Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Cắn Đuôi - Tại sao cá betta làm vậy?

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá betta - cá cờ' bắt đầu bởi vnreddevil, 5/6/07.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cắn Đuôi - Tại sao cá betta làm vậy?
    Victoria Parnell - http://www.bettysplendens.com/tail-biting---why-do-bettas-do-it.html

    [​IMG]
    Một con Black Devil HM xinh đẹp trước đây, sau khi tự cắn đuôi của mình.

    Một trong những điều đáng thất vọng nhất có thể xảy ra khi bạn nhận cá gửi qua đường bưu phẩm, bạn mở cái hộp được mong đợi-từ lâu để phát hiện ra rằng con betta vây dài xinh đẹp của mình bị mất một nửa đuôi.

    Vậy điều quái gì đã xảy ra? Và có bất kỳ điều gì vốn có thể được thực hiện để tránh nó?

    Điều đầu tiên mà bạn phải nhận ra đó là, thông thường, cá betta của bạn đã tự làm điều này với chính mình và hầu hết người bán không thể chịu trách nhiệm cho những gì mà cá của bạn gây ra cho chính vây của nó trong khi vận chuyển. Tôi không chắc mọi người đều thực sự biết tại sao cá betta lại cắn vây của chính nó, nhưng dựa trên kinh nghiệm và cảm nhận chung chúng ta có thể nêu lên một phỏng đoán khá chính xác.

    Tôi thấy trong hầu hết trường hợp, một cá đực vốn cắn đuôi của chính nó, là phản ứng với tình trạng căng thẳng. Đấy là tại sao bạn thường thấy điều này nhất ở cá betta vốn được gửi qua đường bưu phẩm, hay ở những con vốn bị bỏ không ngăn [với cá khác] quá lâu. Trong khi vận chuyển, betta ở trong bóng tối hoàn toàn, trong không gian rất chật hẹp, và không biết điều gì đang xảy ra. Trên tất cả những điều đó, nó rõ ràng bị xử lý rất mạnh bạo. Bởi vì không gian trong túi vận chuyển hạn chế, vây bị quét qua mặt cá betta, và nó đặc biệt gần với đuôi khi đảo mình trong túi. Thật dễ hiểu trong tình trạng đó, nó có thể vươn ra và cắn vào vật thể vốn lướt qua trước mũi mình, mà không nhận ra đó là đuôi của chính nó. Việc cắn đuôi trong khi vận chuyển chủ yếu xảy ra ở những trống vây thật to (nói cách khác, những con mà chúng ta gần như muốn đuôi của chúng KHÔNG hư hại!), nhưng tôi thỉnh thoảng thấy nó xảy ra ở cá mái và plakat. Trong mọi trường hợp, những con này có vây dài hơn mức bình thường trong thể loại/giới tính của chúng.

    Cá betta vốn bị cách ly cũng nổi tiếng với việc nhai đuôi của chính mình nếu bất ngờ được cho kè xả láng với betta trống khác. Đôi khi đó là phản ứng hung dữ cực đoan khi cá không thể nắm được cá khác và cắn đuôi của chính nó trong cơn giận dữ. Trong nhiều trường hợp, cá betta thực sự ăn luôn phần bị cắn rời, nhưng đôi khi bạn chỉ thấy những mảng đuôi nằm dưới đáy lọ của nó.

    Cá betta được nuôi trong môi trường ánh sáng mạnh tự nhiên hay nhân tạo, trong thời gian kéo dài cũng có thể phản ứng bằng việc cắn đuôi chính mình, và tôi tin rằng chúng làm thế theo phản ứng tương tự như khi được vận chuyển: căng thẳng, mất thị giác và hoảng loạn. Mắt cá betta được cấu tạo để thấy một phổ màu và chuyển động nhất định trong môi trường mờ ảo (subtly-lit). Ánh sáng mạnh làm chúng cảm thấy trơ trọi và gia tăng căng thẳng.

    Vậy, có thể làm gì?

    Cái đuôi bị cắn là một vết thương hở và dễ bị nhiễm trùng. Trong khi cá của bạn đang phục hồi, bạn phải đảm bảo nó được nuôi trong nước thật sạch. Tôi không thường đề nghị dùng thuốc để phòng ngừa, nhưng một chút Melafix trong vài ngày đầu sẽ luôn diệu kỳ trong việc khuyến khích mọc mới và phòng nấm hay vi khuẩn độc hại khỏi nhiễm vào vết thương. Ngâm cá trong nước lá bàng (Indian Almond leaf infusion) đậm đặc sẽ có tác dụng tương tự, và ích lợi bổ sung của việc giữ cá bình ổn (pacified) nhằm đề phòng tổn hại xa hơn.

    Thực sự chẳng có gì mà bạn có thể làm để ngăn cá betta của mình cắn đuôi của nó, nếu nó quá thích, nhưng có vài thứ mà bạn có thể làm để hạn chế khả năng xảy ra. Cá trống vây lớn dường như bớt phá đuôi của chúng nếu được vận chuyển trong túi lớn với thể tích nước lớn hơn. Bỏ một mảnh nhỏ lá bàng vào túi của chúng sẽ hòa tannin bổ ích vào nước vốn dường như làm chúng dịu đi và khiến chúng bớt rơi vào căng thẳng. Nếu bạn ngăn cá của mình, cố gắng đừng kè chúng với trống khác quá vài tiếng mỗi ngày. Giữ phòng cá của bạn sáng dịu (dimly-lit), chỉ đưa cá betta của bạn ra ánh sáng mạnh nếu nó được kiểm tra hay chụp hình.

    Có một số nghi ngờ rằng xu hướng cá betta cắn đuôi của chính nó là di truyền (genetic), và có lẽ phần nào đúng. Bạn rõ ràng chẳng mấy khi thấy cá đuôi voan với tổn thương-tự gây (self-mutilation) mặc dù chúng trải qua căng thẳng hơn nhiều, về bình quân, so với HM điệu đàng. Cùng với bộ vây dài, đầy đặn hơn của mình, các loại betta cảnh hiện đại có thể được di truyền một thiên hướng (predisposition) về lo lắng và phản ứng cực đoan với sự căng thẳng. Thật thú vị để thấy nếu tính trạng có thể được cản ra (bred out) bằng cách loại bỏ những con cắn đuôi (tail-bitters) đã biết khỏi chương trình lai tạo của mình. Trên thực tế, hầu hết những con cắn đuôi đang được sử dụng làm cá giống, bởi vì người chơi-nhà lai tạo thường có nhiều lý do để mua chúng so với những trống không cắn đuôi cùng bầy, và không lo chúng bị hư hại khi ép nữa. Chính tôi cũng có tội trong việc thảy một trống lớn, điệu đàng vào hồ ép ngay khi nó vừa xé tan đuôi của chính mình, và không chỉ mình tôi. Các nhà lai tạo có lẽ đang duy trì tính trạng này một cách vô thức, làm gia tăng tỷ lệ cá cắn đuôi xinh đẹp trong cộng đồng betta. Vài điều để suy nghĩ!

    Đuôi bị cắn (bitten) không nên bị nhầm với đuôi bị “nổ” (blown). Khi một trống được mô tả như là đuôi bị “nổ”, đó là thuật ngữ liên quan đến đặc điểm kỳ lạ vốn xảy ra ở một số trống vây-nặng (heavily-finned), mà chúng bơi và sừng quá khó. Màng giữa các tia vây xuất hiện những lỗ mọt (pin holes) và phần cuối của đuôi bắt đầu sờn (fray), như một lá cờ cũ bị vùi dập trong gió. Trong những trường hợp cực đoan, đuôi hoàn toàn rách nát, trơ ra các độ dãn tia lởm chởm và không còn màng vây. Trong trường hợp nhẹ hơn, đuôi nổ có thể khiến các vây… cả ba vây lẻ chứ không nhất thiết chỉ đuôi… rách dọc theo tia vây ở nhiều chỗ. Việc chữa trị cho những cá này cũng tương tự như cá cắn đuôi: nước sạch và tránh lây nhiễm. Betta với tổn thương vây dễ bị bệnh thối vây (fin rot) bởi nấm và vi khuẩn hơn.

    Bệnh thối vây bởi nấm và vi khuẩn cũng làm tổn thương vây, nhưng nó trông khác xa. Bạn có thể thấy bệnh thối vây làm thối vây dần dần theo hình thức khá trơn tru và đồng bộ cho đến khi cá không còn gì ngoài gốc thịt (stumps). Cũng thường có viền đen hay đỏ ở trường hợp bệnh thối vây, và chúng phải được chữa trị ngay lập tức nếu bạn muốn ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Nếu bạn có cá bị tổn thương vây thì hãy quan sát thật cẩn thận cho sự khởi đầu của viền đỏ đến vết thương. Nếu bạn phát hiện đủ sớm, vài ngày điều trị bằng Melafix sẽ loại bỏ vấn đề trước khi nó trở thành vấn đề nghiêm trọng cho bạn và betta của bạn.

    Mặc dù nó không xinh đẹp và có thể gây thất vọng, với chăm sóc thích hợp, một cái đuôi bị cắn sẽ lành lặn trong vòng vài tuần và thường lấy lại vinh quang trước đây của mình.


    =============================


    Ghi chú: Melafix và Pimafix là hai loại thuốc ngoại thông dụng, được đặc chế từ thảo dược dùng để chữa trị các bệnh ngoài da và nhiễm trùng ở cá (không rõ ở Việt Nam có bán hay không). Theo quảng cáo của nhà sản xuất, Melafix có thành phần chủ yếu là tinh dầu Melaleuca alternifolia, một giống tràm vốn không trồng ở Việt Nam nhưng lại có nguồn tin trên mạng cho rằng Melafix sử dụng tinh dầu tràm Việt Nam Melaleuca cajuputi. Không rõ thực hư thế nào nhưng công dụng sát trùng và làm lành vết thương của tinh dầu tràm thì chúng ta đã biết từ lâu.

    Lá bàng cũng có công dụng tương tự như Melafix. Nếu không có lá bàng thì chúng ta có thể sử dụng lá chuối khô, lá cây giá tị, lá và vỏ cây bò cạp nước... Chiết xuất từ những loại lá này có chứa nhiều tannin và acid humic giúp nó có công dụng như mô tả ở trên.

    *Một trường hợp cá tự cắn đuôi (đăng bởi facebooker Nguyễn Quang Huy)


    *Một con cá Xiêm tự đá và cắn đuôi. Nó thuộc về một bầy năm, sáu con vốn dường như bị nhiễm độc thức ăn viên. Chúng đờ đẫn một thời gian rồi chết, riêng con này có biểu hiện bộc phát; dường như đây là một dạng rối loại hormon:
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/11/17

Chia sẻ trang này