Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Một Màu Ánh Kim “Mới”

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá betta - cá cờ' bắt đầu bởi vnreddevil, 1/8/07.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Một Màu Ánh Kim “Mới”
    Dr. Leo Buss – http://www.bettas4all.nl/viewtopic.php?f=7&t=7740#.WaQG0CgjGM8

    Vào 2002, một dạng màu mới của Betta splendens bắt đầu được tung ra thị trường bởi các nhà lai tạo Thái. Những con đầu tiên được bán là plakat vây-ngắn vốn thể hiện một màu metallic khác biệt. Các nhà lai tạo betta vốn đã quen thuộc với một số màu metallic. Xanh dương, xanh thép và xanh lục đều là những màu ánh kim (iridescent) vốn có sẵn từ lâu với các nhà lai tạo khắp thế giới. Màu metallic mới khác hẳn với bất kỳ màu nào thuộc bộ tam này, và nhanh chóng được nhận biết dưới một trong những cái tên mà chúng ban đầu được bán, cá copper.

    Nguồn gốc của cá này được gợi ý bằng một cái tên khác mà một số người gán ghép cho chúng. Khi chúng mới xuất hiện, và đôi lúc về sau, một số nhà lai tạo và phân phối coi chúng như là loại “imbellis”. Bởi Betta imbellis là một dạng hoang dã của Betta splendens, quả thực không phải một loài khác biệt, ám chỉ của tên này đó là màu mới được lồng ghép (introgressed) vào Betta cảnh từ các bầy pha với cá hoang dã (wild-type). Suy đoán này là phù hợp với thực tế rằng những con đầu tiên là cá lem đỏ đáng kể và lan tỏa ánh kim còn hạn chế, như được mong đợi ở bầy pha cá hoang dã đời đầu.

    Trong khi màu metallic mới xuất hiện lần đầu ở plakat, trong vòng vài tháng nó được sản xuất ở Betta splendens quy ước vây-dài. Sau hai năm rưỡi, màu xuất hiện dưới dạng kết hợp với tất cả những thể loại màu sắc và hoa văn Betta đã biết. Bên cạnh metallic copper khác biệt, chúng ta có metallic xanh lục, metallic opaque, metallic vàng, metallic cambodian, metallic black lace và vân vân. Trong một số trường hợp, hiệu ứng là đặc biệt nổi bật. Opaque là cá trắng đồng bộ và thật sự nổi bật như vốn dĩ; metallic opaque quá trắng chúng lấp lánh. Xanh lục luôn thể hiện một dải cấp độ màu (hues); các màu metallic [xanh dương] mở rộng dải này hơn nữa và, đáng chú ý nhất, có thể làm sáng (lighten) tông xanh dương vốn thường xuất hiện như là khuyết điểm (defects) ở cá xanh lục.

    Chuyện phiếm như lịch sử tân thời vừa được báo cáo ở trên có tính gợi ý cao độ với một nhà sinh học. Khả năng mà màu copper đầu tiên xuất hiện trong một bầy pha với cá hoang dã, gợi ý rằng một alen (một phiên bản gen) vốn chỉ tồn tại ở cá hoang dã đã được cản vào cá cảnh. Rằng điều có thể xảy ra này chẳng đáng ngạc nhiên; quá trình hình thành cá cảnh là việc lai cận huyết tái lặp (repeated inbreeding) mà nó nhất định triệt tiêu biến dị di truyền (genetic variation) vốn hiện diện ở cá hoang dã. Nghi vấn được khích lệ bởi một thực tế rằng màu hiển nhiên có thể di truyền và rằng, nó dường như có thể kết hợp một cách tự do với những màu khác. Đó là một linh cảm hợp lý để hình dung chúng ta có một gien mới trong tay vốn tạo ra một màu mới hay khiến màu đó rõ ràng hơn.

    Đoán rằng điều này là như vậy, dĩ nhiên, không có nghĩa là nó như vậy. Một xử lý đúng đắn về vấn đề này sẽ đòi hỏi rằng chúng ta phải xác định tự nó, cấu trúc hay sắc tố, chịu trách nhiệm cho màu sắc, tiếp nối bằng việc thiết lập một tập hợp gồm những thử nghiệm lai tạo được xây dựng một cách chính xác nhằm xác định hình thức chuyển giao của các tính trạng trong diện nghiên cứu. Tôi sẽ giải quyết vấn đề đầu tiên trong bài viết tháng này và báo cáo các kết quả lai tạo trong bài viết lần sau.

    Khi tôi mới thấy cá copper xuất hiện trên http://www.aquabid.com. Tôi đã mua hai cặp. Một cặp tôi giữ để cản và cặp kia tôi gửi cho Dr. Rosalyn Upson, cùng với Dr. Gene Lucas, là nhà khoa học gắn bó tích cực nhất về nghiên cứu màu sắc Betta hiện nay. Rosalyn quan sát những con cá này và thông báo rằng chúng có mật độ tế bào ánh kim cao, phản chiếu ánh sáng trong tầm bước sóng từ vàng đến vàng-xanh lục.

    Bạn đọc có thể nhớ lại bài viết gần nhất của tôi rằng màu sắc Betta bắt nguồn từ một trong hai loại tế bào sắc tố khác biệt. Một số tế bào chứa sắc tố, hóa chất vốn phản xạ những màu nhất định và hấp thu những màu khác. Những tế bào khác tạo ra màu sắc không bởi tính chất hóa học của thành phần của chúng, mà bởi tính chất vật lý theo cách ánh sáng phản xạ từ những phần tử (elements) tinh thể mỏng vốn tự nó không màu. Như được giải thích dông dài ở bài trước, đây là các màu cấu trúc và những tế bào chứa đựng các tinh thể xếp lớp (stacked) tạo ra chúng được gọi là tế bào ánh kim (iridophores).

    Đến khi cá copper xuất hiện, các nhà lai tạo Betta chỉ có thể làm việc với tế bào ánh kim của ba loại màu: một xanh bước sóng ngắn (xanh thép), một xanh bước sóng dài (xanh dương) và xanh lục. Thứ mà Dr. Upson báo cáo là cá copper bao gồm những tế bào ánh kim vốn phản xạ ở một vùng hoàn toàn khác trong phổ ánh sáng khả kiến (visible spectrum), từ bước sóng vàng đến vàng-xanh lục.

    Một tế bào ánh kim như vậy là thứ mà tiến hóa có thể dễ dàng tạo ra. Những phần tử chất liệu (platelets, tiểu bản) tương tự tham gia vào việc tạo ra tế bào ánh kim xanh dương có thể tạo ra tế bào ánh kim phản chiếu vàng đơn giản bằng sự thay đổi về khoảng cách giữa từng tiểu bản riêng, như vậy những bước sóng khác được thiết lập và những bước sóng nữa bị suy giảm hay triệt tiêu. Chắc chắn, tế bào ánh kim phản chiếu vàng là phổ biến ở phần lớn loài cá, đặc biệt là cá rạn san hô (reef fish).

    Ba tấm ảnh về cá copper của Dr. Upson xuất hiện trong Hình 1-3. Lưu ý màu sắc từ vàng đến vàng-xanh lục phản chiếu cao độ ở những con cá này. Loại cá đặc biệt này là xanh-thép về mặt di truyền bổ sung thêm metallic, tuy dưới kính hiển vi các tiểu bản (platelets) phản chiếu vàng vốn khiến cá có màu copper thay vì xanh thép là không thể nhầm lẫn. Kỹ thuật ưa chuộng của Dr. Upson là thiết lập tế bào sắc tố trong nuôi cấy mô (tisue culture) để nghiên cứu. Bà phân lập tế bào từ các mẩu đuôi, và quết chúng lên các đĩa nuôi cấy mô. Các tế bào bám lên đĩa, cho phép bà quan sát các chi tiết vốn sẽ khó phát hiện bằng cách khác. Nói về những tế bào ánh kim phản chiếu-vàng, bà lưu ý rằng “chúng gần như tròn và kích thước biến thiên từ thật nhỏ đến to. Chúng cũng có nhiều chồng tiểu bản dường như-nhỏ hơn để chúng không có bề ngoài “xúc xích” (sausage) như tôi thường thấy [ở các tế bào ánh kim phản chiếu xanh dương và xanh lục]. Các loại tế bào ánh kim màu khác thường rất bất thường (irregular) về hình dạng, điều mà tôi không thấy ở loại vàng/cam vốn tất cả đều tương đối tròn”.

    [​IMG]
    Hình 1. Hình ảnh phản chiếu ánh sáng của đuôi ở cá copper. Ảnh của Dr. Rosalyn Upson.

    [​IMG]
    Hình 2. Hình ảnh phản chiếu ánh sáng của vảy. Ảnh của Dr. Rosalyn Upson.

    [​IMG]
    Hình 3. Hình ảnh phản chiếu ánh sáng của các tế bào ánh kim xung quanh mắt của cá copper. Ảnh của Dr. Rosalyn Upson.

    Sau khi nghe từ Dr. Upson, ngay lập tức tôi lấy vài hậu duệ, mà lúc đó tôi cản ra trong phòng nuôi cá của mình, đến phòng thí nghiệm riêng và kiểm chứng những phát hiện của bà. Cả hai cha mẹ và toàn bộ hậu duệ bầy copper x copper đều thể hiện ánh kim vàng khác biệt. Như Rosalyn lưu ý, cường độ ánh kim không chỉ thay đổi rõ rệt ở mỗi con, mà còn đáng kể ở các phần khác nhau của cá. Các tế bào ánh kim ít xuất hiện nhất ở viền (growing margins) của các vây. Tế bào ánh kim phản chiếu-vàng đặc biệt nhiều dọc theo các tia đuôi, ở gốc đuôi, dọc theo toàn bộ mặt dưới (undersurface) của thân, nhưng nhất là mặt dưới và xung quanh khoang bụng (body cavity). Phân bố này ở mặt dưới có tính gợi nhớ; nhiều loài cá thể hiện các phần tử phản chiếu ở mặt dưới để loài săn mồi nhìn chúng từ bên dưới không thể phân biệt được chúng với luồng sáng từ bên trên.

    Do vậy, cá copper thể hiện biến dị (variation) đáng kể về số lượng, kích thước và phân bố của tế bào ánh kim là không có gì ngạc nhiên. Ở Betta cảnh, sự đồng nhất (uniformity) về kích thước tiểu bản, khoảng cách phân bố đồng đều (homogeneous) ở cá thể, và sự đồng dạng (similarity) giữa chúng dường như là kết quả của một quá trình tuyển chọn tái lặp qua hàng ngàn thế hệ để màu sắc thuần nhất. Không ngạc nhiên nếu những gien mới được phát hiện vốn hoạt động để hạn chế hay thúc đẩy biểu hiện của biến dị ở màu mới. Các nhà lai tạo được khuyến khích để chủ động nỗ lực ghi nhận biến dị này ở các bầy pha mà mình thực hiện.

    Bây giờ, chúng ta biết cái gì tạo ra màu [metallic], chúng ta có thể kiểm tra ý tưởng rằng màu bắt nguồn từ một bầy pha với cá hoang dã. Trong khi chúng chưa từng được báo cáo việc sở hữu tế bào ánh kim phản chiếu vàng trước đây, các mô tả sớm hơn về cá hoang dã là có tính gợi nhớ. Dr. George Myers, viết vào 1947, lưu ý rằng cá đực “màu nâu-hải cẩu sẫm đến hanh đen, và những chấm (pinpoint) vàng metallic li ti ở bên lườn trông như vụn kim cương trên nhung đen. Vây lưng xòe rộng, như-quạt của nó màu vàng metallic tươi sáng, được phủ những đốm đen (fleck). Cái đuôi tròn xoe, xòe rộng của nó màu đỏ thắm với viền đen, và dọc theo các tia xòe nan quạt là những vạch rộng, cường độ sặc sỡ, vàng hoàng yến, sặc sỡ, chuyển thành màu xanh rực rỡ khi cá đảo mình và ánh sáng chiếu vào chúng từ hướng khác”. Gene Lucas, trong luận văn tiến sĩ (PhD) của ông vào năm 1969, cũng ghi nhận màu vàng metallic ở cá hoang dã, phát biểu rằng “với ánh sáng chiếu từ phía trước và bên trên, màu ánh kim là xanh lục hanh vàng ở vây lưng… Trông không thực sự vàng dẫu màu xanh lục đôi khi vàng hơn ở vây lưng của cá” (trang 94). Tôi có thể mở rộng các báo cáo này dựa trên khảo sát Betta imbellis bằng kính hiển vi ở phòng cá của mình. Betta imbellis rõ ràng sở hữu tế bào ánh kim phản chiếu vàng và chúng được tập trung dọc theo các tia đuôi, gốc đuôi, mặt dưới của khoang bụng, ở các “chấm” đậm đặc trên một số vảy dọc theo trục thân trước-sau, và tại gốc vây lưng. Phát hiện này ám chỉ mạnh mẽ rằng alen tạo ra tế bào ánh kim vàng không phải là một đột biến mới nảy sinh, mà là một alen cổ xưa vốn bị cản ra (bred out) [loại bỏ] khỏi cá cảnh hiện đại.

    Nếu lập luận này là chính xác, hẳn sẽ ngạc nhiên nếu màu chưa từng xuất hiện vào các thời điểm trong quá khứ và lôi cuốn sự để ý thoáng qua của các nhà lai tạo. Chính xác, điều này từng xảy ra, mà có thể được khẳng định bằng cách khảo sát một hình ảnh ở trang 95 cuốn sách kinh điển của Walt Maurus, mà nó trình bày rõ ràng một con metallic, một con masked tại đó! Một lần nữa, điều mới mẻ của ngày hôm nay chẳng qua là thứ thoảng bay của ngày hôm qua.

    Dẫu vậy, từ nay tôi nghĩ những con cá này sẽ là tất cả chứ không chỉ là một sở thích thoáng qua. Đặc biệt, sự hiện diện của tế bào ánh kim vàng-xanh lục mang lại những cơ hội thực sự cho các nhà lai tạo. Không chỉ màu mới copper hiện diện, mà ảnh hưởng này còn được mong đợi để cải thiện các màu xanh lục, opaque và cambodian. Hơn nữa, chúng ta có thể mong đợi những kết hợp mới ở cá nhị sắc và bướm, nơi mà sự tương phản về màu sắc được đặc biệt ưa chuộng. Hội đồng Betta Quốc tế (International Betta Congress) đã phản ứng nhanh chóng để bao quát xu hướng này, lập ra những lớp dự thi mới cho cá đực và cá cái metallic nền-sẫm trong mùa triển lãm hiện tại. Hy vọng rằng từ nay, màu metallic sẽ được bảo tồn và tiềm năng của nó được khai thác.


    Source: FAMA Magazine
    September 2005

    Column Article
    BETTAS...AND MORE
    By Leo Buss, Ph.D.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/9/17
  2. nlkhanh

    nlkhanh Moderator

    Rất cám ơn về bài dịch.
    Thú thật phải đọc bài này thât nhiều lần ,đọc một lần thì thấy hơi bị "ngộp".
    Mình cũng hơi phân vân khi bạn kết luận :Betta splendens là tên khoa học chỉ dùng để gọi loài betta hoang dã mà thôi..
     
  3. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Rất vui vì bạn đã quan tâm đến những vấn đề liên quan đến màu ánh kim ở cá betta mà các bài viết của tiến sĩ Leo Buss và một số tác giả khác đã đề cập. Mình xin được tóm tắt lại dưới dạng hỏi-đáp để các bạn tiện theo dõi:

    1. Tế bào sắc tố là gì và có bao nhiêu loại?
    Tế bào sắc tố nằm ở lớp da bên ngoài và tạo nên màu sắc của cá. Có hai loại tế bào sắc tố là tế bào sinh học (biochrome) và tế bào cấu trúc (schemachrome).

    Tế bào sinh học bao gồm tế bào đen/nâu (melanophore), tế bào đỏ/cam (erythophore), tế bào vàng (xanthophore) và tế bào xanh/tím (cyanophore, loại này chỉ tồn tại ở một số loài cá biển và bò sát, thông tin về chúng rất ít).

    Tế bào cấu trúc bao gồm tế bào ánh kim xanh (iridophore) và tế bào ánh kim trắng (leucophore).

    2. Bản chất tạo màu của các loại tế bào sắc tố?
    Các tế bào sinh học chứa sắc tố (pigment) tương ứng với nó. Sắc tố phản xạ với một loại màu nhất định và hấp thu tất cả những màu còn lại. Chẳng hạn, tế bào đỏ/cam có chứa sắc tố carotene (và các dẫn xuất khác của nó như astaxanthin, cathaxanthin), chất này phản xạ ánh sáng đỏ/cam và hấp thu tất cả các màu còn lại nên chúng ta thấy cá có màu đỏ/cam.

    Các tế bào cấu trúc không chứa sắc tố mà là tinh thể trong suốt. Vì trong suốt nên ánh sáng đi xuyên qua nó chứ không bị hấp thu như ở sắc tố. Màu mà chúng ta nhìn thấy là bước sóng ánh sáng phản xạ từ bề mặt tinh thể.

    3- Màu ánh kim (hay màu cấu trúc) ở cá betta gồm những loại màu gì?
    Màu ánh kim ở cá betta bao gồm:
    - Các loại màu truyền thống như xanh dương, xanh thép và xanh lục.
    - Màu đồng và những màu xuất phát từ màu đồng như metallic hay mask.

    4. Sự khác nhau giữa các loại màu ánh kim ở cá betta?
    Đó là sự lấp lánh. Các màu mới như màu đồng, metallic và mask có độ lấp lánh nhất định so với các màu ánh kim truyền thống. Để hiểu rõ nguyên nhân, chúng ta hãy tìm hiểu cấu tạo của tế bào ánh kim của mỗi loại màu:

    - Ở những màu ánh kim truyền thống như xanh dương, xanh thép và xanh lục, cấu tạo của tế bào ánh kim bao gồm nhiều tấm hay đĩa tinh thể với kích thước và khoảng cách đồng nhất nên chúng phản xạ ánh sáng hầu như ở một bước sóng (ở mọi góc phản xạ), cho nên chúng ta chỉ thấy cá có một màu nhất định.

    - Ngược lại, ở những màu mới như màu đồng, metallic và mask, các tấm tinh thể có độ dày khác nhau và khoảng cách giữa các tấm cũng khác nhau, cho nên chúng phản xạ ánh sáng theo một dải sóng (các bước sóng khác nhau ở từng góc phản xạ) vì vậy chúng ta thấy cá lấp lánh mỗi khi chúng chuyển động hay khi chúng ta thay đổi góc nhìn!

    Về vấn đề cá thuần dưỡng có thể được gọi là Betta splendens hay không, mình sẽ sớm có bài trả lời bạn sau.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/8/07
  4. nlkhanh

    nlkhanh Moderator

    Đọc những câu hỏi đáp của bạn đúng là "dễ thở " hơn đọc nguyên cả bài trên,
    Mình biết để dịch những bài mang tính chất chuyên sâu về 1 vấn đề như thế,chắc chắn bạn phải là ngưởi đam mê lắm.
    Mình đã đọc rất nhiều bài dịch của bạn ,rất bổ ích nâng cao kiến thức cho những người muốn tìm hiểu sâu hơn về chủ đề cá Betta.
    Những bài dịch sau nếu có phần tóm tắt lại những ý chính như bài này, có lẽ sẽ dễ để người đọc ghi nhớ hơn. Cám ơn bạn một lần nữa.
    Hôm nay mình cũng tra cứu nhiều tài liệu và kể cả tra các tự điển chuyên nghành nhưng hầu hết vẫn kết luận Betta splendens (hay còn gọi là Siamese fighting fish) là tên khoa học cho các loại betta nói chung,nên mình rất mong được đọc bài của bạn để biết kết luận vì sao Betta splendens lại là tên riêng của betta hoang dã .
    Mong nhận được nhiều bài viết hay của bạn
    nlkhanh
     

Chia sẻ trang này