Sự Hung Dữ Và Betta Thuần Dưỡng Victoria Parnell – http://bettysplendens.com/articles/page.imp?articleid=1406 Mọi loài động vật, kể cả con người, đều có những thuộc tính (attributes) nhất định vốn được vận dụng để cạnh tranh cho những nhu cầu sinh học cơ bản chẳng hạn như thức ăn, bạn tình (mates) và địa bàn. Đủ mọi loài, từ rệp vừng (aphids) đến sóc và kể cả loài betta dấu yêu của chúng ta, từ đó tiến hóa hành vi hung dữ cực cao để bảo vệ lãnh thổ của mình. Nhưng bao nhiêu là quá nhiều? Và nhà lai tạo điển hình lưu giữ cá betta trong môi trường nuôi nhốt (captivity) có góp phần vào sự hung dữ cao độ của chúng? Về chuẩn mực, một động vật vốn quá hung dữ không thể sống sót lâu dài ngoài tự nhiên. Có sự trả giá (cost) đáng kể về mặt thể chất trong việc siêu-hung dữ (nghĩa là, thời gian và năng lượng) vốn vượt quá lợi ích mong đợi; rủi ro tổn hại thể chất gia tăng, rủi ro bị săn đuổi (predation) gia tăng, và cơ hội bị mất vốn được dành cho những con khác mà năng lượng của chúng được hướng vào các hành vi kiếm ăn và sinh sản. Trong trường hợp cá betta ngoài tự nhiên, trả giá sẽ lớn hơn khi betta tiếp tục đá lâu hơn, vì vậy chúng phải dừng trận đấu tại một điểm then chốt (pivotal point) nơi mà lợi ích mong đợi cân bằng với sự trả giá cho trận đấu đi kèm. Nếu cá betta dừng quá sớm, chúng sẽ không thu được chút lợi ích nào về thức ăn, bạn tình và địa bàn; mặt khác, nếu chúng tiếp tục đá cho đến khi quá trễ, sự trả giá đi kèm sẽ vượt quá lợi ích -- dẫu chúng thắng! Vì vậy cá betta ngoài tự nhiên biết thời điểm thích hợp để ngừng đá. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng việc tước đoạt (deprivation) kích thích xã hội từ sớm dẫn đến sự phát triển bất ứng (maladaptive) của sự hung dữ quá mức ở nhiều loài động vật, từ khỉ đến dế. Trong một nghiên cứu, chứng tỏ rằng khỉ vàng (rhesus monkeys) được nuôi trong sự tước đoạt xã hội bất thường (không tiếp xúc với mẹ, con non khác, hay động vật khác) thất bại trong việc phát triển các hành vi giới tính, vui chơi và hung dữ thực sự bình thường. Thay vào đó, những con khỉ kém giao tiếp xã hội (unsocialized) chuyển hướng sự hung dữ của chúng vào chính mình, nên việc tự trừng phạt khốc liệt xảy ra khi phản ứng với sự xuất hiện của một kẻ xâm nhập (vài điều để suy ngẫm khi những con betta đực được nuôi nhốt biệt lập một cách điển hình của chúng ta xé nát bộ vây của chính mình khi chúng được phép tương tác với con betta khác!). Ở dế, việc tước đoạt những tiếp xúc thể chất được phát hiện gây ra sự hung dữ quá mức dưới dạng tấn công gia tăng, và cả tấn công lệch hướng vào con mái. Ngoài tự nhiên, cá betta được biết có một tập hợp đặc điểm gồm các hành vi hung dữ/hiếu chiến chẳng hạn như phùng mang và xòe vây. Các trận đấu giữa cá đực là bạo lực và thường bao gồm tổn thương thể chất, trong khi cá mái gần như không đấu đá hung dữ bằng, gợi ý một liên kết chức năng giữa sự hung dữ và sinh sản. Cá đực đang làm tổ trở nên hung dữ hơn, và cá mái chọn bạn tình theo kết quả của cuộc cạnh tranh nội bộ giữa các cá đực. Trong một thí nghiệm được thực hiện bởi các sinh viên tại Trường Cao Học Khoa Học Sinh Nông (Graduate School of Bioagricultural Sciences) ở Nhật, chúng ta thấy một liên kết thú vị giữa việc thiếu tương tác xã hội bình thường với tính tình hung dữ (aggressiveness) ở cá betta. Những cá bột trong thí nghiệm này đều từ cùng một bầy và được tách khỏi cha của chúng vào ngày đầu tiên bắt đầu bơi tự do. Do đó, cá bột được nuôi cùng nhau đến 6 tuần tuổi và được cho ăn artemia tươi sống và trùng đỏ đông lạnh. Ở 6 tuần tuổi, 110 cá thể chưa xác định giới tính được chọn để thí nghiệm và phân bổ vào 4 nhóm với chế độ nuôi khác nhau. Ở Nhóm-I (nhóm xã hội cao), 5 cá được nuôi cùng nhau trong một hồ nhỏ. Ở Nhóm-II (nhóm xã hội cao và cách ly), các cá thể được nuôi trong lọ riêng nhưng được phép thấy các hoạt động trong hồ Nhóm-I. Ở Nhóm-III (nhóm xã hội và cách ly), cá được nuôi trong lọ riêng nhưng được phép thấy anh em cùng bầy trong các lọ riêng của chúng, tình huống “lên lọ” điển hình được thấy trong các phòng cá ngày nay. Ở Nhóm-IV (nhóm phi-xã hội và cách ly), cá được các ly trong lọ riêng của mình và luôn có tấm ngăn. Ngoài khác biệt về [tương tác] xã hội của mình, toàn bộ cá được chăm sóc và cho ăn hoàn toàn giống nhau. Ở 12 tuần tuổi, bắt đầu có bằng chứng cho thấy cá betta trong thí nghiệm này là sự pha trộn giữa đực và cái, và nó khẳng định rằng sự khác biệt trong chăn nuôi (rearing) không có tác động rõ rệt nào lên sự phát triển thể chất và thành thục sinh dục. Việc quan sát hành vi chiến đấu được tiến hành trong một hồ với tấm ngăn di động (removable) và quay phim để lưu. Ở tất cả ngoài vài con trong Nhóm-I, việc đấu đá bắt đầu ngay khi tấm ngăn được lấy đi. Cá betta được phép xổ cho đến khi một con chiến thắng rõ rệt được xác định, hay trong tối đa 2 giờ. Đa số trường hợp đều kết thúc với sự tháo chạy của con đực thua cuộc, kẻ sau đó thể hiện các sọc dọc “quy phục”. Nếu không thể xác định một con chiến thắng trong thời hạn 2-giờ, cuộc đấu được xem là “hòa”. 3 loại hành vi chiến đấu sau đây được xác định và tính toán trong nghiên cứu này; húc-hay-cắn (butt-or-bite), rượt đuổi và phùng mang. Húc-hay-cắn: Một con nhanh chóng tiếp cận con kia, rồi húc hay cắn mạnh vào địch thủ bằng miệng của mình. Miệng có thể mở hay không vào thời điểm va chạm thể chất. Húc-hay-cắn đôi khi dẫn đến kết quả tổn thương thể chất cho vây và vảy của địch thủ. Rượt đuổi: Một con nhanh chóng rượt đuổi địch thủ đang tháo chạy. Tấn công này không đi kèm bất kỳ va chạm thể chất nào. Phùng mang: Một con phùng cả hai bên nắp mang và thể hiện trước địch thủ. Không đi kèm va chạm thể chất. Thật thú vị để ghi nhận rằng ở Nhóm-IV, nhóm phi xã hội/cách ly, cá đực thắng MỌI trận đấu. Hơn nữa, cá đực Nhóm-IV có nhiều xu hướng tiếp tục tấn công dữ dội lên địch thủ của chúng sau khi kẻ thua cuộc đã thể hiện sự quy thuận. Điều được gợi ý trong nghiên cứu này đó là sự bất lực của cá đực Nhóm-IV trong việc nhận biết khi nào nên dừng đá liên quan trực tiếp đến sự thiếu giao tiếp xã hội (socialization) từ sớm. Thú vị thay, điều được phát hiện rằng cá đực ở những nhóm khác, dẫu một số con được cách ly trong lọ riêng, đều có khả năng nhận ra tín hiệu quan trọng đó đơn giản bằng việc tương tác và quan sát cá betta khác ở bên cạnh chúng. Những cá đực Nhóm-IV siêu-dữ này không thể cải tạo được, thậm chí sau khi sống một thời gian trong hoàn cảnh xã hội hơn. Một thuyết khác vốn không được lý giải nhưng mang tinh thần đó là các tương tác xã hội đã triệt tiêu hành vi hung dữ ở các Nhóm I-III. Điều từng được quan sát từ lâu rằng betta đực thể hiện một xu hướng giảm dần hung dữ khi chúng được cho phép tương tác xã hội liên tục; vì lý do này mà nhiều nhà triển lãm betta (exhibitors) “ngăn” (card) cá của mình (loại bỏ hình ảnh của bất kỳ con betta nào khác) trước một triển lãm. Việc này khiến cá betta trình diễn tốt hơn khi sau cùng nó được cho phép thấy con betta khác trong khi được chấm điểm. Tôi tin rằng kết hợp giữa sự hung dữ gia tăng và kỹ thuật nuôi betta hiện đại phổ biến có thể còn nhiều việc để làm với tỷ lệ tổn thương/chết cao giữa các đối tác lai tạo [cá giống], và thậm chí các sự cố cắn-đuôi, vốn có thể liên quan đến việc tự-gây tổn thương đã nói ở trên trong bài này về khỉ vàng được nuôi trong hoàn cảnh tương tự. Hầu hết các nhà lai tạo betta ngày nay đều cách ly cá đực, và đôi khi cá cái, ở độ tuổi tương đối non (4-8 tuần) với mục đích giữ gìn bộ vây. Trong hầu hết trường hợp, những cá này sau đó được ngăn vào hầu hết thời gian trong ngày và không thể tương tác xã hội với cá betta khác bằng bất kỳ cách nào, hình hay bóng. Nhà lai tạo người gỡ tấm ngăn cá betta của mình trong vài giờ mỗi ngày “để chúng tập luyện” bèn được thưởng thức một màn trình diễn thực sự với việc sừng sộ và hung dữ hoang dại khi những con betta thiếu giao tiếp xã hội (unsocialized) này rơi vào chế độ siêu-bảo vệ lãnh thổ (hyper-territorial). Điều này là tuyệt vời với người chơi vốn hài lòng về vẻ đẹp, hay nhà triển lãm vốn đòi hỏi cá của mình thể hiện trước trọng tài, hay người bán hàng mong muốn cung cấp những hình ảnh về con cá của mình đang sừng thật-dữ dội. Nhưng đó có thể điều có hại cho nhà lai tạo, người sau đó phải xử lý các vấn đề cố hữu bao gồm việc nỗ lực ép một con betta thiếu giao tiếp xã hội; chẳng hạn bỏ xây tổ bọt, tấn công và sát hại cá mái, và ăn trứng và/hay cá bột. Nhiều nhà lai tạo nuôi cá mái của mình chung trong một môi trường xã hội đến độ tuổi trễ hơn nhiều so với cá đực, vì vậy những con mái giao tiếp xã hội này được trang bị-kém để xử lý hành vi hung hăng của đối tác đực thiếu giao tiếp xã hội. Trong một số trường hợp, cá mái cũng thiếu giao tiếp xã hội luôn, dẫn đến việc đấu đá và tổn thương cho cả hai bên liên quan. Điều thường được thông báo bởi các nhà lai tạo, người thực hành “Chăn nuôi-cá bột tự nhiên” khi cá cha được để cùng cá bột lâu-dài thay vì bắt ra khi cá bột bơi-tự do, rằng cá đực và cái được nuôi trong hoàn cảnh này có xu hướng sinh sản nhanh hơn, nhìn chung gây ra ít tổn thương hơn, và cá đực là những phụ huynh tốt hơn (ít có xu hướng ăn trứng và cá bột hay bỏ tổ) so với cá betta vốn được nuôi thiếu cha của mình. Tuy nhiên, cá đực SẼ thanh lọc cá bột đến số lượng mà nó cảm thấy là phù hợp tùy vào lượng nước mà nó được cung cấp. Các nhà lai tạo, người đang có kế hoạch cho phép cá đực nuôi dưỡng cá bột phải lập kế hoạch cho bầy đó thực sự té ra khoảng 2 con mỗi gallon nước. Tôi sẽ rất vui lòng được nghe vài phản hồi từ một số nhà lai tạo ngoài kia, người từng nuôi cá betta của mình trong một môi trường xã hội hơn, và từ những người khác, những người hoàn toàn loại bỏ giao tiếp xã hội của cá mình. Điều chắc chắn là một ghi nhận giá trị rằng hầu hết những tay huấn luyện cá chọi thành công ở châu Á đều thực hành chế độ phản-xã hội (anti-socialization) chuẩn mực cho các chiến binh của mình từ độ tuổi rất sớm, và được “tưởng thưởng” bằng những chiến binh danh giá thành công hơn nhiều. Bạn nuôi cá betta CỦA MÌNH như thế nào? Ghi nhận: A Non-Social and Isolate Rearing Condition Induces an Irreversible Shift toward Continued Fightings in the Male Fighting Fish (Betta splendens), by Tamako Ishihashi, Yoko Ichikawa and Toshiya Matsushima - 2004, Zoological Society of Japan ============================================== Phương Pháp Để Cá Cha Với Bầy Con