Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Các phương pháp đánh dấu gà

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 21/5/08.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Các phương pháp đánh dấu gà

    Khi nuôi chơi một bầy gà nhỏ, bạn có thể dễ dàng phân biệt các cá thể với nhau. Nhưng nếu bạn là nhà lai tạo thì vấn đề sẽ trở nên phức tạp. Bạn sẽ có nhiều bầy gà mà màu sắc và hình dạng của chúng rất tương đồng. Quá trình lai tạo làm phát sinh nhu cầu đánh dấu từng cá thể, lứa hoặc dòng gà khác nhau. Có nhiều phương pháp đánh dấu mà bạn có thể chọn lựa tùy hoàn cảnh, điều quan trọng là bạn phải ghi chép để nhớ cách đánh dấu.

    *Phương pháp đánh dấu phổ biến nhất là vòng chân (leg band, bandette) và vòng xoắn (spiral), loại vòng rẻ tiền hơn. Bạn phải dự trữ nhiều loại màu và kích cỡ vòng khác nhau để sử dụng vào mỗi giai đoạn phát triển của bầy gà. Thông thường, mỗi bầy hay dòng gà được đánh dấu bằng một màu riêng biệt. Bạn cũng có thể kết hợp vòng chân và vòng xoắn với nhau: chẳng hạn, vòng xoắn đánh dấu dòng gà, vòng chân có ghi số đánh dấu lứa hoặc cá thể. Như vậy khi quan sát bầy gà, bạn sẽ dễ dàng phân biệt các dòng gà với nhau, chỉ khi cần phân biệt lứa hoặc cá thể thì mới phải bắt gà lên xem vòng chân.

    Để tiết kiệm, bạn có thể dùng dây rút màu (cable tie) để đánh dấu gà. Ngoài ra, vòng kim loại (metal, butt-end) được thiết kế để sử dụng một lần và cần dụng cụ bấm đặc biệt. Loại vòng này thường được dùng cho gà trưởng thành.

    Lưu ý rằng khi gà phát triển, chân to ra thì vòng chân có khả năng hằn sâu vào thịt nếu bạn không kịp thay mới. Điều này thường xảy ra với loại vòng xoắn và vòng dây rút.

    [​IMG]

    *Phương pháp tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn là gắn vòng cánh (wing band). Vòng cánh được gắn lên màng cánh gà con vài ngày tuổi. Vấn đề duy nhất là đôi khi vòng cánh có thể mắc vào mỏm cánh khiến nó không thể phát triển bình thường được. Vòng kim loại với mã số thường được sử dụng để đánh dấu gà trưởng thành, đặc biệt là gà đá.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    *Phương pháp nữa thường được sử dụng trong lai tạo là bấm màng chân (toe-punching). Gà con vài ngày tuổi được bấm màng chân để đánh dấu. Vấn đề của bấm màng chân là đôi khi nó tự lành kín lại. Một sư kê tuyên bố rằng việc bấm màng chân hủy hoại nhiều dòng gà đá hơn bất kỳ thứ gì khác! Nguyên do là vì lỗ bấm tự lành khiến ông không thể phân biệt được các dòng đã đánh dấu. Bấm màng chân thường được kết hợp với bấm mũi (nose marking) hoặc bấm mép __/\__ để đánh dấu các dòng gà.

    Để tránh màng chân liền lại sau khi bấm, người ta bôi thuốc sát trùng rồi xỏ bằng que tăm hay cọng tỏi.

    Dụng cụ bấm:
    [​IMG]

    Màng chân trước và sau khi bấm:
    [​IMG]

    Đánh dấu mũi trái (bằng kềm cắt hay kéo):
    [​IMG]

    So sánh với mũi phải không đánh dấu:
    [​IMG]

    Các trường hợp đánh dấu màng chân (16). Vì lý do nào đó không biết rõ nguồn gốc gà thì để trống, không bấm:
    [​IMG]

    Lưu ý, cách đánh dấu theo mã nhị phân. Chẳng hạn "out-and-out" được dịch là 1001 tức "sân giống số 9".

    Khi kết hợp bấm màng chân với bấm mũi, chúng ta có 64 trường hợp:

    Không bấm mũi
    1 = 1 Right Out, RO
    2 = 2 Right In, RI
    3 = 1 + 2 = 3 Double Right, DR
    4 = 4 Left In, LI
    5 = 1 + 4 = 5 Right Out, Left In, ROLI
    6 = 2 + 4 = 6 Right In, Left In, RILI
    7 = 3 + 4 = 7 Double Right, Left in, DRLI
    8 = 8 Left Out, LO
    9 = 1 + 8 = 9 Right Out, Left Out, ROLO
    10 = 2 + 8 = 10 Right In, Left Out, RILO
    11 = 3 + 8 = 11 Double Right, Left Out, DRLO
    12 = 4 + 8 = 12 Double Left, DL
    13 = 5 + 8 = 13 Double Left, Right Out, DLRO
    14 = 6 + 8 = 14 Double Left, Right in, DLRI
    15 = 7 + 8 = 15 Double Left, Double Right, DLDR
    16 = 16 Right Nostril, RN
    17 = 1 + 16 = 17 Right Out, Right Nostril, RORN
    18 = 2 + 16 = 18 Right In, Right Nostril, RIRN
    19 = 3 + 16 = 19 Double Right, Right Nostril, DRRN
    20 = 4 + 16 = 20 Left In Right, Nostril, LIRN
    21 = 5 + 16 = 21 Right Out, Left In, Right Nostril, ROLIRN
    22 = 6 + 16 = 22 Right In, Left In, Right Nostril, RILIRN
    23 = 7 + 16 = 23 Double Right, Left In, Right Nostril, DRLIRN
    24 = 8 + 16 = 24 Left Out, Right Nostril, LORN
    25 = 9 + 16 = 25 Right Out, Left Out, Right Nostril, ROLORN
    26 = 10 + 16 = 26 Right In, Left Out, Right Nostril, RILORN
    27 = 11 + 16 = 27 Double Right, Left Out, Right Nostril, DRLORN
    28 = 12 + 16 = 28 Double Left, Right Nostril, DLRN
    29 = 13 + 16 = 29 Double Left, Right Out, Right Nostril, DLRORN
    30 = 14 + 16 = 30 Double Left, Right In, Right Nostril, DLRIRN
    31 = 15 + 16 = 31 Double Left, Double Right, Right Nostril, DLDRRN
    32 = 32 Left Nostril, LN
    33 = 1 + 32 = 33 Right Out, Left Nostril, ROLN
    34 = 2 + 32 = 34 Right In, Left Nostril, RILN
    35 = 3 + 32 = 35 Double Right, Left Nostril, DRLN
    36 = 4 + 32 = 36 Left In, Left Nostril, LILN
    37 = 5 + 32 = 37 Right Out, Left In, Left Nostril, ROLILN
    38 = 6 + 32 = 38 Right In, Left In, Left Nostril, RILILN
    39 = 7 + 32 = 39 Double Right, Left In, Left Nostril, DRLILN
    40 = 8 + 32 = 40 Left Out, Left Nostril, LOLN
    41 = 9 + 32 = 41 Right Out, Left Out, Left Nostril, ROLOLN
    42 = 10 + 32 = 42 Right In, Left Out, Left Nostril, RILOLN
    43 = 11 + 32 = 43 Double Right, Left Out, Left Nostril, DRLOLN
    44 = 12 + 32 = 44 Double Left, Left Nostril, DLLN
    45 = 13 + 32 = 45 Double Left, Right Out, Left Nostril, DLROLN
    46 = 14 + 32 = 46 Double Left, Right In, Left Nostril, DLRILN
    47 = 15 + 32 = 47 Double Left, Double Right, Left Nostril, DLDRLN
    48 = 48 Double Nostril, DN
    49 = 1 + 48 = 49 Right Out, Double Nostril, RODN
    50 = 2 + 48 = 50 Right In, Double Nostril, RIDN
    51 = 3 + 48 = 51 Double Right, Double Nostril, DRDN
    52 = 4 + 48 = 52 Left In, Double Nostril, LIDN
    53 = 5 + 48 = 53 Right Out, Left In, Double Nostril, ROLIDN
    54 = 6 + 48 = 54 Right In, Left In, Double Nostril, RILIDN
    55 = 7 + 48 = 55 Double Right, Left In, Double Nostril, DRLIDN
    56 = 8 + 48 = 56 Left Out, Double Nostril, LODN
    57 = 9 + 48 = 57 Right Out, Left Out, Double Nostril, ROLODN
    58 = 10 + 48 = 58 Right In, Left Out, Double Nostril, RILODN
    59 = 11 + 48 = 59 Double Right, Left Out, Double Nostril, DRLODN
    60 = 12 + 48 = 60 Double Left, Double Nostril, DLDN
    61 = 13 + 48 = 61 Double Left, Right Out, Double Nostril, DLRODN
    62 = 14 + 48 = 62 Double Left, Right In, Double Nostril, DLRIDN
    63 = 15 + 48 = 64 Double Left, Double Right, Double Nostril, DLDRDN
    64 = không đánh dấu (không rõ nguồn gốc)
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/5/13
  2. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Mình mới nói chuyện với người bạn về việc đổ gà nên up bài này lên để mọi người tham khảo. Anh bạn bảo có 2 trống xuất sắc và 4 mái “bổn” làm giống. Dẫu lai tạo kiểu gì thì bạn cũng có rất nhiều bầy gà và bạn phải phân biệt các bầy với nhau. Tại sao? Giả sử bỗng nhiên té ra một bầy hợp gien đứng trường thì bạn sẽ biết cha mẹ của nó (chẳng hạn trống A & mái C). Những năm sau bạn cứ đổ cặp gà đó là sẽ có gà hay để đá. Rồi giả sử bạn phát hiện thấy mái D lai với trống nào cũng cho ra toàn gà phở thì bạn vứt nó đi cho rồi, nuôi chi tốn thóc. Ý mình muốn nói là nội việc cản gà thông thường thôi cũng cần phải theo dõi và phân biệt giữa các bầy (chưa nói gì đến phương pháp lai tạo). Theo chỗ mình biết thì hiện vẫn có rất nhiều bạn cản gà theo lối xa cạ, gom các bầy lại nuôi chung, khi gà lớn mới xổ xẹt và phân loại sau. Có bạn lại tự tin nhìn hình lông để phân biệt bầy này với bầy kia. Những cách này hiệu quả ra sao xin miễn bàn nhưng theo mình thì nên tìm cách phân biệt bầy vì những lý do như đã nói ở trên.

    Sau khi đã “thông” về vấn đề phân biệt bầy. Vậy làm sao phân biệt? Anh bạn dự định tách nuôi từng bầy trong các chuồng hay “sân” riêng theo kiểu các sư kê Mỹ (yard). Cách này không phù hợp trong hoàn cảnh đất đai hạn chế ở ta. Cách hiệu quả nhất là đánh dấu từng bầy và gộp lại nuôi chung. Sau khi coi kỹ mình giới thiệu cách bấm màng chân. Cách này rất đơn giản, hiệu quả nhưng có một vài vấn đề cần lưu ý: màng chân được bấm (trước khi gộp bầy) có khả năng tự liền lại. Bạn không thể xác định chính xác hoặc tệ hơn nữa là xác định lầm một số cá thể như vậy. Cũng vì lý do này, có sư kê nói rằng việc bấm màng chân hủy hoại nhiều dòng gà hơn bất kỳ vấn đề nào khác! Theo kinh nghiệm của bạn carom: sau khi bấm màng chân, nếu chúng ta dùng dùi nung đỏ lụi vô nữa thì màng chân sẽ không liền lại được. Một vấn đề khác nữa là cành cây, đá sỏi hay kẹt vô các lỗ trên màng chân khiến gà bị chấn thương, ké chậu .v.v. Chúng ta chỉ còn cách thường xuyên theo dõi bầy gà để kịp thời chữa trị cho những con bị như vậy. Theo mình thì trường hợp này cũng không xảy ra thường xuyên.

    Xin post lại hình đánh dấu màng chân:

    [​IMG]

    Theo hình này, bạn bồng gà một cách tự nhiên (đầu và chân hướng ra ngoài). Màng chân được đánh dấu theo mã nhị phân. Có bấm tính là 1, không bấm tính là 0. Cách đọc như sau:

    0001 = bầy 1
    0010 = bầy 2
    0011 = bầy 3
    0100 = bầy 4
    0101 = bầy 5
    0110 = bầy 6
    0111 = bầy 7
    1000 = bầy 8
    1001 = bầy 9
    1010 = bầy 10
    1011 = bầy 11
    1100 = bầy 12
    1101 = bầy 13
    1110 = bầy 14
    1111 = bầy 15
    0000 = bầy 0 (không đánh dấu – dành cho những con vì lý do nào đó không xác định được bầy)

    Nếu kết hợp với đánh dấu mũi nữa thì chúng ta có thêm 2 bit đằng trước và tăng số bầy đánh dấu lên 64 (có lẽ đủ cho hầu hết các sư kê ở ta). Nên nhớ là đầu và mỏ vẫn hướng ra ngoài, bên phải được tính là bít ngoài cùng: XX (mũi) – XXXX (màng chân).

    Hy vọng các sư kê đều rành mã nhị phân. Bồng gà lên là có thể nói vanh vách bầy số mấy mà không cần tra sổ. Nói vui chớ đại sư kê Kelso mà rành mã nhị phân thì ông sẽ gọi bầy “Out-and-Out” danh tiếng là bầy số 9 (1001)!
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/2/15
  3. galongan

    galongan New Member

    rất hay,xin cám ơn anh
     
  4. Gà bướm

    Gà bướm New Member

    Cho mình hỏi la dụng cụ bấm màng chân ở Việt Nam có bán không vậy?Nếu có thì cho mình xin cái địa chỉ luôn nha!
     
  5. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Bạn liên hệ Thắng Carom kiếm dùm bạn nha.
     
  6. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Gắn vòng cánh (trích Storey’s Guide to Raising Chicken - Gail Damerow)

    Vòng cánh đánh số (wing band) được gắn lên màng cánh (wing web) – màng da rộng giữa cánh và thân. Có thể gắn màng cánh cho cả gà lớn lẫn gà tre, dẫu hầu hết trọng tài đều dị ứng với một con gà tre nhỏ xíu mà gắn vòng cánh to đùng.

    Để tránh làm rách màng cánh, hãy gắn vòng cánh sau khi gà con đã cứng cáp và khô lông, thường là sau 1 ngày tuổi. Kiểm tra khi chúng đạt 1 tuần tuổi xem có cái vòng nào bị sút ra không, và tiếp tục kiểm tra cho đến khi gà đủ lớn để đảm bảo vòng cố định và không hạn chế sự phát triển của cánh.

    Ngoại trừ những giống gà lông ốp, vòng cánh chỉ lộ rõ khi vạch lông kiểm tra. Nó giúp cho việc nhận dạng.

    [​IMG]
    Vòng cánh nên được gắn vào màng cánh sau khi gà con khô lông. Có hai loại vòng: gắn bằng kìm bấm và gắn bằng tay.
     
  7. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Trên thực tế, có nhiều sư kê đang áp dụng cách đánh dấu gà để theo dõi dòng giống về sau.

    Chia trứng theo bầy và đánh dấu bằng bút lông (hình facebook của bạn Nguyen Quoc Nhan)
    [​IMG]
    [​IMG]

    Bấm lỗ màng chân (hình facebook của bạn Nguyễn Hậu Cần). Left In.
    [​IMG]

    Bấm mũi và bấm mép màng chân (hình facebook của bạn Nghia Nguyen tức Nghia_IT)
    [​IMG]
    [​IMG]
    Left Out Right In, theo mã nhị phân là 1010 tức bầy số 10.
    [​IMG]
     
  8. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Đánh dấu bằng bút lông rồi xỏ số màng cánh (hình facebook của bạn Thắng Carom)

    Đánh dấu bằng cách xỏ số
    [​IMG]

    Đây là vết bút mực đánh dấu lúc mới nở, thường gà cỡ 2th bắt đầu bung lông, kg để ý thì vết mực sẽ mất.
    [​IMG]

    [​IMG]

    Cha 36x 800g, mẹ Asil-My 1k2 ra đc nó 800g ^^
    [​IMG]
     

Chia sẻ trang này