Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Ty thể và dòng mái (North Briton)

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 21/9/10.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Ty thể và dòng mái
    North Briton – http://sabungero.trimp-media.com

    [​IMG]

    Ty thể (mitochondria) là một chủ đề rộng và phức tạp bao gồm hàng loạt các vấn đề liên quan đến chức năng của nó trong một tế bào sống. Tóm tắt về quan hệ của nó với vấn đề lai tạo gà chọi có thể sẽ hữu ích cho các bạn.

    Ty thể là “kho năng lượng của tế bào”. Nó sản sinh ATP (Adenosine Triphosphate) từ đường glucose kết hợp với ô-xy (thông qua chu trình Krebs) từ đó cung cấp năng lượng cho mọi kiểu hoạt động như vận động, di chuyển… vốn dùng đến cơ bắp. Nó có rất nhiều trong các cơ hoạt động không ngừng như cơ tim, cơ chân của các vận động viên và cơ cánh của chim. Cơ chim ruồi (hummingbird) chứa một lượng khổng lồ ty thể, điều cho phép chúng đập cánh đến 80 lần mỗi giây.

    Người ta ngờ rằng ty thể có nguồn gốc từ vi khuẩn mà nó liên kết với tế bào động vật thông qua quan hệ cộng sinh. Chúng có gien (DNA) riêng và có khả năng nhân bản nhờ chính gien của mình, và phản ứng nhạy cảm với thuốc kháng sinh.

    Liên quan đến di truyền, gien ty thể (mtDNA) được truyền từ mẹ sang con, cả trống lẫn mái, nhưng chỉ mái con mới có thể truyền tiếp cho hậu duệ và cứ như vậy. Lý do là vì gien ty thể trú ngụ ở tế bào chất (cytoplasm) (tức lớp ngoài của trứng) chứ không nằm trong nhân nên chỉ truyền theo dòng mẹ.

    Một số nghiên cứu cho rằng gien ty thể ở động vật có vú đôi khi bị lạc và kết hợp với tế bào tinh trùng (từ cha) với tỷ lệ khoảng 1%, nghĩa là di truyền ty thể từ mẹ chiếm đến 99%. Nhưng nghiên cứu trên điểu cầm (chim cắt - peregrine falcon) cho thấy gien ty thể được di truyền hoàn toàn từ mẹ trong nhiều thế hệ.

    Ở gà, trong quá trình thụ tinh, mỗi bên bố mẹ sẽ chuyển giao 39 nhiễm sắc thể (chromosome) để hình thành 39 cặp nhiễm sắc thể. Một cặp nhiễm sắc thể quy định giới tính và mang tất cả các tính trạng liên kết giới tính (sex-link), 38 cặp còn lại là những cặp nhiễm sắc thể điển hình (autosome) mang tất cả những tính trạng điển hình tức từ bố mẹ truyền sang con. Ngoài ra, gà mái sẽ di truyền cả gien ty thể vốn nằm ở tế bào chất của trứng. Gien ty thể quy định những gì mà chúng ta tìm kiếm ở gà chọi về chân đá tốc độ và ray (multiple blow).

    Khi pha, luôn ghép lực (trống) với tốc độ (mái) để thu được chiến kê chất lượng. Nếu bạn muốn tái tạo gà đứng trường (ace), hãy lai tạo cặp gà bố mẹ của nó. Bạn phải lai ngược về mái mẹ hay chị em cùng bầy và tiếp tục lai tạo cho đến tỷ lệ 3/4, 7/8 và nhiều hơn để duy trì gien ty thể, bằng không bạn sẽ mất dòng. Nếu bạn lai dòng giữa nó với mái khác đến tỷ lệ 3/4 hay 7/8 thì gien ty thể của dòng mái nhà coi như mất.

    Để kiểm chứng, thử lai theo những hướng sau:

    A. Lai trống asil chậm chạp với mái xuất phát từ một dòng gà chọi tốc độ (gà Mỹ).
    B. Lai trống (cùng bầy với mái tốc độ) với mái cùng bầy với trống asil (ở trên).

    Nuôi hai bầy đến lớn và thử xổ chúng. Bầy A sẽ cho kết quả trên trung bình, trong khi bầy B toàn gà phở. Đây không phải là trường hợp di truyền chéo dưới tác động của các gien liên kết giới tính. Mà chính là tác động của gien ty thể.


    ---------------------------------------------------------------------------

    Ghi chú

    *Như vậy, gien ty thể quyết định: a) tốc độ, b) chân ray (multiple) và c) tật bệnh (theo Ray Boles)

    *Tan Bark “Gà chọi thừa hưởng sự dũng cảm, cấu trúc và thể chất rất nhiều từ mái mẹ so với trống cha” (A game chicken inherits its courage, conformation and constitution much more from the hen than from the cock).

    *Frank Shy “Dân nuôi ngựa tin vào thuyết tốc độ và hành động lấy từ cha, độ bền và thể chất lấy từ mẹ” (speed and action from the sire, durability and constitution from the dam) (ngược lại với quan điểm trong bài viết này về khía cạnh "tốc độ")

    *Edwin Kubojiri "Tôi tin rằng trống con thừa hưởng nhiều kiểu hình, chẳng hạn như lối đá và sự hung dữ từ mái mẹ, do đó ảnh hưởng từ mái mẹ là nhiều hơn so với trống cha" (I believe that cocks can take more of their Phenotypes, such as Fighting style and aggression from their mother, therefore are far more affected by the hen used in their make up than the cock).

    *Edwin Kubojiri: Tất cả đại sư kê kể từ thời Sketchley đều nói rằng “mái mẹ đem lại sự gan lỳ và thể chất, trống cha đem lại lối đá và hành động” (All the old Cock Masters going right back to Sketchley have told us, "Hens for Gameness and Consitution, and Cocks for Style and Action").

    *Một bài viết liên quan: Aseel trong nghiên cứu miễn dịch và thuốc bổ (Jack Holland)

    So sánh đặc điểm di truyền của gien ty thể (mtDNA) và gien liên kết giới tính (sex-linked):

    *Gien ty thể chỉ có ở trứng (mẹ) mà không có ở tinh trùng (cha). Như vậy, mái mẹ chuyển giao gien ty thể cho cả trống lẫn mái con, trong khi trống cha không thể chuyển giao gien này.

    *Gien giới tính của gà trống là ZZ, gien giới tính của gà mái là ZW (ngược lại với người khi nam là XY, còn nữ là XX).

    *Đặc điểm sọc vằn (bar) ở gà cú được tạo ra bởi một gien (B hay Bsd) gắn liền với gien giới tính Z (gọi chính xác là allele). Như vậy, trống cha chuyển giao gien liên kết giới tính cho tất cả con của nó, trong khi mái mẹ chỉ chuyển giao gien này cho trống con của nó, mà không bao giờ cho mái con. Tác giả Jerold B. Lawence trong một bài viết về lai tạo gà cú còn đi xa hơn khi nói rằng các gien hình thành nên lối đá ở gà cú lại “liên kết” với nhau và nằm kế cận với gien sọc vằn trên bộ nhiễm sắc thể, vì vậy khi gà con được di truyền gien sọc vằn thì lối đá cũng đi theo. Điều này lý giải tại sao gà cú thường có lối đá chân ray, tiếp cận khôn ngoan và đá chính xác.

    *Như vậy, muốn giữ dòng gà cú, bạn nên cản theo dòng trống. Một khi dùng mái cú để pha với trống thường, bạn cũng phải giữ lại trống con, bởi mái con không mang gien gà cú.

    *Gien xác định màu hạ bì ở chân gà (Id) cũng là gien liên kết giới tính Z.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/18
    xaluanchien thích bài này.
  2. N___C___T

    N___C___T New Member

    Nếu bạn lai dòng giữa nó với mái khác đến tỷ lệ 3/4 hay 7/8 thì gien ty thể của dòng mái nhà coi như mất. chữ mái ở đây có phải nhằm chữ trống không a vnreddevil
     
  3. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Không lộn đâu bạn, "nó" ở đây là chính "dòng mái".

    Để mình giải thích thêm một chút cho dễ hiểu. Trước tiên hãy bắt đầu từ khái niệm “bổn mái” mà các sư kê ở ta đều quen thuộc. Giả sử bạn kiếm được con mái gốc xuất sắc, mà khi cản với các trống ăn độ đều cho ra những bầy con có tỷ lệ thắng độ cao. Mai mốt con mái gốc già yếu thì bạn sẽ lựa mái con của nó làm giống tiếp và nếu mọi thứ đều ổn thì bạn sẽ làm tiếp đời chắt, chít và mãi mãi. Đấy là cách bảo toàn gien ty thể. Toàn bộ trống-mái thuộc bổn gà này đều mang gien ty thể của con mái gốc, đúng không?

    Nền tảng lai tạo của sư kê Mỹ là lai cận huyết, tức lai tạo giữa một nhóm cá thể có quan hệ huyết thống gần gũi. Nhưng lai cận huyết cũng có vấn đề và bạn không thể làm được mãi mãi. Sẽ đến lúc bạn phải bổ sung máu mới vào và người ta gọi đó là “ghép” (infusion) máu để cải thiện dòng gà. Cách làm như sau, bạn đem gà nhà pha (cross) với máu lạ để có đời F1 gồm ½ máu dòng nhà, cản tiếp đời F2 tăng lên ¾ máu dòng nhà hoặc nếu cản tiếp đời F3 thì có 7/8 máu dòng nhà. Những cá thể ¾ hay 7/8 máu dòng nhà này được dùng để cải thiện sức sống cho những phân dòng (line) có biểu thiện thoái hóa.

    Quay trở lại phương pháp ghép, bạn có hai cách: (trống nhà x mái lạ) hoặc (mái nhà x trống lạ). Cách (trống nhà x mái lạ) có thể khiến gien ty thể của mái lạ lẫn vào dòng gà nhà, và bạn sẽ bị mất dòng! (chỗ mà bạn thắc mắc) Mình nghĩ đám tây tà học theo cách làm của các sư kê phương đông: luôn xài mái thuộc dòng gà nhà để bảo tồn gien ty thể (hay bổn mái). Đấy chính là quan điểm của tác giả trong bài viết. Một số sư kê tuyên bố mái gốc là con sáng lập (founder) dòng gà, cũng không ngoài ý này.
     
    cavangdo and xaluanchien like this.
  4. N___C___T

    N___C___T New Member

    rất cảm kích với nhiệt tình trả lời thắc mắc của a. chúc anh luôn khỏe để có thêm nhiều bản dịch hay nha!!!
     
  5. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Tiếp tục đề tài "gien ty thể" nha: Ray Boles nói "tật bệnh" ở gà bắt nguồn từ gien ty thể. Dường như ý tưởng này xuất phát từ vấn đề tương tự ở người.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-h...ho-phep-thu-tinh-tu-adn-ba-nguoi-3150266.html
    [​IMG]
    Bước 1) Lấy 2 trứng được thụ tinh, trở thành phôi (embryo) từ cha mẹ và cặp vợ chồng hiến tặng. Bước 2) Nhân, chứa thông tin di truyền, được tách ra khỏi các phôi nhưng chỉ có nhân của cha mẹ được giữ lại. Bước 3) Một phôi (hay bào thai) mạnh khỏe được tạo ra bằng cách chèn nhân của cặp cha mẹ vào phôi hiến tặng, rồi sau cùng được cấy vào tử cung người mẹ.

    [​IMG]
    Bước 1) Lấy trứng từ người mẹ với ty thể bệnh và trứng hiến tặng với ty thể lành mạnh. Bước 2) Nhân được tách ra khỏi các trứng. Bước 3) Chất liệu di truyền của mẹ (nhân) được chèn vào trứng hiến tặng, rồi sau đó được tinh trùng thụ tinh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/2/15
    xaluanchien thích bài này.
  6. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Gien ty thể giúp các nhà điều tra khám phá một vụ án nổi tiếng cách đây 126 năm: Jack the Ripper (Jack Đồ Tể)!

    http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20140908/tim-ra-ke-giet-nguoi-bi-an-jack-the-ripper/643165.html
    Họ đã làm điều đó như thế nào? Máu và tinh dịch từ tấm khăn được thu thập và xác định các mẫu gien ty thể (tuy tinh trùng không mang gien ty thể nhưng tinh dịch vẫn có). Một mẫu được đem so sánh với gien ty thể của Karen Miller (cháu gái nhiều đời của nạn nhân Eddowes), mẫu khác được đem so sánh với gien ty thể của người cháu gái nhiều đời của nghi phạm Aaron Kosminski. Các kết quả, theo lời Russell Edwards trong cuốn sách "Naming Jack The Ripper", là trùng khớp. Tuy nhiên, các nhà quan sát đã chỉ ra một sai sót nghiêm trọng về "định danh" mà tác giả cần phải xem xét lại. Dẫu vậy, đây là bằng chứng cụ thể duy nhất sau từng ấy năm!
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/6/15
  7. leehai1983

    leehai1983 New Member

    Bài rất bổ ích, cảm ơn bác nhiều.
     
  8. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Em bé đầu tiên trên thế giới chào đời từ một cha hai mẹ
    http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-h...-gioi-chao-doi-tu-mot-cha-hai-me-3475295.html

    Một bé trai 5 tháng tuổi ở Mỹ trở thành em bé đầu tiên trên thế giới ra đời bằng kỹ thuật mới tổ hợp ADN từ ba người.
    [​IMG]
    Bác sĩ Zhang bế bé trai. Ảnh: New Scientist.

    Kỹ thuật sinh con từ ba người lần đầu tiên được áp dụng thành công và cho ra đời một em bé khỏe mạnh hồi tháng 4, New Scientist hôm qua đưa tin. Kỹ thuật này do bác sĩ John Zhang ở Trung tâm Sinh sản New Hope, Mỹ, phát triển nhằm giúp các cặp cha mẹ mang đột biến gene hiếm gặp có những đứa con bình thường.

    Mẹ của bé trai mắc hội chứng Leigh, một chứng bệnh tác động lên hệ thống thần kinh đang phát triển khiến bệnh nhi tử vong. Gene mang bệnh nằm ở ADN của ty lạp thể, cấu trúc rất nhỏ cung cấp năng lượng cho tế bào và truyền từ mẹ sang con.

    10 năm sau khi kết hôn, người phụ nữ đã hai lần mang thai nhưng các con của cô đều qua đời khi còn rất nhỏ do hội chứng Leigh. Kiểm tra cho thấy dù người mẹ rất khỏe mạnh, 1/4 ty lạp thể của cô mang gene mắc hội chứng Leigh.

    Kỹ thuật mới gây nhiều tranh cãi giữa các chuyên gia y học và mới chỉ được thông qua ở Anh. Tại Anh, kỹ thuật có tên truyền nhân non (pronuclear transfer - PT), đòi hỏi các bác sĩ thụ tinh sử dụng tinh trùng của người cha để thụ tinh cho cả trứng của người mẹ và trứng của người hiến tặng. Trước khi trứng đã thụ tinh phân chia thành phôi thai giai đoạn đầu, bác sĩ loại bỏ nhân ở trứng của người hiến tặng và thay bằng nhân lấy từ trứng của người mẹ.

    Tuy nhiên, kỹ thuật này không thể áp dụng với hai vợ chồng theo đạo Hồi bởi việc phá hủy hai phôi thai bị phản đối. Do đó, bác sĩ Zhang tiếp cận theo cách khác gọi là truyền nhân thẳng (spindle nuclear transfer - SNT). Ông lấy nhân từ trứng của người mẹ và cấy vào trứng đã gỡ nhân của người hiến tặng. Trứng chứa nhân của người mẹ và ADN ty lạp thể của người hiến tặng sau đó được thụ tinh bằng tinh trùng của người cha.

    Nhóm nghiên cứu của Zhang sử dụng kỹ thuật trên để tạo 5 phôi thai, nhưng chỉ một phôi thai phát triển bình thường. Phôi thai được cấy vào cơ thể người mẹ và bé trai ra đời 9 tháng sau. Các nhà nghiên cứu sẽ giới thiệu kỹ thuật mới tại hội thảo khoa học của Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ tại Salt Lake City, Utah vào tháng 10.

    Cả hai kỹ thuật PT và SNT đều chưa được thông qua ở Mỹ, vì vậy bác sĩ Zhang phải tiến hành các bước ở Mexico. Nhóm nghiên cứu đã cân nhắc vấn đề đạo đức khi phát triển kỹ thuật, theo Sian Harding, người đánh giá tính đạo đức của kỹ thuật ứng dụng ở Anh. Họ tránh phá hủy phôi thai và sử dụng phôi thai bé trai để em bé chào đời không di truyền ADN ty lạp thể cho thế hệ sau.

    Khi Zhang và đồng nghiệp kiểm tra ty lạp thể của bé trai, họ phát hiện tỷ lệ mang đột biến chưa đến 1% và hy vọng kết quả này không gây ra vấn đề sức khỏe nào. Thông thường, trẻ mắc bệnh khi tỷ lệ ty lạp thể chứa đột biến ở mức 18%.

    Phương Hoa
     
    xaluanchien thích bài này.
  9. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    So sánh đặc điểm di truyền của gien ty thể (mtDNA) và gien liên kết giới tính (sex-linked):

    *Gien ty thể chỉ có ở trứng (mẹ) mà không có ở tinh trùng (cha). Như vậy, mái mẹ chuyển giao gien ty thể cho cả trống lẫn mái con, trong khi trống cha không thể chuyển giao gien này.

    *Gien giới tính của gà trống là ZZ, gien giới tính của gà mái là ZW (ngược lại với người khi nam là XY, còn nữ là XX).

    *Đặc điểm sọc vằn (bar) ở gà cú được tạo ra bởi một gien (B hay Bsd) gắn liền với gien giới tính Z (gọi chính xác là allele). Như vậy, trống cha chuyển giao gien liên kết giới tính cho tất cả con của nó, trong khi mái mẹ chỉ chuyển giao gien này cho trống con của nó, mà không bao giờ cho mái con. Tác giả Jerold B. Lawence trong một bài viết về lai tạo gà cú còn đi xa hơn khi nói rằng các gien hình thành nên lối đá ở gà cú lại “liên kết” với nhau và nằm kế cận với gien sọc vằn trên bộ nhiễm sắc thể, vì vậy khi gà con được di truyền gien sọc vằn thì lối đá cũng đi theo. Điều này lý giải tại sao gà cú thường có lối đá chân ray, tiếp cận khôn ngoan và đá chính xác.

    *Như vậy, muốn giữ dòng gà cú, bạn nên cản theo dòng trống. Một khi dùng mái cú để pha với trống thường, bạn cũng phải dùng trống con để giữ dòng, mái con không mang gien gà cú.

    *Gien xác định màu hạ bì ở chân gà (Id) cũng là gien liên kết giới tính Z.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/18
    xaluanchien thích bài này.
  10. xaluanchien

    xaluanchien New Member

    Lâu nay cứ cản trống Tốc Độ với mái Lực, đọc xong bài này mình sẽ cản ngược lại để xem như thế nào. Tks người anh em, hẹn 1 năm sau sẽ có kết quả !
     
    vnreddevil thích bài này.
  11. cavangdo

    cavangdo New Member

    anh cho e hỏi giờ e có hai con trống .cùng bố cùng mẹ nhưng mái mẹ và đàn của nó không còn con mái nào. Vậy thì có cách nào để e giữ được dòng của mái nhà e mà từ hai trống còn lại không?
     
  12. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Rõ ràng là không thể được. Bạn thử tìm mái chị em của mái mẹ hoặc các hậu duệ của chúng xem sao?
     
  13. cavangdo

    cavangdo New Member

    không được anh nhỉ.dòng mái đó họ không bán ra nữa nên .e đang loay hoay tìm cách lấy lại được dòng của nó từ hai con trống mà đọc những điều trong topic này thì hẳn là chưa có cách
     
  14. cavangdo

    cavangdo New Member

    trong chủ đề pha 5/8-3/8 e thấy có nói đến việc có thể đạt được 62,5% của dòng gà mình muốn hướng đến.vậy e muốn hỏi anh đó là con số tuyệt đối hay chỉ là tỷ lệ tương đối ( ý e là tỷ lệ thực tế thấp hơn con số 62,5%) . nếu e làm theo phương pháp pha 5/8-3/8 .sau đó em áp dụng pp lai dòng theo nhánh con trống gốc thì tỷ lệ % dòng mình muốn hướng tới có được 50% không anh?
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/11/16
  15. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Luôn chỉ là tương đối. Nếu bạn muốn 50% trống gốc thì bạn đem nó cản với bất kỳ mái nào sẽ ra ngay bầy 50%.
     
  16. cavangdo

    cavangdo New Member

    cảm ơn anh đã góp ý
     
  17. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Dường như có một đoạn mã nào đó ở gien ty thể mà toàn bộ loài người đều có!

     

Chia sẻ trang này