Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Đuôi hoa (rosetail)

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá betta - cá cờ' bắt đầu bởi vnreddevil, 27/5/07.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Đuôi hoa
    Joep van Esch - http://www.bettas4all.nl/viewtopic.php?f=7&t=7738#.WbSc5cig-M8

    Đuôi hoa (rosetail) là một trong những phát triển-loại đuôi mới nhất trong thú chơi xinh đẹp của chúng ta. Ý kiến rất khác nhau giữa các nhà lai tạo, quanh việc chúng ta có nên sử dụng cá này trong chương trình lai tạo của mình hay không. Trong bài viết này, tôi xin đưa ra một giới thiệu ngắn về việc cá đuôi hoa phát triển như thế nào và làm thế nào để nhận diện chúng qua hình ảnh minh họa. Xin lưu ý rằng bài viết này dựa trên kinh nghiệm và suy nghĩ của cá nhân tôi.

    Bài viết này được đăng trên tờ Flare (Tạp chí của IBC) - March/April 2006, Volume 39, No. 5.

    Với mục đích lai tạo và phát triển halfmoon betta hoàn hảo, các nhà lai tạo betta tuyển chọn cá của mình theo nhiều đặc điểm như tia vây/cạnh đuôi thẳng và đa phân nhánh (multiple branching) nhằm tạo ra cá với bộ vây tỷ lệ, cân đối.

    Để vươn đến mục tiêu và củng cố những đặc điểm này, các phương pháp lai tạo như lai cận huyết (inbreeding), lai dòng (linebreeding) thường được sử dụng.

    Cuộc chinh phục cá halfmoon hoàn hảo bằng các phương pháp lai tạo này làm dấy lên một phát triển “mới” trong thú chơi của chúng ta, đuôi hoa (rosetail).

    Nhưng những con cá này xuất hiện lần đầu vào khi nào? Khi đội CHENMASWIL đang phát triển cá halfmoon hiện đại vào những năm 90s, đó chính là Jeff Wilson người đã cản ra những con “đột biến” đầu tiên. Những con cá này xuất hiện từ bầy pha dòng cá của ông với dòng của Laurent Chenot [1]. Vì quan hệ đối tác, đội thường xuyên trao đổi cá cho chương trình lai tạo HM của mình, họ trở nên quen thuộc với đột biến này. Ban đầu họ phấn khích với những con cá này nhưng chúng dường như yếu ớt hơn cá bình thường cùng bầy và không thể sinh sản được. Bởi những vấn đề này và thực tế rằng họ hiện đang tạo ra cá halfmoon bình thường với chất lượng tốt, nên họ không quan tâm đến những con này nữa. Cá đột biến không bao giờ được sử dụng trong chương trình lai tạo của họ để phát triển cá halfmoon. Jeff Wilson và Pete Goettner đã trưng bày một số cá này tại Hội Nghị IBC khoảng 1993/1994. Vào lúc đó, họ mô tả những con “đột biến” này là halfmoon kim cương vàng hoe (blonde diamond) dựa vào kiểu hình của cá, chúng luôn vàng hoe (màu nhạt) và khi không sừng (flaring), đuôi của chúng có dạng viên kim cương.

    Ngày nay, nhiều mức độ đuôi hoa, từ dạng vừa (moderate) cho đến cực hoa (extreme) có thể được phát hiện. Đặc điểm chính của đuôi hoa đó là phân nhánh tia vây quá mức (excessive branching) ở toàn bộ các vây lẻ.

    Đặc biệt, việc phân nhánh tia vây quá mức và các nếp gấp (overlapping parts) ở đuôi tạo ra bề ngoài “như-hoa” (rose-like), điều lý giải cho việc chọn tên. Những đặc điểm khác vốn thường thấy ở cá đuôi hoa, nhất là dạng cực hoa, là vây bụng nhỏ hơn, vây lưng nhỏ hơn, màu thân nhợt nhạt (tác động khả dĩ của gien blonde?) so với cá bình thường cùng bầy, vảy xấu/không đều, tăng trưởng và phát triển chậm hơn/dặt dẹo. Việc phân nhánh mạnh cũng ảnh hưởng đến khả năng bơi lội của những con cá này.

    [​IMG]
    Copper/gold đuôi hoa non (6 tuần tuổi).
    Cá non với dấu hiệu cực hoa (extreme) chẳng hạn như phân nhánh mạnh (extensive branching) ở đuôi, vây lưng và vây hậu môn.

    Trong hầu hết trường hợp, đặc điểm đuôi hoa có thể được phát hiện rất sớm ở cá non đang phát triển. Đặc biệt, dạng cực hoa thể hiện sẵn bộ vây kỳ diệu và góc xòe (spread) ấn tượng ở độ tuổi thực sự non so với những anh em bình thường cùng bầy (siblings) của mình. Ban đầu điều này có thể đem lại phấn khích lớn, đặc biệt với những nhà lai tạo vốn chưa quen với hiện tượng này, nhưng thông thường sự phấn khích này nhanh chóng biến thành nỗi thất vọng sau khi chứng kiến kết cục kém cỏi ở những con như vậy.

    [​IMG]
    Mustard gas đuôi hoa đực non [2]
    Cá non với dấu hiệu cực hoa. Hãy để ý không những phân nhánh tia vây (raysplitting) mạnh ở đuôi, vây lưng và vây hậu môn mà vảy còn không đều (asymmetric) và màu thân nhợt nhạt.

    Ở đây chúng ta có thể thấy một so sánh thú vị giữa hai con cùng bầy (8 tuần tuổi) vốn chỉ rõ sự khác biệt giữa đuôi hoa trung bình (trái) và dạng cực hoa (phải).

    [​IMG][​IMG]
    Con cá ở bên phải thể hiện rõ phân nhánh cực hoa, vây lưng nhỏ, vây bụng nhỏ và vảy xấu trên thân khi so với anh em cùng bầy với nó [bên trái]. Những hình này cũng thể hiện rõ màu thân nhạt hơn như đã mô tả ở trên.

    [​IMG]
    Copper/gold HM đực
    Đuôi của con cá đực này thể hiện dấu hiệu hoa nhẹ. Thoạt trông chúng ta thấy một con halfmoon phân nhánh bình thường, nhưng về phía cuối của đuôi, nó bung thành phân nhánh mạnh hơn.

    [​IMG]
    Cá oHM xanh dương đực
    Con đực này thể hiện bộ vây hết sức cân đối. Phân nhánh tia vây mạnh và nếp gấp (overlap) nhẹ chỉ ra sự hiện diện của đặc điểm đuôi hoa.

    [​IMG]
    Chocolate/MG đuôi hoa oHM [4]
    Con đực này thể hiện rõ đặc điểm hoa ở đuôi của nó (Lưu ý phân nhánh tia vây mạnh và ngoại hình như-hoa).

    [​IMG]
    Metallic blue HM rosetail [3]
    Con đực này là một ví dụ về cực hoa, lưu ý đến phân nhánh nặng (heavy branching) ở toàn bộ ba vây lẻ và thân nhạt màu.

    Đây là vài ví dụ về cá cái đuôi hoa:

    [​IMG]
    Platinum cái đuôi hoa
    Cá cái đuôi hoa thể hiện rõ phân nhánh mạnh ở đuôi và kỳ nhỏ. Vảy trên thân cũng khác so với những gì mà chúng ta thấy ở cá bình thường.

    [​IMG]
    Hai cá cái đuôi cực hoa [5]
    Hai cá cái đuôi cực hoa thể hiện phân nhánh mạnh ở đuôi và kỳ nhỏ. Xin lưu ý đến lớp vảy cực kỳ không đều vốn ảnh hưởng rõ đến phân bố màu sắc trên thân.

    [​IMG]
    HM vàng đuôi quạt/đuôi lông (fan/feathertail) [6]
    Con đực này thể hiện một dạng cực hoa được gọi là đuôi quạt hay đuôi lông. Phân nhánh tia vây ở đuôi được bồi đắp như lông chim. Xin lưu ý đến phân nhánh tia vây mạnh ở vây lưng và vây hậu môn và cả vảy không đều trên thân.

    [​IMG]
    HM đa sắc đuôi quạt/đuôi lông (fan/feathertail) [7]
    Một ví dụ nữa về cá đực thể hiện đuôi quạt hay đuôi lông. Phân nhánh tia vây ở đuôi được bồi đắp như lông chim.

    Chúng ta có nên cản đuôi hoa vào dòng cá của mình?
    Đây là một câu hỏi mà mỗi nhà lai tạo nên tự trả lời. Ý kiến về việc này khác biệt một trời một vực giữa các nhà lai tạo cá betta. Một số nhà lai tạo từ chối sử dụng những con cá này và loại bỏ dạng cực hoa. Họ chỉ sử dụng những con bình thường hay hoa vừa (moderate) trong bầy. Những người khác tin dùng cá này vào dòng cá của mình và tuyên bố rằng việc sử dụng đuôi hoa làm tăng tỷ lệ vây HM trong dòng cá của mình.

    Một điều là chắc chắn về việc này, khi bạn sử dụng cá đuôi hoa vào dòng cá của mình thì bạn sẽ gia tăng tỷ lệ đuôi hoa ở thế hệ kế tiếp.

    Theo ý kiến cá nhân tôi, chúng ta nên hết sức cẩn thận với tính trạng này. Khi làm việc với loại cá này, bạn phải lựa chọn thật khắt khe và mạnh dạn để giữ cá cân đối. Tôi chuộng sử dụng cá bình thường hay hoa nhẹ từ một bầy đuôi hoa để cản. Do vậy thật cẩn trọng trong việc chọn một cá cái không phân nhánh quá mức (to-much branching) để cân bằng với phân nhánh mạnh (extensive branching).

    [​IMG]
    Blue HM đuôi hoa với góc xoè 230 độ [3]

    Sự phát triển xa hơn của đặc điểm đuôi hoa có lẽ sẽ dẫn đến sự phát triển của fullmoon betta thực sự với góc xoè đuôi 360 độ.

    Nhưng nên nhớ rằng cá còn phải bơi!

    Tham khảo/công nhận:
    1. Jeff Wilson (personal communication) - United states of America
    2. Bas Schurink (http://www.bettakwekerij.nl" onclick="window.open(this.href);return false;) - The Netherlands
    3. Marcel van den Bossche (Magicbetta) - Belgium
    4. Ilse Hoekstra - The Netherlands
    5. Cooleitar - Taiwan
    6. Marion Schultheiss (http://www.maschus-bettaparadies.de" onclick="window.open(this.href);return false;) - Germany
    7. Carmen Scharschmidt (http://www.habichtswaldbetta.de" onclick="window.open(this.href);return false;) - Germany

    Source: Betta Territory
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/10/17

Chia sẻ trang này