Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Phương Pháp Phổ Thông

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá betta - cá cờ' bắt đầu bởi vnreddevil, 1/2/10.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Phương Pháp Phổ Thông (Hobbyist Method)
    Victoria Parnell – http://bettysplendens.com/articles/page.imp?articleid=722

    [​IMG]
    Cá mái thể hiện các sọc đứng (V. Stark)

    [​IMG]
    Các sọc ngang [sọc dưa] điển hình ở betta rất non/phục tùng, hay cá mái vốn chưa chịu sinh sản.

    [​IMG]
    Một cặp cá đỏ đang ôm bên dưới tổ bọt

    Đây là phương pháp vốn dường như được chuộng nhất bởi người nuôi cá thông thường và hoạt động tốt nhất với không gian hạn chế mà hầu hết chúng ta đều chịu áp lực để giới hạn các hoạt động lai tạo betta của mình vào. Bài này chỉ dự định được dùng như là một tham khảo, bởi vì có nhiều cách hay ho để ép cá betta và nó có thể cần chút thử và sai (trial and error) để tìm ra đúng cách vốn phù hợp với bạn và hoàn cảnh riêng biệt của mình.

    Hồ 5-10 gallon được châm đầy một nửa là chuẩn mực. Tốt nhất, hồ không nên quá nhỏ để cá cái có thể bỏ trốn, và không quá lớn để cặp đôi lạc mất nhau. Những chỗ trú ẩn được cung cấp dưới dạng đá, hang động, ống PVC, chậu, cây thủy sinh tươi sống và nhân tạo. Cây thủy sinh tươi sống được đề nghị, bởi chúng không làm rách vây của cá đực như cây nhựa có thể, và chúng khuyến khích sự phát triển của trùng cỏ, thứ mà cá bột mới nở thích ăn. Hồ nên có đáy trống, vì vậy cây thủy sinh nổi như Thủy Cúc (Water Sprite) hay rêu Java (Java moss) là tuyệt vời. Lý do hồ để trống đó là việc hút toàn bộ chất thải qua lớp sỏi sẽ khó hơn, và sẽ khó hơn để cá đực thấy và thu hồi trứng và/hay cá bột. Cá bột có thể (và thực sự!) bị kẹt ở đó, trong sỏi và chết.

    Một bộ lọc khí cũ có thể được đưa vào nếu bạn muốn, nhưng nó phải được kiềm sao cho xáo động (turbulence) nước không làm tan trứng và khiến cho việc chăm sóc tổ khó khăn hơn với cá đực. Chừng nào mà nó luôn thổi nhẹ nhàng, quần thể vi khuẩn có ích trong bộ lọc vốn ngăn cản sự tăng vọt (spikes) ammonia và nitrate, sẽ tồn tại. Cây thủy sinh nổi cũng làm giảm chuyển động bề mặt, nhưng nếu bạn thật cẩn thận không cho ăn quá mức và bạn vệ sinh hồ cá bột thường xuyên, bộ lọc thực sự không cần thiết vào giai đoạn này.

    Nếu nước trong phòng rơi xuống dưới 75 độ F [24 độ C] hay đại loại, nên sử dụng cây sưởi. Cá betta sức khỏe tốt thường sinh sản trong nước vốn có cùng nhiệt độ mà chúng đã quen, hay cao hơn một chút, nhưng quan điểm chung đó là dường như nhiều bầy hơn ra đời ở khoảng 82 độ F [28 độ C]. Vì vậy, bạn sẽ thường phải sử dụng cây sưởi, và bởi vì mực nước chỉ 5 inch hay đại loại, bạn sẽ cần loại chìm (submersible). Bật nó lên và đợi cho đến khi nó đạt khoảng 82 độ F, điều chỉnh như cần thiết. Đừng thả cặp cá cho đến khi nhiệt độ ổn định, bằng không bạn có thể vô tình luộc chín betta của mình.

    Tác động sau cùng của bạn là cho cá đực thứ gì đó để xây tổ bọt của mình ở bên dưới. Tôi đã thử tất cả những thứ này như là địa điểm làm tổ (nest site):

    Ly xốp cắt đôi theo chiều dài: Địa điểm làm tổ phổ biến nhất với người chơi, dễ làm, và betta đực dường như thích nó. Nó cung cấp sự bảo vệ tốt cho tổ và cá bột, và bạn có thể dễ dàng thấy cá bột mới nở như là những chấm đen trên nền trắng của ly.

    [​IMG]
    Tổ betta bên dưới ly mút (styrofoam cup), ảnh SG Betta

    Nắp nhựa: Các nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết betta đực chuộng thứ gì vốn tròn và màu hanh vàng như địa điểm làm tổ. Điều này tương đương với một số loại cây thủy sinh hiện diện trong vùng. Tôi từng phát hiện rằng nắp nhựa (plastic lids) từ nhiều loại hộp khác nhau là tuyệt vời cho mục đích này, và bạn có thể rửa và tái sử dụng chúng.

    [​IMG]
    Nắp hộp Pringles! (http://camerahobby.com)

    Lá bàng: Betta thích làm tổ bên dưới lá bàng (Indian almond leaves), và có thể quyết định làm điều này cho dù bạn không muốn vậy, nếu bạn đang sử dụng chúng trong hồ của mình vì những đặc tính có lợi của chúng. Vấn đề duy nhất của loại này đó là một khi chúng trở nên sũng nước (waterlogged), chúng có thể tan rã hay chìm xuống.

    Xốp hơi: Tôi bắt đầu sử dụng xốp hơi (bubble wrap) như là địa điểm làm tổ sau khi nó được gợi ý bởi một thành viên diễn đàn betta của chúng ta, và kể từ đó tôi chưa từng sử dụng thứ gì khác nữa. Tôi phát hiện thấy hầu hết cá đực không do dự làm tổ bên dưới nó bởi vì nó trông giống như một cái tổ làm-sẵn (ready-made). Chúng dường như coi nó là một phần của mình và chỉ sửa sang để phù hợp với nhu cầu của mình. Nó cũng gây ấn tượng với các nàng. Chỉ cần kiếm loại xốp hơi nhỏ trong các cuộn và cắt thành những mảnh nhỏ 3x3 [inch] cho phù hợp với nhu cầu của bạn. Thả mặt-bóng-hơi-úp-xuống trên mặt nước hồ ép của bạn, và cười vào cái cảm giác siêu-mạnh (super-macho) mà cá đực của bạn có.

    [​IMG]
    Xốp hơi

    Thả nổi vật thể vào hồ nơi nó sẽ cho bạn một tầm nhìn tốt. Bạn sẽ muốn có khả năng theo dõi tổ sau này để đảm bảo cá đực không đang ăn trứng hay cá bột, và rằng cá bột đang phát triển đúng đắn. Lưu ý rằng, dẫu vậy, nhiều cá đực không thoải mái với việc là trung tâm của sự chú ý khi chúng đang làm tổ, và đôi khi sẽ bỏ qua địa điểm làm tổ mà bạn chọn cho chúng và bỏ đi xây tổ ở một góc xa của hồ.

    Bây giờ bạn có thể giới thiệu cặp cá. Phương pháp thông thường là cho cá mái một loại bảo vệ nào đó trước cá đực trong khi vẫn cho phép nó được hắn nhìn thấy, và điều này được thực hiện bằng việc đặt nó vào một ống khói (hở-trên, dĩ nhiên), thả nó trong lọ nổi, hay lùa nó vào một bên của tấm ngăn và hắn ở phía bên kia. Cá đực được cho chạy thoải mái trong hồ, và nó thường sục sạo quanh các góc, mũi đưa dưới nắp, và tuần tra lãnh địa của mình thậm chí trước khi hắn bắt đầu xây tổ.

    Một khi cặp cá phát hiện lẫn nhau, sự phấn khích bắt đầu. Cá đực chuyển sang màu sậm hơn và ngay lập tức thể hiện trước cá cái với mặt bên vây sừng-hết cỡ (fully-flared) và phùng mang (open gills). Nó sẽ bay lượn (soar) một vài lần để đảm bảo rằng nàng bị ấn tượng đầy đủ, và rồi có thể bắt đầu lúc lắc (wag) thân mình với nàng. Nếu chấp nhận, màu của nàng sẽ sậm hơn và nàng sẽ thể thiện “vằn” (barring pattern) – sọc đứng (vertical stripes) của mình dọc theo đoạn giữa vốn thể hiện sự sẵn sàng sinh sản của nàng. Buồng trứng (ovipostor) của nàng sẽ hiện rõ như là một đốm trắng (giống như một hạt muối lớn) giữa các vây bụng của nàng. Nếu táo tợn, nàng sẽ sừng lại nó và lúc lắc thân mình một cách lả lơi. Một số nàng e thẹn và sẽ cụp vây của mình trong quy phục hay cố gắng tảng lờ cá đực. Chừng nào mà chúng có vằn và không phải là sọc ngang (horizontal stripes), thì chúng vẫn ổn.

    Khi cá mái thể hiện các sọc của mình, đây thường là động lực để cá đực bắt đầu việc xây-tổ. Hắn sẽ hoán đổi thời gian của mình giữa việc nhả bọt ở địa điểm được chọn và khoe mẽ (blustering) trước cá cái. Tại thời điểm này, nhiều nhà lai tạo thả cá mái. Một khi được thả, nàng thường bơi ngay đến và bắt đầu kiểm tra tổ bọt. Nếu nó không đạt yêu cầu của mình, nàng sẽ bơi đi hay đôi khi cố phá bỏ nó. Khi cá đực phát hiện ra, hắn bèn tiến đến cá mái, biểu hiện của hắn sẽ trở nên hung dữ hơn, khi hắn rượt đuổi nàng quanh hồ và cố gắng tiếp cận nàng bằng vũ điệu giao phối. Khi cặp đôi bắt đầu nhảy nhót, nhà lai tạo được chiêu đãi một bữa tiệc thị giác thực sự, bởi cả hai con đều giương vây và bơi vai-kề-vai, ngừng lại mỗi vài inch để phùng mang với nhau và trình diễn mặt bên của chúng. Nếu hắn không cảm thấy nàng bị thuyết phục một cách phù hợp với màn trình diễn của mình, cá đực sẽ cắn cá cái và đuổi nàng vòng quanh một lúc trước khi khiêu vũ với nàng trở lại. Vào lúc này, cá cái thường tìm kiếm một nơi để trốn cho đến khi nó sẵn sàng sinh sản, và nó sẽ ở đó cho đến khi cá đực phát hiện ra và đuổi nó đi, hay cho đến khi nó chấp nhận tiếp cận cá đực bên dưới tổ.

    Cá mái khởi động việc sinh sản theo vô số cách thức khác nhau, tùy vào hoàn cảnh và tính cách của nàng. Một số cá mái bơi thẳng đến với đầu chúc xuống và vây khép lại nhằm thể hiện sự quy phục, số khác sẽ táo bạo tấn công tổ, giương vây, và về cơ bản thách thức cá đực sinh sản. Đôi khi nàng lại lùi ra xa hay cá đực sẽ cắn và đuổi nàng đi bởi vì nó không thích thái độ của nàng. Ở mức độ nào đó, sinh sản bắt đầu với việc cặp đôi thúc mũi vào lườn nhau cho đến khi cá đực có khả năng lật ngửa cá cái và tự cuốn mình quanh phần giữa của nàng. Việc này có thể mất nhiều lần thử, đặc biệt với những kẻ mới-yêu (first-timers), nhưng sau cùng cá đực sẽ thành công trong việc ôm ấp. Bạn biết hắn đang làm đúng khi bạn thấy thân hắn “ráp” vừa chỗ quanh nàng. Cặp đôi đang ôm ấp sẽ nổi trên mặt nước hay chìm xuống đáy hồ, rồi cá đực buông nàng ra và đợi nàng tỉnh lại. Cá mái sẽ nổi nghiêng một lúc, và trông như thể nó bị chết. Khi tỉnh lại, nàng thường kiểm tra trứng rơi xuống đáy trước khi nhập cùng cá đực cho lượt ôm khác. Vài lượt ôm đầu tiên thường không có trứng, nhưng sau cùng cá cái sẽ bắt đầu đẻ trứng, mới đầu vài trái một lần và rồi nhiều hơn khi sinh sản tiếp tục. Trái ngược với niềm tin phổ biến, cá đực không “ép” (squeeze) trứng khỏi cá cái, và mục đích duy nhất của việc ôm ấp là đưa vây bụng (ventrals) vào sát nhau để cơ hội thụ tinh cao hơn. Khi ôm ấp, cá đực phóng tinh ngay khi cá cái đẻ trứng, có lẽ thụ tinh cho hầu hết chúng ngay khi chúng vừa thoát khỏi cơ thể nàng.

    Khi cá đực thấy trứng rơi xuống, nó sẽ thu thập chúng bằng miệng mình và đặt lên tổ bọt. Cá cái thường hỗ trợ việc thu thập-trứng, nhưng dường như có xu hướng ăn chúng nhiều hơn cá đực. Cá cái tỉ mẩn điển hình về việc phát hiện từng và mỗi trái trứng vốn đã rơi xuống đáy, trong khi cá đực hài lòng với việc bắt những trái đang rơi.

    Việc sinh sản mất từ 2 đến 6 giờ, và khi một bên quyết định ngừng sinh sản, cá mái sẽ rút lui khỏi tổ và quay về nơi trú ẩn. Bây giờ cá đực coi nó như là mối đe dọa cho ổ trứng của mình hơn là đối tác, và nó sẽ cố gắng tiêu diệt nàng nếu nhìn thấy, vì vậy tốt nhất nên bắt nàng ra và ngâm trong nước thuốc để lành vây. Cá đực sẽ chăm sóc tổ, ngậm trứng, nhả thêm bọt, đôi khi xây thêm tổ ở một địa điểm khác và dời trứng sang đó, bắt chúng khi chúng rơi xuống, và ăn trứng vốn không thụ tinh để chúng không nhiễm nấm và làm hư số trứng còn lại. Hầu hết thời gian của nó đều quẩn quanh bên dưới tổ trông nhàm chán, thường xuyên kiểm tra xem trứng đã nở chưa. Một số cá đực, nhất là những kẻ mới-yêu, sẽ ăn trứng hay cá bột, khiến cho nhà lai tạo nản lòng. Nhưng đừng vội làm thịt cá đực của bạn, trong đại đa số trường hợp cá đực chỉ ăn trứng nếu chúng không được thụ tinh một cách thích hợp hay có gì đó không ổn với chúng. Có lẽ nó chỉ đang làm công việc của mình, vì vậy hãy trao cho nó quyền lợi của việc nghi ngờ.

    Theo cách khác, một số nhà lai tạo chọn cách vớt cá đực ra sau khi sinh sản và nuôi bầy con mà không có nó (xem “Ấp Nhân Tạo”).

    Khi cá bột nở, nỗ lực quẫy đạp của chúng thường khiến chúng rời khỏi tổ bọt và chúng sẽ bắt đầu rơi xuống. Nếu thấy, cha chúng sẽ bắt và trả về [tổ bọt]. Khi tất cả đều nở đồng thời, nó sẽ rất bận rộn tới lui việc bắt và trả, và dò đáy cho bất kỳ con nào mà nó có thể bỏ sót. Trong ngày sau, cá bột tốt hơn nên ở yên trên tổ. Chúng sẽ treo mình trên tổ với đuôi chúc xuống (tail-down) trong vài ngày đầu, dần dần chuyển sang tư thế bơi ngang. Một khi chúng bơi-tự do, cá đực có thể được bắt ra và cá bột được cho bữa ăn đầu tiên bằng trùng cỏ (infusoria), trùn cám (microworms), trùn giấm (vinegar eels), ấu trùng artemia mới nở (bbs) hay bất kỳ loại thức ăn sẵn có nào với các nhà lai tạo loài đẻ-trứng (egg-layers).
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/6/18

Chia sẻ trang này