Di Truyền Và Phân Loại Triển Lãm Dr. Leo Buss - http://www.bettas4all.nl/viewtopic.php?f=7&t=7702#.Wbc0boSGPZ4 Trên mạng lưới triển lãm Betta, có một câu châm ngôn rằng các tiêu chuẩn mà theo đó cá được đánh giá là không đồng bộ (isomorphic) với hiểu biết của chúng ta về di truyền Betta. Một số lớp được phát hiện trên hiệu ứng gien-đơn lẻ về sắc tố (chẳng hạn đen), số khác phân bố hiệu ứng gien-đơn lẻ ở nhiều lớp (chẳng hạn xanh thép, xanh dương, xanh ngọc) và cả những lớp triển lãm khác kết hợp một cách có chủ đích những màu được biết là khác biệt về di truyền (chẳng hạn vàng và clear). Hơn nữa, một số gien màu không có (các) lớp triển lãm dựa vào hiệu ứng của chúng (chẳng hạn black lace). Ví dụ điển hình về sự chệch choạc (mismatch) giữa di truyền và phân loại triển lãm là thực tế rằng cá mang alen đột biến của gien opaque có thể được trưng bày trong lớp opaque hay pastel, tùy thuộc vào hiệu ứng opaque có rõ hay không. Thoạt trông, điều này dường như là cách thức thiếu ngăn nắp và đáng tiếc để tổ chức vấn đề. Tuy nhiên, có một số lý do thật hợp lý cho việc tại sao bạn không muốn sắp xếp vấn đề theo đường lối di truyền nghiêm ngặt. Bởi một thực tế đơn giản, nếu chúng ta tạo ra một lớp cho mỗi kết hợp gien của thậm chí những gien nổi-tiếng, chúng ta sẽ có quá nhiều lớp để xử lý. Cân nhắc đến số lượng. Với một gien, chúng ta sẽ có hai hay ba dạng khác nhau được công nhận, tương ứng với gien vốn trội hay đồng trội (co-dominant). Để chúng ta xử lý số lượng tối thiểu trong thảo luận tiếp theo, hãy tưởng tượng rằng các gien chỉ té ra hai hình thái (appearances) khác nhau. Nếu chúng ta ký hiệu một gien bằng một con số và hình thái riêng của nó bằng một ký tự, thì một gien đơn lẻ cho hai kết hợp (1A là gien 1 tạo ra hình thái A, 1B là gien 1 tạo ra hình thái B). Bây giờ xem xét gien thứ hai. Chúng ta có bốn kết hợp khả dĩ (1A2A, 1A2B, 1B2A, 1B2B). Gien thứ ba làm tăng các khả năng: 1A2A3A, 1A2A3B, 1A2B3A, 1A2B3B, 1B2A3A, 1B2A3B, 1B2B3A, và 1B2B3B. Hiệu ứng của một gien đơn cho 2 khả năng, hai gien 4 khả năng, và ba gien 8 khả năng. Chuỗi 1, 2, 3 gien té ra 2, 4, 8 kết hợp khả dĩ, vì vậy lời giải tổng quát là số lượng kết hợp bằng 2 mũ m, với m=số lượng gien. Do vậy, nếu chúng ta tổ chức các lớp triển lãm theo tiêu chí phân biệt về mặt di truyền, 10 gien sẽ té ra 1,024 lớp triển lãm khác nhau. Thông thường chỉ một ít kết hợp thật đặc trưng trùng với các lớp triển lãm hiện hữu. Những kết hợp đặc biệt này được chọn không trên nền tảng di truyền tự thân, mà bởi vì kết hợp đặc trưng của các gien này cho ra một kết quả như ý. Người ta thích các màu thuần và hoa văn tương phản. Các lớp triển lãm phản ánh gu thẩm mỹ này. Phân nhóm nhỏ xíu trong vũ trụ bao la của những kết hợp di truyền khả dĩ vốn tương ứng với phân loại triển lãm được chọn bởi vì chúng tạo ra những màu đơn sắc thuần khiết nhất hay những lớp vốn tạo ra hoa văn nổi bật nhất. Chẳng hạn, lớp triển lãm cho cá đen khuyến khích cá màu đen, chỉ đen, và đen nhất so với màu đen lý tưởng. Lý tưởng không bao giờ là hiện thực, nhưng gần đúng nhất khi cá thể triển lãm có hai phiên bản của alen đột biến tại melano locus (=gien). Cấu trúc di truyền này là cần thiết nhưng không đủ. Chúng ta yêu cầu xa hơn rằng cá có một hay không phiên bản nào của alen đột biến tại cambodian locus, rằng cá có hai phiên bản alen hoang-dã tại “spread iridescence” locus, cũng như nhiều trạng thái ưu tiên nữa ở mỗi gien đã biết nào khác. Tiêu chuẩn thẩm mỹ quyết định kết quả; di truyền cung cấp phương tiện. Một nguyên nhân không kém thúc ép trong việc tách rời các lớp triển lãm khỏi di truyền cơ bản đó là nhiều dạng và hoa văn đẹp-mắt ở cá Betta không hề có diễn giải di truyền đầy đủ. Chúng ta thiếu sự hiểu biết di truyền tường tận về hầu hết các biến dị hoa văn (pattern variations). Biến dị hoa văn bao gồm nhị sắc (bicolor), hình thái với một màu ở vây và màu khác ở thân; bướm (butterfly), hình thái với hai màu phân đôi vây dọc theo trục cận-ngoại biên (proximal-distal axis); và cẩm thạch (marble), hình thái và phi hình thái triển thể (ontogenetic) của sắc tố dưới dạng mảng (patches) trên thân và (ở mức độ thấp hơn) vây. Tất cả đều chờ đợi lý giải về di truyền. Một hệ thống triển lãm theo nền tảng-di truyền sẽ loại bỏ những dạng này. Một hệ thống triển lãm dựa trên di truyền nhiều khả năng sẽ áp đặt sự trì hoãn lâu quá đáng lên việc giới thiệu các thể loại triển lãm mới. Những màu và dạng Betta mới được phát triển liên tục. Trong số màu sắc, cam và copper là các bổ sung gần đây. Những biến thể hình dạng gần đây bao gồm đuôi tưa (crowntail), một dạng cực đoan và nổi bật của tính trạng đuôi lược (combtail), halfmoon được thảo luận trong bài viết của tôi vào tháng Mười Một 2003, và short moon, một dạng mới hấp dẫn phát sinh từ các bầy pha tái lặp của halfmoon với plakat đuôi-ngắn. Màu cam được phát triển từ việc lai tuyển chọn bởi Gilbert Limhengco và hiện đang được “cản” (worked) bởi một số nhà lai tạo. Copper xuất phát từ Thái Lan vào 2002 và nghe nói được phát triển bằng việc cấy gien (introgression) từ cá hoang dã. Dẫu đồn đãi nhan nhản, bằng chứng vững chắc về sự chuyển giao những tính trạng này ở bầy pha giữa những cá thể với kiểu hình đã biết còn thiếu. Dù vậy, chẳng lý do gì mà mạng lưới triển lãm phải đợi cho đến khi ai đó có xu hướng thực hiện nửa tá hay đại loại bầy pha cần thiết để xây dựng các vấn đề di truyền một cách vững chắc. Khoa học cần thời gian, sự cam kết và tiền bạc. Mạng lưới triển lãm không thể giữ con tin để chờ đợi cho tình trạng sáng lạn này được thỏa mãn. Trong khi chẳng cam, copper hay các biến thể của nó được công nhận như là các lớp trong hệ thống triển lãm International Betta Congress (IBC), sự gia nhập của chúng không bị loại trừ bởi việc thiếu hiểu biết về di truyền. Theo quan điểm của một nhà lai tạo động vật triển lãm, vấn đề không chỉ là việc dự đoán chính xác, như được đảm bảo bởi “vũ điệu nhiễm sắc thể” vốn cho ra các tỷ lệ Mendelian đơn giản, mà rằng tính trạng xuất hiện với việc dự đoán đầy đủ nhằm cho phép và duy trì một chương trình lai tạo. Trong khi di truyền không nhất thiết là bản đồ chính xác về thể loại triển lãm, quan tâm về di truyền còn xa mới không liên quan. Quả thực, chúng là thành phần cần thiết của toàn bộ tổ chức. Nhiệm vụ của IBC bao gồm việc bảo tồn và cải thiện [cá Betta]. Các lớp triển lãm tạo động lực cho tinh thần thi đua của chúng ta nhằm hoàn thành nhiệm vụ cải thiện. Việc thiết lập tiêu chuẩn ở mức độ cao nhất, dẫu những mục tiêu đó hiếm khi nào được hiện thực hóa, đảm bảo rằng các nhà lai tạo sẽ tiếp tục để cố gắng tạo ra cá đỏ sạch nhất, cá vàng vàng nhất và cá đen đen nhất. Một hiểu biết về di truyền cơ bản cho phép bạn vạch ra con đường nhanh nhất đến kết quả mong đợi này. Nó cho phép bạn biết rằng con đường nhanh nhất, chẳng hạn, đến green không phải bằng cách cản blue với vàng, mà thay vào đó bằng việc cản blue với blue. Hệ thống triển lãm đóng vai trò sống còn, dẫu kém giá trị hơn. Việc thiết lập và duy trì các thể loại triển lãm lôi cuốn các nhà lai tạo đến với các thể loại đó. Điều này, đến lượt mình, đảm bảo rằng các kết hợp di truyền liên quan đặc trưng cho thể loại đó được bảo tồn. Điểm này mang lại sự thấu đáo và quan trọng. Nếu không có một hệ thống ở chỗ vốn đảm bảo khác đi, biến dị di truyền (genetic variation) sẽ bị mất. Di truyền học liên quan ở đây không phải là các quy luật di truyền đã biết với hầu hết nhà lai tạo, mà bắt nguồn từ một lãnh vực thân thuộc gọi là di truyền quần thể. Di truyền quần thể, theo nhận định sơ lược, có thể coi như là ngành khoa học vốn ra đời khi người ta kết hợp các quy luật di truyền của Mendel với nhân khẩu học (demography). Nó liên quan đến những mong đợi về di truyền bên trong toàn bộ quần thể. Trong số những vấn đề được nêu với các nhà di truyền quần thể là những cái như: “Một quần thể của loài bị đe dọa phải lớn thế nào để đảm bảo rằng thông tin di truyền sẽ không bị mất” hay “Phải trữ bao nhiêu hạt để đảm bảo rằng chúng ta bảo tồn được phân hóa gien đã biết của bắp”. Những câu hỏi này chẳng qua là việc tái diễn đạt những điều mà chúng ta muốn hỏi. Thử tưởng tượng không có hệ thống triển lãm nào và rằng các nhà lai tạo không thiết kế các bầy pha dựa trên sự đánh giá về di truyền. Nếu mọi bầy pha được thực hiện bằng việc chọn cha mẹ ngẫu nhiên, khả năng bị mất một alen là xấp xỉ 1/2N, với N là số lượng nhà lai tạo. Nếu chúng ta giả sử rằng số lượng nhà lai tạo cá cảnh tích cực ở IBC vào bất kỳ năm nào là 15, thì khả năng mất một alen trong năm đó là 6.7%, một rủi ro thấy rõ. Bởi vì rủi ro này hiện hữu hết năm này sang năm nọ, điều hết sức chắc chắn rằng biến dị di truyền sau cùng sẽ bị mất đi trừ phi một số hội nghị (convention) ngăn cản nó. Di truyền quần thể bảo với chúng ta rằng biến dị di truyền là dễ bị tuyệt chủng trong một cộng đồng nhỏ các nhà lai tạo. Cũng vậy nó bảo chúng ta làm thế nào nguy cơ này có thể được giảm nhẹ. Có hai cách. Chúng ta có thể cản ngẫu nhiên, nhưng gia tăng số lượng nhà lai tạo. Nếu chúng ta có 100 nhà lai tạo tích cực, cơ hội mất một alen là cực thấp (0.1%). Một giải pháp khác là cản phi-ngẫu nhiên. Thực vậy, đây chính xác là cách mà hệ thống triển lãm cải thiện nguy cơ tuyệt chủng. Bằng việc cung cấp các lớp cho những kết hợp đặc trưng, nó thực chất đảm bảo rằng vài người sẽ cản kết hợp đó và bằng việc làm như vậy, đảm bảo rằng biến dị di truyền cần để tạo ra kết hợp đó được duy trì. Nếu chúng ta quan tâm đến việc duy trì biến dị di truyền vốn cần để tạo ra opaque Betta, biến dị đó sẽ được duy trì chừng nào mà một nhà lai tạo đơn lẻ còn làm việc với opaque. Các tiêu chuẩn đánh giá và hệ thống triển lãm hoạt động như một bộ điều hòa (modulator) của di truyền quần thể Betta. Công nhận điều này là hữu ích. Bạn có thể nhìn vào cá tại một hội nghị thường niên và tiếc nuối thực tế rằng “cambodian không còn như xưa” hay rằng “chẳng có pastel chất lượng” và đại loại. Biến dị như vậy về số lượng là chắc chắn với rất nhiều lớp ở một thú chơi công phu trong một thế giới nơi hầu hết đều thấy mình bị thiếu-thời gian. Còn nếu chúng ta tự nhủ rằng lý do hàng đầu cho một lớp triển lãm là bảo tồn và rằng sự cải thiện là quan tâm thứ nhì, cá cambodian kém cỏi ngày nay là đảm bảo rằng biến dị có sẵn cho các nhà lai tạo dấn thân tương lai. Thực vậy, một trọng tài thông thái sẽ đưa một nhà lai tạo mới tham quan các lớp với những cá thể ưu tú ít ỏi và giải thích những gì có thể đạt được. Những quan tâm này chẳng làm mất giao diện (interface) giữa các tiêu chuẩn đánh giá và di truyền học. Bất kỳ số lượng chủ đề nào đều phù hợp. Quan trọng hơn là thiết lập một lớp nếu tính trạng mới là đa gien (polygenic) thay vì một tính trạng Mendelian đơn giản? [Vâng] Các hệ thống có được thiết lập trên kết quả phân hóa màu sắc qua số lượng lớp lớn hơn các hệ thống dựa trên tiêu chuẩn khác (chẳng hạn dạng, hoa văn)? [Không nhất thiết] Nếu các lớp cần được loại bỏ hay kết hợp, có nền tảng di truyền nào cho việc ưu tiên loại bỏ lớp này so với lớp kia [Vâng]. Nhiệm vụ duy trì các tiêu chuẩn triển lãm và tiêu chí đánh giá International Betta Congress (IBC) thuộc về Ban Trọng Tài (JB) IBC. Tầm quan trọng về công việc của họ được công nhận bằng trạng thái đặc biệt theo các quyết định của mình. Trong khi tất cả những vấn đề khác tùy thuộc vào sự chấp thuận của thành viên, riêng các tiêu chuẩn triển lãm là trách nhiệm của JB (Judging Board). Điều khiến công việc của JB thách thức nhất không chỉ là nội dung kỹ thuật bắt nguồn từ di truyền, mà còn là vấn đề phức tạp hơn nhiều về việc cân bằng giữa kiến thức di truyền với cảm quan thẩm mỹ theo cách thức vốn hỗ trợ thay vì bào mòn kết cấu xã hội của tổ chức. Trên thực tế, việc này có thể rất khó thành công, nhưng đó là điều khiến công việc thú vị. Source: FAMA Magazine May 2004 Vol. 27 - No. 5 - Pg. 44 Column Article BETTAS...AND MORE By Leo Buss, Ph.D.