc “cá chép Rồng”.
    Từ năm 1980 Nhật Bản mới bất đầu nhân giống loại Koi bướm.


    Màu sắc
    Người Nhật tin rằng những mảng màu trên mình cá chép Koi là những hình xâm luôn luôn mang lại sự may mắn. Tiêu chuẩn về màu được người Nhật đặt tên như sau:

    Trắng pha Đỏ = Kohaku.
    Trắng pha Đỏ+Đen = Showa Sanke.
    Trắng pha Đen = Utsurimono.
    Đen pha Trắng = Shiro Bekko.
    Vàng pha Đen = Ki Utsuri.
    Bạch kim hoặc Vàng kim = Kinginrin.
    Xám bạc = Asagi
    Trắng, trên đỉnh đầu có một vòng tròn Đỏ = Tancho.
    và những giống khác như: Sanke, Ogon, Shusui, Matsuba, Chagoi, Soragoi, Karasu (crow), Taisho Sanke, Koromo, Kawarimono.

    Hiện nay, không riêng gì Nhật Bản mà các nước châu Âu, châu Á cũng biết cách lai tạo giống Koi, nhưng các mảng màu và màu sắc thì khó sánh được với Koi của Nhật.


    Phân biệt
    Cá chép Koi Trung Quốc và Việt Nam là giống với chép nguyên thủy và Koi Nhật, Koi Pháp có hông ngắn (nhìn ngang) đầu hơi gù…và điều đặc biệt là chỉ Koi Nhật là có màu đỏ chót như đỏ máu và đỏ ớt còn tất cả các loại Koi khác chỉ có màu đỏ cam hay cam. Màu sắc của Koi Nhật rất rực rỡ và có đường biên sắc nét, các mảng màu lớn và đều ở hai bên hông (khi nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng). Riêng loại Butterfly Koi của Nhật thì vi, vây và đuôi rất dài (có khi bằng 2/3 thân) và màu thì phủ kín đuôi… Việt Nam cũng có giống Butterfly Koi màu trăng sữa, đuôi dài vừa phải, dọc trên sống lưng hàng vảy có pha chút màu đen. Khác với cá Nhật, toàn thân trắng sữa, đuôi dài hơn và đặc biệt là có một hình tròn đỏ chót ngay giữa đỉnh đầu, tượng trưng cho quốc kỳ của Nhật, giá cá này rất cao; Thời gian gần đây xuất hiện giống Koi có màu óng ánh như kim tuyến, nhưng chỉ có trên 2 màu là trắng và vàng mà người Nhật gọi là Kinginrin.


    Kích thước
    Trước đây, cá chép Koi được xác nhận là chiều dài có thể tới 2 m (6 ft) và chúng có thể sống tới 230 năm, rồi suy giảm dần xuống theo các thế hệ. Người ta cho rằng, phần lớn cá Koi hiện nay, có thể dài tới 1 m (3 ft) và tuổi thọ từ 40 đến 60 năm tuổi. Nếu cá Koi được nuôi ở ao thì đến năm thứ 8 có thể chiều dài tối đa của cá đạt đến 1 mét. Hình dưới đây là kích thước tính bằng cm theo tháng tuổi của cá.





    [​IMG]


    Biểu đồ chiều dài của cá theo tháng tuổi
    Cách chọn
    Trước hết, phải xác định là nuôi cá ở hồ kiếng hay hồ xi măng. Nếu là hồ kiếng thì nên chọn giống cá Butterfly Koi (chép đuôi dài) vì chúng đẹp ở dáng thướt tha. Chọn cá nhỏ hoặc lớn đều được, khoảng từ 5 cm đến 40 cm tùy từng hồ, vì nuôi hồ kiếng cá bột lớn rất nhanh, nhưng khi phát triển đến 20 cm thì khựng lại và chậm lớn… Nếu nuôi hồ xi măng (hồ ít nhất là 6 m3) nên có hòn non bộ, một vài cây sen và súng vừa trang trí cho đẹp vừa tạo bóng mát cho cá cũng nên có vòi phun hoặc thác nước cho hòn non bộ, chủ yếu là để tạo ôxy cho cá. Để nuôi hồ xi măng nên chọn cá đã phát triển từ 20 cm trở lên, vì hồ xi măng sẽ có rất nhiều vi sinh vật vừa có lợi vừa có hại cho cá, cá nhỏ sẽ khó chống chọi lại được, cũng như sự phát triển của cá ở hồ xi măng sẽ đạt tối đa. Theo kinh nghiệm, cá bột tỉ lệ sống là 50 %, trong khi cá trên 20 cm tỉ lệ sống từ 90 đến 99 %. Vì cá nuôi trong hồ xi măng, cho nên cần chọn loại cá Standard Koi (giống cá đuôi ngắn) vì sức khỏe và đề kháng gần gấp đôi loại Butterfly. Do chỉ nhìn từ phía trên, nên màu cá là quan trọng nhất. Nên chọn cá có những mảng màu lớn và cân đối đều 2 bên, luôn có màu chủ đạo là trắng và đỏ.

    Một điểm đáng chú ý nữa và cũng rất quan trọng khi chọn cá Koi là hình dáng của chúng. Nên xem xét kỹ, dáng bơi phải thẳng và uyển chuyển, không có dị tật như: phần cuối thân bị cong lên, hở mang, râu không đều (do bị cụt, mọc lại không được như cũ) và dị tật xấu nhất của cá chép là "méo miệng". Tỷ lệ méo miệng khoảng 5 %.


    Việt Nam
    Tại Việt Nam, muốn chọn được những chú Koi đẹp cả về hình dáng lẫn màu sắc, nên bỏ thời gian đi tham quan, tìm hiểu ở những trại cá tại các quận như: Bình Thạnh, Gò Vấp, 12, Hóc Môn và tỉnh Bình Dương hoặc chợ cá Nguyễn Thông, Lưu Xuân Tín v.v…
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/2/09
  2. amicecorp

    amicecorp New Member

    Bài này mình lấy từ hanoifishing.com, có edit 1 chút cho bà con tham khảo:

    Kích thước: Nếu nuôi trong bể kính , kích thước của chúng khá khiêm tốn : 25 cm . Khi được đưa ra nuôi ở môi trường bên ngoài Koi có thể đạt tới 80 cm
    Tuổi thọ: 25 - 35 năm . Tuổi thọ cá trống luôn cao hơn cá mái .
    Tầng sống: Hoạt động ở mọi tầng nước
    Phân biệt giới tính: Cá trống có thân hình thuôn dài , hai vây ngực và nắp mang có nhiều nốt sần màu trắng nhìn thấy khá rõ ràng . Cá mái có thân mình mập tròn , nở to nhiều ở phần bụng .
    Thức ăn: Koi thích ứng nhiều loại thức ăn khác nhau : từ mồi sống đến thực vật nhỏ như bèo tấm - rong mềm ... đến những loại thức ăn tổng hợp chuyên biệt .
    Quan hệ: Cá koi hiền lành và thân thiện với nhiều loại cá không quá bé . Có những biểu hiện gần gũi với chủ nuôi do phản xạ có điều kiện của chúng là rất tốt .

    Sinh sản: Cá KOI có thể đẻ dể dàng trong môi trường nhân tạo khi thuần thục ở 1 năm tuổi . Thường thì được cho đẻ theo từng nhóm nhỏ cân đối trống mái hoặc cá trống nhiều hơn cá mái . Bể đẻ thường không sâu và khá trống trải để sau khi cá đẻ có thể bắt cá bố mẹ ra ngoài .Cá đẻ thường vào ban đêm và sáng sớm , cá trống luôn bám đuổi và thúc vào hông cũng như vùng bụng của cá mái . Cá mái 2- 3 năm tuổi có thể cho 150 đến 200 ngàn trứng / mổi lần đẻ . Trứng của cá Koi là trứng dính, nên khi đẻ trứng bám vào các giá thể (người ta thưởng dùng là bèo lục bình hoặc vải lưới cắt thành từng mảng thả vào nước. Nếu bể đẻ rộng và giá thể nhiều, cá vận động tốt thì đẻ được nhiều, các trứng ít dính lại với nhau, còn nếu quá chật thì cá đẻ không tốt, các trứng dính thành cục rất dễ bị hư. Cá cái đẻ xong , cá đực bơi theo sau và tinh lên trứng. Sau 40-50 giờ trứng nở thành cá bột, vì thời gian nở khá lâu nên nếu nước bể ấp không sạch( do giá thể bị nhiễm nấm, nước chưa xử lý, trứng không được thụ tinh, ..) hay nhiệt độ thấp thì các trứng không được thụ tinh sẽ bị hư thối, một số bị nấm thủy mi, cần phải loại bỏ nếu không sẽ lây qua các trứng tốt . Sau khi tiêu thụ hết noãn hoàng , cá 2 ngày tuổi có thể cho ăn thức ăn siêu mịn (dành cho tôm post), artemia, moina nhỏ . Những ngày sau nữa là monia , và thức ăn mịn ...
    Môi trường: Cá Koi thích nghi tốt nhiều môi trường khác nhau : pH 4 - 9 , nhưng tốt nhất vào khoảng 7,5-8 . Nước có nồng độ oxy tối thiểu 2mg/ lít .
    Nhiệt độ: Cá Koi có khã năng thích ứng nhiệt độ từ 0 - 24 độC , thậm chí ở nhiệt độ cao hơn : 24 - 30 độ C vẫn không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cá . Ở các nước nhiệt đới thì cá Koi thích ứng với nhiệt độ từ 20-30 độ, tối ưu là 25-28 độ. Bể nuôi cá thường thoáng mát, tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời gay gắt làm cá bị phỏng (sunburn).
    Thông tin thêm: Cá chép nói chung , cá Koi nói riêng là loại cá nuôi lâu đời nhất : 2000 năm ở Trung quốc , 600 năm ở châu Âu . Cá Koi luôn gắn liền với hình ảnh nước Nhật nên được gọi là cá chép Nhật . Tương tự , cá vàng là loại cá hết sức thành công của người Trung hoa nên có tên thông dụng là cá Tàu . Các công trình lai tạo cho ra những giống KOI mới luôn tiếp diễn sau bao nhiêu thời gian và bao nhiêu thế hệ người nuôi , bao nhiêu thế hệ cá . Thành quả có thể đếm được nhưng công sức và sự kiên trì lại không có thước đo !
    Những hình ảnh tiêu biểu của những giống cá chép Nhật :
    Giống Kohaku : đặc trưng hai màu trắng và đỏ :

    [​IMG]

    Giống Showa Sanke : Ba sắc đỏ , đen , trắng xen lẫn .

    [​IMG]

    Giống Tancho : Trắng chủ đạo và chấm đỏ trên đỉnh đầu

    [​IMG]

    Giống Bekko : màu trắng chủ đạo và đen ít .

    [​IMG]

    Thông tin thêm:
    Mô tả:
    Koi (tiếng Nhật: 鯉, koi) là một loại cá cảnh được thuần hoá và lai tạo từ nhóm cá chép nguyên thuỷ. Chúng có họ hàng rất gần với cá vàng, thực tế chúng rất giống cá vàng về cách thức sinh sản, những nhà nhân giống Nhật Bản cố gắng tạo ra một giống cá mới cạnh tranh với cá vàng nhưng họ tạo ra một giống cá khác xa cá vàng.
    Ở Nhật BẢn từ Koi đồng nghiã với "cá chép" thuộc nhóm cá chép màu nâu. Từ Nishikigoi (錦鯉: "Cá chép thêu hoa"), ở Nhật Bản là cá chép lai tạo. Từ Koi là từ tiếng Anh được dùng để chỉ loài cá chép có nhiêù màu sắc sặc sỡ.
    Tập tính/Chăm sóc:
    Chép Koi là loài cá khoẻ mạnh, chúng ta có thể nuôi trong hồ nhỏ hay trong ao hồ lớn ngoài trời. Koi có thể lớn đến 90 cm.
    Koi là loài cá ưa thích môi trường nước lạnh, tuy nhiên chúng thích ở độ sâu trên 1 mét vào muà đông, nên ở những nơi có muà đông khắc nghiệt nên nuôi cá trong hồ có độ sâu >1.5 mét.
    Màu sắc sặc sỡ và sáng cuả chép Koi là một bất lợi lớn cuả chúng khi luôn phơi mình ra trước mắt các động vật săn mồi khác, chép Koi như là một bưã ăn bắt mắt trên nền hồ màu lục. Chim diệc, chim bói cá, mèo, cáo..là những loài thú có thể dọn sạch một hồ chép Koi. Do đó khi thiết kế hồ chép Koi ngoài trời cần có độ sâu trên 1.5 mét để những loài chim như diệc không thể đứng trong hồ, thành hồ cao đủ để các loài thú không thể tiếp xúc được để bắt cá, có bóng râm để che tầm nhìn cuả những loài chim săn cá khác.
    Koi là là cá ăn tầng đáy, tuy nhiên thức ăn nổi sẽ thu hút chúng lên mặt nước để ăn. Khí cá ăn ta có thể kiểm tra được những cá thể bị động vật ký sinh bám vào hay những đốm nấm.... Chép KOi có khả năng nhận ra người nuôi chúng, khi thấy người quen chúng sẽ bơi vòng quanh chờ cho ăn, chúng ta có thể tập cho cá ăn thức ăn trên tay. Nếu được chăm sóc tốt chép KOI có thể sống từ 30-35 năm.
    Thức ăn:
    Thức ăn viên nhân tạo tốt cho cá vì nó cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cá, ngoài ra để tạo sự cân bằng về dinh dưỡng cho cá ta cần cho cá ăn thêm rau củ, vì là loài cá ăn tạp nên cá có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau và nhanh chóng chấp nhận món ăn mới.
    Ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt thì muà hè là thời gian cá tăng trưởng nhanh nhất do đó cần phải cung cấp thức ăn đầy đủ cho cá để cá tăng trọng trưởng nhanh.
    Để cung cấp đủ Vitamin chó cá ta nên dùng thức ăn đông lạnh như tép nhỏ, nhuyễn thể (loại thức ăn mà cá voi hay ăn), loại thức ăn này cung cấp đầy đủ vitamin và sắc tố màu giúp chép Koi phát triển màu toàn diện.
    Sinh Sản:
    Koi phát triển toàn diện mất 3-4 năm, màu sắc không nói lên giới tính cuả cá. Cá không thể hiện giới tính khi chiều dài dưới 25cm, lúc này sự phát triển chưa đầy đủ. Khi chép KoI đạt kích thước đủ lớn để phát triển giới tính đầy đủ, cá trốmh bắt đầu phát triển cơ quan sinh dục đực và cá mái phát triển buồng trứng; buồng trứng dạng hình ống lớn hơn rất nhiểu so với cơ quan sinh dục cuả cá trống, do đó cá mái luôn có bụng to hơn, tròn trĩnh hơn, cá trống thon dài hơn và như là một "trái ngư lôi".
    Thức ăn giàu protein làm cho cá nhanh chóng bước vào giai đoạn sinh sản, nhưng không nên cung cấp thức ăn này khi nhiệt độ còn quá thấp dưới 70 độ F. Hãy bắt đầu với những giống KOI cùng loại sẽ cho kết quả khả quan hơn, giống showa, sanke, kohaku hay Ogons có cùng tông màu. Cá mái không bao giờ bắt đầu đẻ trứng một cách tự nhiên khi mà chưa có đủ số lượng cá trống áp đảo đủ để thụ tinh cho số trứng mà con mái sẽ đẻ ra. Cá mái hoặc sẽ giải phóng hết tất cả số trứng ra khỏi cơ thể cuả nó hoặc là số trứng đó sẽ thối rữa, hư hỏng trong cơ thể cá mái và làm cho chúng bị nhiễm độc mà chết. Do đó tỷ lệ tốt nhất là 2-3 cá trống cho ép cùng một cá mái cùng kích cỡ.
    Trứng cuả chép KOI là những hạt màu trắng như những quả cầu nhỏ, chúng như được bao bọc và kết nối lại với nhau nhưng thực tế là các trứng này hoàn toàn độc lập với nhau. Cần chú ý nếu khu vực nuôi có nhiều cóc, trứng màu đen hoàn toàn là trứng cóc chư không phải trứng cuả chép KOI hay cá vàng đâu! Trứng được vớt ra đưa qua bể khác tránh trường hợp cá cha mẹ ăn trứng.

    Đây là hình ảnh minh họa cho cách phân loại và định danh cá Koi.

    [​IMG]
     
  3. songlong

    songlong New Member

    Minh dac biet rat thich nuoi ca Koi ( ca chep nhat) bai viet kha hay va minh cung do yeu thich loai ca nay nen suu tam tai lieu nuoi chung rat nhieu.Thanks nha.Minh da co nuoi ca chep nhat buom mau trang rat dep,hiihi....tuy nhien cac tai lieu ve cac loai benh cua rieng loai ca nay co the tim duoc o dau nhi???
     
  4. amicecorp

    amicecorp New Member

    bài này sưu tầm từ www.cacanh.com.vn mô tả chi tiết hơn về các hoa văn trên Kohaku. Đây là dòng phổ biến được ưa thích và cũng có nhiều em đắt giá nhất. Hàng năm ở Nhật và Singapore thường tổ chức triển lãm và thi cá Koi, người đến dự không chỉ ở vùng đông Á mà gần như toàn thế giới bỡi đây cũng là 1 cách phát triển thương hiệu và kiếm tiền nhờ những con cá đoạt giải. Các bạn tham khảo thêm các tạp chí sẽ thấy có nhiều nội dung rất thú vị.

    [​IMG]

    1. Kohaku
    Kohaku vẫn luôn là loại Koi phổ biến nhất ở Nhật Bản, nó không chỉ đa dạng về hình dáng mà còn có nhiều tiềm năng trở thành những con cá có giá trị cao nhất.

    Kohaku



    Một trong những câu nói được dẫn chứng nhiều nhất trong nghệ thuật nuôi cá Koi đó là: "Người yêu Koi bắt đầu với Kohaku và kết thúc với KohaKu". Trong thực tế, rất nhiều người chơi mới bỏ qua Kohaku để tìm đến với loại Ogon màu sắc rực rỡ và nhiều loại Koi ánh kim khác bởi vì họ cảm thấy Kohaku nhìn rất giống cá vàng! Tuy nhiên, khi họ bắt đầu hiểu rõ giá trị thực của các màu sắc và hoa văn của cá Koi, những người chơi thường chuyển qua Kohakubởi sự giản dị và thanh tao của chúng.

    Loại Koi đỏ trắng lịch sử này xuất hiện ở Nhật Bản khoảng giữa năm 1804 - 1829, khi con của một con cá chép đen được tìm thấy với má (dưới mắt, không phải mang) có màu đỏ. Nó, một con cái đã được gọi là Hookazuki và con của nó, có màu trắng, được lai với một con Higoi, một con chép đỏ, để sản sinh ra loại Koi có bụng đỏ. Đến năm 1829, một con Koi với nắp mang màu đỏ gọi là Hoo Aka đã được sinh ra, và giữa năm 1830 và 1849 đã vài loại hoa văn khác xuất hiện, bao gồm Zukinkaburi (trán đỏ), Menkaburi (đầu đỏ), Kuchibeni (môi đỏ) và Sarasa (khoảng đỏ trên lưng). Việc gây giống Kohaku tiếp tục và rất nhiều chủng loại đã được cải thiện, đặc biệt là ở vùng Niigata, nơi bây giờ được coi như là cái nôi của việc gây giống Koi. Khoảng năm 1888, một người tên là Gosuke đã mua một con Hachi Hi, một con cai đầu đỏ, và đem nó lai với con Sokura Kana của ông ta, một con đực có hoa văn màu đỏ hồng hoa anh đào. Loại Kohaku hiện đại được tin là phát triển từ những con cá con của cặp cá đấy.

    Kohaku là loại Koi có màu trắng và những khoang màu đỏ (hi). Lý tưởng mà nói, khoang màu phải có chiều sâu nhưng quan trọng hơn, màu sắc phải đi cùng với sự sắc nét của viền khoang. Sự phân chia rõ ràng giữa màu trắng và khoang đỏ được gọi là "kiwa". Điều này làm xuất hiện hai loại màu sắc. Khoang màu đỏ tía đậm và không dễ bị phai. Màu sắc này bị coi là thiếu thanh tao và tạo nhiều đốm trên mình cá Khoang màu đỏ nâu tạo ra tương đối tốt, trong mờ nhưng dễ dàng bị phai màu. Màu trắng phải là màu trắng tuyết và không được có vết nhơ. Màu trắng kém chất lượng xuất hiện thêm những vết màu vàng, sẽ làm hỏng những phẩm chất tốt của một con Kohaku bởi vì những hoa văn màu đỏ sẽ không nổi bật. Sự đồng nhất và cân bằng của màu sắc và hoa văn trên một con Kohaku là cực kì quan trọng. Nói chung, màu đỏ phải chiếm khoảng 50-70% trên thân cá.


    Hoa văn (các khoang màu đỏ)
    Bởi vì Kohaku được biết đến chỉ như một loại cá Koi đơn giản về màu sắc nên tiêu chuẩn để đánh giá chúng rất khắt khe. Hoa văn là thứ cuối cùng được xem xét khi đánh giá một con Koi nhưng cũng là chủ đề được bàn luận nhiều nhất. Cân bằng với tổng thể con cá là điều quan trọng đối với mọi kiểu hoa văn.


    Đầu
    Trên bất cứ con Kohaku nào, khoang màu hoa văn bắt đầu từ đầu. Kiểu hoa văn truyền thống cho màu đỏ là những khoang lớn hình chữ U, càng xa mắt thì càng lõm sâu. Nếu khoang đỏ không chạm mắt, hoa văn có thể cân bằng theo kiểu "kuchibeni" hoặc son môi. Khoang đỏ chạm mồm được gọi là "hanatsuki" và khoang hoa văn trải dài qua mặt thì gọi là "menkaburi". Bây giờ, những người chơi Koi bắt đầu hiểu rõ giá trị của Kohaku với những khoang có hình dáng đặc sắc và độc đáo ở trên đầu.


    Thân
    Khoang đỏ lớn thường được ưa thích hơn những khoang nhỏ. Một vết rạn ở khoang màu giữa phần sau đầu và vai cũng được đánh giá cao. Sự thay đổi cũng rất quan trọng. Koi phát triển từ trong bụng, vì thế khi chọn một chú Kohaku con, hãy để ý tới những khoang lớn màu đỏ. Sự cân bằng của hoa văn trên toàn bộ thân cá là điều quan trọng nhất. Một con Kohaku có phần lớn khoang hoa văn đỏ ở phần đầu sẽ thiếu cân bằng và sự tao nhã.


    Các loại hoa văn
    Inazuma: Đây là một kiểu khoang hoa văn trải dài từ đầu cho tới đuôi, nhưng theo kiểu zíc zắc. Inazuma nghĩa đen là tia chớp
    Nidan: Nidan có nghĩa là hai và loại Koi có hai khoang màu đỏ.
    Sandan: Loại Koi có ba khoang màu đỏ
    Yondan: Loại Koi có bốn khoang màu đỏ
    Goten-zakura: Loại Koi có hoa văn màu đỏ kiểu hoa anh đào. Những khoang lốm đốm và trông như chùm nho.
    Kanoko: Loại cá này thực tế được phân loại là Kawarimono, chúng không được coi là Kohaku trong các cuộc thi và triển lãm. Hoa văn trên đầu thì đặc nhưng hoa văn trên thân thì lốm đốm.


    Đuôi
    Phần cuối của hoa văn quan trọng như phần đầu. Trên một con Kohaku có khoang hoa văn hoàn hảo, khoang hoa văn đỏ phải kết thúc ngay trước xương đuôi.


    Vây
    Vây trắng tuyết là cái bổ sung hoàn hảo cho màu đỏ trên khoang nền trắng của những con Koi lớn. Giống như một luật chung, khoang đỏ lấn sang cả các vây sẽ bị coi là không đẹp. Khoang đỏ ở vây hậu môn sẽ không thành vấn đề bởi vì khi đánh giá Koi sẽ không nhìn thấy được.


    Vảy
    Vảy phải đều trên toàn bộ thân cá. Người Nhật ưa chuộng những khoang màu đỏ có thể che lấp vảy. Vảy hiện ra vì quá mỏng sẽ gọi là "kokesuki". Một con Kohaku với bất kì hoa văn với vảy chỉ có ở trên lưng và hai bên gọi là Doitsu Kohaku

    Nguồn: koifish.us, wikipedia, .v.v.
    Dịch: alexqx
     
  5. amicecorp

    amicecorp New Member

    Ở VN phong trào chơi cá Koi đã bắt đầu xuất hiện trong những năm gần đây nhưng còn nhiều hạn chế do yêu cầu về chỗ chứa tốn nhiều diện tích. Koi là ứng cử viên sáng giá cho các gia đình giàu có xây hồ non bộ nên họ cũng muốn thả cá cho đẹp, sang trọng và không đòi hỏi thức ăn tươi và chăm sóc khắt khe. Các trại cá sau khi đã chán cá chép cảnh nội địa cũng bắt đầu nhập và chơi với cá Koi. Giá cả hỏi thì mấy ổng hét đủ kiểu, nhưng cá đẹp, màu sắc nét, hoa văn chuẩn thực sự thì ít có người nào có hoặc đang dìm dưới ao :D. Đa số là đi Sin mua về, hoặc nhập từ TQ, Thái. Các trại cá của Nhật hay đem qua Sin bán để tiện xuất hàng. Trên mặt bằng chúng cá xuất xứ từ TQ màu sắc và dáng vóc không chuẩn như cá Nhật, ví dụ như kohaku thì màu đỏ nhạt hơn (do chỉ có 1 lớp vảy màu đỏ xếp lên 1 vảy màu trắng)hoặc lai màu cam cam, hoặcchoox đỏ chỗ cam.. , màu đỏ không tươi (giống như bị pha thêm 1 ít màu đen) , hình dáng thuôn gầy chứ không tròn trịa và bụ bẫm như cá Nhật, dù bạn có cho ăn nhiều thì nó cũng dài ra và lớn chứ ít thay đổi được tỷ lệ.

    Cá Koi rất dễ đẻ, nhưng nhập khẩu thì ít người làm do thị trường còn hẹp. Trong tương lai các đại ka bung hàng Koi Việt Nam thì hi vọng giá nó sẽ tính bằng tiền đồng thay vì $, thê thảm hơn là bán xô cân ký như cá chép mồi bây giờ thì các bác sẽ có điều kiện chơi nhiều hơn. Các bác cứ yêu cá Koi cứ yên tâm sẽ có đồ xài vì người Việt mà, ít khi nào đồng lòng khống chế thị trường, cá này các bác í còn ít kinh nghiệm lắm mà bọn nước ngoài thì nó sản xuất ầm ầm rồi nên xuất khẩu cạnh trạnh cũng đổ mồ hôi => quay qua tiêu thụ trong nước giá rẻ hơn hi hi.

    Nuôi cá Koi zui như nuôi chó vậy, bạn tập cho nó thì nó sẽ quấn quít với bạn, thò tay nựng nhìn rất hiền lành chứ không táp độp độp như cá La Hán :D. Vấn đề bây giờ là kiếm tiền xây hồ đất thoai hi hi

    ------

    Cá Koi nuôi trên bể rất dễ bị bệnh, bạn search tiếng anh sẽ ra rất nhiều, dùng google tránlate cho tiện. Kinh nghiệm của mình cá koi thường bị ký sinh, thứ 2 là lở loét.

    Lở loét do vi khuẩn hoặc virus tác động lúc cá yếu, thường là do stress vì thay đổi môi trường đột ngột, nước dơ, ... Bạn bắt cá tắm nước muối, bôi thuốc sát trùng chỗ bị bệnh, tắm và cho ăn kháng sinh thì sẽ hết thôi.

    có thể tham khảo thêm ở diễn đàn http://www.koi-bito.com , mình cũng mới đăng ký ở đó.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/3/09
  6. huybeo86

    huybeo86 Active Member

    thanks vì bài viết của bác, em là thành viên mới, có chi mong các Pro giúp đỡ thêm
     
  7. Maxim

    Maxim New Member

    Mong pác sẽ có nhiều bài hơn :D
     
  8. nguoi_yeu_ca_canh09

    nguoi_yeu_ca_canh09 Active Member

    nuoi ca koi

    chao cac ban, toi co nuoi may con ca koi hoac la koi lai tạp.
    từ thuc te, toi nhan thay rang koi standard an nhieu va lớn nhanh hơn koi butterfly.

    ca koi khong can nuoc trong veo chi can chay may loc lien tuc de nuoc có dòng chảy ma thoi

    vi ca koi ăn tạp, nen tuy nuoc ho ca khong trong veo nhung rat sach se kong co chat cặn bã cho du o phia duoi lop sỏi duoi đáy hồ.

    xin cac ban gop y cho. cam on
     
  9. Zjn_Zjn

    Zjn_Zjn New Member

    Mình hiện cũng đang chuẩn bị nuôi một ít cá chép Nhật (Koi bướm). Hồ mình chỉ khoảng 1m khối và đang có lớp rêu xanh do trước nuôi cá bảy màu mà có. Không biết lớp rêu đó có ảnh hưởng gì lớn đến cá hay không, có phải cạo đi không và nuôi được khoảng bao nhiêu cặp loại nhỏ (<20cm) là vừa.
    Mong các bạn có kinh nghiệm cho mình chút ý kiến nha!
     
  10. nicelove

    nicelove Active Member

    1m khối nuôi dc 10 con
     
  11. nguoi_yeu_ca_canh09

    nguoi_yeu_ca_canh09 Active Member

    bạn có thể nuôi cá koi trong hồ có rêu nhưng vấn đề là cá koi rất phá phách khi để chúng bị đói. chúng phá phách bất cứ loại cây nào có ở trong hồ. mình bỏ nhiều rong và bèo vô trong hồ nhưng tới hôm nay không còn gì hết.
     
  12. HDN

    HDN New Member

    Cá màu độc, đưa lên anh em tham khảo:
    [​IMG]
    [​IMG]
    0918394673
     
  13. nguoi_yeu_ca_canh09

    nguoi_yeu_ca_canh09 Active Member

    reu xanh se lay bot oxy hoa tan trong nuoc cua ca koi ban a
     
  14. binhu83

    binhu83 New Member

    cho hỏi ngu các bác một tí nhé: có phải có những con cá koi có hình mặt người phải ko ạ?
     
  15. nguoi_yeu_ca_canh09

    nguoi_yeu_ca_canh09 Active Member

    cá koi giống như cá chép của vn nhưng mập tròn hơn và có màu sắc đa dạng.
     
  16. linhchithao53

    linhchithao53 Active Member

    Mình thích cá koi, nhưng ko có điều kiện nuôi thôi. Mình xin giới thiệu một chỗ để những bạn yêu koi có thể đến ngắm chúng bơi và phát hiện ra điều gì đó... mà chỉ có bạn mới biết :D
    Đây là một nơi thanh tịnh, về đêm gió xào xạt, mát mẻ, vài ngọn đèn vàng tỏa ánh sáng dịu nhẹ, những chùm nước phun lên tạo thêm oxy cho từng đàn cá koi đủ màu bơi tung tăng dưới hồ... một nơi hàng ngày mở cửa đến khoảng hơn 7g tối, ra vào miễn phí, tiếng chuông gió thoảng nhẹ, tiếng nhạc ko du dương ko trầm bổng mà cứ tí tách từng giọt một hợp với khung cảnh êm đềm, cách xa với những gì gọi là stress, là bon chen của cuộc sống đời thường... sân đá, cỏ và những cây cau kiểng mọc sừng sững uy nghi thành hàng làm thành lối kiến trúc đặc trưng... Một bên là hồ cá koi, tuy ko nhiều như ở Đại Nam (???) nhưng nhìn từ trên cao nhìn xuống cũng thật thích mắt! Bạn có thể ngắm cá và thả hồn vào sự bình yên đó hoặc chiêm nghiệm những thứ cho riêng mình... Một bên hồ khác là những con hải tượng thật bự và... đen thui (nghe nói là cá "hải tượng", ko thích lắm nhưng cũng thấy ngồ ngộ ^^) với cá vàng, cá chép TQ (???), chúng được chia ra những khu riêng. Khung cảnh được đệm thêm 2 hồ nhỏ trồng sen, những lá sen to đẹp... chỉ tiếc chưa được ngắm hoa sen và nếu như hồ cá chép trồng hoa sen rải rác, khi hoa nở hồng thì lúc đó chắc là mình thích lắm, vừa được ngắm cá vừa được ngắm hoa vừa ngửi mùi hương thoang thoảng vô cùng tinh khiết trong một buổi tối tờ mờ lặng lẽ... Nơi đây hoàn toàn có nét khác biệt, ko nhang khói mù mịt, ko chen lấn mỏi mệt cũng ko... ko biết nói gì nữa :D. Đó là chùa Viên Giác, 193 (???) Bùi Thị Xuân phường ??? quận Tân Bình, chùa này nếu lâu lâu đi lại thấy một sự thay đổi về cây trồng, hồ cá tạo cảm giác mới mẽ, là một ngôi chùa đẹp và có những nét hiện đại, bạn hãy một lần ghé thử đi... :D
     
  17. zaniu139

    zaniu139 New Member

    mình nuôi 2 con cá chép được 3 năm hơn rồi, chép Việt Nam lai thôi, vì lúc chơi không biết giá trị về chúng lắm, nên cứ mua về mà nuôi. Nói chung loài này khá là dễ nuôi, vì cho gì cũng ăn, ăn tất tần tật!
    Dù sao cũng cảm ơn bài viết của bạn, rất có ý nghĩa, nhìn mấy con cá Koi đó thích quá >.<
     
  18. hien1995

    hien1995 Active Member

    bữa hôm em đi câu cá có bác kia dính được con chép Nhật 4 kg đang mang trứng rất nhiều được mua lại với giá 1tireu nhưng ông chủ bảo "Cá để nhậu chứ không bán "
     
  19. darkghost_XIII

    darkghost_XIII Active Member

    Thanks về nhìu bài rất hay :D
    Shock chết :notworthy:
     
  20. fishviet306

    fishviet306 New Member

    mình muốn nuôi mấy con cá chép rồng ( thấy ở ngoài hàng người ta gọi vậy). Đinh nuôi trong một cái chậu bằng gốm ( cỡ bằng cái chậu cảnh loại to), để trong nhà. Mình định rải sỏi dưới đáy, thả béo dâu ở trên, không để lọc cho giống hồ cá tự nhiên. Anh em cho ý kiến xem làm thế nào để nước luôn sạch ma ko cấn lọc, mình định mua cái lọc tràn ở ngoài về , cấm cái ống nhựa vào để mấy ngày thì lọc hút đáy một lần. Mình mới tập chơi chép, rất ít kinh nhiệm, anh em cho ý kiến giùm. TRung bình một con cỡ 20 cm thì cần bao nhiêu lít nước là tốt nhất:)
     

Chia sẻ trang này